skkn tìm hiểu thơ đường

20 565 0
skkn tìm hiểu thơ đường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A - PHẦN MỞ ĐẦU I/ MỤC ĐÍCH, LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Thơ Trung Quốc có hơn 2500 năm lịch sử. Thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc và cũng là một trong những đỉnh cao của thơ ca nhân loại. Trào lưu thơ ca này với nội dung phong phú và hình thức hoàn mĩ đã trỡ thành một mẫu mực độc đáo của thơ ca Trung Quốc nói riêng và thi ca phương Đông nói chung. Chính vì thế mà thơ Đường đã được chon để giang dạy trong chương trình phổ thông. 2. Tuy nhiên, việc làm cho học sinh phỗ thông cảm thụ được cái hay, cái đep, cái độc đáo của thơ Đường không phải là việc dễ dàng. Qua thực tế giảng dạy trong nhà trường phổ thông, tôi thấy các em hầu hết đều ngán ngại với thơ Đường. Vì hay thì rất hay nhưng các em không biết cảm thụ như thế nào để hiểu hết được ý thơ. Điều này có thể do những nguyên nhân sau: - Thơ Đường là thơ cổ Trung Quốc. Các em chỉ hiểu được bản dịch chứ không hiểu được nguyên tác (vì không có trình độ Hán ngữ) nên không thấu được hết cái hay của bài thơ. - Thơ Đường là loại thơ hết sức hàm súc, cô đọng, có những cách thức riêng biệt trong việc khám phá và chiếm hữu hiện thực. Cho nên các giáo viên cũng như bản thân tôi rất khó giúp các em học sinh hiểu được hết cái hay, cái đẹp của những bài thơ Đường mẫu mực được chọn giảng trong nhà trường phổ thông. 3. Muốn khắc phục những chỗ thiếu sót trên, giáo viên phải cậy nhờ đến tài liệu, giáo trình và việc học tập phần này ở nhà trường sư phạm. 4. Một số sách tham khảo về thơ Đường hiện có thường đi quá sâu và rộng. Điều này hoàn toàn tương xứng với tầm vóc của thơ Đường nhưng lại không thiết thực với người giáo viên trung học cơ sở cũng như khả năng khó tiếp nhận một cách sáng tạo của các em học sinh. Trang 1 Chính vì những lý do trên, tôi mạnh dạn làm đề tài này với hy vọng sẽ bổ khuyết những chỗ còn thiếu đó, giúp việc truyền đạt tri thức cho học sinh đạt hiệu quả tốt nhất. II/ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Thơ Đường có một số lượng hết sức lớn (48.000 bài của 2.300 nhà thơ). Do điều giả, kiện thời gian và khả năng có hạn, tôi không thể tham khảo hết chừng ấy bài thơ mà chỉ thu hẹp ở những tác giả, tác phẩm quen thuộc với bạn đọc Việt Nam, cụ thể là những tác giả, tác phẩm trong nhà trường phổ thông cơ sở với một số thể loại tiêu biểu như: Thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt III/ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: - Trên cơ sở tìm hiểu những đặc điểm về thi pháp thơ Đường trong tương quan đối sánh với một số nền thơ khác của Trung Quốc, Châu Âu, Việt Nam. Người viết sẽ rút ra những nét đặc sắc của thơ Đường dưới dạng những luận điểm cụ thể, rõ ràng. - Từ những luận điểm có tính chất “chìa khóa” ấy,người viết vận dụng để phân tích một số bài thơ Đường trong chương trình THCS. B - PHẦN NỘI DUNG I/ MỘT VÀI NÉT ĐẶC SẮC CỦA THƠ ĐƯỜNG: Trang 2 1. Kết luận đầu tiên mà tôi muốn đề cập đến: cái hay của thơ Đường là ở cách khám phá hiện thực, lý giải hiện thực. Đó là cách xác lập tính đồng nhất của những hiện tượng mà giác quan cho là đối lập nhau.Chẳng hạn, người và mặt trăng là hai hiện tượng trái ngược nhau nhưng Bạch Cư Dị không ngần ngại đồng nhất hóa ngay hai hiện tượng ấy: Hiểu tùy tàn nguyệt hành Tịch dữ tân nguyệt túc Thùy vị nguyệt vô hình? Thiên lý viễn tương trục Bất tri kim dạ nguyệt Hựu tác thùy gia khách? Dịch nghĩa: Sáng ra đi cùng vầng trăng lặn Tối nghỉ cùng vầng trăng lên Ai bảo trăng vô tình? Ngàn dặm theo nhau mãi Chẳng biết trăng đêm nay Lại làm khách nhà ai? Ở đây Bạch Cư Dị xuất phát từ chỗ xem trăng và người đồng nhất với nhau. Do đó mà trăng “hành”(đi),”túc”(nghỉ),”trục”(đuổi theo) làm “khách” Đây không phải là nhân hóa mà là một sự chiếm hữu mới về “nguyệt”. Qua bài thơ này, người ta cảm thấy dường như từ trước giữa vầng trăng và người lữ khách lủi thủi trên đường đã có một quan hệ thân tình. Giác quan của người đọc phải được chỉnh lý lại mới khớp được với cái nhìn mới. Đây là một sự chiếm hữu mới và thú vị. Trang 3 Cách chiếm hữu này rất khác cách chiếm hữu của các nhà thơ châu Âu. Ở châu Âu người ta thường tách sự vật ra khỏi nhà thơ, đơn nhất nó, miêu tả những đặc điểm riêng biệt trong cái giây phút duy nhất củ nó. Các nhà thơ Đường không làm thế, họ khảo sát sự vật không phải để tìm hiểu sự vật mà để thực hiện một cách đồng hóa mới về sự vật. Để nói lên nỗi mong nhớ của người thiếu phụ, Kim Xương Tự không đi vào nội tâm nhân vật mà khai thác tính thống nhất giữa mộng và thực: Đả tử hoàng oanh nhi Mạc giao chi thương đề Đề thời kinh thiếp mộng Bất đắc đáo Liêu Tề (Xuân oán) Dịch nghĩa: Đánh cho chết cái hoàng oanh Không cho nó hót trên cành cây cao Hót thời tan giấc chiêm bao Không cho hồn thiếp được vào Liêu Tây Nhà thơ Đường không vẽ sự vật mà đồng nhất hóa sự vật này với sự vật khác. Cái hay của thơ Đường chính là ở chỗ ta không thể tiếp thu thơ Đường một cách thụ động mà phải tham dự vào sự phát hiện kì thú ấy. Đọc câu thơ: Lạc hoa tương dự hận Đáo địa nhất vô danh (Nam hành biệt đệ-Vi Thừa Khánh) Dịch nghĩa: Hoa rụng cùng buồn với ta Rơi xuống đất không một tiêng động Trang 4 Tư duy của chúng ta phải giải thích tại sao bông hoa rơi xuống đất không có tiếng động lại cùng buồn với chúng ta. Sự yên lặng của bông hoa khi rơi xuống có gì chung với nỗi buồn ly biệt ? Bởi vì đây là nỗi buồn không thể dùng lời nói được chỉ có sự im lặng mới biểu lộ được mà thôi. Giáo sư Lương Duy Thứ cũng nhận xét: ”Thơ Đường nhằm khám phá sự thống nhất mà chủ yếu là sự thống nhất giữa con người với thiên nhiên, đưa đến cho độc giả những bạn bè mới, những tri kỉ, tri âm mới. Cách cấu tứ nhằm khám phá sự thống nhất ấy đã xóa đi mọi ranh giới ngăn cách, tạo ra cái âm vang sâu lắng của thơ Đường ” 2. Thơ Đường thường gợi chứ không tả. Nhà thơ thường không trực tiếp nói ra ý mình mà chỉ dựng lên hàng loạt quan hệ để người đọc tự luận ra. Từ những khoảng trống, khoảng trắng,nốt lặng vô hình trong kết cấu, trong các tương quan,trong các “nhãn tự” người đọc sẽ tự khám phá những điều các nhà thơ gửi gắm. Bài”Xuân tứ” của Lí Bạch chỉ có sáu dòng nhưng đã dựng nên ba mối quan hệ đầy ý nghĩa: Yên thảo như bích ti Tần tang đê lục chi Đương quân hoài quy luật Thị thiếp đoạn trường thì Xuân phong bất tương thức Hà sự nhập la vi? Dịch nghĩa: Cỏ đất Yên như tơ biếc Dâu đất Tần trĩu cành xanh thẫm Ngày mà chàng nghĩ đến chuyện về Chính là lúc thiếp đứt ruột Gió xuân chẳng quen nhau Cớ sao lọt vào màn the? Trang 5 *Cặp thứ nhất: Khi mùa xuân vừa đến đất Yên-nơi người chồng đóng quân-cỏ vừa mới nhú, thì ở đất Tần-nơi người chinh phụ sống-mùa xuân đã đến từ lâu, cành dâu đã nặng trĩu. Tác giả dùng quan hệ thời gian để nói lên sự xa cách về không gian. *Cặp thứ hai: Quan hệ tình cảm giữa chàng và thiếp. Nơi thiếp xuân đến từ lâu rồi nên thiếp đã “đứt ruột”khi chàng vừa mới bắt đầu nghĩ đến thiếp. Từ cặp câu thứ hai có thể phát hiện thêm ý nghĩa mới của cặp câu thứ nhất: ”cỏ Yên”,”dâu Tần” có thể được tiếp nhận như những cảnh vật khách quan của mùa xuân được miêu tả nhưng cũng có thể xem như những hình ảnh ẩn dụ nói lên mức độ của sự nhớ thương. *Cặp thứ ba: Xuất hiện một quan hệ đối lập giữa hai hình ảnh ẩn dụ: ”gió xuân”, ”màn the”. Quan hệ đối lập ở đây càng nổi rõ sự thống nhất ở trên, đặc biệt càng làm nổi rõ sự thủy chung của người chinh phụ… Trong bài thơ “Thạch Hào lại”, Đỗ Phủ chỉ dùng hhai câu để tả tên lại nhưng qua lời trân tình vừa liên tục, vừa gián đoạn (tạo khoảng trống) của bà lão, có thể thấy được giọng điệu hạch sách, những đòi hỏi phi lý của tên lại mặc sức tuôn vào trí tưởng tượng của độc giả. Một ví dụ khác, bài thơ”Điểu minh giản”của Vương Duy: Nhân nhàn quế hoa lạc Dạ tĩnh xuân sơn không Nguyệt xuất kinh sơn điểu Thời minh tại giản trung Dịch: KHE CHIM KÊU Người thảnh thơi hoa quế rụng Trang 6 Đêm im ắng núi xuân vắng tanh Trăng lên làm chim núi giật mình Thỉnh thoảng kêu lên trong khe núi Linh hồn của bài thơ là ở câu thứ ba: không khí yên tĩnh tới mức mà một ấn về thị giác (trăng lên) đã tạo nên hiệu quả như một tiếng động. Và tiếng động ở câu bốn cũng chỉ làm nổi thêm không khí yên tĩnh cho bài thơ mà thôi. Dùng cái này để nói cái kia (quá khứ để nói hiện tại, dùng cái hư để nói cái thực, cái động để nói cái tĩnh…) là thủ pháp vẫn thường thấy trong thơ Đường… Thơ Đường là thơ của các mối quan hệ cho nên đọc thơ Đường phải đặc biệt lưu ý phát hiên cho ra những mối quan hệ và ý nghĩa của chúng. Đứng đầu trong các mối quan hệ giữa tình, ý và cảnh… 3. Nghệ thuật vận dụng thi luật Đời Đường mọi thể loại thơ hầu như đều đạt đến sự hoàn chỉnh. Nhạc điệu hài hòa, cân đối, tiết tấu nhẹ nhàng, ngân nga thấm sâu vào tâm hồn người đọc Khuê trung /thiếu phụ/ bất tri sầu Xuân nhật/ngưng trang/thướng thúy lâu Hốt kiến/mạch đầu/dương liễu sắc Hối giao/phu tế/mịch phong hầu. (Khuê oán-Vương Xương Linh) Tuy nhiên khi cần tác giả cũng biến đổi nhịp điệu, làm cho câu thơ gợi cảm hơn, những câu được ngắt nhịp đặc biệt như thế sẽ nổi bật lên giữa bài thơ: Ngũ canh/cổ giác thanh/bi tráng Tam giáp/tinh hà ảnh/động dao (Các dạ-Đỗ Phủ) Cùng với nhịp điệu, nhiều tác giả còn dùng hệ thống vần để diễn đạt bổ sung cho ý nghĩa: Đỗ Phủ có những bài rất dài,chỉ dùng độc vẩn trắc như: ”Tự kinh phó Phụng Tiên huyện vịnh hoài ngũ bất tự”(năm chục vần), ”Bắc chinh ”(bảy chục vần), miêu tả bước đường bôn tẩu long đong vất vả và phản ánh cảnh ngộ ly loạn đau thương của nhân dân. Còn bài”Tráng du”thì độc vần bằng. Đỗ Phủ quả là ông thánh về tài dùng vần trong thơ… Trang 7 4. Nghệ thuật vận dụng loại thể: Thơ Đường có hai loại hình phổ biến là miêu tả và tự sự, trong đó miêu tả chiếm vị trí chủ đạo vì nó rất giàu khả năng biểu hiện. Tả cảnh được sử dụng nhiều nhất nhưng các nhà thơ tả cảnh không phải nhằm mục đích tái hiện thiên nhiên thuần túy mà cốt để khắc họa cụ thể một suy tư,một cảm xúc, một tâm trạng. Tất cả đều biến dạng bao phủ một lớp sương khói hồn người. Bài thơ”Hoàng Hạc lâu”của Thôi Hiệu chỉ có hai câu tả cảnh: Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ Phương thảo thê thê Anh Vũ châu Cảnh đã “tha hóa” thành cảm nghĩ, con sông tạnh và đám cỏ thơm kia chính là niềm lữ thứ, từ đó gợi ra nỗi sầu nhớ quê nhà trong cặp kết. Lại như bài”Độc tọa Kính Đình sơn” của Lí Bạch: cảnh cũng chỉ có hai câu tả: Chúng điểu cao phi tận Cô vân độc khứ nhàn Đặc biệt là miêu tả âm thanh và hoạt động nghệ thuật. Các tác giả dùng lối so sánh ẩn dụ, huy động nhiều nhân tố của thế giới tự nhiên thông qua cảm nhận chủ quan của người nghệ sĩ, làm cho đối tượng nổi bật lên, khiến người đọc như nghe như thấy một cách trực tiếp: Tào tào thiếp thiếp thác tạp đàn Đại châu tiểu châu lạc ngọc bàn Nhàn quan oanh ngữ hoa để hoạt U yết tuyền lưu thủy hạ than Dịch nghĩa: Rào rào tỉ tê các điệu xen lẫn nhau Như những hạt châu lớn nhỏ rơi vào mâm ngọc Tiếng oanh ríu rít thanh thoát dưới hoa Tiếng suối róc rách thì thầm đổ xuống thác Miêu tả nhân vật nhà thơ cũng dùng ít nét như thế. Qua vài chi tiết miêu tả diện mạo và tâm trạng tính cach nhân vật nổi bật hẳn lên: Hạnh hữu nha xỉ tồn Sở bi cốt tủy can Trang 8 Bên cạnh loại hình miêu tả được sử dụng trong mọi thể tài văn học, loại tự sự hạn chế hơn chỉ phổ biến trong mảng thơ hiện thực. Mỗi câu chuyện được miêu tả một cách nhất quán tình tiết không nhiều nhưng gắn bó với nhau chặt chẽ, hữu cơ đầy kịch tính 5. Nghệ thuật ngôn từ: Ngôn ngữ thơ Đường kết tinh được nhiều cái đẹp, mang tầm khái quát rất cao, không những có khả năng biểu cảm mà còn có khả năng biểu ý, kết hợp cảm quan và nhận thức, truyền thống và cách tâ,kế thừa và sáng tạo. Ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc ấy phần lớn là do các biện pháp tu từ tạo nên. Nhiều khi các biện pháp tu từ xen kẽ, chồng chéo nhau làm bật lên cái tứ sâu xa như người ta thường nói”ý tại ngôn ngoại”. Những bài thơ nhất là tứ tuyệt và bát cú rất ngắn gọn…Chính vì thế mà ngôn ngữ thơ Đường là một thứ ngôn ngữ tinh luyện, chính xác, cô đọng và hàm xúc. Câu”Quân bất kiến Hoàn Hà chi thủy thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi ”(Anh có thấy nước sông Hoàng Hà từ trên trời đổ xuống, chảy tuột một mặt ra biển chẳng quay về)-“Tương tiến tửu”-Lý Bạch là một hình ảnh tượng trưng, một nhận thức triết lý hiện thân thành thơ. Câu”Bạc vân nham tế túc. Cô nguyệt lãng trung phiên”(Mây mỏng ngủ đêm nơi đá núi.Vầng trăng cô đơn vươn mình lên trên làn sóng cả.) của Đỗ Phủ cũng là một ẩn dụ tuyệt vời. Vầng trăng ở đây không chỉ là hình ảnh cụ thể của thiên nhiên mà còn là hình bóng đơn côi của chính tác giả trong giai đoạn cuối đời. Cách dùng điển cố trong thơ Đường-một hình thức khác của ẩn dụ cũng uyển chuyển, linh hoạt trở thành phương thức biểu đạt tư tưởng hàm súc nhất. Đỗ Phủ viết: Khuông Hành kháng sớ công danh bạc Lưu Hướng truyền kinh tâm sự vi (Thu hứng) (Như Khuông Hành dâng sớ mà công danh mỏng Như Lưu Hướng giảng sách mà tâm sự ngang trái) Trang 9 Thì không phải ông nói về Khuông Hành, Lưu Hướng vì hai người này đâu có công danh bạc”,”tâm sự vi”. Vậy là Đỗ Phủ tự nói mình đấy. Ông cũng có tài không thua gì Khuông Hành, Lưu Hướng thế mài đường công danh trắc trở không bằng người xưa. Câu “càn khôn nhật dạ phù”(Đỗ Phủ-Đăng Nhạc Dương lâu) miêu tả hồ Động Đình là dựa vào “Thủy kinh chú”.Sasch này viết: Hồ Động Đình rộng năm trăm dặm, mặt trời mặt trăng như mọc và lặn trong đó”. Cho nên câu thơ biểu hiện vẻ đẹp bao la, bát ngát của hồ.Thơ Đường thường dùng điển cố một cách tự nhiên, còn làm cho người đọc dù không biết được điển cố đó cũng hiểu ngay điều tác giả muốn diễn đạt,còn như năm được điển cố thì giúp cho sự lãnh hội, cảm thụ sâu sắc hơn mà thôi. II/ MỘT VÀI BÀI THƠ ĐƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH THCS: 1. VỌNG LƯ SƠN BỘC BỐ Lý Bạch Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên Dao khan bộc bố quải tiền xuyên Phi lưu trực há tam thiên xích Nghi thị Ngân Hà lạc cử thiên Dịch thơ: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ Nắng rọi Hương Lô khói tía bay Xa trông dòng thác trước sông này Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây Đây là một bài thơ nổi tiếng cuả Lý Bạch về đề tài thiên nhiên. Những hình ảnh thiên nhiên trong thơ Lý Bạch thường rất sống động kì vĩ. Chúng vừa thể hiện những vẻ đẹp có thật cũa những thắng cảnh, vừa thể hiện nhiều khía cạnh trong tính cách tâm hồn nhà thơ. Do vị trí đứng ngắm của nhà thơ (từ phía xa và ở vị trí thấp hơn so với chiều cao của thác) mà cảnh dòng thác và núi Lư tựa như một bức tranh sơn thủy treo ở lưng chừng trời. Bức tranh này có lắm cái kì thú. Ở độ cao ba nghìn thước,dòng thác đổ xuống như bay làm cho hơi nước Trang 10 [...]... trong cuộc sống cũng như trong việc hoccảm thụ thơ văn nói chung và thơ Đường nói riêng - Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với giáo viên bộ môn văn để tìm hiểu, nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình 2/ Đối với phòng giáo dục: - Tổ chức hội thảo chuyên đề cho giáo viên bộ môn văn trong từng năm để giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tìm ra biện pháp tối ưu, tích cực nâng cao chất... đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương (Lý bạch) Dịch thơ: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH Đầu giường ánh trăng rọi Ngỡ mặt đất phủ sương Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương Có người nói thơ Lý Bạch tràn trề ánh trăng Đúng thế, trong hình ảnh trong thơ Lý Bạch hết sức đa dạng và ý nghĩa của chúng cũng vô cùng phong phú Chủ đề của bài thơ rất quen thuộc:”Vọng nguyệt hoài hương”(Trông trăng... rụa trên mặt đất khiến nhà thơ ngỡ là sương xa… Trăng trong cái đêm này là trăng trĩu nặng suy tư Ông ngẩng đầu ngắm trăng như đẫ bao lần từng ngắm, nhưng vầng trăng đêm nay - cái đêm thanh tĩnh này lại có sức lay động tới miền sâu thẳm nhất trong kí nhà thơ về vầng trăng quê hương thủa nào Vì cái ngoại cảnh ấy còn như là cái cớ để nhà thơ trở lại với chính mình Hai câu thơ: Ngẩng đầu nhìn trăng sáng... toàn cảm nhận được hình ảnh so sánh đầy thi vị này Chỉ với ba câu thơ Lý Bạch đã làm cho cảnh thác núi Lư hiển hiện với đầy đủ sắc màu, hình khối, đường nét…Nhưng dường như tất cả sự huyền ảo, cái kì vĩ của dòng thác núi Lư lại được nhà thơ dồn hết cho câu kết: Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên (Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây) Ba câu thơ trên như để chuẩn bị cho câu kết Cái đẹp kì vĩ và hùng tráng của... ĐẦU I MỤC ĐÍCH, LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trang 1 II PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Trang 1 III PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH Trang 2 B- PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Trang 2 I.MỘT VÀI NÉT ĐẶC SẮC CỦA THƠ ĐƯỜNG Trang 2,3,4,5,6 II MỘT VÀI BÀI THƠ ĐƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRINH THCS Trang 7,8,9 C-KẾT LUẬN I KẾT LUẬN CHUNG Trang 10 Trang 10 II.MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ,KIẾN NGHỊ Trang 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 12 Ý kiến nhận xét của tổ chuyên... rất nhanh ,môn văn sẽ giữ lại tâm hồn con ngời, giữ lại những cảm giác nhân văn để con người tìm đến với con người, trái tim hòa cùng nhịp đập trái tim Sau khi nghiên cứu ,tham khảo sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân người dạy và người học sẽ có cái nhìn mới mẻ, tích cực hơn về phương pháp dạy và học thơ Đường Từ đó, rất hi vọng kết quả học văn của các em sẽ tốt hơn; các em sẽ yêu thích, ham mê môn... Dòng thác núi Lư đã đem đến cho thi nhân sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn từ và sức tưởng tượng điệu kì của một hồn thơ khoáng đạt Ở đây tác giả đã khéo léo đồng nhất cái “thực” với cái “hư”, cái “hữu hạn” với cái “vô cùng” để lại một dư vị khá đậm đà cho người đọc Bài thơ mang đậm phong cách thơ Lý Bạch ở sự phóng khoáng, sự liên tưởng độc đáo, mạnh mẽ của một trí tuệ dồi dào, ở sự rung động sâu xa của... Câu thơ kết mở ra một thế giới mênh mang của tâm trạng Có biết bao điều để nói sau cái động tác”cúi đầu nhớ cố hương”ấy Một thời trai trẻ với bao ước mơ, kỳ vọng như sống lại trong tâm tưởng nhà thơ; những kỉ niệm ngọt bùi và cay đắng của một thời phiêu lãng cũng lần lượt trở về… Quá khứ và hiện tại, xa xôi và gần gũi,mộng mơ và hiện thực…dường như cứ đan xen trong nỗi niềm hoài cảm của Lý Bạch Lời thơ. .. tư cơ sở vật chất kịp thời phục vụ cho việc dạy và học Đăk Mil, ngày 25 tháng 4 năm 2012 Người viết Trần Thị Hoa Trang 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách giáo khoa và sách giáo viên ngữ văn 7 2 Tuyển tập Thơ Đường" bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004–2007 ) môn ngữ văn – quyển 1 và 2 – NXB Giáo dục 3 Phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp và tích cực – Đoàn Thị... mây) Ba câu thơ trên như để chuẩn bị cho câu kết Cái đẹp kì vĩ và hùng tráng của dòng thác núi Lư Đặc biệt là độ cao của thác và sắc trắng bạc của dòng nước đã gợi lên cho nhà thơ sự liên tưởng thật bất ngờ và sáng tạo ở câu thơ này Dải Ngân Hà là nơi tập trung dày đặc những vì tinh tú vắt ngang trời Ánh sáng của dải sao này được ví như một dòng sông bạc Sự liên tưởng so sánh này lại có tác dụng tôn . biết cảm thụ như thế nào để hiểu hết được ý thơ. Điều này có thể do những nguyên nhân sau: - Thơ Đường là thơ cổ Trung Quốc. Các em chỉ hiểu được bản dịch chứ không hiểu được nguyên tác (vì không. cơ sở tìm hiểu những đặc điểm về thi pháp thơ Đường trong tương quan đối sánh với một số nền thơ khác của Trung Quốc, Châu Âu, Việt Nam. Người viết sẽ rút ra những nét đặc sắc của thơ Đường. DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Thơ Trung Quốc có hơn 2500 năm lịch sử. Thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc và cũng là một trong những đỉnh cao của thơ ca nhân loại. Trào lưu thơ ca này với nội

Ngày đăng: 09/04/2015, 08:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan