- Diễn giải: Phải trả công nhân tháng 02/
c) Chi phí sản xuất chung
* Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng:
Tại Công ty CP Thương mại Hoàng Nhật Minh mỗi bếp ăn đều có nhân viên quản lý sản xuất. Quản lý bếp theo dõi ngày công của từng lao động trên bảng chấm công, đồng thời mỗi cán bộ quản lý cũng như các công nhân khác đều được ghi trên một dòng trong suốt một tháng và cuối tháng tính ra số ngày công làm việc thực tế. Việc chấm công của quản lý được kiểm tra bởi bếp trưởng và các nhân viên khác trong bếp. Căn cứ vào bảng chấm công này, kế toán Công ty tính lương cho từng cán bộ quản lý, từng công nhân. Trên cơ sở bảng thanh toán lương, kế toán lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Chi phí nhân viên phân xưởng được hạch toán theo định khoản: Nợ TK 6271 – chi tiết cho từng bếp ăn
Có TK 334 Có TK 338
Quy trình nhập liệu chi phí nhân viên phân xưởng được thực hiện tương tự như chi phí nhân công trực tiếp khi nhập dữ liệu vào phân mềm kế toán. (đã nêu ở trên).
Cuối tháng, máy tính tự động thực hiện bút toán kết chuyển từ TK6271 sang TK154 theo định khoản sau:
Nợ TK 154- chi tiết cho từng bếp ăn
Có TK 6271 - chi tiết cho từng bếp ăn
Trích Sổ cái TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng tháng 02/2014 như sau: (phụ lục 2.17)
Có TK 334: 12.718.400 Có TK 3382: 254.368 Có TK 3383: 2.289.312 Có TK 3384: 381.552 Có TK 3389: 127.184 Nợ TK 154 – bếp IRISO: 15.770.816 Có TK 6271– bếp IRISO : 15.770.816
* Kế toán chi phí vật liệu:
TK 6272 dùng để phản ánh chi phí nguyên vật liệu dùng ở các bếp. Chi phí vật liệu phục vụ ở bếp sẽ được hạch toán tương tự như chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp (chứng từ gốc sử dụng để nhập liệu cũng là các phiếu xuất kho. Quy trình nhập liệu được tiến hành tương tự như đối với khoản mục chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp ).
Việc hạch toán xác định trị giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo giá bình quân gia quyền cả kỳ.
Chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất chung ở bếp được hạch toán theo định khoản sau:
Nợ TK 6272 - chi tiết cho từng bếp ăn Có TK 152
Cuối tháng, máy tính tự động thực hiện bút toán kết chuyển từ TK 627 sang TK 154 theo định khoản sau:
Nợ TK 154- chi tiết cho từng bếp ăn
Có TK 6272 - chi tiết cho từng bếp ăn Trích Sổ cái TK 6272 – chi phí vật liệu (phụ lục 2.18) Theo ví dụ tại bếp IRISO:
Nợ TK 6272 - bếp IRISO: 3.014.000 Có TK 152 - bếp IRISO: 3.014.000 Nợ TK 154 - bếp IRISO: 3.014.000
* Kế toán chi phí dụng cụ sản xuất:
Để thuận tiện cho quản lý, cũng như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh sau khi được mua về được làm thủ tục nhập kho. Khi có nhu cầu bếp làm giấy đề nghị xuất vật tư để đưa các công tụ dụng cụ đó vào phục vụ sản xuất. Công cụ dụng cụ có 3 loại:
+ Công cụ dụng cụ loại phân bổ toàn bộ 1 lần + Công cụ dụng cụ loại phân bổ 2 lần
+ Công cụ dụng cụ loại phân bổ nhiều lần
Công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất tại bếp được ghi vào chi phí sản xuất chung chủ yếu là các loại xoong, chảo, dụng cụ nấu ăn...có thể thuộc loại công cụ dụng cụ phân bổ 1 lần, 2 lần hoặc nhiều lần tùy theo giá trị, thời gian sử dụng và tính chất của chúng. Với những công cụ dụng cụ giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn, kế toán hạch toán toàn bộ giá trị vào chi phí sản xuất khi xuất dùng. Với những công cụ dụng cụ giá trị không lớn lắm, thời gian sử dụng lâu dài, hoặc những dụng cụ không xác định được thời gian vỡ, hỏng kế toán hạch toán 50% giá trị vào chi phí sản xuất khi xuất dùng và hạch toán nốt 50% giá trị còn lại khi công cụ dụng cụ được báo mất, hỏng. Với những công cụ dụng cụ giá trị tương đối lớn, nhưng chưa đủ để ghi nhận là tài sản cố định, thời gian sử dụng dài, kế toán hạch toán phân bổ dần tương tự như khấu hao tài sản cố định.
Để hạch toán công cụ dụng cụ trực tiếp dùng cho sản xuất kế toán sử dụng tài khoản 6273 – chi phí dụng cụ sản xuất. Khi xuất công cụ dụng cụ loại phân bổ 1 lần, ghi:
Nợ TK 6273- chi tiết cho từng bếp ăn. Có TK 153
Khi xuất công cụ dụng cụ loại phân bổ 2 lần hoặc nhiều lần, ghi: Nợ TK142, TK242
Có TK153
Phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất, ghi: Nợ TK 6273- chi tiết cho từng bếp ăn
Cuối tháng chi phí chi phí dụng cụ sản xuất được kết chuyển từ tài khoản 6273 sang tài khoản 154 theo định khoản:
Nợ TK154- chi tiết cho từng bếp ăn
Có TK6273- chi tiết cho từng bếp ăn
Trích Sổ cái tài khoản 6273 – chi phí dụng cụ sản xuất tháng 02/2014 (phụ lục 2.19) Theo ví dụ tại bếp IRISO:
Nợ TK 6273 - bếp IRISO: 2.545.000 Có TK 153- bếp IRISO: 2.545.000 Nợ TK 154 - bếp IRISO: 2.545.000
Có TK 6273- bếp IRISO: 2.545.000
* Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ:
Hiện nay Công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh tiến hành trích khấu hao hàng năm cho TSCĐ theo phương pháp tuyến tính cố định, việc trích khấu hao được thực hiện theo tháng và theo từng bếp.
Tuy nhiên như đã nói ở trên với Công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh mặt bằng nhà bếp do khách hàng cung cấp, công ty chỉ có trách nhiệm cung cấp máy móc và các dụng cụ phục vụ quá trình sản xuất nên chi phí khấu hao tài sản cố định trong chi phí sản xuất chung không lớn.
Để tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho bếp kế toán sử dụng tài khoản 6274 – chi phí khấu hao TSCĐ. Hàng tháng trích khấu hao theo định khoản:
Nợ TK6274 - chi tiết cho từng bếp ăn. Có TK214
Cuối tháng chi phí khấu hao TSCĐ được kết chuyển từ tài khoản 6274 sang tài khoản 154 theo định khoản:
Nợ TK154- chi tiết cho từng bếp ăn
Có TK6274- chi tiết cho từng bếp ăn
Kế toán TSCĐ thực hiện bút toán tính khấu hao TSCĐ bằng cách từ phân hệ nghiệp vụ “Kế toán tài sản cố định”, vào phần hành “Cập nhật số liệu”. Trong phần “Cập nhật số liệu” chọn mục “Tính khấu hao TSCĐ”. Việc tính khấu hao được thực hiện trên giao diện (phụ lục 2.20). Ô “Tháng tính khấu hao” và “Năm” đã được máy ngầm định. Kế toán nhập mã TSCĐ vào ô “Mã TSCĐ” và nhấn vào nút
“Nhận”, bút toán tính khấu hao sẽ được thực hiện tự động theo các định khoản và công thức đã được cài đặt.
Để kiểm tra việc tính khấu hao TSCĐ vào phần “Báo cáo khấu hao và phân bổ khấu hao” trong phân hệ nghiệp vụ “Kế toán TSCĐ”, chọn xem các bảng: Bảng tính khấu hao và Bảng Tính khấu hao theo bộ phận.
Trích Bảng tính và phân bổ khẩu hao TSCĐ tháng 02/2014 (phụ lục 2.21) và Sổ cái TK 6274 – cp khấu hao TSCĐ ( phụ lục 2.22)
Theo ví dụ tại bếp IRISO:
Nợ TK 6274 - bếp IRISO: 1.583.333 Có TK 214- bếp IRISO: 1.583.333 Nợ TK 154 - bếp IRISO: 1.583.333
Có TK 6274- bếp IRISO: 1.583.333
* Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác:
Chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty phát sinh chủ yếu hiện nay là chi phí về điện, điện thoại, nước, chi phí thuê ngoài sửa chữa máy móc thiết bị.
Chi phí khác bằng tiền của Công ty chủ yếu là chi phí hội nghị, lễ tân, tiếp khách,...
Kế toán căn cứ vào các phiếu chi, hoá đơn thanh toán với bên ngoài và các chứng từ liên quan để nhập số liệu về chi phí mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Giao diện nhập liệu có thể là “Phiếu chi tiền mặt” (phụ lục 2.23) thuộc phân hệ nghiệp vụ “Kế toán tiền mặt, tiền gửi và tiền vay”- nếu chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác đã thanh toán bằng tiền hoặc “Phiếu kế toán” thuộc phân hệ nghiệp vụ “Kế toán mua hàng và công nợ phải trả” nếu các khoản chi phí này chưa thanh toán cho người bán.
Trích Sổ cái TK6277-chi phí dịch vụ mua ngoài (phụ lục 2.24) Trích sổ cái TK6278-chi phí bằng tiền khác (phụ lục 2.25) Theo ví dụ tại bếp IRISO:
Nợ TK 6277 - bếp IRISO: 1.500.000 Có TK 1111- bếp IRISO: 1.500.000 Nợ TK 6278 - bếp IRISO: 1.445.000
Nợ TK 154 - bếp IRISO: 2.945.000
Có TK 6277- bếp IRISO: 1.500.000 Có TK 6278- bếp IRISO: 1.445.000
Tất cả các khoản chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu cho sản xuất chung, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền đều được phân bổ gián tiếp theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo các bước sau:
- Tính hệ số phân bổ :
- Tính mức phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định cho từng sản phẩm