Mác viết: "Việc phát hành tiềngiấy phát hành vào lưu thông vượt quá số lượng vàng mà nó đại diện thì giá trịcủa tiền giấy giảm xuống và tình trạng lạm phát xuất hiện.Một định nghĩa nữa v
Trang 1MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường luôn diễn ra tình trạng cạnh tranh gay gắtgiữa các doanh nghiệp để thu được lợi nhuận caovà đứng vững trên thươngtrường các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp luôn phải nhanh chóng đểtiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới Bên cạnh bao vấn đề cần có
để kinh doanh còn là những vấn đề nổi cộm khác trong kinh tế Một trong nhữngvấn đề nổi cộm ấy là lạm phát Lạm phát là một hiện tượng kinh tế xã hội gắnvới nền kinh tế thị trường.Nó là một trong những hiện tượng quan trọng nhất củathế kỷ XXI và đụng chạm tới mọi hệ thống kinh tế dù phát triển hay không
Lạm phát được coi là một căn bệnh kinh niên của mọi nền kinh tế hànghoá tiền tệ Nó có tính thường trực, nếu không thường xuyên kiểm soát, không
có những giải pháp chống lạm phát thường trực, đồng bộ và hữu hiểu thì lạmphát có thể xảy ra ở bất cứ nền kinh tế hàng hoá nào với bất kì chế độ xã hộinào
Nền kinh tế của Việt Nam cũng không thể tránh khỏi lạm phát, nó là mộtvấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian trí tuệ mới có thểmong muốn đạt được kết quả khả quan Chống lạm phát không chỉ là việc củacác nhà doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của chính phủ Lạm phát ảnh hưởngtoàn bộ đến nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động
ở nước ta hiện nay, chống lạm phát giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cânđối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đờisống nhân dân
Đây cũng là lý do em chọn đề tài: “Lạm phát và các giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay”
Trang 2Trong bộ "Tư bản" nổi tiếng của mình C Mác viết: "Việc phát hành tiềngiấy phát hành vào lưu thông vượt quá số lượng vàng mà nó đại diện thì giá trịcủa tiền giấy giảm xuống và tình trạng lạm phát xuất hiện.
Một định nghĩa nữa về lạm phát do các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra và nóđược sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường : "Lạm phát là sựtăng lên của mức giá trung bình theo thời gian"
Trong kinh tế học, thuật ngữ “lạm phát” được dùng để chỉ sự tăng lên theothời gian của mức giá chung hầu hết các hàng hoá và dịch vụ so với thời điểmmột năm trước đó Như vậy tình trạng lạm phát được đánh giá bằng cách so sánhgiá cả của hai loại hàng hoá vào hai thời điểm khác nhau, với giả thiết chấtlượng không thay đổi
Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sứcmua của đồng tiền Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phágiá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác
2 Các chỉ tiêu đo lường lạm phát
- Chỉ số giá sinh hoạt (viết tắt tiếng Anh: CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá
cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng(CPI) được giả định một cách xấp xỉ Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là
có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính.Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI CLI có thể đượcđiều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cảcủa đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một cách rấtlớn từ giá cả thế giới nói chung)
Trang 3- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi
"người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn Trong nhiều quốc giacông nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này làcon số lạm phát thông thường hay được nhắc tới Các phép đo này thường được
sử dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn cókhoản chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI.Đôi khi, các hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nóngụ ý là khoản chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thôngthường với một tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạmphát đã xảy ra)
- Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận đượckhông tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu Nó khác với CPI là
sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởicác nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán Ởđây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăngphát sinh nào bởi nó trong CPI Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một
dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trênlạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau;một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ
- Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn(thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn Chỉ số này rấtgiống với PPI
- Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa mộtcách có lựa chọn Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sửdụng là vàng Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cảvàng và bạc
- Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốcnội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị
Trang 4GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánhhay GDP thực
3 Phân loại lạm phát
Có nhiều cách để phân loại lạm phát Dựa trên các tiêu thức khác nhau sẽ
có các loại lạm phát khác nhau
3.1.Căn cứ vào định lượng
- Lạm phát vừa phải: Còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phátdưới 10% một năm Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối.Trong thời kì này nền kinh tế hoạt động một cách bình thường, đời sống củangười lao động ổn định Sự ổn định đó được biểu hiện: Giá cả tăng chậm, lãixuất tiền gửi không cao, không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoávới số lượng lớn …
- Lạm phát phi mã: lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ
lệ 2 con số 1 năm Ở mức 2 con số thấp :11%,12% thì nói chung các tác độngtiêu cực không đáng kể và nền kinh tế vẫn có thể chấp nhận được Nhưng khităng đến hai chữ số cao thì lạm phát sẽ làm cho giá cả chung tăng lên nhanhchóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hoá Lúc nàyngười dân tích trữ hàng hoá ,vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vaytiền ở mức lãi xuất bình thường Như vậy lạm phát sẽ làm ảnh hưởng xấu đếnsản xuất và thu nhập vì những tác động tiêu cực của nó không nhỏ Bên cạnh đólạm phát phi mã còn là mối đe doạ đối với sự ổn định của nền kinh tế
- Siêu lạm phát: 3 con số một năm xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lênvới tốc độ rất nhanh, tỷ lệ lạm phát cao Tốc độ và tỷ lệ siêu lạm phát vượt xalạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăngkinh khủng, giá cả tăng nhanh và không ổn định, tiền luơng thực tế của ngườilao động bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tin không còn chínhxác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động sản xuất khin doanh lâm vàotình trạng rối loạn, mất phương hướng Tóm lại, siêu lạm phát làm cho đời sống
Trang 5và nền kinh tế suy sụp một cách nhanh chóng.Tuy nhiên siêu lạm phát rất ít xảy
ra
3.2.Căn cứ vào định tính:
- Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng:
* Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động,tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Do đókhông gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người lao động và dến nềnkinh tế nói chung
* Lạm phát không cân bằng: Tăng không tương ứng với thu nhập của người laođộng Trên thực tế loại lạm phát này cũng thường hay xảy ra
-Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường
* Lạm phát dự đoán trước: là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong mộtthời kì tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn Loại lạm phát này có thể
dự đoán trước được tỷ lệ của nó trong các năm tiếp theo Về mặt tâm lý, ngườidân đã quen với tình trạng lạm phát đó và đã có sự chuẩn bị trước Do đó khônggây ảnh hưởng đến đời sống, đến kinh tế
* Lạm phát bất thường: xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện.Loại lạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống người dân vì họ chưa kịpthích nghi Từ đó mà loại lạm phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế
và niềm tin của nhân dân vào chính quyền có phần giảm sút
Trong thực tế lịch sử của lạm phát cho thấy lạm phát ở nước ta đang pháttriển thường diễn ra trong thời gian dài, vì vậy hậu quả của nó phức tạp và trầmtrọng hơn Và các nhà kinh tế đã chia lạm phát thành 3 loại với tỷ lệ khác nhau:lạm phát kinh niên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dưới 50% một năm,lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài hơn 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50% vàsiêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm
4 Nguyên nhân gây ra lạm phát
4.1.Lạm phát do cầu kéo:
Trang 6Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụnglao động, thì sẽ sinh ra lạm phát Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng
do tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta có cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tớicung tiền phải tăng lên để đáp ứng Do đó có lạm phát Nhiều người có trong taymột khoản tiền lớn và họ sẵn sàng chi trả cho một hàng hoá hay dịch vụ với mứcgiá cao hơn bình thường Khi nhu cầu về một mặt hàng tăng lên sẽ kéo theo sựtăng lên về giá cả của mặt hàng đó Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đóleo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hoá trên thị trường Lạmphát do sự tăng lên về cầu được gọi là “lạm phát do cầu kéo”, nghĩa là cầu vềmột hàng hoá hay dịch vụ ngày càng kéo giá cả của hàng hoá hay dịch vụ đó lênmức cao hơn.các nhà khoa học mô tả tình trạng lạm phát này là "quá nhiều tiềnđuổi theo quá ít hàng hóa”
4.2 Lạm phát do cầu thay đổi:
Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về mộtmặt hàng khác lại tăng lên Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá
cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặthàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá Trong khi đó mặt hàng có lượngcầu tăng thì lại tăng giá Kết quả là mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát
4.3 Lạm phát do chi phí đẩy:
Chi phí của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầuvào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế Khi giá cả của một hoặcvài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắncũng tăng lên Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xínghiệp tăng Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tănggiá thành sản phẩm Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng
4.4 Lạm phát do cơ cấu:
Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người laođộng Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền côngcho người lao động trong ngành mình Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành
Trang 7kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm Lạm phát nảy sinh vì điềuđó.
4.5 Lạm phát do xuất khẩu:
Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩmđược huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trongnước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu Lạm phát nảy sinh do tổng cung
và tổng cầu mất cân bằng
4.6 Lạm phát do nhập khẩu:
Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu Khi giá nhậpkhẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá như trong trường OPEC quyếtđịnh tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong nước xuống giá) thì giá bán sản phẩm
đó trong nước cũng tăng Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhậpkhẩu đội lên
4.7 Lạm phát tiền tệ:
Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữcho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngânhàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiềntrong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát
4.8 Lạm phát đẻ ra lạm phát:
Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý sẽ cho rằng tới đây giá cảhàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại Tổng cầu trở nên caohơn tổng cung, gây ra lạm phát
Trang 8làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu để mua đầu vào lao động giảm
đi Điều này khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất Việc làm đượctạo thêm Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm
5.2 Các hiệu ứng tiêu cực:
5.2.1 Đối với lạm phát dự kiến được:
Trong trường hợp lạm phát có thể được dự kiến trước thì các thực thểtham gia vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ranhững tổn thất cho xã hội:
- Chi phí mòn giày: lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người giữtiền và lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát nên lạmphát làm cho người ta giữ ít tiền hay làm giảm cầu về tiền Khi đó họ cần phảithường xuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn Các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ
"chi phí mòn giày" để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như thờigian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với không có lạm phát
- Chi phí thực đơn: lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các doanhnghiệp sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm
- Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn: trong trườnghợp do lạm phát doanh nghiệp này tăng giá (và đương nhiên phát sinh chi phíthực đơn) còn doanh nghiệp khác lại không tăng giá do không muốn phát sinhchi phí thực đơn thì giá cả của doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tươngđối so với doanh nghiệp tăng giá Do nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lựcdựa trên giá tương đối nên lạm phát đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả xét trêngóc độ vi mô
- Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với
ý muốn của người làm luật do một số luật thuế không tính đến ảnh hưởng củalạm phát Ví dụ: trong trường hợp thu nhập thực tế của cá nhân không thay đổinhưng thu nhập danh nghĩa tăng do lạm phát thì cá nhân phải nộp thuế thu nhậptrên cả phần chênh lệch giữa thu nhập danh nghĩa và thu nhập thực tế
Trang 9- Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng để làmthước đo trong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước này cogiãn và vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra các quyết định của mình.
5.2.2 Đối với lạm phát không dự kiến được:
Đây là loại lạm phát gây ra nhiều tổn thất nhất vì nó phân phối lại của cảigiữa các cá nhân một cách độc đoán Các hợp đồng, cam kết tín dụng thườngđược lập trên lãi suất danh nghĩa khi lạm phát cao hơn dự kiến người đi vayđược hưởng lợi còn người cho vay bị thiệt hại, khi lạm phát thấp hơn dự kiếnngười cho vay sẽ được lợi còn người đi vay chịu thiệt hại lạm phát không dựkiến thường ở mức cao hoặc siêu lạm phát nên tác dụng của nó rất lớn
Các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về quy mô của các tác độngtiêu cực của lạm phát, thậm chí nhiều nhà kinh tế cho rằng tổn thất do lạm phátgây ra là không đáng kể và điều này được coi là đúng khi tỷ lệ lạm phát ổn định
và ở mức vừa phải Khi lạm phát biến động mạnh, tác động xã hội của nó thôngqua việc phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán rõ ràng là rấtlớn và do vậy chính phủ của tất cả các nước đều tìm cách chống lại loại lạm phátnày
Trang 10CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I Tổng quan tình hình lạm phát ở Việt Nam:
1 Tình hình lạm phát ở Việt Nam thời gian qua:
Nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều bước thăng trầm từ khủng hoảng trầmtrọng với tăng trưởng kinh tế thấp, đời sống nhân dân khó khăn, tỷ lệ lạm phátphi mã, rồi lại đứng trước nguy cơ tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ở cácnước trên thế giới và trong khu vực với tăng trưởng kinh tế chậm có nguy cơ suythoái, rồI lại đến thời kỳ phục hưng, phát triển với mức tăng trưởng kinh tế cao
và lạm phát ở mức vừa phải Ứng với mỗi giai đoạn phát triển, từng bối cảnh cụthể là từng giai đoạn diễn biến khác nhau của lạm phát, và ứng với nó là nhữngnguyên nhân khác nhau
Trong quá khứ Việt Nam cũng là một trong nhũng nước có tỷ lệ lạm phát
cao trong lịch sử, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới 1986 – 1988, lạm phát ở Việt
Nam lên tới ba con số :
Để đối phó với tình trạng này, Chính phủ ta đã sử dụng đồng bộ nhiềugiảipháp, từ đó trong những năm tiếp theo, lạm phát đã được khống chế khá tốt vàthường dưới 2 con số