1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY

44 564 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 401 KB

Nội dung

1.1.2 Lý do của việc tái cấu trúc NH Những năm gần đây tình hình kinh tế vĩ mô trong nước không ổn định, kém pháttriển, làm cho hoạt động của các doanh nghiệp cũng như cá nhân gặp nhiều

Trang 1

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG



ĐỀ TÀI TÁI CẤU TRÚC

Đề tài 7: GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN

HÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY

GVHD: THS Nguyễn Thị Hai Hằng Lớp : K09404A

Nhóm 24 1.Võ Thị Hồng Dân – K094040526 2.Nguyễn Thị Mỹ Duyên – K094040530 3.Vũ Thị Thu Trang – K094040620

Trang 2

PHẦN 1: LÝ LUẬN KHÁI QUÁT VỀ VIỆC TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN

HÀNG 1

1.1 Định nghĩa, lý do và mục tiêu của việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 1

1.1.1 Định nghĩa về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 1

1.1.2 Lý do của việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

1

1.1.3Mục tiêu của tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 1

1.2 Nội dung và các yếu tố cần thiết để thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 2

1.2.1 Nội dung tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 2

1.2.2 Các yếu tố cần thiết để thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 2

PHẦN 2: VẤN ĐỀ TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 3

2.1 Thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam 3

2.1.1 Về mặt số lượng 3

2.1.2 Về mặt chất lượng 3

2.1.3 Môi trường pháp lý, sự quản lý và giám sát của NHNN 6

2.2 Thực tiễn phương thức tái cấu trúc hệ thống NHTM tại Việt Nam 6

2.2.1 Về quan điểm 7

2.2.2 Về mục tiên và nguyên tắc 7

2.3 Lộ trình tiến hành 8

2.4 Tiến độ và tình hình thực hiện đến thời điểm hiện tại 9

2.4.1 Định hình rõ 3 nhóm NH và giải quyết tốt những vấn đề thanh khoản của những NH yếu kém 9

2.4.2 Tái cấu trúc lại các NH thuộc nhóm 3: Theo lộ trình sẽ thực hiện đến hết năm 2013 10

PHẦN 3: GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY 11

3.1 Một số giải pháp 11

3.1.1 Tập trung giải quyết vấn đề nợ xấu 11

3.1.2 Phân nhóm ngân hàng 12

Trang 3

3.1.3.1 Kiểm soát đặc biệt 13

3.1.3.2 Hỗ trợ thanh khoản thông qua hệ thống NHTM nhà nước và các NH có cổ phần lớn trong thị trường 13

3.1.4 Thúc đẩy hoạt động M&A, nâng cao khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng 14

3.1.5 Cân đối nguồn vốn huy động của ngân hàng 16

3.1.6 Nâng cao khả năng quản trị điều hành của NH và các yếu tố nội tại khác 18

3.1.7 Quyết tâm thưc hiện đúng lộ trình tái cơ cấu hợp lý 19

3.1.8 Phát huy vai trò của các công cụ tài chính tiền tệ đặc biệt cho quá trình cơ cấu lại hệ thống NH 21

3.1.9 Nhóm giải pháp đồng bộ 23

3.1.10 Cải thiện lòng tin của người gửi tiền vào hệ thống NH Việt Nam 26

3.2 Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NH 27

3.2.1 Tái cơ cấu hệ thống NH và tâm lý người gửi tiền 27

3.2.2 Việc sáp nhập, hợp nhất các NH với nhau liệu có hiệu quả? 27

3.2.3 Tái cấu trúc nền kinh tế - Tái cấu trúc hệ thống NH phải đi đôi với việc tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp và đầu tư công 28

3.2.4 Xử lý nợ xấu bất động sản 29

3.2.5 Giải pháp phá sản? 30

PHẦN 4: NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THÔNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 31

4.1 Kết quả đạt được 31

4.2 Những hạn chế, tồn tại 34

4.3 Triển vọng thúc đẩy tái cấu trúc hệ thống ngân hàng năm 2013 37

KẾT LUẬN 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 4

PHẦN 1: LÝ LUẬN KHÁI QUÁT VỀ TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG

NGÂN HÀNG

1.1 Định nghĩa, lý do và mục tiêu của việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

1.1.1 Định nghĩa về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

Tái cấu trúc ngân hàng (NH) là việc khảo sát, đánh giá lại cấu trúc hiện tại và đềxuất giải pháp cho mô hình cấu trúc mới Việc tái cấu trúc có thể làm thay đổi hoàn toàn

bộ máy hoặc chỉ làm thay đổi một phần

1.1.2 Lý do của việc tái cấu trúc NH

Những năm gần đây tình hình kinh tế vĩ mô trong nước không ổn định, kém pháttriển, làm cho hoạt động của các doanh nghiệp cũng như cá nhân gặp nhiều khó tình hìnhtài chính sa sút, thêm vào đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009trên thế giới; làm cho ngành Ngân hàng càng đối mặt với nhiều khó khăn Ngân hàng

phải tăng trích lập dự phòng rủi ro, ảnh hưởng đến kinh doanh,lợi nhuận; ngoài ra, chất

lượng tài sản đảm bảo ngày càng kém, công tác quản trị chưa đáp ứng được với sự thayđổi, còn thể hiện nhiều bất cập Khả năng thanh khoản kém, thiếu ngân quỹ để đáp ứngnhu cầu rút tiền gửi của khách hàng,…có nguy cơ cao Nếu điều này xảy ra sẽ dẫn đếnkhủng hoảng thanh khoản, hoặc tình trạng đổ xô đi rút tiền của người dân ở NH NH cóthể rơi vào khủng hoảng, nguy cơ lan rộng đến toàn bộ hệ thống NH, kéo theo nguy cơkhủng hoảng kinh tế xã hội Do vậy thực hiện tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng là hết sức cấpthiết

1.1.3 Mục tiêu của tái cấu trúc hệ thống NH

- Tái cấu trúc hệ thống NH hướng đến tính hiệu quả và không gây xáo trộn cho hệthống NH

- Tái cấu trúc bộ máy hoạt động để nâng cao năng lực, đáp ứng được các nhiệm vụ

hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội của từng NH nói riêng và hệ thống NH nói chung

- Tái cấu trúc để có những NH chất lượng và những chỉ số hoạt động tốt nhằm tăngsức mạnh cho toàn hệ thống, góp phần phát triển kinh tế ổn định

- Tạo một hệ thống NH đa dạng về loại hình, quan hệ sở hữu và quy mô: có các NH

đủ mạnh để có thể cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, có các NH làm trụ cột cho cả hệ

Trang 5

thống NH trong nước, và có các NH có quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong những phânkhúc thị trường khác nhau.

1.2 Nội dung và các yếu tố cần thiết để thực hiện tái cấu trúc hệ thống NH

1.2.1 Nội dung tái cấu trúc hệ thống NH

Nội dung chính của tái cấu trúc NH bao gồm 3 vấn đề lớn:

- Giải quyết các vấn đề về thanh khoản NH

- Tái cấu trúc về vốn tự có

- Xử lý nợ xấu và tái cấu trúc về quản trị NH

1.2.2 Các yếu tố cần thiết để thực hiện tái cấu trúc hệ thống NH

- Môi trường pháp lý: đầu tiên phải rà soát lại các văn bản pháp lý liên quan đếnhoạt động NH Cần xây dựng các tiêu chí về một NH hoạt động hiệu quả và phát triểnbền vững hướng tới thông lệ tốt nhất

- Phân loại và chọn lọc NH: Theo các tiêu chí nêu trên, cần phải tiến hành rà soáttất cả các NH để phân loại theo 2 nhóm:

+ Nhóm Ngân hàng thương mại (NHTM) năng lực tài chính hạn chế, luôn thiếuthanh khoản: Nhóm NH này phải thu hẹp phạm vi kinh doanh, bán các tài sản khôngphải hoạt động chính, thậm chí phải sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc bị loại bỏ nếu thuhẹp phạm vi kinh doanh vẫn không hoạt động hiệu quả

+ Nhóm NHTM không bị xếp vào nhóm yếu kém về năng lực tài chính và thanhkhoản: nhóm này vẫn phải tái cấu trúc theo tiêu chí pháp lý đưa ra, tái cấu trúc quản trịnội bộ, quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế một cách minh bạch nhất

- Thực hiện tái cấu trúc sở hữu vốn, công nghệ, nguồn nhân lực củatừng NH

Trên đây là những bước tái cấu trúc NH, tuy nhiên để các bước trên thực hiện hiệuquả thì sự giám sát cũng phải hiệu quả và chặt chẽ Bên cạnh đó, cơ chế hợp nhất, sápnhập, mua lại NH cũng phải được xây dựng và hoàn thiện

Trang 6

PHẦN 2: VẤN ĐỀ TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TẠI VIỆT NAM 2.1 Thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam:

Các NHTM Việt Nam (NHTM VN) đã và đang phải đối mặt với các vấn đề nghiêmtrọng do chất lượng tài sản kém, khó khăn về thanh khoản, chất lượng lợi nhuận thấp,yếu kém về quản trị và quản lý rủi ro Cụ thể như sau:

2.1.1 Về mặt số lượng

Tính đến 31/12/2012, hệ thống tín dụng Việt Nam có 5 NHTM nhà nước trong đó có

3 NH đã cổ phần hóa là Vietcombank, Vietinbank và BIDV; 35 NHTM cổ phần; 50 chinhánh NH nước ngoài; 5 NH 100% vốn nước ngoài; 4 NH liên doanh; 18 công ty tài

chính; 12 công ty cho thuê tài chính (Nguồn: NHNN Việt Nam http://www.sbv.gov.vn )

2.1.2 Về mặt chất lượng

Hệ thống NH Việt nam đã tăng trưởng mạnh kể cả về quy mô tài sản và số lượng các

NH Tính đến cuối năm 2011, tổng huy động vốn trên địa bàn TP HCM đạt 886.900 tỷđồng (tăng 10% so với cuối năm 2010), tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn đạt 753.760 tỷ

đồng (tăng 6,3% so với cuối năm 2010) (Nguồn số liệu: Bài viết của Phó Giám đốc

NHNN CN TP.HCM đăng tại tạp chí NH số 01+ 02 tháng 01/2012) Bên cạnh đó, chất

lượng hoạt động NH vẫn tồn tại những vấn đề sau:

Hệ thống NH luôn nằm trong tình trạng mất cân đối giữa huy động và cho vay, đe dọa an toàn thanh khoản

Nhìn vào cơ cấu kỳ hạn huy động vốn và cho vay của các NHTM ta sẽ thấy đượcrủi ro thanh khoản của các NH Ngoại trừ các NHTM lớn có vốn huy động dài hạn, cácNHTM nhỏ hầu như không có khoản tiền gửi trên 5 năm, đa số là các khoản tiền gửi 1tháng đến 3 tháng Các NHTM cho vay trung và dài hạn trong khi các khoản tiền gửi củakhách hàng lại tập trung vào các kỳ hạn ngắn từ 1-3 tháng sẽ khiến các NH có thể gặp rủi

ro thanh khoản

Không chỉ mất cân đối về mặt thồi thời hạn, mà sự lệch pha giữa huy động và chovay còn thể hiện qua mức độ tăng trưởng trong đó tốc độ tăng trưởng huy động cao gấpnhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng Theo số liệu từ phiên họp Chính phủ thường kỳ

Trang 7

tháng 8/2012, tính đến 20/8 so với 31/12/2011, dư nợ tín dụng toàn hệ thống ước tăng1,4% và tổng huy động vốn tăng 11,23%.

Tình trạng nợ xấu cao

Theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành NH đến tháng 12 năm 2011 là 3,39%, tươngđương 85.300 tỷ đồng Nếu so tỷ lệ nợ xấu công bố trên với thông lệ quốc tế, thì nợ đượccoi là vẫn an toàn khi nằm trong ngưỡng không quá 5%, Tuy nhiên, theo chuẩn quốc tế,hãng xếp hạng độc lập Fitch Rating đã đánh giá tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam lên tới 13%.Nếu xét ở nhóm nợ có khả năng mất vốn và NH phải trích lập dự phòng rủi ro 100% thì

8 NH (VietinBank, Vietcombank, ACB, Sacombank, Eximbank, SHB, Habubank,

Navibank) có tỉ lệ nợ có khả năng mất vốn đến 8.293 tỉ đồng (Theo báo Thông tin

thương mại - Bộ Công thương, số ra ngày 26/12/2011).

Biều đồ2.1 Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống Ngân hàng 2008 – 2012

(Nguồn: tapchicongsan.org.vn)

Tỷ lệ nợ xấu tăng dần qua các năm, đặt biệt tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm 2012,

cụ thể toàn hệ thống Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu khoảng 4,5% vượt qua ngưỡng an toànquy định của NNNH là 3%

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu giảm

Mặc dù nhiều NH của Việt Nam đã đạt mức tỷ lệ đảm bảo vốn tự có tối thiểu(Capital Adequacy Ratio “CAR”) trên 8% nhưng trên bình diện chung, tỷ lệ CAR này cóphần đươc tính theo những tiêu chí riêng của từng Ngân hàng, tạo nên sự khác nhau giữacác NH Quan trọng hơn, tỷ lệ này sẽ bị sụt giảm rất nhanh nếu như hạch toán đúng dự

Trang 8

phòng cho các khoản nợ xấu (NPL) Lý do là chất lượng tài sản suy giảm làm cho chi phí

dự phòng gia tăng, làm ăn mòn lợi nhuận lũy kế và từ đó giảm vốn tự có

Tình hình cơ cấu tài sản “Có” của các tổ chức tín dụng thiếu bền vững

Hoạt động tín dụng vẫn là lĩnh vực mang lại doanh thu chủ yếu cho NH, doanh thu

từ các hoạt động dịch vụ khác chiếm tỷ trọng thấp Tài sản tín dụng chiếm tỷ trọng tới56,1%; đầu tư trên thị trường liên NH chiếm 18,6%; đầu tư vào tín phiếu và các chứngkhoán của Chính phủ chỉ 5,2% và chủ yếu tập trung tại các NHTM nhà nước và một số ítNHTM cổ phần lớn;Ngoài ra, năm 2010 và năm 2011 vừa qua cũng có sự chuyển dịchlớn từ khoản mục cho vay sang hình thức đầu tư chứng khoán và tài sản có khác bởi cácNHTM (chủ yếu là các NHTM nhỏ, hoạt động chủ chốt là từ tín dụng) bị hạn chế bởimức trần tăng trưởng tín dụng và tránh né phải trích lập dự phòng nếu hạch toán là chovay Tuy nhiên thực chất các khoản này mang tính chất và rủi ro như các khoản nợ thôngthường dẫn đến tỷ lệ nợ xấu công bố của NHTM chưa đủ để phán ánh đúng chất lượngtài sản của NH

Nhiều NH có vấn đề quản trị doanh nghiệp rất yếu

Các cổ đông lớn nắm quyền chi phối có thể biến tướng rất nhiều để cho vay nhữnglĩnh vực rủi ro cao hoặc cho vay chéo chính những công ty con của mình Mặc dùNHNN có quy định rất chặt chẽ trong việc cho vay với doanh nghiệp là cổ đông nhưng

họ lại tìm cách lách luật, làm cho rủi ro của những NH này cả về ngắn hạn lẫn dài hạn làrất lớn

Không đồng đều về quy mô của từng đơn vị lại cùng hoạt động chung

NH loại nhỏ thường là ngân hàng mới và tăng vốn theo quy định, vì vậy nhu cầu mởrộng mạng lưới, tổng tài sản cũng tăng tương ứng Rủi ro lớn của những NH này là cho

dù trụ sở chính đặt ở đâu thì cũng tập trung ở những đô thị lớn để mở chi nhánh, phònggiao dịch Điều này làm cho mức độ cạnh tranh rất khốc liệt và không lành mạnh Thay

vì cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ thì các NH lại cạnh tranh bằng lãi suất, dẫn đếncác cuộc chạy đua lãi suất trong những năm gần đây Gây ảnh hưởng rất lớn tới mặt bằnglãi suất trên thị trường Tuy nhiên từ năm 2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đưa raquy đinh về trần lãi suất, đồng thời có những biện pháp cưỡng chế áp dụng mạnh mẽ nênmặt bằng lãi suất hiện nay là tương đối đồng đều

Trang 9

2.1.3 Môi trường pháp lý, sự quản lý và giám sát của NHNN

Để đảm bảo tính an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngày 20/05/2010NHNN đã ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàntrong hoạt động của các tổ chức tín dụng (có hiệu lực từ 01/10/2010), trong đó hệ số antoàn vốn tối thiểu được điều chỉnh từ 8% lên 9% Việc điều chỉnh này nhằm tiến thêmmột bước trong việc tuân thủ 25 nguyên tắc thanh tra cơ bản của Ủy ban Basel Đâycũng là thời điểm Nghị định 141/2006/NĐ-CP quy định các NHTM phải tăng vốn điều

lệ lên tối thiểu là 3.000 tỷ đồng

Đối với công cụ lãi suất, NHNN đã nhiều lần điều chỉnh các loại lãi suất chủ chốt.Theo đó, lãi suất tái cấp vốn đã được điều chỉnh lên 15%, và lãi suất tái chiết khấu hiện ởmức 13% Để các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động vốn 14%theo Thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011, NHNN đã ban hành Chỉ thị02/2011/CT-NHNN ngày 7/9/2011, với nội dung sẽ xử lý nghiêm các tổ chức tín dụngkhông thực hiện đúng trần lãi suất huy động vốn

NHNN tiếp tục ban hành Thông tư 30/2011/TT-NHNN (28/09/2011) quy định trầnlãi suất 6% đối với tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng Mục đích khiban hành Thông tư này nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản cho các Tổ chức tín dụng(TCTD) khi các TCTD cạnh tranh huy động vốn kỳ hạn ngắn

Ngoài ra, gần đây (11/11/2011), NHNN đã ban hành Thông tư 35/TT-NHNN quyđịnh việc công bố và cung cấp Thông tin của NHNN Theo đó, nhiều Thông tin quantrọng về hoạt động NH sẽ được NHNN chính thức công bố, trong đó có 5/12 chỉ số cốtlõi của IMF bao gồm: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, dư nợ củatừng lĩnh vực trong tổng dư nợ, chỉ số ROA (lợi nhuận trên tài sản) và ROE (lợi nhuậntrên vốn đầu tư) của hệ thống NH Việt Nam

Đặc biệt từ 1-1-2011, Luật NHNN (sửa đổi) có hiệu lực đã trao cho NHNN thẩmquyền, tính tự chủ phù hợp với các qui định chung của một NHTW Đối với các NHTM,Luật các TCTD sửa đổi đã tiếp cận với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, tăng cườngtính an toàn trong hoạt động của các TCTD nói chung và các NHTM nói riêng

2.2 Thực tiễn phương thức tái cấu trúc hệ thống NHTM tại VN

Trang 10

Từ thực tế đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nhanh chóng cơ cấu lại sự hoạt động của hệthống NHTM Việt Nam nhằm lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh, tránh nguy cơkhủng hoảng tài chính quốc gia Trong tháng 11 và tháng 12 năm 2011, NHNN đã xâydựng và trình thủ tướng Chính phủ, báo cáo Bộ Chính trị Đề án tổng thể tái cấu trúc hệthống NH giai đoạn 2011 – 2015 với quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp và

Như vậy tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc lại một số lĩnh vực kinh tế trọng điểmtrong đó có hệ thống NHTM và các tổ chức tài chính là chủ trương nhất quán từ đầu năm

2011 đến nay của Đảng và Nhà nước

2.2.2 Về mục tiêu và nguyên tắc

Về mục tiêu, tái cơ cấu nhằm 4 mục tiêu: (i) Phải làm lành mạnh hệ thống NH; (ii)

Phải làm cho hệ thống NH có đủ sức cạnh tranh trong và ngoài nước, trong môi trườngthế giới hết sức biến động (iii) Phải cấu trúc lại cơ cấu hoạt động của hệ thống NH đểđảm bảo giữa cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế một cách hợp lý (iv)Phải làm sao đáp ứng được hệ thống NH của chúng ta ngoài việc có tình hình tài chínhlành mạnh nhưng cũng phải hòa nhập và có sức cạnh tranh với quốc tế

Về nguyên tắc, phải hết sức thận trọng, làm đến đâu chắc đến đó, đảm bảo không để

xảy ra đỗ vỡ, rối loạn và mất an toàn hoạt động NH ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ

và NHNN Tiết giảm tối đa chi phí và tổn thất bằng cách dùng các TCTD có quy mô lớnhơn, lành mạnh hơn tham gia vào quá trình tái cấu trúc các TCTD quy mô nhỏ trên

Trang 11

nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, người đang thụhưởng các dịch vụ NH.

2.3 Lộ trình tiến hành

NHNN đã đưa ra lộ trình và thời gian thực hiện cụ thể như sau:

 Đến quý I/2012, phải hoàn thành xong 2 nội dung: định hình rõ 3 nhóm NH vàgiải quyết tốt những vấn đề thanh khoản của những NH yếu kém Tiêu chí phân nhóm

NH được xác định như sau:

có tầm cỡ của khu vực và quốc tế

- Nhóm thứ hai, là nhóm các NH có tình hình tài chính lành mạnh nhưng có quy

mô còn nhỏ, không có nhu cầu hoặc không có điều kiện để phát triển quy mô cao hơnnữa Đối với các NH loại này, NHNN sẽ có những quy định để đảm bảo quy mô hoạtđộng trong tầm kiểm soát phù hợp với năng lực của tổ chức tín dụng và cũng có nhữngquy định để đảm bảo sự phân khúc của thị trường cho các tổ chức tín dụng này có thểphát huy được nhưng trên nền tảng hoạt động an toàn và hiệu quả

- Nhóm thứ ba, là nhóm NH đang có tình hình tài chính khó khăn cần phải được

tái cấu trúc lại Đối với nhóm các tổ chức tín dụng này, NHNN sẽ thông qua các biệnpháp như thay đổi lại cổ đông, nâng cao năng lực của cổ đông hoặc cho các tổ chức tíndụng trong nước khác tham gia cổ đông, mua lại hoặc sáp nhập vào các tổ chức tín dụngkhác Theo phương châm không để tổ chức tín dụng nào đổ vỡ, đảm bảo tối đa quyền lợicủa người gửi tiền và khách hàng của NH

 Từ quý II/2012 đến hết năm 2013, sẽ hoàn thành việc tái cấu trúc lại các NHthuộc nhóm III

Trang 12

 Từ năm 2013 đến năm 2015 tập trung vào việc nâng cao các hiệu quả an toàn,việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế và củng cố xây dựng Đến năm 2015, hệ thống NHViệt Nam sẽ tiếp tục được tái cấu trúc và khi đó số lượng các NH có khả năng tham giacạnh tranh trong khu vực có thể nâng lên đến 4 NH.

2.4 Tiến độ và tình hình thực hiện đến thời điểm hiện tại

2.4.1 Định hình rõ 3 nhóm NH và giải quyết tốt những vấn đề thanh khoản của những NH yếu kém: Theo Lộ trình đến quý I/2012 sẽ hoàn thành

Về việc giải quyết các vấn đề thanh khoản của các NH yếu kém

- Hỗ trợ thanh khoản kịp thời các NH đang có vấn đề về thanh khoản:Trước sựthiếu hụt thanh khoản tạm thời của một số NH nhỏ, ngày 18/10/2011 NHNN cho biết sẵnsàng hỗ trợ thanh khoản nhằm đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, an toàn của từng tổchức tín dụng cũng như cả hệ thống Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (thuộc NHNN)cho biết, dịp tết năm 2011, NHNN đã quyết định bơm một lượng tiền lớn ra thị trường vàkịp thời rút tiền về ngay sau tết thông qua nghiệp vụ thị trường mở

- Hỗ trợ thanh khoản thông qua hệ thống NH quốc doanh và các NH cổ phần lớn

trong thị trường: Song song với việc hỗ trợ của NHNN đối với các TCTD thiếu hụt

thanh khoản, các NH lớn như BIDV, Vietinbank, Agribank,… cũng có những cam kết

hỗ trợ thanh cho các NH nhỏ khác Điển hình như sau:

 Ngày 28/10/2011, NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cam kết hỗ trợtrong hạn mức 3.000 tỷ đồng cho BacAbank và 5.000 tỷ đồng cho GP Bank trong lĩnhvực nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ Hạn mức này sẽ được điều chỉnh theo quy định vàkhả năng của BIDV vào thời điểm hỗ trợ

 Vietcombank cho biết, từ trung tuần tháng 10/2011 cho đến nay đã hỗ trợ thanh khoản

và vốn cho một số NHTM cổ phần nhỏ ở trong tình trạng rất khó khăn về thanh khoản

Về Công tác phân nhóm các NH:

NHNN đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống chấm điểm để xếp hạngphân nhóm NH và NHNN sẽ thực hiện phân loại cụ thể các nhóm NH trong Quý I/2011.Thông tin về sự phân nhóm này vẫn chưa được NHNN công bố rộng rãi vì nhiều lý do, mộttrong những lý do là nhằm tránh tâm lý gây tâm lý hoang mang, hành động đổ xô rút tiền

Trang 13

trong dân chúng khi đang có tiền gửi tại Ngân hàng nhóm 3; điều này sẽ làm ảnh hưởng lớnđến quá trình tái cấu trúc.

2.4.2 Tái cấu trúc lại các NH thuộc nhóm 3: Theo lộ trình sẽ thực hiện đến hết năm 2013.

- Ngày 11/02/2010, Thông tư 04/2010/TT-NHNN quy định việc sáp nhập, hợpnhất, mua lại tổ chức tín dụng được NHNN ban hành Cuối tháng 10/2011, NHNN phát

đi thông điệp khuyến khích các tổ chức tín dụng tự nguyện tìm hiểu lẫn nhau để mua lại,sáp nhập, hợp nhất

- Trong tháng 12/2011, đã có ba NH đầu tiên tự nguyện hợp nhất đó là NH cổ phần

Đệ Nhất (Ficombank), NH TMCP Sài Gòn (SCB) và NH TMCP Việt Nam Tín Nghĩa:

 Trước khi hợp nhất, 3 NH này đã có những thiếu hụt thanh khoản tạm thời do chovay chủ yếu là trung và dài hạn, trong khi nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn.NHNN và một số NH khác đã hỗ trợ vốn nên tạm thời qua giai đoạn khó khăn NHNN

đã chỉ định NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tham gia hỗ trợ toàn diện 3 NHnày ngay từ đầu trong quá trình hợp nhất và góp phần nâng cao khả năng tài chính, quảntrị kinh doanh sau hợp nhất

 Sau hợp nhất, để đảm bảo yêu cầu thanh khoản, NH SCB "mới" có thể đề nghịNHNN và BIDV cho vay khoản vay đặc biệt theo quy định của pháp luật Về hoạt động,sau khi hợp nhất, theo đề án, NH mới sẽ áp dụng hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểmtoán nội bộ của SCB cho SCB “mới”; hợp nhất hệ thống thông tin quản lý và hệ thốngtruyền dữ liệu SmartBank tiến tới sang hệ thống Corebanking T24 hoặc Flexcube tùytình hình thực tế Ngay sau thời điểm việc hợp nhất có hiệu lực, toàn bộ các lao động có

ký hợp đồng lao động với ba NH trước đó sẽ trở thành lao động của SCB “mới”

- Thực tế hoạt động NH khá phức tạp, có nhiều quyền lợi đan xen trong nội bộ,chưa kể cách điều hành, văn hóa của mỗi NH khác nhau Do vậy, để việc hợp nhất thànhcông đòi hỏi phải có lộ trình, thời gian thực hiện để tạo tiếng nói chung

Trang 14

PHẦN 3: GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

HIỆN NAY

3.1 Một số giải pháp

Đã hơn một năm trôi qua kể từ thời điểm Việt Nam quyết tâm tái cơ cấu mạnh mẽ

hệ thống ngân hàng Tuy nhiên, quá trình này mới chỉ đạt được một số thành công nhất

định… Căn cứ vào đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015,

ban hành cùng Quyết định 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 1/3/2012 Và qua việc đánh giá tình hình hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, bài viết của nhóm

em nêu ra một số giải pháp trọng tâm để tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt hiệu quả.

3.1.1 Tập trung giải quyết vấn đề nợ xấu

Đối với bối cảnh kinh tế Việt Nam cũng như tình hình tài chính của các TCTD hiệnnay, giải pháp cấp bách đầu tiên là phải “phá băng” nợ xấu… Tìm lời giải hữu hiệu cho

“bài toán” nợ xấu là vấn đề đặt ra không chỉ với nền kinh tế Việt Nam hiện nay mà còn

là thách thức của toàn bộ hệ thống tài chính – tiền tệ Để xử lý hiệu quả nợ xấu của cácngân hàng thương mại, việc đưa ra biện pháp kiên quyết, phù hợp từ Nhà nước và chínhbản thân các ngân hàng là rất quan trọng và cần thiết

Thực tế hiện nay kênh dẫn vốn cho nền kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào ngânhàng khi ngân hàng và các TCTD phi ngân hàng chiếm đến 75% tổng tài sản của khuvực tài chính Kể từ năm 2008, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ, tác động sâusắc đến kinh tế Việt Nam, tình trạng nợ xấu của các NHTM trong nước bắt đầu tăng lên.Trải qua khó khăn của năm 2011, 2012 khiến nợ đọng của DN sản xuất kinh doanh tăngthêm, bên cạnh đó, sự “đóng băng” của thị trường bất động sản đã làm gia tăng tỷ lệ nợxấu trong toàn hệ thống ngân hàng

Ngoài rủi ro khách quan mang lại, nợ xấu tồn tại trong chính yếu kém của không ítngân hàng (do năng lực thẩm định có hạn, do năng lực quản trị hạn chế, do rủi ro đạo

Trang 15

đức từ một số cá nhân ) Nhiều ngân hàng đã cho vay thiếu chọn lọc, lại có những giảipháp như “khoanh nợ”, “đảo nợ” cho DN Theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước, đếngiữa năm 2012, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống lên tới 8,6%, thậm chí cao hơn Bởi vậy, đểtái cơ cấu ngân hàng thành công, việc tháo gỡ nút thắt nợ xấu hiện nay đóng vai trò rấtquan trọng, thậm chí mang tính quyết định Trước khối lượng nợ xấu lớn như hiện nay,giải pháp khả thi là phải “phá băng” được với thị trường bất động sản, giải quyết hàngtồn kho cho DN, giảm tỷ lệ nợ xấu của DN - giúp giảm tỷ lệ nợ xấu ngân hàng, kết hợpvới chính sách mua nợ xấu, xử lý nợ xấu dứt điểm từ phía Nhà nước NHNN rất cần cóchính sách kiểm soát để các NHTM phải nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chấtlượng tín dụng và giảm nợ xấu Tập trung xử lý nợ xấu của các NHTM nhà nước để sớmlàm sạch bảng cân đối của NHTM nhà nước; phấn đấu đạt tỷ lệ nợ xấu của các NHTM

về dưới 3% theo tiêu chuẩn phân loại nợ và chuẩn mực kế toán của Việt Nam

Đơn vị: tỷ đồng

Biểu đồ3.1 Tình hình nợ xấu trong 6 tháng cuối năm 2011

Nợ xấu tại thời điểm 30/6 và 1/1/2012 Vietcombank, Vietinbank là "quán quân"

nợ xấu trong số các ngân hàng niêm yết, chiếm 70% nợ xấu trong khối ngân hàng niêmyết

Không thể phủ nhận vai trò của Công ty mua bán nợ (DATC) thuộc Bộ Tài chính,nhưng một số ý kiến chuyên gia cũng khẳng định, thực tế DATC trong 10 năm qua chỉ

Trang 16

giải quyết được 5.000 tỷ đồng nợ xấu, một con số rất nhỏ Trong khi đó, việc xử lý nợxấu hiện nay cần nhanh, mạnh, dứt khoát để ngân hàng có thể mở lại tín dụng.

Theo Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (thuộc NHNN), để đảm bảo xử lýnhanh nợ xấu, khơi thông vốn cho nền kinh tế cần thành lập công ty quản lý tài sản thuộcNHNN (VAMC) để hỗ trợ quá trình xử lý nợ xấu VAMC là một doanh nghiệp đặc biệt

do Thủ tướng Chính phủ thành lập, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệmhữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi,không vì mục tiêu lợi nhuận và chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp của NHNN VAMCthực hiện mua, tiếp nhận các khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm bằng tài sản, chủ yếu làbất động sản TCTD bán nợ được thanh toán bằng trái phiếu VAMC hoặc bằng công cụ

nợ đặc biệt tuỳ theo phương thức mua bán nợ được thoả thuận giữa VAMC và TCTDbán nợ VAMC chủ yếu thanh toán các khoản nợ mua từ các TCTD bằng trái phiếu vàcông cụ nợ do VAMC phát hành, do đó lượng tiền thực đầu tư cho VAMC không lớn.Hiện nay, Chính phủ vẫn chưa thông qua quyết định thành lập VAMC, Theo Bộtrưởng, Chính phủ băn khoăn công ty này được thành lập thì nợ xấu của doanh nghiệpliệu có được giải quyết không, bởi đề án mới chủ yếu dừng ở việc xử lý nợ xấu các ngânhàng Tuy nhiên, người phát ngôn của Chính phủ cho biết không phải khi VAMC ra đờithì nợ xấu mới được xử lý, mà hiện tại đã và đang xử lý các khoản nợ này

3.1.2 Phân nhóm NH

Trong thời gian tới, NHNN phải nhanh chóng hoàn thiện về hệ thống xếp hạng phân

nhóm NH (nhóm I, II, III theo như lộ trình đã định ra) để đưa vào áp dụng thực tế Điều

này thực sự rất quan trọng bởi đây cũng chính là cơ sở nhằm đánh giá và nhận diện NHnào đang gặp phải vấn đề để nhanh chóng có những biện pháp cụ thể đối với từng NH vàtừng nhóm NH, tránh trường hợp có NH quá yếu kém nhưng vẫn để tồn tại dẫn đến hàngloạt tổn hại mới bắt đầu chấn chỉnh

Để xây dựng và đánh giá chính xác từng tiêu chí chấm điểm trong hệ thống phânloại NH không phải là vấn đề đơn giản, mà cần phải có sự tư vấn của các tổ chức xếp

hạng chuyên nghiệp (E&Y, Fitch, Moody’s, S&P ) Trong đó, NHNN cần chú ý đến

nhóm yếu tố năng lực quản trị điều hành của TCTD, bao gồm thêm các nội dung sau

(tham khảo theo hệ thống xếp hạng tín dụng của Moody’s và Fitch):

Trang 17

 Cơ cấu cổ đông trực tiếp và gián tiếp: Có minh bạch hay không, có sự ảnh hưởngcủa nhóm cổ đông lớn vào quyền kiểm soát NH để phục vụ cho mục đích, quyền lợi, lĩnhvực hoạt động riêng hay không.

 Đánh giá tính độc lập của Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát (BKS), Banđiều hành (BĐH) đối với các nhóm cổ đông lớn và trong việc ra quyết định

 Trình độ, khả năng lãnh đạo và hoạch định của HĐQT, BĐH

 Quy mô, mục đích giao dịch với các bên liên quan: HĐQT, BĐH, công ty con ,công ty liên doanh liên kết…

 Cơ cấu tổ chức của NH

 Mục tiêu chiến lược đưa ra trong các năm tới liệu có phù hợp, có khả thi và cụ thểhay không

Ngoài ra còn phải xét đến các tiêu chí khác như: mức độ tập trung tín dụng theongành, tính ổn định của thu nhập, quy mô hoạt động, thị phần, mạng lưới, hệ thống Côngnghệ thông tin (CNTT), hệ thống kiểm soát nội bộ, khả năng nhận hỗ trợ từ cổ đông…

3.1.3 Ổn định và hỗ trợ thanh khoản

3.1.3.1 Kiểm soát đặc biệt

Căn cứ vào các xếp loại phân nhóm NH, các dấu hiệu bất thường để xác định ngay

NH nào đang bắt đầu có “vấn đề” nào, từ đó mới có những biện pháp chấn chỉnh, kiểm soát kịp thời để hạn chế tối đa những tổn thất, ngăn chặn ngay tình trạng là “khi tình hình

diễn biễn quá mức tồi tệ thì mới phát hiện và bắt đầu kiểm soát”.

NHNN có thể thực hiện nhiều biện pháp xử lý như: hạn chế tăng trưởng tín dụng;

yêu cầu các NH điều chỉnh cơ cấu tài sản, nguồn vốn; tăng vốn; “cho vay đặc biệt” để ổn

định thanh khoản, thành lập ban kiểm soát đặc biệt để giám sát và đưa người vào kiểmsoát các hoạt động của NH, kiểm soát các nguồn giải ngân mới để hạn chế tổn thất và nợ

xấu phát sinh thêm, kiểm soát các khoản chi (chi trả lãi, cổ tức, lương thưởng…) để ưu

tiên trả nợ cho khách hàng, hạn chế việc tẩu tán tài sản của các cá nhân trục lợi, hạn chế

mở chi nhánh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực trong một thời gian

3.1.3.2 Hỗ trợ thanh khoản thông qua hệ thống NHTM nhà nước và các NH

cổ phần lớn trong thị trường

Trang 18

Để tránh “hiện tượng domino” trong thị trường tài chính, NHNN có thể thực hiện hỗ

trợ thanh khoản cho các NH yếu thông qua hệ thống NHTM quốc doanh và NHTM cổphần lớn

Việc hỗ trợ thanh khoản không chỉ thông qua hệ thống NH quốc doanh mà còn có

thể nhờ vào khối NHTM cổ phần lớn ngoài quốc doanh (ACB, Sacombank,

Eximbank…) Không chỉ tiết giảm chi phí, việc huy động khối tư nhân tham gia quá trình

tái cơ cấu còn giúp giảm rủi ro Việc một NHTM cổ phần quốc doanh đứng ra hỗ trợthanh khoản cho quá nhiều NH yếu là không nên, có thể kéo theo rủi ro cho cả hệ thống

và không giải quyết được tận gốc vấn đề NHNN cũng phải xem xét đưa ra các chínhsách ưu đãi đối với các NH TMCP ngoài quốc doanh này để khuyến khích họ tự nguyện

sáp nhập giữa ngân hàng SHB (NHTM cổ phần Sài Gòn - Hà Nội) và Habubank

(NHTM cổ phần Nhà Hà Nội), bên cạnh việc TienPhongBank bán cổ phần cho Tập

đoàn DOJI Trước đó, năm 2011, ba ngân hàng: Ficombank, TinNghiaBank, SCB đã

hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)

Có thể thấy, hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất thực sự đã giúp hệ thống ngânhàng trở nên lành mạnh hơn Habubank từ một ngân hàng trong diện bắt buộc phải tái cơcấu, sau khi sáp nhập, thì ngân hàng SHB mới đã trích lập hết các khoản dự phòng rủi rocho Habubank và đến quý 4/2012, đã bắt đầu có lãi Hay TienPhongBank, cũng từ mộtngân hàng yếu kém phải tái cơ cấu, sau khi được DOJI “chống chân”, TienPhongBank

đã hoạt động mạnh trở lại với mức tăng trưởng tín dụng đạt 15%, huy động tăng 28% và

nợ xấu xuống dưới 5% Còn ngân hàng SCB sau 1 năm hợp nhất, đã có lãi xấp xỉ 82 tỷđồng trong năm 2012

Trang 19

Vì thế, việc tăng nhanh quy mô và năng lực tài chính thông qua tăng vốn để bảođảm đủ mức vốn tự có theo tiêu chuẩn an toàn vốn của Basel II đến năm 2015 thông quaphát hành cổ phiếu bổ sung và nguồn vốn từ Chính phủ; Mua lại, sáp nhập TCTD và mởrộng nguồn vốn huy động.

Các ngân hàng muốn nâng cao khả năng tự chủ tài chính thì trước hết phải tăng vốnchủ sở hữu Trong giai đoạn hiện nay, khi mà chi tiêu ngân sách thắt chặt và thị trườngchứng khoán chưa sớm khởi sắc thì giải pháp sáp nhập, hợp nhất và mua lại lẫn nhautrong hệ thống ngân hàng được coi là phương án tối ưu Trước hết, cần khuyến khích cácngân hàng chủ động sáp nhập theo nguyên tắc thị trường trong thời hạn nhất định Nếucác ngân hàng không chủ động sáp nhập thì NHNN cần phân tách và sáp nhập theo cácnhóm: Nhóm 1 bao gồm các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ, thường xuyên mất thanhkhoản, cần sáp nhập với các ngân hàng có quy mô lớn hơn, có tính thanh khoản tốt nhằmđảm bảo hệ số an toàn về vốn và các hệ số thanh khoản khác; Nhóm 2 bao gồm các ngânhàng có quy mô vừa và nhỏ, có tính thanh khoản trung bình thì cần thu hep phạm vi chophù hợp với quy mô nhằm nâng cao chuyên môn hóa và khả năng quản trị rủi ro; Nhóm

3 bao gồm những ngân hàng có quy mô lớn, có năng lực quản lý tốt, cơ cấu tài sản lànhmạnh thì tạo cơ hội để phát triển thành ngân hàng trọng điểm, sẽ là trụ cột đủ sức cạnhtranh với khu vực và chịu đựng cho nền kinh tế khi có những biến động lớn trên thịtrường

Trong điều kiện ổn định thì cần nâng cao vốn chủ sở hữu trên cơ sở lợi nhuận từhoạt động kinh doanh và hoàn thiện chính sách phân phối lợi nhuận cho phù hợp với đặcđiểm kinh doanh của mỗi ngân hàng Trường hợp cần thiết có thể hạn chế NHTM cổphần chia cổ tức, lợi nhuận; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nhượng cổ phần, vốn góp vàtài sản của NHTM cổ phần; giảm dư nợ tín dụng và hạn chế mở rộng quy mô hoạt động

Để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, thì M&A là một trong những giải pháp đạt hiệuquả cao nếu biết sử dụng đúng cách Trên cơ sở nhìn nhận hiệu quả trong quá trìnhM&A, đưa ra các giải pháp cụ thế như:

Thứ nhất, về phía Chính phủ: Có thể nói, tại thời điểm hiện nay, NHNN và cả các

ngân hàng đang rất lúng túng trong việc thực hiện giải pháp này do chưa có một hànhlang pháp lý rõ ràng Chính vì thế, Chính phủ và các cơ quan có liên quan cần sớm ban

Trang 20

hành những văn bản luật phù hợp, không chồng chéo để đảm bảo an toàn cho các ngânhàng khi tham gia hoạt động mua bán và sáp nhập.

Thứ hai, về phía các NHTM cổ phần: Lãnh đạo ngân hàng cần phải chủ động trong

việc sáp nhập Đầu tiên, họ cần xác định rõ hướng đi của ngân hàng mình có nên thamgia hoạt động M&A hay không? Sau đó, nếu đã xác định rõ, ngân hàng cần chủ độngđưa thông tin chính xác, tìm kiếm đối tác có cùng định hướng giống ngân hàng mình

Thứ ba, về phía NHNN: Phải có bộ số liệu chính xác về các ngân hàng trong hệ

thống Đặc biệt, với chức năng quản lý, NHNN cần cập nhập liên tục các thông số tàichính của các ngân hàng, đồng thời cố gắng xây dựng mô hình định giá thương hiệungân hàng Nếu có thể, NHNN có thể tư vấn, “se duyên” các NHTM cổ phần có địnhhướng sáp nhập có thể nhanh chóng tiếp cận với nhau

3.1.5 Cân đối nguồn vốn huy động của NH

Hiện nay NHNN có áp dụng các quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

tối đa không vượt quá 30%, tỷ lệ cho vay trên huy động không vượt quá 80% (thông tư

33/2011-TT/NHNN đã bỏ khoản mục này tuy nhiên dự thảo thông tư mới có đưa vào tỷ

lệ này), tuy nhiên, các quy định này chỉ thực sự phát huy tính hiệu quả khi bản thân NH

biết cơ cấu và ổn định nguồn vốn của mình như:

- Cân đối các tỷ trọng và kỳ hạn nguồn vốn trong tổng nguồn vốn sao cho chù hợp,hạn chế tình trạng dựa dẫm quá nhiều vào nguồn vốn ngắn hạn và vốn huy động trên thịtrường II

- Phân bổ mạng lưới hợp lý để huy động tối đa nguồn tiền gửi từ dân cư

- Phát hành trái phiếu/ giấy nợ trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế

- Cân đối tài sản với nguồn vốn, hạn chế việc sử dụng nguồn vốn huy động tràn lan

và đầu tư cho vay dài hạn nhưng không cân nguồn

- Đầu tư vào các công nghệ tiên tiến nhằm quản lý hiệu quả rủi ro thanh khoảnnhằm quản lý dòng tiền, quản lý thanh khoản và cân đối sử dụng vốn

Tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả.

Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinhdoanh của mỗi doanh nghiệp Chúng ta cần khẳng định rằng không thể thực hiện đượccác mục tiêu kinh tế xã hội nói chung của Nhà nước, cũng như các mục tiêu kinh doanhcủa doanh nghiệp nói riêng nếu như không có vốn Đối với các NHTM với tư cách là

Trang 21

một doanh nghiệp, một chế tài trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại cómột vai trò hết sức quan trọng NHTM là đơn vị chủ yếu cung cấp vốn thu lãi Nhưng đểcung cấp đủ vốn đáp ứng nhu cầu thị trường, ngân hàng sẽ phải huy động vốn từ bênngoài Vì vậy, các NHTM rất chú trọng đến vấn đề huy động vốn đáp ứng đầy đủ nhucầu kinh doanh của mình Có thể nói hoạt động huy động các nguồn khác nhau trong xãhội là lẽ sống quan trọng nhất của các NHTM.

Thực tế cho thấy tiềm năng huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư là rất lớn vì tỷ lệ thanh toánbằng tiền mặt hiện nay còn rất cao Vì vậy, tăng cường huy động vốn sẽ giúp cho cácngân hàng phát triển ổn định Bên cạnh đó, cần chú trọng tăng huy động vốn trung và dàihạn thông qua kênh phát hành các công cụ tài chính Trên thị trường tài chính trongnước, có thể phát hành trái phiếu có khả năng chuyển đổi - Đây là hình thức huy độngvốn linh hoạt vì sẽ chủ động được kỳ hạn và quy mô vốn Trên thị trường tài chính quốc

tế có thể phát hành trái phiếu, cổ phiếu vì với xu thế hội nhập thì thị trường ngân hàngtrong nước là địa điểm đầu tư khá hấp dẫn đối với NHTM nước ngoài

Từ năm 2013 đến năm 2015, hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ tập trung vào nâng caocác hiệu quả an toàn, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế và củng cố, nâng chất hoạt độngquản trị Đặc biệt, Chính phủ sẽ tập trung xây dựng các nhóm ngân hàng lành mạnh, có

đủ sức làm trụ cột cho hoạt động ngân hàng trong nước và phấn đấu để có thể có từ 1-2ngân hàng đạt tiêu chuẩn khu vực

Về sử dụng vốn, không nên đặt mục tiêu tín dụng là hoạt động chủ yếu trong sử dụngvốn của ngân hàng vì có nguy cơ rủi ro, làm cho thu nhập của ngân hàng giảm sút do bịthu hẹp chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay vì canh tranh gay gắt Dovậy, nên mở rộng hình thức sử dụng vốn khác như thuê mua tài chính, liên doanh liênkết, bao thanh toán, tài trợ xuất khẩu, bảo lãnh cho các công ty phát hành trái phiếu dàihạn…

3.1.6 Nâng cao khả năng quản trị điều hành của NH và các yếu tố nội tại khác

Bên cạnh việc cơ cấu vốn, tài sản thì một vấn đề hết sức quan trọng và là nền tảng

định hướng NH hoạt động và phát triển đó là “Quản trị điều hành” Theo như các đánh

giá của Fitch và Moody’s dành cho hệ thống NHTM VN, trong đó có sự yếu kém khálớn về mặt quản trị điều hành Các yếu tố này chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu chấmđiểm và hầu hết là vấn đề tồn tại được nhấn mạnh ở các thị trường mới nổi trên thế giới,

Trang 22

trong đó có Việt Nam Việc nâng cao khả năng quản trị điều hành trong NHTM hết sứcquan trọng bởi đó là đầu tàu định hướng và dẫn đường cho NH ngày càng phát triển vàhoạt động bền vững Bên cạnh đó còn có những yếu tố khác cần phải được NHTM chútrọng xây dựng và phát triển để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của chính NH.

Các nội dung cần được phải xem xét trong nhóm giải pháp này, đó là :

- Cơ cấu tổ chức từ cơ quan cao nhất đến thấp nhất rõ ràng minh bạch Ủy quyềnphân cấp rõ ràng và đảm bảo khả năng kiếm soát chéo

- Lựa chọn các thành viên có đủ khả năng và trình độ chuyên môn vào vị trí thuộcHĐQT, BĐH, BKS

- Đảm bảo đủ số lượng và chất lượng hoạt động của các thành viên độc lập thuộc HĐQT

- Chú trọng đầu tư phát triển hoàn thiện cơ chế quản lý rủi ro

- Đầu tư hoàn thiện hệ thống Kiểm soát nội bộ

- Đầu tư nâng cao chuyên môn cho nhân viên

- Đầu tư phát triển hệ thống CNTT

- Đầu tư phát triển sản phẩm dịch vụ, mạng lưới…

- Tận dụng ưu thế về nhân sự, kỹ thuật, quản lý rủi ro từ phía các cổ đông chiếnlược / tổ chức tư vấn bên ngoài

- Định hướng phát triển cụ thể, rõ ràng và khả năng thực thi cao…

3.1.7 Quyết tâm thực hiện đúng lộ trình tái cơ cấu hợp lý

Hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ít nhiều có thể ảnh hưởng đến hoạt động củadoanh nghiệp và khách hàng Bởi vậy, trong quá trình tái cơ cấu, cần phải theo dõi diễnbiến thị trường, nâng cao công tác thanh tra giám sát nhằm điều chỉnh chính sách kịpthời, tránh những biến động bất lợi Ví dụ như hiện nay đặc biệt là do công ty AMC rađời chậm, không đúng với kế hoạch ban đầu của NHNN, vì vậy có thể tạo ra những khókhăn cho việc thực thi các biện pháp của giai đoạn 3 Đặc biệt, theo kinh nghiệm củaquốc tế, XLNX làm càng nhanh càng tốt Để chậm ngày nào thì sẽ có thêm nhiều DNphá sản, nhiều con nợ gặp khó khăn và gây rất nhiều khó khăn lớn về tài chính cho cácNHTM

Khi đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu, mà chắc chắn khi thực hiện sẽ gặp rất nhiều phảnứng khác nhau, đặc biệt từ các nhóm lợi ích Tuy nhiên, lợi ích quốc gia nên được đặt lên

Ngày đăng: 09/04/2015, 10:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w