PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY

44 534 1
PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hai Hằng TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG   TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY GVHD: THS. NGUYỄN THỊ HAI HẰNG SVTH: NGUYỄN THỊ BÍCH CHI K094040518 NGUYỄN VŨ HOÀNG ĐÍNH K094040533 Lớp: K09.404.A Nhóm: 09 TP.HỒ CHÍ MINH, năm 2013 Nhóm 09 2 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hai Hằng MỤC LỤC Nhóm 09 3 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hai Hằng DANH MỤC VIẾT TẮT NH: Ngân hàng NHNN: Ngân hàng nhà nước TCTD: Tổ chức tín dụng NHTM: Ngân hàng thương mại NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần Nhóm 09 4 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hai Hằng CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1993- ĐẾN NAY 1.1. Vài nét về hệ thống ngân hàng Việt Nam Hệ thống ngân hàng được coi là “huyết mạch” của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống trung gian tài chính. Bởi vậy, hoạt động ngân hàng cần phải luôn thông suốt, hiệu quả và an toàn để duy trì sự vận hành trôi chảy các hoạt động trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Sau hơn hai thập kỷ tiến hành cải cách, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua bốn giai đoạn phát triển đáng chú ý: - Giai đoạn 1990 - 1996: ghi nhận sự tăng lên nhanh chóng về số lượng và loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm đáp ứng sự tăng vọt của cầu về dịch vụ tài chính trong giai đoạn đầu “bung ra” trong thời kỳ chuyển đổi. - Giai đoạn 1997 - 2005: củng cố, chấn chỉnh hệ thống ngân hàng hai cấp mới được hình thành trong bối cảnh khủng hoảng tiền tệ châu Á. - Giai đoạn 2006 - 2010: nâng mức vốn pháp định và tăng cường các quy chế điều tiết; các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) nông thôn được chuyển đổi lên thành ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần đô thị; một số ngân hàng mới được thành lập, xuất hiện loại hình ngân hàng 100% vốn nước ngoài. -Giai đoạn 2011 đến nay: hệ thống ngân hàng bộc lộ những yếu kém, dễ tổn thương vì những yếu kém tồn tích từ lâu, đe dọa gây đổ vỡ hệ thống, dẫn tới yêu cầu cấp thiết phải tiến hành tái cơ cấu hệ thống các TCTD. 1.2. Phân loại các nhóm ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay bao gồm 3 nhóm ngân hàng chính: + Các NHTM nhà nước + Các NHTM cổ phần + Các NHTM nước ngoài + Ngoài ra, còn có các ngân hàng liên doanh và các văn phòng đại diện của các TCTD nước ngoài Nhóm 09 5 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hai Hằng Cụ thể, tính đến cuối năm 2011, có 5 NHTM nhà nước (trong đó có 3 ngân hàng là: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - VCB, Ngân hàng Công thương Việt Nam - Vietinbank, và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV đã được cổ phần hóa, tuy nhiên, Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối trên 70%), 1 ngân hàng chính sách, 37 NHTMCP, 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng có 100% vốn nước ngoài, và 54 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra còn có các TCTD phi ngân hàng, bao gồm 18 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính và hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân (gồm 1 Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương với hơn 1.073 quỹ thành viên). 1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của các nhóm ngân hàng 1.3.1. Kết quả kinh doanh Năm 2009 với biết bao gánh nặng đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Gánh nặng từ cuộc khủng hoảng bên ngoài, gánh nặng từ trách nhiệm mà Chính phủ đặt lên vai với vai trò làm kênh dẫn xuất các chính sách tài khoá, tiền tệ phục vụ tăng trưởng kinh tế, ưu tiên hàng đầu của Nhà nước trong bối cảnh suy thoái chung toàn cầu. Điều này đặt ra nhiều cơ hội, nhưng sẽ có rủi ro nếu các ngân hàng thương mại (NHTM) không có một quy trình kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng. Nhận thức được những khó khăn này, rất nhiều ngân hàng đã thận trọng hơn với các khoản cho vay, tìm mọi cách giảm rủi ro trong quá trình cho vay; đề phòng và miễn dịch với các dự án đầu tư hay cho vay mà ở đó các khoản nợ xấu, khó đòi là cao; tập trung vào các khoản mục sinh lợi tốt, khả năng hoàn vốn cao và có sự phát triển trong tương lai. Đồng thời, chủ động chuyển hướng sang các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và dịch vụ phi tín dụng. Vì vậy, có không ít ngân hàng thuộc nhóm các ngân hàng lớn trong khối cổ phần đã có tỷ trọng nguồn thu phi tín dụng khá cao. Tỷ trọng đó tại ACB hay Techcombank hiện ở khoảng 50%, tại Sacombank khoảng 40%. Cũng nhờ thế, đến giữa năm 2009, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã dần đi vào hoạt động ổn định Tăng trưởng tín dụng cao từ năm 2008,tăng trưởng tín dụng cao luôn luôn là một tín hiệu cảnh báo do tăng trưởng tín dụng quá nóng thường dẫn đến đổ vỡ tín dụng sau đó. Các ngân hàng chỉ có thể tăng trưởng tín dụng đến một mức độ nào đó vì số lượng khách hàng vay đáng tin cậy không nhiều. Ở Việt Nam, tổng dư nợ tín dụng đã tăng từ Nhóm 09 6 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hai Hằng 1.068.000 tỷ đồng vào cuối năm 2007 lên 2.655.000 tỷ đồngvào cuối năm 2011. Đây là giai đoạn nền kinh tế không tăng trưởng mạnh mẽ. Vậy thì tất cảsố tiền đó đã đi đâu? Dư nợ tín dụng ngân hàng và tăng trưởng tín dụng (cột phải: % so với cùng kỳ năm trước) Năm 2011, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, ngành Ngân hàng đã chủ động trong điều hành chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế, khẳng định vị trí huyết mạch của nền kinh tế. Trong năm này, NHNN cùng với các NHTM đã thực hiện kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng ở mức thấp hơn đáng kể so với chỉ tiêu của Chính phủ đề ra trong Nghị quyết số 11/NQ- CP, góp phần tích cực kiềm chế lạm phát và từng bước giảm dần tốc độ tăng giá. Ước cả năm 2011, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng khoảng 10% so với tháng 12/2010 (chỉ tiêu là khoảng 15-16%); tổng dư nợ tín dụng tăng khoảng 12% (chỉ tiêu là dưới 20%); kiểm soát tăng trưởng tín dụng; giám sát việc bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động cũng như tình hình thanh khoản của các TCTD; xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh; tăng cường công tác thông tin truyền thông; tổ chức các cuộc đối thoại giữa NHNN với các ngân hàng thương mại (NHTM) có thị phần lớn để nắm bắt diễn biến thị trường tiền tệ, tìm ra các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; đưa Nhóm 09 7 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hai Hằng ra khỏi danh mục tín dụng phi sản xuất đối với một số loại hình cho vay; Nghiệp vụ thị trường mở được điều hành linh hoạt với khối lượng và lãi suất hợp lý nhằm kiểm soát và ổn định thị trường tiền tệ, hạn chế tối đa sử dụng các biện pháp hành chính.Lãi suất huy động tăng cao ở những tháng đầu năm, nhưng từ tháng 9/2011, hầu hết các NHTM thực hiện nghiêm túc quy định của NHNN về trần lãi suất huy động bằng VIỆT NAMD ở mức không quá 14%/năm. Lãi suất liên ngân hàng ở mức cao trong 4 tháng đầu năm nhưng đã giảm từ tháng 5/2011 đến nay, đặc biệt là đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu từ mức phổ biến 18-21%/năm xuống còn 16-19%/năm. Bên cạnh đó, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ ; thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển. Năm 2012 là năm thực hiện chương trình tái cấu trúc nền kinh tế, mà một trong những trọng tâm là cơ cấu lại hệ thống các ngân hàng thương mại, với phương châm: Thận trọng nhưng quyết liệt, toàn diện, từng bước nâng cao tính an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống ngân hàng Việt Nam. 1.3.2 Nợ xấu của các ngân hàngViệt Nam Chuyện nợ xấu không phải nói lần đầu. Đó là hệ quả tất yếu của quá trình tăng trưởng tín dụng quá nóng trong những năm trước đó, cộng với cơn sốt cho vay bất động sản, chứng khoán ồ ạt thời kỳ 2006-2007, bên cạnh đó là những khoản đầu tư chéo, sở hữu chéo giữa các định chế tài chính, các trung gian như công ty bảo hiểm, công ty tài chính với khách hàng… Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại phải hạn chế tăng trưởng tín dụng không quá cao, nhưng trên thực tế trong 10 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn ở mức hơn 20%/năm (chỉ có năm 2006 đạt 19,2%). Đáng chú ý là năm 2007, tăng trưởng tín dụng lên đến 51,39%, 2009 là 37,7% và 2010 tuy có giảm song vẫn cao, ở mức 29,8%. Chính sách cho vay lỏng lẻo những năm trước đã để lại nhiều hệ lụy, trong đó là vấn đề nợ xấu.NHNN thì vẫn cho rằng nợ xấu đangở mức an toàn và kiểm soát được. Tuy nhiên, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings không nghĩ thế. Họ vừa công bố tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam là 13% tổng dư nợ năm 2011, theo Nhóm 09 8 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hai Hằng chuẩn mực quốc tế (theo chuẩn mực quốc tế, nếu phần nợ đến hạn không trả được thì toàn bộ khoản nợ phải được xếp vào nợ xấu). Tăng trưởng tín dụng ngân hàng (% so với cùng kì năm trước) Giai đoạn năm 2008 tăng trưởng tín dụng rất cao, từ đó đã đưa tới hệ lụy nợ xấu cho toàn ngành ngân hàng Việt Nam.Theo số liệu công bố của NHNN ngày 12/7/2012, nợ xấu năm 2009 khoảng 45 nghìn tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2,5% tổng dư nợ; năm 2010 khoảng 38 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,1%.Số liệu từ đơn vị nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước cho thấy tính đến hết tháng 8/2011 nợ xấu ( nhóm 3,4,5 ) của toàn hệ thống ngân hàng thương mại chiếm 3,21%/ tổng dư nợ, vào khoảng 76 nghìn tỉ đồng. Trong đó, nợ nhóm 3 chiếm 30,18%, nhóm 4 chiếm 20,53% và nhóm 5 chiếm trên 49%. Điều đó đồng nghĩa các NHTM có nguy cơ mất trắng khoảng 33 nghìn tỉ đồng.Trong khi đó, nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng tính đến thời điểm cuối tháng 10/2012 chiếm vào khoảng từ 8,8% - 10%/tổng dư nợ.Số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, 9 tháng đầu năm 2012, tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng đạt hơn 4.866 nghìn tỷ đồng, giảm 1,89% so với cuối năm 2011. Nhóm ngân hàng cổ phần có Nhóm 09 9 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hai Hằng tổng tài sản tại thời điểm cuối tháng 9 đạt gần 2.102,5 nghìn tỷ đồng, giảm 7,06% so với cuối năm 2011. So với mức 2.224,6 nghìn tỷ đồng cuối tháng 8, con số này cũng giảm xấp xỉ 5,5%. Trong tháng 9, tổng tài sản của khối ngân hàng nhà nước cũng giảm từ 2.075 nghìn tỷ đồng hồi cuối tháng 8 xuống còn 2.069 nghìn tỷ đồng… Nhiều khả năng khối tài sản của các ngân hàng bị "bốc hơi" là do nợ xấu… Những con số này cho thấy, nợ xấu có xu hướng gia tăng và trở thành vấn đề nóng bỏng đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay  Câu hỏi đặt ra là tại sao nợ xấu khó giải quyết? Thứ nhấtvì không có thông tin chính xác về gánh nặng tổng nợ xấu. Nguồn tin chính thức nhất là số liệu do NHNN công bố dựa trên việc tổng hợp số liệu báo cáo của từng tổ chức tín dụng. Con số này vào ngày 7/7/2012 là 4,47%, tiếp theo là những con số cao hơn cũng của NHNN (8,6% từ Thanh tra NHNN và 10% từ Thống đốc NHNN trước Quốc hội), và sau đó là 11,8% từ Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia. Ngoài ra, còn có số cao nhất là hơn 13% do Fitch công bố, sử dụng số liệu tài chính của tổ chức tín dụng Việt Nam nhưng phân loại nợ theo chuẩn mực kế toán quốc tế thay vì chuẩn mực kế toán Việt Nam. Thứ hai, sự không đồng nhất về số liệu được luận giải là do các tiêu chí phân loại nợ xấu khác nhau giữa NHNN (cơ quan giám sát nhận báo cáo) và các ngân hàng thương mại (các cơ quan báo cáo). Các ngân hàng này cố ý khai giảm nợ xấu để tránh phải lập dự phòng rủi ro cao làm giảm số lợi nhuận báo cáo.Báo cáo với NHNN một sổ, còn làm cho mình một sổ riêng. Đây là vấn đề báo động trong hệ thống ngân hàng về quản trị rủi ro Thứ ba, nguyên nhân căn bản nữa, việc duy trì lãi suất huy động trần từ quá lâu khiên các ngân hàng thương mại cho các con số báo cáo để tuân theo qui luật lãi suất trần khác với các con số thực về nhiều mức lãi suất thỏa thuận cao hơn. Hơn nữa, các ngân hàng còn áp dụng giống như năm ngoái là hình thức cho vay ngầm để tránh giới hạn về tín dụng.Ngoài ra, đảo nợ khá thông dụng ở một số ngân hàng Việt Nam.Khi tiền lãi không trả được của một số khách hàng lớn được thay bằng một “dòng nợ mới” trong Nhóm 09 10 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hai Hằng sổ sách của cả 2 bên. Đây là điều hết sức rủi ro khi khủng hoảng ngân hàng bùng nổ vì các lợi nhuận “khủng” có được trên sổ sách chưa chắc đã là lợi nhuận thực. Do đó, nợ xấu cũng không báo cáo đúng vì phải báo cáo theo sổ sách đã công bố với NHNN. Và cũng vì thế, báo cáo về thực trạng nợ xấu của ngành ngân hàng có nhiều con số như đã nói trên.Thêm vào đó, tình trạng tài chính không minh bạch còn dễ dẫn đến các rủi ro đạo đức của hệ thống ngân hàng hay hệ lụy vỡ nợ, mất khả năng chi trả. Do vướng trần lãi suất của NHNN, buộc các ngân hàng phải lách bằng cách đưa ra 2 sổ sách 1.3.3. Rủi ro đạo đức trong ngành NH Ngân hàng là ngành nghề kinh doanh gắn chặt với tiền, rất nhiều tiền nên bị các vấn đề đạo đức bủa vây là hiển nhiên.Mấu chốt của vấn đề là kiểm soát, kiềm chế thế nào các vấn đề này thôi.Tuy nhiên, đây là chuyện không dễ nhất là khi các ngân hàng Việt Nam còn yếu kém về kiểm soát, chủ quan và dễ dãi trong quản lý. Trên lý thuyết, rủi ro đạo đức gồm rủi ro đạo đức của nhân viên và cả rủi ro đạo đức của khách hàng.Không loại trừ có những khách hàng xấu cố tình lừa đảo, làm giả giấy tờ để lừa đảo ngân hàng.Những vụ lừa đảo rất nghiêm trọng như Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng gây thiệt hại lên đến hàng ngàn tỷ. Rõ ràng, trong nhiều vụ lừa đảo, đồng thời khởi tố bị can đối với kẻ lừa đảo là khởi tố đối với các nhân viên ngân hàng. Đây chính là dấu hiệu cấu kết, liên minh là có, rủi ro đạo đức của khách hàng và của nhân viên là đi liền với nhau. Tình trạng này là hệ quả của việc làm ăn theo quan hệ, do mối quan hệ và chủ quan. Sau đây là những ví dụ về rủi ro đạo đức của nhân viên ngân hàng. Mà bất cứ ngân hàng lớn nhỏ nào cũng đều có thể vấp phải và sẽ gánh chịu những tổn thất lớn nếu chủ quan “căn bệnh ung thư” này. Tại Agribank, tháng 5/2012, cơ quan công an cũng đã khởi tố, bắt giam nguyên Giám đốc, Trưởng, Phó Phòng Tín dụng CN Hồng Hà khi lợi dụng chức vụ, quyền hạn ký khống 8 bảo lãnh không hồ sơ, không hạch toán, không thu phí. Theo số liệu của Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội, năm 2011, các cơ quan pháp luật của thành phố đã xử lý 22 vụ tham nhũng thì có tới 10 vụ liên quan đến các cán bộ ngân hàng, khởi tố 27 bị can là nhân viên các nhà băng. Theo Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, trong năm 2010 và 9 tháng đầu năm 2011, cơ quan này đã xử lý 69 vụ, khởi tố 40 vụ, khởi tố bị can 70 cán bộ ngân hàng, thiệt hại 8.000 tỷ, thu hồi được có 2.000 tỷ. Nhóm 09 [...]... QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Kinh nghiệm tái cấu trúc đối với Việt Nam Kinh nghiệm xử lý khủng hoảng và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại các nước trên cho thấy, mặc dù quy mô tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại mỗi quốc gia có thể làkhác nhau, nhưng về cơ bản các nước đều có các điểm chung về giải pháp và lộ trình Tuy nhiên, việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại... lớn về tài chính cho các NHTM 2.3 Giải pháp tái cấu trúc hệ thống NH Việt Nam Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam đã bắt đầu được tiến hànhtheo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang chủ động tiếp cận với việc tái cấu trúc, lành mạnh hóa Nhóm 09 17 GVHD: ThS Nguyễn Thị Hai Hằng hệ thống ngân hàng, từ đó tiến đến hoàn thành... này.Đây cũng là một câu hỏi lớn dành cho các ngân hàng trong quá trình tái cấu trúc sắp tới, cũng nhưng quá trình vận hành ngân hàng sau tái cấu trúc sau này Nhóm 09 13 GVHD: ThS Nguyễn Thị Hai Hằng CHƯƠNG 2 GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM 2.1.Lý do dẫn đến quyết định tái cấu trúc hệ thống NH Việt Nam của NHNN và Chính phủ Cuộc khủng hoảng... toàn hệ thống. Bên cạnh đó, cần phải có sự hậu thuẫn của hệ thống chính trị, hệ thống ngân hàng và toàn bộ xã hội Trên cơ sở kinh nghiệm các nước đi trước trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, về cơ bản có thể đưa ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: - Củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng Để đảm bảo quá trình tái cơ cấu hệ thống. .. công nghệ thông tin Hệ thống ngân hàng lõi là hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro… trong hệ thống ngân hàng Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện đang sử dụng rất nhiều hệ thống core banking khác nhau, như T24, I-flex, TCBS… Khi 2 ngân hàng sáp nhập với nhau, ngoài việc kết hợp hệ thống cơ sở hạ tầng, nhân sự… thì việc tích hợp hệ thống. .. trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Cụ thể, tại Thái Lan là Ủy ban Tư vấn tái cấu trúc tài chính với các thành viên là đại diện cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương Thái Lan và khu vực tư nhân.Tại Malaysia, Chính phủ giao trực tiếp cho Ngân hàng Trung ương Malaysia nhiệm vụ thực hiện tái cấu trúc hệ Nhóm 09 33 GVHD: ThS Nguyễn Thị Hai Hằng thống ngân hàng Tại Indonesia, Chính phủ thành lập Cơ quan Tái. .. một số ngân hàng và gây ra sự nghi ngờ về sự lành mạnh của những ngân hàng khác trong hệ thống  Giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của các nước trong khu vực: Trong bối cảnh khủng hoảng ngân hàng có nguy cơ lan rộng và ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế, các quốc gia nêu trên đã thành lập các ủy ban tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng dưới sự tư vấn và giám sát của các tổ chức quốc tế như Quỹ... trường liên ngân hàng để cứu các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản -Rà soát khuôn khổ pháp lý Việc tiến hành các hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cần được đặt trong một khuôn khổ pháp lý vững chắc Do đó, các nước trên thế giới khi tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đều tiến hành rà soát lại các văn bản pháp luật, xây dựng các phương án can thiệp của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương... thì giải pháp này đang được ápdụng khá phổ biến hiện nay Như thương vụ sáp nhập ba ngân hàng: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) Dù khá nhiều ý kiến cho rằng, việc 3 ngân hàng sáp nhập với nhau không thể tính là mốc đầu tiên đánh dấu sự khởi động của quá trình tái cấu trúc hệ thống. .. phần, trong đó NHTM cổ phần lại được chia thành 03 nhóm: nhóm ngânhàng lành mạnh, nhóm ngân hàng thiếu thanh khoản tạm thời và nhóm ngân hàng yếukém Trên cơ sở đó, đề án cũng đã đưa ra các định hướng và giải pháp tái cơ cấu khácnhau đối với từng nhóm ngân hàng  Sáp nhập giữa các ngân hàng ( Nguồn: Đề tài nghiên cứu Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng- Những ẩn số nhìn từ thông lệ quốc tế” ) Nhóm 09 18 GVHD: . chính cho các NHTM. 2.3. Giải pháp tái cấu trúc hệ thống NH Việt Nam Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam đã bắt đầu được tiến hànhtheo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng. tồn tích từ lâu, đe dọa gây đổ vỡ hệ thống, dẫn tới yêu cầu cấp thiết phải tiến hành tái cơ cấu hệ thống các TCTD. 1.2. Phân loại các nhóm ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam Hệ thống ngân. Hằng TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG   TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY GVHD: THS. NGUYỄN THỊ HAI HẰNG SVTH: NGUYỄN THỊ

Ngày đăng: 09/04/2015, 10:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1

  • THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1993- ĐẾN NAY

    • 1.1. Vài nét về hệ thống ngân hàng Việt Nam

    • 1.2. Phân loại các nhóm ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

    • 1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của các nhóm ngân hàng

      • 1.3.1. Kết quả kinh doanh

      • 1.3.2 Nợ xấu của các ngân hàngViệt Nam

      • 1.3.3. Rủi ro đạo đức trong ngành NH

      • CHƯƠNG 2

      • GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM

        • 2.1.Lý do dẫn đến quyết định tái cấu trúc hệ thống NH Việt Nam của NHNN và Chính phủ

        • 2.2. Tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng:

        • 2.3. Giải pháp tái cấu trúc hệ thống NH Việt Nam

        • 2.4.Một số khó khăn, thách thức trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay.

        • 2.5.So sánh giải pháp tái cấu trúc hệ thống NH Việt Nam với khu vực

        • CHƯƠNG 3

        • ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY

          • 3.1 Kinh nghiệm tái cấu trúc đối với Việt Nam

          • 3.2. Ngân hàng nhà nước cần làm gì để đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc và đem lại hiệu quả

          • 3.3. Xu hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trong năm 2013

          • 3.4. Đề xuất giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam

          • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan