1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tieu luan chien nang cao chat luong tang truong kinh te tai phu tho (1)

26 339 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 203,5 KB

Nội dung

Nhưng để có thể nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tếcủa Việt Nam nói chung, thì nhất thiết phải đưa ra những giải pháp nâng caochất lượng tăng trưởng kinh tế cuả những hạt nhân kinh t

Trang 1

MỞ ĐẦU

Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế là mục tiêu lớn chung của ViệtNam trong nhiều năm qua Là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu,công trình khoa học Nhưng để có thể nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tếcủa Việt Nam nói chung, thì nhất thiết phải đưa ra những giải pháp nâng caochất lượng tăng trưởng kinh tế cuả những hạt nhân kinh tế được coi là tế bàođóng góp trực tiếp cho chất lượng tăng trưởng kinh tế, đó chính là nâng caochất lượng tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố trong cả nước

Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam, có vịtrí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, những nămqua, kinh tế phú Thọ đã có nhiều bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởngkinh tế bình quân giai đoạn 2010 – 2015 đạt 5,87%, kinh tế đứng đầu các tỉnhvùng Tây Bắc, thu nhập bình quân đầu người đạt 29,5 triệu đồng/người/năm(đứng thứ 3 trong các tỉnh vùng Tây Bắc), tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chếnhư hạ tầng giao thông thấp kém, thiếu nguồn lực đầu tư, chất lượng nguồnnhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, ngân sách nhỏ, lợi thế trong thu hútđầu tư không nhiều

Ngày 14/7/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số99/2008/QĐ-TTg phê duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hộitỉnh Phú Thọ đến năm 2020 Theo đó, mục tiêu phát triển : Xây dựng PhúThọ trở thành Trung tâm kinh tế Vùng; là một trong những trung tâm khoahọc, công nghệ; giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùngtrung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội Vùng và

là Thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam; đồng thời, là địa bàntrọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của Vùng cũng như của cảnước Để có được cái nhìn toàn diện, tổng thể về chất lượng tăng trưởng kinh

tế của tỉnh, tìm ra những rào cản đối với tăng trưởng kinh tế trên cả hai mặtlượng và chất, để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởngkinh tế của tỉnh trong thời gian tới, và cũng có thể áp dụng cho các tỉnh miền

Trang 2

núi phía Bắc có điều kiện điạ lý và kinh tế tương đồng Đây chính là lý do em

nghiên cứu đề tài “Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Thọ”

để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh

tế tỉnh nhà.

Trang 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG

KINH TẾ

I Khái niệm, nội dung và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế:

1 Khái niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế

Chất lượng tăng trưởng kinh tế là khái niệm mới xuất hiện trên thế giớikhoảng hai thập kỷ trở lại đây Ở Việt Nam, khái niệm này xuất hiện muộnhơn chỉ khoảng mươi năm đổ lại đây

Hiện vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng tăng trưởng Cóquan điểm cho rằng, chất lượng tăng trưởng kinh tế đánh giá ở hiệu quả sửdụng các yếu tố đầu vào, phương thức để đạt được tăng trưởng kinh tế dựavào TFP; dựa trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; dựavào năng lực nội sinh Quan điểm khác lại nhấn mạnh đến việc đánh giá từhiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và phân phối kết quả đầu ra của tăngtrưởng kinh tế

Từ việc phân tích các nghiên cứu trên, có thể định nghĩa chất lượng

tăng trưởng kinh tế như sau: Chất lượng tăng trưởng kinh tế là phạm trù phản

ánh chất bên trong của quá trình tăng trưởng kinh tế, tức là phản ánh trạng thái cấu trúc hiệu quả và khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

2 Nội dung của chất lượng tăng trưởng kinh tế:

Chất lượng tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở 4 nội dung sau:

2.1 Trạng thái của tăng trưởng kinh tế:

Trạng thái của tăng trưởng kinh tế chính là mặt biểu hiện thứ nhất củachất lượng tăng trưởng kinh tế Mức tăng tăng trưởng kinh tế phản ánh sốlượng tăng trưởng kinh tế còn việc tăng trưởng kinh tế ổn định hay không ốnđịnh, phụ thuộc hay không phụ thuộc, vững chắc hay không vững chắc …chính là phản ánh chất lượng của tăng trưởng kinh tế

2.2 Cấu trúc của tăng trưởng kinh tế:

Trang 4

Cấu trúc của tăng trưởng kinh tế thường được xem xét trên các khíacạnh sau:

- Cấu trúc đầu vào của tăng trưởng kinh tế

- Cấu trúc tăng trưởng kinh tế theo ngành

- Cấu trúc đầu ra của tăng trưởng kinh tế

- Năng lực cạnh tranh tăng trưởng kinh tế

2.3 Hiệu quả của tăng trưởng kinh tế

Hiệu quả của tăng trưởng kinh tế thể hiện ở hiệu quả của việc sử dụngcác yếu tố đầu vào của tăng trưởng như hiệu quả sử dụng vốn; lao động; tiến

bộ khoa học công nghệ trong sản xuất

2.4 Khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

Khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn không chỉ được thểhiện ở cấu trúc của tăng trưởng kinh tế mà còn được thể hiện ở việc tạo lập nềntảng xã hội và môi trường, tài nguyên cho việc thực hiện tăng trưởng dài hạn

3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế:

3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá trạng thái của tăng trưởng kinh tế:

- Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế: tăng trưởng kinh tế giữacác năm, các thời kỳ; so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các nước trongcùng thời kỳ, nhất là các nước có hoàn cảnh tương đồng

- Chỉ tiêu phản ánh quy mô tăng trưởng: So sánh quy mô tăng trưởngkinh tế giữa các măm hoặc so sánh mức tăng của quy mô kinh tế với các nềnkinh tế khác, nhất là các nước tương đồng, theo thời gian

- Chỉ tiêu phản ánh tính ốn định, bền vững, dài hạn của tăng trưởng kinhtế: So sánh tốc độ tăng trưởng giữa các thời kỳ hoặc xem xét tăng trưởng kinh tếtrong dài hạn hoặc xem xét khả năng tổn thương đến tăng trưởng kinh tế trướcnhững biến động của khủng hoảng kinh tế, thị trường, thiên tai, dịch bệnh…

3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá cấu trúc của tăng trưởng kinh tế:

- Tỷ trọng đóng góp của vốn, lao động, TFP vào GDP và vào tốc độtăng trưởng kinh tế tính tỷ lệ % và theo điểm %

Trang 5

- Tỷ trọng đóng góp của ba ngành trong GDP và vào tăng trưởng GDP.

- Tỷ trọng đóng góp của các ngành khai thác tài nguyên trong GDP

- Tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp dựa trên công nghệ caovào GDP

- Tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến/GDP

- Tỷ trọng xuất khẩu / GDP

3.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tăng trưởng kinh tế:

- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn - Hệ số ICOR

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp chobiết để tăng thêm một đơn vị GDP đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu đơn vịvốn đầu tư thực hiện Vì vậy, hệ số này phản ánh hiệu quả của việc sử dụngvốn đầu tư dẫn tới tăng trưởng kinh tế Với nội dung đó, hệ số ICOR được coi

là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởngkinh tế

Có 3 cách tính hiệu quả đầu tư như sau:

Cách 1:

Y g

Y I ICOR 

Trong đó, I Y là tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP, g Y là tốc độ tăng GDP

Hệ số ICOR tính theo phương pháp này thể hiện để tăng thêm 1% GDP đòihỏi phải tăng thêm bao nhiêu phần trăm tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP

Ta cũng có thể tính ICOR theo cách khác như sau:

0 1

1

Y Y

I ICOR

Cách 2: Hiệu quả đầu tư = Vốn đầu tư/ GDP tăng

Cách này cho ta biết để có 1 đồng GDP tăng thêm, cần bao nhiêu vốn đầu tư

Cách 3: Hiệu quả đầu tư = GDP/ vốn đầu tư

Trang 6

Cách này cho ta biết 01 đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng GDP

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động (Năng suất lao động)

Để tính năng suất lao động cho toàn bộ nền kinh tế, có thể đơn giản lấyGDP (theo giá so sánh) chia cho số lao động ở thời điểm tương ứng NếuGDP bình quân trên mỗi lao động càng lớn, thì năng suất lao động xã hộicàng cao, chất lượng tăng trưởng kinh tế càng cao

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai

Thu nhập bình quân đầu người / 1 đơn vị diện tích đất canh tác

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng khoa học – công nghệ Tức là chỉtiêu đánh giá tốc độ tăng TFP và tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào GDP

- Chỉ tiêu đánh giá sự tương quan giữa tốc độ tăng trưởng giá trị sảnxuất (GO) với giá trị gia tăng (VA)

- Chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và củanền kinh tế

Bao gồm chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuấttrong nước; chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu; chỉtiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất trong nước vàChỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng duy trì, tăng tưởng kinh tế trong dài hạnGồm có: + Các chỉ tiêu phản ánh trình độ công nghệ sản xuất

+ Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng nguồn nhân lực + Các chỉ tiêu phản ánh tạo lập môi trường xã hội ốn định + Các chỉ tiêu phản ánh bảo vệ môi trường

II CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1 Mục tiêu và mô hình tăng trưởng kinh tế:

1.1 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế:

Nếu Chính phủ lựa chọn mục tiêu tăng trưởng nhanh, tư duy chạy theo

số lượng, coi đó là thành tích, thì thường coi nhẹ chất lượng, không quan tâm

Trang 7

đến chất lượng tăng trưởng kinh tế, thậm chí hy sinh cả chất lượng để đổi lấy

số lượng, lấy thành tích Thực tế nhiều chính phủ đã sa lầy vào tình trạng này,dẫn đến chất lượng tăng trưởng kinh tế rất thấp kém

1.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế:

Mô hình tăng trưởng kinh tế được coi là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đếnchất lượng tăng trưởng kinh tế Các nhà kinh tế thường chia mô hình tăngtrưởng kinh tế thành 3 loại:

Thứ nhất: Mô hinh tăng trưởng kinh tế trì trệ

Theo mô hình này, tăng trưởng kinh tế thường đạt được trong ngắn hạn

và có xu hướng giảm dần, dẫn đến trì trệ và khó có thể đạt được trong dài hạn

Thứ hai: Mô hình tăng trưởng kinh tế mất cân đối

Mô hình tăng trưởng này chủ yếu dựa vào khai thác quá mức vốn tàinguyên, đầu tư thiên lệch vào vốn vật chất như chi nợ thuế, miễn thuế, cấpvốn ưu đãi đầu tư, trợ cấp tín dụng đầu tư trong khi đó lại ít đầu tư vào đổimới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thứ ba: Mô hình tăng trưởng bền vững

Thực hiện mô hình này, các loại tài sản vốn được hình thành và đầu tưcân đối, không bị méo mó Đầu tư của nhà nước được chú trọng tới giáo dục

và đào tạo để hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao Cùng với đầu tư pháttriển nguồn nhân lực là đầu tư phát triển khoa học công nghệ, phát huy,khuyến khích sáng tạo, đẩy nhanh quá trình phổ biến, tiếp thu công nghệ mới,đầu tư bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên

2 Chính sách đầu tư và quản lý, sử dụng vốn đầu tư:

Trang 8

nguyên và đầu tư cho vốn nhân lực, khoa học công nghệ nhằm tạo nền tảngvững chắc cho tăng trưởng dài hạn.

2.2 Quản lý và sử dụng vốn đầu tư:

Nếu chính sách quản lý đầu tư lỏng lẻo, thiếu các quy định, chế tài cụthể, tình trạng khép kín trong đầu tư xây dựng, công tác kiểm tra, giám sátthanh tra thiếu chặt chẽ, nghiêm túc thì sẽ dán đến tình trạng thất thoát, lãngphí, tham nhũng trong đầu tư xây dựng, đặc biệt là đầu tư từ nguồn ngân sáchnhà nước và chắc chắn hiệu quả đầu tư thấp, chất lượng tăng trưởng thấp

3 Trình độ khoa học – công nghệ và chất lương nguồn nhân lực

3.1 Trình độ khoa học công nghệ

Tiến bộ khoa học công nghệ là nhân tố có ảnh hưởng ngày càng to lớnđến chất lượng tăng trưởng kinh tế, Bản thân nó là nhân tố tác động trực tiếpđến năng suất lao động, khiến năng suất lao động tăng lên gấp nhiều lần sảnxuất thủ công Tăng trưởng kinh tế dựa vào tiến bộ công nghệ là kiểu tăngtrưởng vững chắc, dài hạn

3.2 Chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố nền tảng vững chắc cho tăngtrưởng dài hạn Những lợi thế về nguồn lao động rẻ sẽ nhanh chóng qua đi.Nếu chính phủ không có những chính sách đón bắt về nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, thì sẽ không tạo nền tảng cho tăng trưởng theo chiểu sâu

4 Hiệu lực quản lý nhà nước

Hiệu lực quản lý nhà nước thể hiện qua năng lực của bộ máy nhà nước,trước hết qua chất lượng thể chế và bộ máy tổ chức thực hiện vai trò của nhànước Nếu không có sự can thiệp có hiệu quả của chính phú bằng công cụpháp luật, bằng các chính sách hỗ trợ trực tiếp thì khó có thể phân bổ nguồnlực đầu vào của sản xuất và kết quả đầu ra của tăng trưởng một cách hiệu quả

Trang 9

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Vị trí địa lý của Phú Thọ đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuậnlợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế với

cả trong nước và ngoài nước

Phú Thọ còn là mảnh đất cội nguồn, vùng đất tổ của dân tộc Việt Nam.Tại đây có đền thờ các Vua Hùng và hệ thống di tích lịch sử, lễ hội dày đặc,mỗi lễ hội có một sắc thái riêng đặc sắc và độc đáo, là tiềm năng rất lớn đểphát triển du lịch, dịch vụ

- Với diện tích tự nhiên rộng lớn (3.519,56 km2), trong đó có 81,2nghìn ha chưa sử dụng, độ che phủ rừng lớn (42% diện tích tự nhiên), Phú

Trang 10

Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm lâmnghiệp

- Phú Thọ có một số loại khoáng sản có giá trị kinh tế như Cao lanh trữlượng 30 triệu tấn, Fenspat khoảng 5 triệu tấn, nước khoáng 48 triệu lít… Đây

là một số lợi thế cho phép Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp như ximăng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có ưu thế cạnh tranh

- Tỉnh Phú Thọ hiện có 7 KCN tập trung được Thủ tướng chính phủphê duyệt quy hoạch với diện tích hơn 2000 ha Ngoài ra còn có 02 CCNtrọng điểm UBND tỉnh giao Ban quản lý các KCN quản lý với tổng diện tích

là 120ha (CCN Bạch Hạc 79ha và CCN Đồng Lạng 41 ha) Các KCN, CCNđều được kết nối với nút lên xuống của đường cao tốc Hà Nôi- Lào Cai,đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 2, có vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ,đường thuỷ và đường sắt, thông thương với Thủ đô Hà Nội, Cảng Hải phòng; các tỉnh Tây Bắc và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc

- Là vùng đất cổ đậm đặc di sản văn hóa, trong đó Khu di tích lịch sửQuốc gia đặc biệt quan trọng Đền Hùng là một không gian văn hóa có mộtkhông hai, có Hát Xoan Phú Thọ vừa được UNESCO vinh danh là di sản vănhóa phi vật thể của nhân loại; vườn quốc gia Xuân Sơn là một trong mười baVườn quốc gia của Việt Nam, có mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy có trữlượng lớn hàm lượng nguyên tố vi lượng hữu ích… Ngoài ra, Phú Thọ còn cónhững di sản nổi bật trên với 1.372 di tích văn hóa, lịch sử và các địa điểmliên quan đến di tích Tất cả đã tạo cho Phú Thọ một tiềm năng vô cùng tolớn về du lịch, có thể phát triển khá đa dạng các loại hình du lịch sinh thái,văn hóa, lịch sử, tham quan, nghỉ dưỡng

- Nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ, bằng 65% so với HàNội và 40% so với thành phố Hồ Chí Minh Nguồn nhân lực trong độ tuổi laođộng khoảng 800.000 người (tỷ lệ 60% dân số) trong đó lực lượng lao độngtrẻ chiếm 65%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên 40% Hầu hết lao động có

Trang 11

trình độ học vấn, đức tính cần cù, siêng năng chịu khó, thông minh, nhanhnhẹn, dễ thích nghi với nghề nghiệp.

II Chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ

1 Kết quả đạt được:

1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu, khổng chỉ chống nguy

cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, để sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển, màcòn làm tiền đề để thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội khác của tỉnh nhưchống lạm phát, giảm thất nghiệp, tăng thu ngân sách, phát triển giáo dục, y

tế, văn hoá, xóa đói giảm nghèo

Kể từ năm 1996 tới nay, Phú thọ luôn đạt tốc độ tăng trưởng dương vớicon số khá cao, thể hiện qua các thời kỳ: thời kỳ 1996-2000 tốc độ tăngtrưởng xấp xỉ đạt 6,7%, giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng của tỉnh bìnhquân là 7,2% và giai đoạn 2005-2010 là 6,4%, giai đoạn 2010 - 2015 là5,87%

Tốc độ tăng trưởng quy mô GRDP khá nhanh Năm 2014, Tổng sảnphẩm trong tỉnh (GRDP) giá 2010 ước đạt 27.183 tỷ đồng, tăng 5,63% so vớinăm 2013; GRDP theo giá hiện hành ước đạt 36.665 tỷ đồng; GRDP bìnhquân đầu người ước đạt 26,9 triệu đồng; năm 2015, GRDP bình quân đầungười đạt 29,5 triệu đồng (đứng thứ 3 trong các tỉnh vùng Tây Bắc); năm

2016, GRDP của tỉnh (giá 2010) đạt 33.077 tỷ đồng tăng 8,12% so với năm

2015, cao hơn tăng trưởng bình quân chung của cả nước, GRDP bình quânđầu người đạt 33,2 triệu đồng Có thể thấy, trong những năm qua, GRDP liêntục tăng, nhờ đó thu nhập bình quân đầu người cũng tăng khá, đời sống nhândân được nâng cao

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, từ năm 1996 đến nay,kinh tế Phú Thọ luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, bình quân là6,9%, đây là tốc độ tăng trưởng khá Tính đến nay, tỉnh Phú Thọ đã có 30năm liên tục tăng trưởng có thể nói, kinh tế của tỉnh đạt được trong dài hạn

Trang 12

1.2 Sự dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế:

Bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ trongnhững năm qua, đã có sự chuyển dịch tích cực, với tỷ trọng các lĩnh vực kinh

tế có giá trị gia tăng cao ngày càng tăng Xem xét cơ cấu kinh tế theo banhóm ngành thì thấy rằng tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản trong GDP đã giảmđều đặn và tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã tăng lên tương ứng.Điều này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh

tế chung của đất nước

Bảng 1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Thọ phân theo nhóm ngành (giá hiện hành)

Nguồn: Niên giám thống kê Phú Thọ

Có thể thấy rõ, cơ cấu kinh tế của Phú Thọ chuyển dịch đúng hướngtích cực, tỷ trọng của nhóm ngành nông nghiệp trong GDP của tỉnh Phú Thọgiảm dần theo thời gian, từ 26,79% xuống 24,04% trong thời kỳ 2014-2016,trong khi công nghiệp đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, từ36,01% tăng lên 39,65% trong cùng thời kỳ Khu vực dịch vụ chưa chiếm tỷtrọng lớn nhất trong ba khối ngành và lại có xu thế đi xuống, chỉ ở mức36,31% trong 3 năm trở lại đây

1.3 Tăng trưởng kinh tế đã tạo nền tảng phát triển xã hội:

Bên cạnh việc tập trung tăng trưởng kinh tế, Phú Thọ cũng rất quan tâmtới các vấn đề xã hội

Trong giai đoạn 2010 -2015 đã giải quyết việc làm cho trên 115 nghìnlao động (trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho 22 nghìn lao động),năm 2016 là 14,5 nghìn lao động

Trang 13

Tỷ lệ thất thiệp thành thị xuống mức 2,6 % (thấp hơn bình quân chung

cả nước) giai đoạn 2012 – 2015

Tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh từ 20,34 % năm 2010 xuống 7,89% năm

2015 (bình quân giảm 2%/năm), đến nay tỉnh đã được đưa ra khỏi danh sáchcác tỉnh nghèo

Trong giai đoạn 2010 - 2015, tỉnh đã sớm hoàn thành mục tiêu phổ cậpgiáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi Kinh phí đầu tư từ ngân sách cho các cơ sởđào tạo, dạy nghề tăng 64,3%, quy mô đào tạo tăng 35,5% so với giai đôạn

2005 - 2010 Tổng số nhân lực đào tạo mới đạt 179,2 nghìn người (bình quân35,84 nghìn người/năm)

Trong giai đoạn 2010 – 2015, tỉnh đã đưa vào khai thác một số dự án

du lịch thế mạnh tại các khu du lịch trọng điểm của tỉnh Lượng khách đếnthăm quan, du lịch và thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hàng nămđạt 6 - 7 triệu lượt; doanh thu du lịch tăng 17,9%/năm, gấp 2,25 lần so vớinăm 2010 Đặc biệt, tỉnh đã xây dựng và bảo vệ thành công hai di sản văn hoáphi vật thể “Hát Xoan Phú Thọ” và “Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ởPhú Thọ” được UNESCO công nhận và vinh danh, góp phần khẳng định giátrị lịch sử, văn hóa và tạo sự lan tỏa của không gian văn hóa vùng Đất Tổ

2 Một số hạn chế:

2.1 Hạn chế thể hiện ở trạng thái tăng trưởng kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa ổn định, nhất là nhóm ngành côngnghiệp xây dựng thể hiện trong 4 năm từ 2013 – 2016

Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành kinh tế

Đơn vị: %

Tốc độ tăng trưởng chung 6,45 5,32 8,56 8,12

Ngày đăng: 07/05/2018, 09:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w