Nhìn lại lịch sử lạm phát, từ cuối thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20 ở nước ta lạm phát diễn ra nghiêm trọng và kéo dài mà nguồn gốc của nó là do hậu quả nặng nề của chiến tranh, cơ cấu kinh tế bất hợp lý kéo dài. Lạm phát đã phá vỡ toàn bộ nền kinh tế, phương hại đến tất cả các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế xã hội. Bài tiểu luận với đề tài “Lạm phát ở Việt Nam” xuất phát từ vấn đề nghiên cứu lạm phát là cần thiết, cấp bách, đặc biệt thấy được tầm quan trọng của lạm phát.
Trang 11
Trang 22
LỜI NÓI ĐẦU
Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo bao sự đổi thay của nền kinh tế Việt Nam trong những thập niên gần đây Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận cao và đứng vững trên thương trường, các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng để tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh
tế mới Bên cạnh bao vấn đề cần có để kinh doanh còn là những vấn đề nổi cộm khác trong kinh tế Một trong những vấn đề nổi cộm ấy là lạm phát Lạm phát như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian trí tuệ mới có thể mong muốn đạt được kết quả khả quan Chống lạm phát không chỉ là việc của các nhà doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của chính phủ Lạm phát ảnh hưởng toàn bộ đến nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động ở nước ta hiện nay, chống lạm phát giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân
Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu và
đề xuất các phương án khác Đã từ lâu tiền giấy xuất hiện và chẳng bao lâu sau đó diễn ra tình trạng giảm giá tiền và dẫn đến lạm phát Nét đặc trưng nổi bật của thực trạng nền kinh tế khi có lạm phát, giá cả của hầu hết các hàng hóa đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm nhanh
Nhìn lại lịch sử lạm phát, từ cuối thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20 ở nước ta lạm phát diễn ra nghiêm trọng và kéo dài mà nguồn gốc của nó là do hậu quả nặng nề của chiến tranh, cơ cấu kinh tế bất hợp lý kéo dài Lạm phát đã phá vỡ toàn bộ nền kinh tế, phương hại đến tất cả các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế- xã hội
Bài tiểu luận với đề tài “Lạm phát ở Việt Nam” xuất phát từ vấn đề nghiên cứu lạm
phát là cần thiết, cấp bách, đặc biệt thấy được tầm quan trọng của lạm phát Vì vậy, với lực lượng kiến thức còn hạn chế, em thiết nghĩ nghiên cứu đề tài này cũng là một phương pháp để hiểu nó một cách thấu đáo hơn, sâu sắc hơn
Trang 33
NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT
- Quan niệm cổ điển cho rằng “Lạm phát là phát hành tiền vượt quá số lượng tiền cần
thiết trong lưu thông” Tuy nhiên định nghĩa này không giải thích được hiện tượng lạm phát chi
phí đẩy (xuất hiện trên thế giới từ những năm 70 hoặc ở Việt nam năm 2005) do loại lạm phát này vẫn có thể xảy ra trong khi cung tiền tăng ổnđịnh Nếu chỉ coi là lạm phát khi sự tăng giá là kết quả của việc tăng mạnh cung tiền thì sẽ dẫn đến coi thường các nguy cơ lạm phát có thể xảy
ra
- Một quan điểm phổ biến khác cho rằng: Lạm phát là hiện tượng tăng lên của mức giá
chung (mức giá bình quân, mức giá tổng hợp) theo thời gian Tuy nhiên không phải mọi sự
tăng lên của mức giá đều đáng lo ngại Nếu giá cả chỉ tăng tạm thời, trong ngắn hạn, chẳng hạn như dịp gần Tết Nguyên đán ở Việt nam, sau đó lại giảm xuống thì đó là kết quả của những biến động cung cầu tạm thời, nhiều khi có tác dụng tích cực hơn là tiêu cực tới nền kinh tế Những trường hợp như vậy mà đã coi là lạm phát thì sẽ dẫn đến sự cường điệu hoá nguy cơ lạm phát
- Các nhà kinh tế học theo trường phái trọng tiền hiện đại, đứng đầu là Milton Friedman
đã định nghĩa “lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh và liên tục trong một thời gian dài”
Theo trường phái này, sự tăng lên của mức giá chung mới chỉ phản ánh hình thức biểu hiện của
lạm phát, bản chất của lạm phát được thể hiện ở tính chất của sự tăng giá đó: đó là sự tăng giá
với tốc độ cao và kéo dài Chính sự tăng giá cao và liên tục từ thời gian này đến thời gian khác
mới tạo ra những tác động đặc thù của lạm phát Cũng vì vậy, cái gọi là tỷ lệ tăng giá hàng tháng mà chúng ta có thể nghe trên đài, báo hay vô tuyến chỉ cho biết mức giá cả đã thay đổi bao nhiêu phần trăm so với tháng trước chứ chưa được coi là biểu hiện của lạm phát Đó có thể
Trang 44
chỉ là sự thay đổi xảy ra duy nhất một lần hoặc chỉ là tạm thời chứ không kéo dài Chỉ khi nào
tỷ lệ tăng giá vẫn duy trì cao trong thời gian dài thì mới được coi là biểu hiện của lạm phát cao
Định nghĩa này cũng được các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes ủng hộ Định nghĩa này cũng đặc biệt thích hợp với các nhà điều hành chính sách tiền tệ vì Ngân hàng trung ương chỉ có thể điều chỉnh giá cả trong dài hạn chứ không thể điều chỉnh trong ngắn hạn Những cố gắng điều chỉnh giá cả trong ngắn hạn thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ
sẽ chỉ làm cho diễn biến giá cả thêm phức tạp
II/ Phân loại lạm phát
1) Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một
năm Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối Trong thời kỳ này nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người lao động ổn định Sự ổn định đó được biểu hiện: giả cá tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xảy ra với tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa với số lượng lớn…
Có thể nói lạm phát vừa phải tạo tâm lý an tâm cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập Trong thời gian này các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh
2) Lạm phát phi mã: lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3
con số một năm Ở mức phi mã, lạm phát làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hóa Lúc này người dân tích trữ hàng hóa, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng
3) Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát
phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xảy ra
Lịch sử của lạm phát cũng chỉ ra rằng, lạm phát ở các nước đang phát triển thường diễn
ra trong thời gian dài, vì vậy hiệu quả của nó phức tạp và trầm trọng hơn Vì vậy các nhà kinh
tế đã chia lạm phát thành 3 loại: Lạm phát kinh niên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dưới 50% một năm; siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm
Trang 55
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I/ Lịch sử của lạm phát ở Việt Nam
Câu chuyện lạm phát ở Việt Nam không phải là mới Đã từng có thời kỳ tỉ lệ lạm phát lên đến 3 chữ số
Đổi tiền và lạm phát năm 1986 gọi là lạm phát năm 1986 vì đó là năm có tỉ lệ tăng cao nhất, nhưng lạm phát thực sự đã xuất hiện từ nhiều năm trước đó Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ 1981-1985 lần lượt tăng là: 70%, 95%, 50%, 65% và 92% Chỉ có điều lúc đó không ai thừa nhận có lạm phát trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, không ai dám đưa vấn đề ra để phân tích, bàn luận công khai Không có giải pháp tổng thể nào được đưa ra trong một thời gian dài cho đến khi xảy ra cuộc đổi tiền vào năm 1985.Có lẽ có quan niệm cho rằng đổi tiền sẽ khôi phục lại giá trị đồng bạc Việt Nam và lạm phát sẽ chấm dứt nên mới có qui định “Sức mua của đồng tiền mới bằng 10 lần sức mua của đồng tiền cũ” (Quyết định 01/HĐBT-TĐ ngày 13/9/1985)
Nhưng sau đổi tiền, CPI năm 1985 tăng đến 92%, năm 1986 lên tới 775%, nền kinh tế bước vào thời kỳ lạm phát dữ dội với tỉ lệ tăng 3 chữ số kéo dài trong 2 năm tiếp theo Phải đến cuối năm 1988 và qua năm 1989, nhiều biện pháp về tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát mới được đưa ra Một trong những quyết định quan trọng ghi nhận được lúc đó là việc lần đầu tiên mạnh tay nới lỏng tỷ giá USD/VND vào cuối năm 1988 và tiếp tục cơ chế linh hoạt đến năm 1991, trước khi bước vào giai đoạn đóng băng tỷ giá từ năm 1992
Trước tháng 12/1988, tỷ giá do ngân hàng Vietcombank công bố thường thấp hơn thị trường tự do hàng chục lần Các công ty xuất khẩu lẩn tránh việc đưa ngoại tệ vào ngân hàng bằng cách nhập khẩu hàng hóa quay vòng
Vào tháng 12/1987, Vietcombank công bố tỷ giá ngoại tệ là 3.000 đồng/USD Đây là bước tăng vọt so với tỷ giá 368,2 đồng công bố từ đầu năm, tuy vẫn còn thấp hơn mức giá 4.300 đồng ở thị trường tự do Trong các tháng tiếp theo, tỷ giá được điều chỉnh với biên độ chênh lệch khoảng 10% so với giá thị trường Sự thay đổi tỉ giá đã có tác động rất mạnh đến cán cân thương mại Nếu chỉ xét trong khu vực giao dịch bằng USD, xuất khẩu trong giai đoạn
từ 1989 đến 1992 bình quân tăng 50% mỗi năm Tỉ lệ nhập siêu so với xuất khẩu đã lập tức giảm mạnh từ 47,6% trong năm 1986 xuống gần như cân bằng vào năm 1989 và thậm chí đã có xuất siêu vào năm 1990
Trang 66
Đến cơn sốt tín dụng đầu thập kỷ 1990 Năm 1989, với cơ chế rất thoáng trong việc thành lập quỹ tín dụng, hàng loạt quỹ tín dụng ra đời để huy động vốn, cho vay lòng vòng, sau một thời gian thì đổ bể Lãi suất tiết kiệm năm 1989 cực kỳ cao, có lúc lên đến hơn 12%/tháng cùng với cơ chế rất thoáng Lãi suất cho vay đầu năm 1989 là 10,5%/tháng, cuối năm giảm xuống còn xấp xỉ 4%/tháng và duy trì ở mức trên dưới 3%/tháng trong các năm từ 90 đến 92 Tình hình kinh tế xã hội vào lúc đó cũng còn hết sức gay gắt, mặc dù lạm phát đã giảm mạnh
so các năm 86-88 Tỷ giá VND/USD tăng vọt lên trên 13.000 VND/USD trong tháng cuối năm
1991, giảm đột ngột còn 11.000 VND/USD đến năm 1992, sau đó và được neo giữ ở mức thấp trong suốt nhiều năm từ 1992 đến 1996 trong khoảng từ 10.500 đến 11.000 VND/USD
Tình trạng lỗ lãi, nợ nần mà không có cơ chế phá sản làm cho hàng loạt công ty đang hoạt động hết sức khốn đốn Chính phủ đã ra quyết định lập Ban thanh toán công nợ quốc gia
để thanh toán chéo nhưng kết quả không đáng kể Nội lực của nền kinh tế bị thương tổn nghiêm trọng Tăng trưởng kinh tế của VN từ 1992 đến 1996 đạt đến 9% năm, nhưng từ 1997 thì giảm dần Một số báo cáo cho rằng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế châu Á Đó là cách lý giải mà ngay từ lúc đó cũng không có sức thuyết phục Dấu ấn của chính sách tỷ giá, tiền tệ các năm đó lớn hơn là ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Chính là cơ chế cứng nhắc cùng với tỷ giá đồng nội tệ cao đã làm mất đi cơ hội của đất nước khi mà dòng FDI thế giới đang hướng mạnh vào
Thâm hụt thương mại do tỷ giá và cũng được giải quyết bởi tỷ giá Kết quả kỳ diệu của
cơ chế tỷ giá năm 1997 Đồng nội tệ đã bị đánh giá cao cùng với tỷ giá bị cố định cứng trong khoảng thời gian dài từ 1992 đến 1996 đã thúc đẩy nhập khẩu ồ ạt Do vậy, thâm hụt thương mại liên tục tăng để lên đến đỉnh cao hơn 45% vào năm 1995 Năm 1997, lần đầu tiên cơ chế
xơ cứng của tỷ giá được điều chỉnh và kết quả thật kỳ diệu Liên tục trong 4 năm thâm hụt thương mại giảm mạnh để chỉ còn -1% vào năm 2000 Các năm 1999-2000 chỉ số giá chỉ tăng 0,1% và -0,6% Tăng trưởng của GDP cũng thấp: 4,8% năm 1999 và 6,7% năm 2000 Giải pháp được đưa ra lúc này là kích cầu tăng trưởng thông qua gia tăng chi tiêu công và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước Chi tiêu của Nhà nước (so với GDP) đã tăng từ 5% năm 2000 lên trên 8% từ sau năm 2005 Tỉ lệ vốn đầu tư/GDP cũng tăng lên đến 34% năm 2000 và đến 40%
từ năm 2004 đến nay (2007) Từ đây các nhân tố lạm phát được nuôi dưỡng
Trang 77
Tốc độ tăng trưởng GDP thống kê qua các năm và ước tính cho 2008 Đến hôm nay lạm phát quay trở lại Năm 2004 đã xuất hiện những dấu hiệu của cuộc lạm phát mới và được xác nhận lại vào năm 2005 nhưng đã không có những giải pháp thoả đáng Thậm chí đến giữa năm
2007 dấu hiệu trở nên rõ ràng hơn thì một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước vẫn tuyên bố mạnh
mẽ “lạm phát không thể đến mức hai con số” Nếu nhìn lại trong vòng 3 thập kỷ qua, tính chu
kỳ của nền kinh tế bộc lộ rõ hơn: cứ 10 năm lặp lại một lần Suy thoái diễn ra vào các năm x7, x8 sau khi đạt được đỉnh tăng trưởng trong các năm x4, x5, x6 Tuy nhiên, đến nay liệu chúng
ta đã có đủ kinh nghiệm để không bị cuốn theo chu kỳ? Kiểm chứng về chính sách từ lạm phát
và hậu lạm phát năm 86 đến nay, cho thấy những lúc khó khăn nhất thì có nhiều tiếng nói và có
sự lắng nghe hơn, xuất hiện những cải cách mạnh mẽ Nhưng vào những lúc nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao dần thì nhiều quyết định được đưa ra rất bất ngờ, ít được tham vấn, tiếng nói đóng góp cũng ít xuất hiện Phải chăng đây là căn bệnh cố hữu không thể vượt qua?
II/Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam khi xảy ra lạm phát
Cuộc chiến chống lạm phát của nền kinh tế Việt Nam giúp phát hiện hai vấn đề: Một về
cơ cấu và một về điều hành kinh tế vĩ mô
- Về cơ cấu, nền kinh tế của chúng ta đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng về
sung dụng tài nguyên Sung dụng tài nguyên không hiệu quả đã làm lãng phí đồng vốn, lãng phí nhân lực, lãng phí tài nguyên thiên nhiên trong một thời gian dài Hệ số ICOR cao (4,5) cho thấy nền kinh tế Việt Nam là một trong những nền kinh tế có đầu tư kém hiệu quả nhất trong khu vực, và có năng lực cạnh tranh rất thấp Những hệ quả tiếp theo của nó càng ngày càng lộ
rõ như thâm hụt cán cân thương mại ngày càng nghiêm trọng (chỉ riêng năm tháng đầu năm
2008, con số này đã lên đến 14,4 tỉ USD), khiếm hụt ngân sách luôn được duy trì ở mức 5% GDP trong nhiều năm, và kết quả tất nhiên của nó là tốc độ lạm phát của nền kinh tế ngày càng gia tăng (theo một ước lượng đáng tin cậy, nếu loại trừ tác động tăng giá của thị trường thế giới như giá dầu và giá lương thực, tốc độ lạm phát do tác động nội tại của nền kinh tế mà chủ yếu xuất phát từ vấn đề sử dụng tài nguyên không hiệu quả, đã lên đến từ 8- 10%/năm) Tuy nhiên, giải quyết vấn đề cơ cấu là một việc làm lâu dài, đòi hỏi một quyết tâm chính trị rất cao Bài toán về cơ cấu là bài toán không thể có lời giải một sớm một chiều, nhưng đó là một bài toán phải kiên trì giải quyết ngay từ bây giờ, vì rằng đó là bài toán sinh tử, quyết định tương lai phát triển và cường thịnh hay không của nền kinh tế Việt Nam
Trang 88
- Về điều hành kinh tế vĩ mô, chúng ta đang gặp phải các vấn đề trong chính sách ngân
sách và chính sách tiền tệ Nếu mục tiêu của chính sách ngân sách vẫn là duy trì một mức khiếm hụt lên đến 5%/GDP tiếp tục trong thời gian dài, những nỗ lực kiểm soát lạm phát nhằm
ổn định kinh tế vĩ mô sẽ rất khó thành công Mục tiêu cân bằng ngân sách cần phải là một mục tiêu được hướng tới kể từ bây giờ Những nỗ lực chống lạm phát trước hết phải được thể hiện bởi một quyết tâm từ phía Chính phủ, cụ thể hóa bởi các hành động tiết kiệm ngân sách: tinh giản bộ máy hành chính, tiết kiệm công chi, giảm đầu tư công Tất cả những điều đó sẽ giúp cho việc sung dụng tài nguyên quốc gia trở nên hiệu quả hơn, đồng thời khuyến khích phát triển đầu tư tư nhân trong và ngoài nước ngay trong các lĩnh vực cần nguồn vốn lớn như xây dựng cơ sở hạ tầng Một ngân sách cân bằng sẽ có tác dụng tích cực hai mặt: giảm thiểu tốc độ lạm phát và tăng cường hiệu quả của việc sung dụng tài nguyên
- Về chính sách tiền tệ, chúng ta đang lúng túng giải quyết bài toán lãi suất và tỷ giá Sự
lúng túng này đang gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp Điều đáng quan tâm hơn là nó làm xói mòn niềm tin và tâm lý lạc quan đã có trước đây của các nhà đầu tư trong và ngoài nước Một năm trước đây, kỳ vọng lạc quan đã là động lực thúc đẩy đầu tư và sự tăng trưởng của các thị trường: thị trường lao động, thị trường hàng hóa, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán Tâm lý lạc quan thái quá có thể tạo ra sự tăng trưởng bong bóng của một số thị trường nhưng một thái độ lạc quan vẫn luôn luôn cần thiết để duy trì không những sự tăng trưởng kinh tế mà cả sự ổn định
III/ Nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam
Lạm phát bên cạnh việc làm méo mó giá cả, nó còn làm sói mòn tiết kiệm và không khuyến khích đầu tư, hạn chế tăng trưởng kinh tế, gây ra những bất ổn chính trị và xã hội Chính vì vậy, lạm phát được xem như một căn bệnh nguy hiểm buộc chính phủ các nước phải kiềm chế nó bằng mọi giải pháp Do vậy, lạm phát đã có xu hướng giảm từ cuối những năm của thập kỷ 80 trở lại đây, nhất là đối với những nền kinh tế mới nổi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát gia tăng: Như sự biến động bất thường về giá cả của một số mặt hàng nhiên liệu, lương thực, thực phẩm do những cú sốc tiêu cực của cung - ví dụ như sự bất ổn chính trị trên thế giới vừa qua làm tăng giá dầu, hoặc cú sốc đột biến của cầu - ví dụ như nhu cầu thép tăng đột ngột của Trung Quốc v.v, còn có những nguyên nhân
từ yếu tố tiền tệ Trường phái tiền tệ mà điển hình là Milton Friedman đã nhận định rằng “lạm
Trang 99
phát là một hiện tượng tiền tệ” Nhận định này được rút ra trên cơ sở các chứng cứ thực nghiệm nghiên cứu về sự tăng trưởng tiền tệ kéo dài gắn với sự gia tăng lạm phát (lạm phát và sự tăng trưởng tiền tệ tại Mỹ la tinh 1980-1990 và siêu lạm phát ở Đức 1921-1923 v.v) Bên cạnh đó, những phân tích quan điểm lạm phát của trường phái Keynes cho thấy rằng, sự gia tăng lạm phát có thể xuất phát do những cú sốc về cung hoặc cầu, nhưng nếu cung tiền không tăng theo hay không thay đổi thì chỉ trong một thời gian ngắn, kết quả ròng của cú sốc cung (cầu) sẽ làm dịch chuyển cả đường tổng cung lẫn đường tổng cầu và đưa mức giá về mức ban đầu Do vậy những cú sốc về cung (cầu) không phải là nguồn gốc của lạm phát cao (nhưng là nguồn gốc làm tăng mức giá trong ngắn hạn)
Trong các nguyên nhân dẫn đến lạm phát do yếu tố tiền tệ, theo tổng kết của IMF thường xuất phát từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ (CSTT): Sự thâm hụt ngân sách kéo dài được bù đắp bằng việc in tiền, và/hoặc sự chi tiêu quá mức và thất thoát lớn trong xây dựng cơ bản của chính phủ sẽ là nguyên nhân gây ra lạm phát, hoặc CSTT quá nới lỏng, dẫn tới tăng cung tiền, tăng đầu tư tín dụng quá mức v.v cũng là nguyên nhân gây lạm phát Do vậy,
để kiểm soát lạm phát ở mức mục tiêu luôn đòi hỏi sự phối hợp rất chặt chẽ trong điều hành CSTT và chính sách tài khóa Xét trong giác độ điều hành CSTT để kiểm soát lạm phát (lạm phát được coi là mục tiêu cuối cùng của CSTT), tùy điều kiện kinh tế, mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, khả năng điều tiết tiền tệ của Ngân hàng Trung ương (NHTW) mà NHTW các nước sử dụng các công cụ khác nhau để kiểm soát lạm phát Thực tế hiện nay cho thấy, đối với những nước phát triển, là những nước có thị trường tiền tệ, thị trường vốn phát triển, đặc biệt là những nước theo đuổi khuôn khổ CSTT hướng tới mục tiêu lạm phát (Inflation targeting), NHTW thường không quan tâm đến sự gia tăng của cung tiền (Money supply-M2), mà chỉ quan tâm đến sự thay đổi của lãi suất có ảnh hưởng như thế nào đến sự gia tăng lạm phát, qua
đó họ điều chỉnh lãi suất chỉ đạo của NHTW nhằm đạt được lạm phát mục tiêu Nhưng đối với những nước đang phát triển, thị trường tài chính phát triển ở mức độ thấp, thì việc kiểm soát lạm phát thường thực hiện thông qua việc kiểm soát cung tiền
Đứng trên giác độ cung tiền là nhân tố tác động làm gia tăng lạm phát, thì để kiểm soát được cung tiền cần kiểm soát được những nhân tố làm tăng cung tiền Xét về mặt lý thuyết M2=k.MB (tiền cung ứng của NHTW), có nghĩa là M2 tăng lên khi NHTW phát hành tiền cho nền kinh tế và/ hoặc hệ số tạo tiền tăng lên Nói một cách cụ thể hơn (qua bảng cân đối tiền tệ
Trang 1010
toàn ngành), khi MB tăng lên sẽ làm tăng và/hoặc tín dụng nền kinh tế, tài sản có ngoại tệ, cho vay chính phủ ròng, qua đó làm tăng M2 Đối với nền kinh tế bị đôla hoá, M2 tăng lên ngoài nhân tố do MB tăng lên, còn do nguồn ngoại tệ huy động trong dân tăng hoặc dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều Do vậy, đối với nền kinh tế đôla hoá, NHTW kiểm soát M2 sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nhiều so với nền kinh tế không bị đôla hoá
Tình hình giá cả và lạm phát ở Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là những biến động bất thường trong năm 2004 đẩy chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) lên 9,5% (trong khi chỉ số này của năm 2003 là 3%), vượt xa con số 5% theo kế hoạch đề ra, đã buộc công luận phải lên tiếng Để giải tỏa những bức xúc của dân chúng và các nhà sản xuất kinh doanh, đã có nhiều buổi tọa đàm, cuộc hội thảo được tổ chức và được các phương tiện thông tin đại chúng loan tải Qua đó
đã toát ra nhiều vấn đề còn tranh cãi về quan điểm về lạm phát, nguyên nhân của lạm phát, cách tính chỉ số lạm phát, các giải pháp nhằm khắc phục lạm phát Dưới đây là các nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam hiện nay
Lạm phát là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có vị trí quan trọng hàng đầu trong điều hành chính sách của mỗi một quốc gia Đây cũng là một ttrong hai mục tiêu mà Ngân hàng Trung ương các nước đều hướng tới Khái niệm chung về lạm phát được khoa học kinh tế đưa ra là sự tăng giá chung theo thời gian, khi đó mặt bằng chung về giá cả hàng tiêu dùng trên thị trường tăng lên Còn lạm phát tiền tệ hoặc lạm phát giá cả được gọi theo cách nhìn nhận ở góc độ nguyên nhân của lạm phát Theo lý thuyết kinh tế học hiện đại, lạm phát do ba nguyên nhân: cầu kéo, chi phí đẩy và quá thừa mức tiền cung ứng trong lưu thông Tuy nhiên trong thực tế, lạm phát gia tăng còn do một số nguyên nhân nữa, thí dụ: Tâm lý của dân chúng, sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư
Lạm phát tiền tệ được hiểu là mức tiền cung ứng cho lưu thông vượt quá mức cần thiết, biểu hiện là sự mất giá của đồng bản tệ
Lạm phát giá cả được hiểu là giá cả hàng hóa và dịch vụ nói chung tăng lên do cầu lớn hơn cung (cầu kéo), hoặc do chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ tăng lên (chi phí đẩy)
Trong thực tế hai loại lạm phát nói trên ít khi xảy ra cùng một lúc, mà thường hoặc là lạm phát giá cả, hoặc là lạm phát tiền tệ
Trang 1111
Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam hiện nay:
Trên cơ sở nghiên cứu về biến động của giá cả và lạm phát ở Việt Nam, lạm phát ở Việt Nam thời gian qua (đặc biệt là năm 2004) là do những nguyên nhân sau:
* Về phương pháp tính:
Phương pháp tính chỉ số CPI của các nước khác với Việt Nam Một là, các nước thường loại trừ giá lương thực, dầu mỏ ra khi tính toán ; Hai là, giá đó là giá giao dịch mua buôn, bán buôn trên thị trường hàng hóa của các nhà kinh doanh, còn giá bán lẻ cho người tiêu dùng đối với nhiều mặt hàng thì vẫn ổn định; Ba là, các mặt hàng đó chiếm tỷ trọng nhỏ trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ tính CPI
Ở Việt Nam theo phương pháp tính CPI hiện nay, giá cả của nhóm hàng lương thực, thực phẩm chiếm quyền số lớn nhất, tới 47,9% trong rổ hàng hóa tính CPI Trong các năm trước đây, mặc dù nhiều nhóm mặt hàng khác có biến động tăng đáng kể, nhưng nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhất là giá lúa gạo, giá cao su, cà phê, hạt điều, thịt lợn, rau hoa quả biến động thất thường Trong các năm 1991, 1993, 1994, 1998, giá lương thực và thực phẩm tăng rất cao, kèm theo đó là chỉ số giá chung cũng tăng cao Ngược lại, trong các năm
1997, 1999, 2000, các mặt hàng lương thực, thực phẩm có giá bán giảm thấp, khó tiêu thụ, nên đã làm cho CPI ở mức rất thấp, thậm chí là âm Nhưng năm 2004 nhóm mặt hàng này đã tăng tới 15%; trong đó giá lương thực tăng 12,5% và giá thực phẩm tăng 16,8%, đã tác động mạnh làm gia tăng cao chỉ số CPI nói chung Do đó nếu loại bớt được sự tăng giá đột biến gây những cú sốc trong tính toán, thì rõ ràng chỉ số lạm phát không cao như đã công bố
* Điều tiết vĩ mô kém
Một thực tế cần phải thừa nhận là điều tiết vĩ mô của chúng ta trước những biến động bất thường cả từ trong và ngoài nước để nhằm bình ổn thị trường trong nước là còn nhiều bất cập Thí dụ, đến khi giá thuốc tân dược leo thang hàng ngày và được bán ở mức rất cao, gây rối loạn thị trường thuốc chữa bệnh, lúc đó chúng ta mới nghĩ đến vấn đề dự trữ quốc gia về thuốc tân dược; Các quyết định quản lý được đưa ra để điều tiết thị trường thường là chậm trễ, vì thế hiệu quả điều tiết kém Thí dụ: việc điều chỉnh giảm thuế thép, phôi thép mặc dầu được kiến nghị từ tháng 1/2004 nhưng đến tháng 3/2004 mới được thực hiện, vào lúc này giá phôi thép đã tăng lên 480-500 USD/tấn và giá thép xây dựng đã tăng lên tới 500-520 USD/tấn Do vậy các doanh nghiệp khi nhập khẩu tại thời điểm này khó có khả năng cạnh tranh với các doanh
Trang 1212
nghiệp đã nhập phôi thép trước đó; Tình trạng độc quyền, đầu cơ trục lợi vẫn còn phổ biến dẫn đến thao túng, gây rối loạn thị trường; Cũng do quản lý kém đã dẫn đến tình trạng tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn Hệ lụy tất yếu của những tình trạng trên là thị trường trong nước thêm rối loạn; Khi chỉ số lạm phát gia tăng nhanh chóng trong những tháng đầu năm 2004, mặc dù tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế là phù hợp với các chỉ số kinh tế vĩ mô (sẽ được phân tích ở phần dưới đây), nhưng dưới sức ép của dư luận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại thực hiện một chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm mức cung ứng tiền tệ Như vậy Ngân hàng Nhà nước đã khắc phục bất hợp lý này bằng một bất hợp lý khác
Hệ quả của nó là đẩy lãi suất lên cao, tăng chi phí đầu tư, hạn chế đầu tư, kìm hãm sản xuất và tăng thất nghiệp
* Cung ứng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
Tổng phương tiện thanh toán, bao gồm tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi tại ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng (nội và ngoại tệ) Nhân tố này về nguyên lý là thường tác động
có độ trễ, tức là tổng phương tiện thanh toán tăng lên trong kỳ này, thì ảnh hưởng của nó phát sinh ở kỳ sau, trong ngắn hạn là 6 tháng, trung và dài hạn thường là từ 1 năm trở lên Trong 14 năm qua, mức tăng tổng phương tiện thanh toán bình quân 23%-26%/năm, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và không thấy tác động rõ rệt về lạm phát, cũng như giảm phát Năm 1999 tổng phương tiện thanh toán tăng cao nhất, tới 39,25%, nhưng các năm 1999, 2000 và 2001 tốc
độ tăng chỉ số CPI ở mức thấp, thậm chí năm 2000 còn giảm 0,6% Các năm 1994, 1995, 1998, chỉ số CPI tăng cao, nhưng các năm đó và năm trước đó tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán vẫn ở mức trung bình nhiều năm Năm 1998, tổng phương tiện thanh toán tăng thấp nhất, chỉ có 20,33%, nhưng CPI lại tăng tới 9,2% Trong 6 tháng đầu năm nay tổng phương tiện thanh toán tăng 7,26%, thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm 2003 là 8,28% Song chỉ số tăng giá trong 6 tháng đầu năm 2004 đã là 7,2% Còn trong năm 2004, tổng phương tiện thanh toán, tốc
độ tăng trưởng vốn huy động và tăng dư nợ cho vay, đều thấp hơn mức cùng kỳ năm ngoái, nhưng CPI đã là 9,5% Tất nhiên như đã nói ở trên là có độ trễ về mặt thời gian, thường từ 6 tháng đến 1 năm
Như vậy có thể khẳng định, lạm phát ở Việt Nam trong hơn 14 năm qua nói chung và năm 2004 nói riêng không phải là lạm phát tiền tệ
Trang 1313
* Do cầu kéo
Trong những năm qua, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong nước dồi dào, đa dạng và phong phú Do đó hầu như không có tình trạng khan hiếm hàng hóa trên thị trường dẫn tới tăng giá một hay một số mặt hàng nào đó Song trong năm 2004, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm xẩy ra trên diện rộng và kéo dài, đã làm giảm mạnh nguồn cung sản phẩm gia cầm, trong khi nhu cầu thực phẩm tiếp tục tăng lên, làm cho giá cả mặt hàng gia cầm nói riêng tăng đột biến Đồng thời nhu cầu của người tiêu dùng được chuyển sang các mặt hàng thực phẩm khác nên đã làm cho nhóm hàng thực phẩm nói chung tăng cao, tới 16,8% trong 9 tháng đầu năm 2004
Mặt khác, do biến động mạnh của bất động sản từ cuối năm 1999, do vậy nhu cầu xây dựng tăng cao, dẫn đến giá cả của vật liệu xây dựng, sắt thép, các mặt hàng trang trí nội thất đồng lọat tăng lên Một diễn biến khác cũng xét từ nhân tố cầu kéo, có thể thấy do giá xuất khẩu gạo của Việt Nam được cải thiện và khối lượng gạo xuất khẩu tăng, thị trường xuất khẩu thủy sản ổn định và được mở rộng Do đó giá của các mặt hàng lương thực, thủy hải sản tăng lên
* Do chi phí đẩy
Nhân tố này chủ yếu là do giá cả các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu trên thị trường thế giới tăng lên, tập trung là giá xăng dầu, phôi thép, nguyên liệu nhựa, phân đạm Urê, bột giấy, thuốc chữa bệnh, vật phẩm y tế , làm cho giá bán lẻ trong nước cũng tăng lên Chỉ riêng mặt hàng xăng dầu trong năm 2004 đã được điều chỉnh tăng 4 lần Tình hình đó làm cho chi phí của một loạt lĩnh vực tăng lên, nhất là giao thông vận tải Giá cước vận chuyển hàng không tăng 8%, vận tải đường sắt tăng 10% nhằm thực hiện chính sách hòa đồng giá vé giữa người Việt Nam và người nước ngoài, Bên cạnh đó chi phí xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, của người nông dân cũng tăng cao Giá sắt thép tăng làm cho ngành xây dựng và cơ khí chế tạo tăng chi phí Nguyên liệu nhựa và bột giấy tăng cũng làm cho chi phí của một loạt ngành sản xuất và một loạt sản phẩm phải tăng giá bán lên
Đặc biệt là sự biến động lớn của thị trường bất động sản từ năm 1999 đến nay, hệ lụy của nó là vô cùng lớn Đáng nhẽ các nguồn tiền nhãn rỗi trong nền kinh tế đặc biệt là trong dân
cư phải được tập trung để đầu tư phát triển sản xuất thì nay mọi người lại dồn hết tiền để kinh doanh bất động sản gây rối loạn thị trường này, đẩy giá bất động sản tăng hàng chục lần Do
Trang 14Như vậy qua nghiên cứu về diễn biến chỉ số tăng giá hàng tiêu dùng nói chung và diễn biến lạm phát nói riêng trong hơn 14 năm qua, cũng như riêng năm 2004 có thể khẳng định, lạm phát ở nứơc ta là lạm phát giá cả Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí đẩy, quản lý vĩ mô kém, có một yếu tố nhỏ là cầu kéo và yếu tố tâm lý dân chúng
Trang 1515
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chính phủ nhất trí điều chỉnh mục tiêu chống lạm phát và mức tăng trưởng trong năm
2008 thích hợp trong tình hình mới và nêu 5 giải pháp cần tập trung chỉ đạo và điều hành nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và duy trì tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế
I/ Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng
Chính phủ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng theo nguyên tắc thị trường một cách chặt chẽ, chủ động và linh hoạt, bảo đảm mục tiêu chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm huy động các nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế
Thời gian gần đây báo chí liên tục đưa tin về việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, NHTM tăng lãi suất tiền gửi, siết chặt cho vay với mục tiêu chung là kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế Tuy nhiên cái giá phải trả cho việc thực hiện những chính sách này không rẻ chút nào Bài viết của PGS-TS Trần Ngọc Thơ - ThS Hồ Quốc Tuấn đăng trên Thời báo Kinh Tế Sài Gòn dưới đây trao đổi về những cái giá mà kinh tế Việt Nam phải trả khi thực hiện mục tiêu kìm chế lạm phát Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đưa ra quyết định 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu NHNN bằng tiền đồng dưới hình thức bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng Đây rõ ràng là một biện pháp nằm trong gói giải pháp thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát của Chính phủ, bên cạnh các bài thuốc tăng dự trữ bắt buộc, điều chỉnh các loại lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn đã được tiến hành
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng lạm phát cao và đứng trước nguy cơ suy thoái toàn cầu, ngân hàng trung ương nhiều nước phải đứng giữa lựa chọn khó khăn là tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát hay giảm lãi suất để kích thích kinh tế, NHNN đã lựa chọn quan điểm thắt chặt tiền tệ Nhìn vào động thái của các nước trên thế giới về chính sách lãi suất và rộng hơn là chính sách tiền tệ, chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam đang đi theo hướng đi của những nước đang có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định như Hàn Quốc, Trung Quốc và Úc là ưu tiên chống lạm phát chứ không đi theo con đường cắt giảm lãi suất của Mỹ hay vài nước ASEAN khác như Thái Lan, Phillipines và Indonesia là chấp nhận lạm phát để chống suy thoái
Nguyên nhân NHNN quyết liệt chống lạm phát cũng không khó hiểu