1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

hân cấp Q.lý khai thác Ctrình T. Nông một số KN từ T.tiễn của tình T.Bình

5 319 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 54 KB

Nội dung

PHÂN CẤP QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY NÔNG: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỪ THỰC TIỄN CỦA TỈNH THÁI BÌNH TS. NGUYỄN THỊ XUÂN LAN ựa chọn mơ hình quản lý phù hợp để khai thác hiệu quả hệ thống cơng trình thủy lợi cho phục vụ sản xuất nơng nghiệp, dân sinh là vấn đề được thảo luận trong nhiều năm gần đây. Hệ thống cơng trình thủy lợi thường nằm trên địa bàn rộng, có những cơng trình chỉ phục vụ chỉ cho 1 thơn, 1 xã nhưng cũng có những cơng trình trải từ huyện này sang huyện khác, tỉnh này sang tỉnh khác; việc quản lý, bảo vệ cơng trình đòi hỏi có sự tham gia của người dân nơi hệ thống cơng trình đi qua. Để đảm bảo phục vụ sản xuất nơng nghiệp với hiệu quả cao, cơng trình thuỷ lợi phải được xây dựng đồng bộ, khép kín từ đầu mối đến tận chân ruộng. Vì vậy, phần lớn hệ thống cơng trình khơng chỉ được hình thành từ vốn đầu tư của Nhà nước mà đồng thời có sự đóng góp của người dùng nước. Đảm bảo nhu cầu tưới, tiêu theo u cầu thời vụ là mục đích khai thác cơng trình thủy lợi cho sản xuất nơng nghiệp, nhưng mỗi hệ thống được xây dựng chỉ để phục vụ một khu vực nhất định, nên khơng thể lấy nước từ khu vực đang thừa đưa đến khu vực đang thiếu nước được; và việc điều tiết nước đòi hỏi phải có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa L các tổ chức của nhà nước với các tập thể hay cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành cơng trình theo u cầu của các hộ sử dụng nước. Đó là những lý do khiến việc quản lý khai thác cơng trình thủy lợi khơng đơn giản như đối với các cơng trình khác. Cùng với sự thay đổi trong cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp khai thác cơng trình thủy lợi (KTCTTL), mơ hình phân cấp quản lý cơng trình thủy lợi đã được triển khai với Thơng tư số 65/2009/TT- BNNPTNT của Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn ngày 12/10/2009. Phân cấp quản lý là gì? Đây là mơ hình quản lý mà trong đó có sự phân cơng trách nhiệm rõ ràng từ các cơ quan quản lý cơng trình thủy lợi Trung ương cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới ở địa phương. Cụ thể, đây là hệ thống quản lý gồm nhiều tổ chức khác nhau, được phân cấp nhiệm vụ và quyền lợi rõ ràng, cùng phối hợp hoạt động với nhau trong một khung thể chế pháp luật thống nhất. Thái Bình là tỉnh đầu tiên thực hiện phân cấp quản lý trong hoạt động khai thác cơng trình thủy lợi. Ở đây, hệ thống thủy nơng đã được đã quy hoạch cơ bản hồn chỉnh từ năm 1975. Từ đó 17 cho đến trước 2006, mỗi huyện thị có 1 xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi (8 huyện thị có 8 xí nghiệp), toàn Tỉnh có 2 Công ty khai thác công trình thủy lợi là Công ty Khai thác thủy lợi Bắc Thái Bình và Công ty Khai thác thủy lợi Nam Thái Bình. Từ 2006, 8 xí nghiệp chuyển thành các đơn vị trực thuộc của 2 Công ty nói trên. Việc phân cấp quản lý công trình thủy lợi được tiến hành thí điểm đầu tiên ở huyện Thái Thụy (trước khi có Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT). Trong thời gian từ 1994 đến 2002, huyện đã tiến hành bàn giao 37 trạm bơm quy mô 1 thôn, 1 xã (công trình nhỏ) do Xí nghiệp khai thác thủy lợi Huyện quản lý cho 31 HTX dịch vụ nông nghiệp quản lý, sau khi đã tu bổ, sửa chữa hoặc cải tạo nâng cấp. Xí nghiệp thủy nông chỉ giữ lại 3 trạm bơm quy mô lớn phục vụ liên huyện, liên xã. Trong 3 năm đầu sau khi bàn giao, xí nghiệp thủy nông cử công nhân xuống giúp HTX vận hành (xí nghiệp vẫn trả lương), đồng thời hỗ trợ HTX đào tạo đội ngũ công nhân vận hành trạm bơm để thay thế. Hàng năm, doanh nghiệp thủy nông trích lại 10-15% thủy lợi phí góp với địa phương để cải tạo nâng cấp công trình. Kết quả cho thấy: nhờ việc phân cấp mà HTX chủ động hơn trong việc điều tiết nước, việc bảo vệ công trình cũng không còn phức tạp như trước đó vì do an ninh địa phương đảm nhận; đặc biệt lượng điện cho tưới tiêu nước của các trạm bơm giảm 20-30%; người dân địa phương hưởng lợi từ công trình có trách nhiệm cao hơn trong việc bảo vệ, tu bổ, sửa chữa công trình. Tuy nhiên, do thời điểm đó chưa có chính sách cụ thể về phân cấp và chính sách tài chính cũng bất cập với cơ chế quản lý (những công trình thủy lợi do doanh nghiệp nhà nước quản lý thì được hưởng một phần cấp bù thủy lợi phí, nhưng khi bàn giao cho tổ chức hợp tác dùng nước (TCHTDN) thì không còn được cấp bù nữa), nên phần lớn các TCHTDN hoạt động kém hiệu quả, mức thu thủy lợi phí của các TCHTDN sau khi nộp phí tạo nguồn cho công ty thủy nông thì phần còn lại không đủ để thực hiện hoạt động quản lý khai thác công trình, do đó nhiều nơi không muốn nhận công trình bàn giao từ Công ty thủy nông nữa. Rút kinh nghiệm từ Thái Thụy, ngày 16/5/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1013/QĐ- UBND phê duyệt đề án phân cấp quản lý KTCTTL cho cơ sở và ngày 20/4/2009 ban hành Quyết định số 772/QĐ-UBND phê duyệt đề án phân cấp quản lý hệ thống sông trục trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Đến nay, toàn bộ hệ thống thủy nông đã được phân cấp quản lý với 2 nội dung: - Phân cấp về quản lý nhà nước giữa các cấp chính quyền (tỉnh, huyện, 18 xã) bao gồm: Phân cấp quản lý đối với công tác quy hoạch; cấp phép cho các hoạt động phải xin phép trong phạm vi khai thác và bảo vệ công trình; Huy động và phân bổ vốn tu bổ, nạo vét, nâng cấp công trình; Thực hiện phương án bảo vệ công trình; Giải quyết các tranh chấp vi phạm liên quan tới công trình. - Phân cấp giữa các đơn vị quản lý thủy nông về quản lý khai thác, bảo vệ công trình và quản lý sử dụng vốn cho tu bổ, nạo vét, nâng cấp công trình. Nguyên tắc thực hiện phân cấp là: - Phải giữ được sự ổn định trong quá trình bàn giao và sau khi bàn giao trong việc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp - Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, không cát cứ, cục bộ, củng cố mối quan hệ giữa công ty thủy nông với địa phương và TCHTDN. - Bàn giao nguyên trạng công trình, đồng loạt, nhanh gọn, đơn giản, dân chủ và đúng pháp luật giữa công ty thủy nông cho HTX dưới sự giám sát của Ban chỉ đạo tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn. - Việc sửa chữa, tu bổ công trình có thể thực hiện trước , trong, hoặc sau khi bàn giao nhưng phải đảm bảo hoạt động tại thời điểm bàn giao. Theo đó, hai Công ty KTTL Bắc Thái Bình và Nam Thái Bình đã bàn giao 285 trạm bơm điện, 742 km sông dẫn nước vào trạm bơm, 216 cống đập nội đồng nhỏ trên kênh, 5.781 km kênh mương cấp 1,2 sau trạm bơm cho các HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn 7 huyện, thành phố (trừ Thái Thụy đã bàn giao từ 1994). Việc phân cấp công trình trạm bơm hoàn thành trong năm 2007 và phân cấp quản lý hệ thống sông trục hoàn thành trong năm 2009. Cụ thể, đến năm 2009, số lượng công trình thuộc 2 hệ thống thủy nông Bắc và Nam Thái Bình đã được phân cấp như sau: - Phần cống dưới đê, cống đập chính nội đồng vẫn do 2 công ty thủy nông đảm trách. - Số lượng trạm bơm do 2 công ty quản lý trước khi phân cấp là 349 trạm, sau phân cấp còn 70 trạm. Về hệ thống sông trục, kênh mương: - Hai Công ty quản lý 4 tuyến sống chính, 27 sông trục cấp 1, 279 sống trục cấp 2, 1.154 sông trục cấp 3; 197 km kênh mương loại 2 - Kênh mương loại 3 (cấp 1, 2,3) do các HTX dịch vụ nông nghiệp quản lý là 7.515 km Để giải quyết nhân lực phục vụ cho việc vận hành công trình bàn giao cho địa phương, các HTX dịch vụ nông nghiệp đã cử người tham dự khóa đào tạo công nhân vận hành trạm bơm (tổng số 285 người) để quản lý các trạm bơm được bàn giao. Trong thời gian 12 tháng, hai công ty thủy nông cử các 19 công nhân hỗ trợ cho các HTX vận hành trạm bơm. Đối với nhân lực dôi dư ở 2 công ty thủy nông do giảm số công trình đảm trách, thì xử lý theo hướng: - Những lao động có đủ điều kiện năng lực sẽ được nhận nhiệm vụ khác (công nhân cụm trạm, thủ cống…) của công ty - Đưa vào làm việc cho các đơn vị sản xuất ngoài công ích do Công ty thành lập thêm; đặc biệt, những người có khả năng có thể được cho đi đào tạo ngành nghề mới để phục vụ cho công ty. - Tham gia vào một số hoạt động khác cần tăng cường lao động của công ty dưới hình thức lao động thời vụ hoặc lao động hợp đồng có thời hạn … - Một số khác lớn tuổi thì nghỉ hưởng lương chờ nghỉ hưu theo chế độ. Với tổng số lao động dôi dư là 405 người (gồm 287 công nhân trạm bơm, 31 lao động phụ trợ, 87 lao động gián tiếp), các công ty đã sắp xếp được 174 người, trong đó: 16 người chuyển sang quản lý cống dưới đê, 158 người chuyển sang quản lý đường kênh, cống đập nội đồng. Kết quả bước đầu cho thấy việc phân cấp quản lý đã tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực. Các công trình thủy lợi từ đầu mối đến mặt ruộng đều có chủ quản lý thật sự. Các địa phương chủ động điều phối nước tưới theo tiến độ mùa vụ cho từng khu vực, từng nhóm cây trồng (lúa, đậu phộng, cà chua…); khi có mưa lớn xảy ra, việc tiêu nước chống úng cũng linh hoạt nên giảm được thiệt hại mùa màng nhiều hơn; chi phí điện giảm, tăng hiệu quả khai thác công trình. Cụ thể, năm 2008 mặc dù tăng diện tích tưới nhưng mức tiêu thụ điện năng giảm 809.032kwh so với năm 2006 (chưa phân cấp), riêng vụ xuân năm 2009 giảm lượng điện được 3.817.235 kwh so với vụ xuân 2006. Đặc biệt, nhờ việc phân cấp mà ý thức trách nhiệm của người dùng nước trong việc giám sát bảo vệ công trình được nâng cao rõ rệt, tình trạng vi phạm địa giới công trình không còn nữa. Năm 2009, nhờ nguồn kinh phí được cấp bù từ việc miễn thủy lợi phí là 64 tỷ đồng, các HTX đã dành ra khoảng 40 tỷ đồng cho tu bổ công trình, đó là nguồn kinh phí cho tu bổ sửa chữa lớn nhất từ trước đến nay. Bên cạnh những kết quả nói trên, quá trình thực hiện việc phân cấp như trên cũng cho thấy có một số vấn đề phát sinh cần giải quyết : - Các công ty thủy nông phải tính đến việc sắp xếp lại lao động. Trong trường hợp của tỉnh Thái Bình, các công nhân vận hành trạm bơm và đa số lao động gián tiếp dôi dư là những người còn trẻ, chưa đủ tiêu chuẩn giải quyết nghỉ theo chế độ, nên việc bố trí sắp xếp công việc mới để tránh gây khó khăn cho họ cũng là vấn đề không dễ. - Các HTX dịch vụ nông nghiệp tuy nhận công trình bàn giao từ công ty 20 thủy nông nhưng lại chưa chuẩn bị lực lượng đội ngũ kỹ thuật để vận hành nên cũng gặp khó khăn. Trường hợp của Thái Bình, tuy chủ trương ban đầu là Công ty thủy nông hỗ trợ công nhân vận hành trong 12 tháng từ khi bàn giao, nhưng thực tế không đạt được mà có thể kéo dài đến 18-20 tháng. - Việc xác định cống đầu kênh chưa thật sự rõ ràng nên khó cho việc xác định chi phí đầu tư tu bổ nâng cấp công trình sẽ lấy từ nguồn vốn do dân đóng góp hay từ nguồn thủy lợi phí cấp bù. - Trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc xử lý vi phạm khai thác và bảo vệ công trình chưa được coi trọng; chẳng hạn, việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi khai thác và bảo vệ hệ thống sông trục chỉ mới tiến hành trên một số sông trục chính, còn lại hầu như chưa được quản lý. Việc cấp phép xả nước thải vào hệ thống sông trục chưa được coi trọng, dẫn đến tình trạng nguồn nước có xu hướng bị ô nhiễm. Việc phân cấp quản lý là cơ sở để thực hiện chuyển giao trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi cho các tổ chức hợp tác dùng nước, phù hợp cách làm của thế giới về quản lý công trình thuỷ nông, đảm bảo cho các hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp một cách tốt nhất. Việc tổ chức lại hoạt động khai thác công trình thủy nông theo hướng phát huy năng lực của cộng đồng trong quản lý để tinh giản biên chế, giảm chi phí quản lý, tăng thu nhập cho người làm công tác thủy nông là một hướng đúng. Hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy nông trước và sau khi thực hiện phân cấp là một vấn đề cần nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan để khẳng định sự phù hợp của mô hình. Trên đây chỉ là đôi nét về thực tiễn thực hiện phân cấp quản lý trong hoạt động khai thác công trình thủy nông ở tỉnh Thái Bình. Để việc phân cấp đem lại hiệu quả thật sự, còn phải những nghiên cứu đối với nhiều mô hình khác, cũng như những nghiên cứu liên quan tới vấn đề quản lý KTCTTL. Tác giả mong rằng sẽ có nhiều nhà khoa học quan tâm và đóng góp cho vấn đề nghiên cứu này./. Tài liệu tham khảo: - Nguyễn Xuân Tiệp, Thủy lợi phí - miễn giảm như thế nào? Tạp chí quản lý kinh tế Tháng 3/ 2007 - Nguyễn Xuân Tiệp, Quản lý công trình thủy lợi- Đã đổi nhưng chưa mới, 2008 - Lars Skov Andersen, Sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý thủy nông, Báo cáo tham luận tại hội thảo quốc gia về PIM, Hạ Long, tháng 5/2007 - Trần Chí Trung, Phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi ở Việt Nam, 2010 - Khảo sát của tác giả ở tỉnh Thái Bình, tháng 5/2010. 21 . PHÂN CẤP QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY NÔNG: M T SỐ KINH NGHIỆM T THỰC TIỄN CỦA T NH THÁI BÌNH TS. NGUYỄN THỊ XUÂN LAN ựa chọn mơ hình quản lý phù hợp để khai thác hiệu quả hệ thống. trình thủy lợi (KTCTTL), mơ hình phân cấp quản lý cơng trình thủy lợi đã được triển khai với Thơng t số 65/2009/TT- BNNPTNT của Bộ Nơng nghiệp và ph t triển nơng thơn ngày 12/10/2009. Phân. Bắc Thái Bình và Công ty Khai thác thủy lợi Nam Thái Bình. T 2006, 8 xí nghiệp chuyển thành các đơn vị trực thuộc của 2 Công ty nói trên. Việc phân cấp quản lý công trình thủy lợi được tiến

Ngày đăng: 09/04/2015, 08:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w