Xuất giải pháp táicấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 41)

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY

3.4.xuất giải pháp táicấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng không phải là việc “ một sớm một chiều” là xong, hiện tại NHNN và Chính phủ rất nỗ lực trong việc ổn định hoạt động hệ thống ngân hàng, hướng tới sự an toàn hoạt động, lành mạnh và minh bạch hóa thông tin sau một giai đoạn có thể nói là phản ứng chậm chạp của NHNN với tình trạng hoạt động của các NHTM giai đoạn 2001-2010. Sau đây, nhóm nghiên cứu xin đưa ra thêm một số giải pháp

NHNN nên có các động thái cho các NHTMCP đặc biệt là các NHTMCP có quy mô lớn rằng sẽ không có bất cứ sự cứu cánh nào từ NHNN khi NHTMCP đó lâm vào tình trạng phá sản để có thể chống lại sự chủ quan từ ban lãnh đạo của NHTMCP.

Vấn đề nổi cộm nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay là nợ xấu gia tăng và tính thanh khoản thấp nên NHNN cần có nguyên tắc về xử lý nợ xấuvà tính thanh khoản trước, trong và sau khi cơ cấu lại hệ thống ngân hàng để thực sự lành mạnh hóa hệ thống khi kết thúc tiến trình cơ cấu lại.Trong khi đó, đối với các ngân hàng thương mại có năng lực tài chính hạn chế, luôn luôn thiếu thanh khoản, NHNN cần nhanh chóng chỉ đạo theo hướng thu hẹp phạm vi kinh doanh. Sau đó, các ngân hàng này cần phải bán các tài sản không phải là hoạt động chính, nếu hoạt động của các ngân hàng này có có sự cải thiện ở phân khúc thị trường phù hợp, thì Ngân hàng Nhà nước mới tạo điều kiện để tổ chức này tồn tại và phát triển ở phạm vi và phân khúc thị trường đã xác định như ở khu vực nông thôn, phạm vi địa bàn tỉnh với một số nghiệp vụ kinh doanh ứng với năng lực tài chính và năng lực quản trị của họ.

Bên cạnh các giải pháp nêu trên, Chính phủ và NHNN cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng, bao gồm chuẩn mực an toàn và quản trị rủi ro; quy định về cấp tín dụng; quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế; quy định về cấp phép

thành lập TCTD, mở và chấm dứt hoạt động của các chi nhánh, điểm giao dịch của TCTD; hệ thống kế toán của các TCTD phù hợp hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế. Tiếp tục tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng cũng nên được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của NHNN trong thời gian tới. Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp củng cố, chấn chỉnh và cơcấu lại các TCTD nêu trên, đến năm 2015 hệ thống các TCTD Việt Nam được lành mạnh hóa một bước quan trọng về tài chính và hoạt động, giảm bớt số lượng TCTD nhỏ, yếu kém và hình thành một số NHTM có quy mô lớn hơn, có khả năng cạnh tranh mạnh hơn, đặc biệt tăng cường được quy mô và vị trí chi phối của các NHTMNN trong hệ thống ngân hàng. Quá trình củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại hệ thống các TCTD được tiến hành với chi phí thấp nhất, loại trừ nguy cơ đổ vỡ ngân hàng, bảo đảm giữ vững sự an toàn, ổn định của hệ thống, đồng thời không gây tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, anninh chính trị và trật tự xã hội.

Không ngừng củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng. Để đảm bảo quá trình tái cơ cấu hệ thống được thực hiện hiệu quả và tránh những xáo trộn do những thông tin bất lợi đưa ra Chính phủ cần đảm bảo rằng người gửi tiền sẽ không bị tổn thất và thiệt hại khi một ngân hàng nào đó bị giải thể hay sáp nhập trong quá trình tái cơ cấu, nâng mức bảo hiểm tiền gửi để gia tăng lòng tin của công chúng, minh bạch hóa thông tin.Đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng thương mại, hạn chế rủi ro khủng hoảng ngân hàng lan rộng trong toàn hệ thống

Xây dựng hệ thống pháp lý cho phép các NH phá sản khi không còn đủ năng lực hoạt động. Như vậy sẽ giúp thanh lọc hệ thống NH, khi NH không còn trụ vững trước khó khăn có thể tìm đến phương án phá sản, vừa giảm tổn thất cho khách hàng, hạn chế tối đa những hệ lụy còn hơn cố sức duy trì lại càng gây thêm thiệt hại tài chính lớn hơn.

KẾT LUẬN

Thông qua những phân tích tình hình hoạt động nhiều khó khăn của ngành NH trong thời gian qua cũng như một số giải pháp được đề xuất trong lộ trình tái cơ cấu phù hợp với điều kiện và bối cảnh kinh tế Việt Nam như hiện nay, nhóm thực hiện đã cố gắng khắc họa rõ nét bài toán tái cơ cấu mà NHNN và các NHTM tại Việt Nam đang tìm lời giải và đưa ra một số ý kiến, đề xuất. Bên cạnh đó đưa ra một số giải pháp theo lộ trình quốc tế và lựa chọn các giải pháp phù hợp cho tình hình hoạt động ngành ngân hàng Việt Nam.

Trải qua 2 năm bắt đầu công cuộc tái cơ cấu ngành ngân hàng, sàng lọc làm lành mạnh hoạt động toàn hệ thống NH , nhiệm vụ đặt ra đối với ngành ngân hàng năm 2013 càng nặng nề hơn, trong đó trọng tâm là thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường quản lý thị trường vàng, thị trường ngoại tệ và tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Để tạo thuận lợi cho việc thực hiện và hoàn thành đúng mục tiêu, đúng lộ trình tái cơ cấu mà NHNN đã đưa ra các NHTM cần tiếp tục hoạch định hướng đi cho mình nhằm bắt kịp và đảm bảo hoạt động hiệu quả. Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thật sự không dễ dàng và đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, những chuyển biến của thị trưởng tiền tệ khó lường, các nguy cơ khủng hoảng tiềm ẩn và bản chất còn non yếu của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam càng khiến cho việc hoàn thành công cuộc tái cơ cấu ngân hàng gặp nhiều trở ngại, không thể hoàn thành một sớm một chiều; cần rất nhiều nỗ lực từ phía NHNN, các NHTM, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và người dân , đặc biệt là việc định hướng và quyết đinh chính xác nhất hướng đi của các nhà quản trị tài chính, hoạch định chính sách kinh tế.

Nhóm thực hiện đề tài hi vọng bên cạnh những kết quả đạt được còn một số hạn chế về tài liệu nghiên cứu cũng như thời gian thực hiện và mức độ phân tích chuyên sâu còn nhiều khó khăn mà nhóm sẽ cố gắng khắc phục, bài nghiên cứu của nhóm đã đạt được mục tiêu đưa ra các giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 41)