Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và khung pháp lý có liên quan.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 28)

Thi hành Luật BHTG:

Nhằm tạo ra hệ thống pháp lý bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động của toàn hệ thống NH.

Hoàn thiện và giám sát thi hành chặt chẽ Luật các TCTD, văn bản pháp lý cao nhất quy định về hoạt động NH, nhằm đảm bảo sự đồng bộ giữa các quy định của Luật Các TCTD và các Luật khác, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập và xây dựng hệ thống các TCTD hiện đại.

Phân loại nợ và Giới hạn tín dụng:

Với một nền kinh tế mà tín dụng NH phát triển quá nhanh và thiếu bền vững (gấp 2 lần GDP) thì cần thiết một chính sách phân loại nợ chặt chẽ và giới hạn tăng trưởng để kiểm soát. NHNN phải nhanh chóng hoàn thiện các quy định về dự thảo phân loại nợ và trích lập dự phòng và đưa vào áp dụng (theo dự thảo mới, các khoản nợ cho vay sẽ được xếp nhóm dựa vào ma trận kết hợp 2 yếu tố là thời gian quá hạn và xếp loại của chính khách hàng). Việc phân bổ giới hạn tăng trưởng tín dụng cho các NH cần dựa trên những tiêu chuẩn khách quan như vốn, khả năng quản trị và bản chất của hoạt động cho vay… không nên áp dụng cùng tỷ lệ cho các NH như trước đây. Loại bỏ cấp tín dụng cho việc đầu tư BĐS khi nhu cầu từ những người mua làm giá BĐS vượt quá giá trị lâu dài của nó, đồng thời giải quyết những nhu cầu thực tế chính đáng về nhà xưởng hay đất đai. Ngoài ra, cần xét lại định nghĩa ngành "phi sản xuất" để đảm bảo các hoạt động sản xuất không bị bóp nghẹt một cách không thích hợp.

Quy định minh bạch thông tin:

Đưa ra hành lang pháp lý buộc các NH minh bạch hóa thông tin, công khai các thông tin cơ bản về hoạt động của mỗi NH, để không chỉ mỗi cơ quan quản lý biết. Việc đánh giá, xếp hạng của các tổ chức chuyên nghiệp có uy tín và công khai có tác động tích cực buộc NH đẩy mạnh mọi hoạt động theo chuẩn mực để giữ uy tín, đảm bảo an toàn, hiệu quả; đồng thời tạo ra những cơ hội đầu tư, thu hút vốn bởi những thông tin ưu thế của NH.

Quy định về lộ trình phải gia tăng nguồn vốn pháp định:

Theo dự thảo của NHNN thì các NH trong hệ thống sẽ phải có vốn tối thiểu 3,000 tỷ đồng vào cuối năm 2011 (đã kéo dài thời hạn từ 2010 đến 2011), 5,000 tỷ vào 2012 và 10,000 tỷ vào 2015. Việc xây dựng lộ trình quy định gia tăng vốn pháp định một mặt hoàn thiện các quy định về pháp lý, mặt khác còn giúp NH chuẩn bị các định hướng, mục tiêu cụ thể để gia tăng vốn (gia tăng vốn thông qua hợp nhất, sáp nhập, mua lại, phát hành cổ phần, chọn đối tác chiến lược nước ngoài…) và sử dụng vốn (đầu tư phát triển sản phẩm, CNTT, quản lý rủi ro, đào tạo nhân lực..) để đáp ứng các yêu cầu đặt ra của NHNN và ngày càng tiếp cận với chuẩn mực và cạnh tranh quốc tế.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 28)