Ổn định giá cả thị trường

Một phần của tài liệu luận văn LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM (Trang 25)

Bốn là Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền các địa phương, hiệp hội các ngành hàng tăng cường các biện pháp quản lý thị trường giá cả, tổ chức tốt thương mại trong nước, kêu gọi các doanh nghiệp có trách nhiệm với đất nước không đầu cơ trục lợi và tăng giá các mặt hàng. Chính phủ đã xác định nguyên tắc ưu tiên là từ nay đến cuối năm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo đà cho những năm tiếp theo, đảm bảo an sinh xã hội. Và trong việc ổn định giá các mặt hàng thiết yếu, Thủ tướng đã chỉ đạo, với mặt hàng xăng dầu, trong bất cứ thời điểm nào, địa điểm nào cũng phải đảm bảo nguồn cung tổng thể. Trong trường hợp có diễn biến bất thường, Chính phủ sẽ nghiên cứu biện pháp hợp lý để giải quyết. Điều này cho thấy Chính phủ luôn xác định ưu tiên chống lạm phát là mục tiêu hàng đầu, nhất là đối với xăng dầu – mặt hàng thiết yếu hàng đầu của nền kinh tế.

Giá tiêu dùng tháng 6/2008 tăng 2,14% so với tháng trước, và là tháng có mức tăng thấp nhất trong 6 tháng đầu năm nay. Nhập siêu trong những tháng gần đây đã giảm nhanh từ mức 3,2 tỷ USD trong tháng 3, xuống mức 1,3 tỷ USD trong tháng 6.

Với mặt hàng than, Bộ Tài chính đang nghiên cứu xây dựng phương án và lộ trình chặt chẽ về giá than trong thời gian tới, trong đó, quy định giá bán than cho từng hộ tiêu thụ lớn. Ông Hoàng Thọ Xuân – Vụ trưởng Vụ chính sách thị trường trong nước - Bộ Công thương cho biết: Bộ Tài chính và Bộ Công thương đang nghiên cứu một phương án và lộ trình hết sức chặt chẽ trong thời gian tới.

Điện giữ giá ổn định từ nay đến hết năm thì giá than bán cho điện cũng phải ổn định. Đó là điều đương nhiên. Còn than bán cho sản xuất xi măng, cho sản xuất phân bón, và ngành sản xuất giấy cũng đang được Bộ Tài chính tính toán xây dựng lộ trình, bước đi cho phù hợp với điều kiện hiện nay, trên cơ sở kiềm chế tăng giá tiêu dùng và chống lạm phát là mục tiêu hàng đầu.

Theo dự báo, giá vật liệu xây dựng trong tháng 7 này sẽ tương đối ổn định do nguồn cung dồi dào. Riêng đối với xi măng, Bộ Xây dựng đã họp bàn với các doanh nghiệp, với Hiệp hội xi măng quy định thống nhất cách quản lý giá bán trên thị trường. Vụ trưởng Vụ quản lý vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Quang Cung, cho biết: để tăng cường nguồn cung cho thị trường, trong tháng 7 này, sẽ tiếp tục đưa các dự án xi măng xây dựng mới vào hoạt động, đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường.

26

Theo ông Cung, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo nguồn cung ổn định. Trong tháng 7 này, sẽ tiếp tục đưa nhà máy xi măng sông Gianh vào hoạt động. Lượng xi măng do nhà máy này sản xuất sẽ được đưa vào thị trường phía Nam. Còn về các biện pháp để quản lý thị trường vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp trong ngành đang phối hợp chặt chẽ giữa nhà máy sản xuất và hệ thống phân phối. Phải công khai giá bán, bán hàng có niêm yết giá, làm cơ sở cho quản lý thị trường dễ dàng kiểm tra. Các đại lý bán hàng vượt giá thỏa thuận sẽ bị cảnh cáo, hoặc không tiếp tục ký hợp đồng bán hàng cho nhà máy. Mục tiêu cuối cùng là hài hòa lợi ích của sản xuất, nhà phân phối và lợi ích người tiêu dùng.

Còn với mặt hàng thép, trước đề nghị mới đây của Hiệp hội Thép Việt Nam về điều chỉnh tăng giá bán thép xây dựng trước việc giá phôi thép trên thị trường thế giới tăng cao, quan điểm của Chính phủ là chưa ủng hộ việc tăng giá thép. Trong bối cảnh giá cả tăng mạnh và Nhà nước chủ trương tiếp tục kiềm chế lạm phát thì các nhà sản xuất thép cần tính toán giảm chi phí giá thành như thế nào, cắt giảm chi phí sản xuất ra sao, mới có thể quyết định có cho phép tăng giá hay không.

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất phân bón đang tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp để ổn định thị trường phân bón. Ông Phan Đình Đức – Tổng giám đốc Tổng công ty phân đạm và hóa chất dầu khí cho biết: Đa phần các loại phân bón đều tăng từ 100- 300%, nhưng riêng phân đạm chỉ tăng 75%. Chính vì có sản lượng chiếm khoảng 40% thị phần và chính sách giá của Đạm phú Mỹ nên giá đạm của thị trường không tăng nhiều như các loại phân nhập khẩu khác.

Về những biện pháp bình ổn giá năm nay của Đạm Phú Mỹ, theo ông Phan Đình Đức: “Chúng tôi xây dựng hệ thống phân phối trực tiếp qua 4 công ty tại miền Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, miền Trung, Tây Nguyên và miền Bắc. Hệ thống phân phối này sẽ giúp đưa sản phẩm đến tay bà con nông dân trong thời gian ngắn nhất, tránh việc mua bán lòng vòng, mua đi bán lại làm tăng giá, đội giá. Về lâu dài, chúng tôi đang tích cực tìm kiếm các nguồn nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào như các mỏ khí ở nước ngoài để đầu tư ra nước ngoài, xây dựng nhà máy phân bón và hóa chất ở nước ngoài”.

Cùng với các giải pháp từ Chính phủ, sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong bình ổn giá, nhất là với các mặt hàng thiết yếu, sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát, phát triển kinh tế bền vững.

27

Một phần của tài liệu luận văn LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)