Địa vị pháp lý của người bào chữa trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả việc tham gia tố tụng của người bào chữa
Bài tập học kỳ môn Luật tố tụng hình sự A – MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết đối với bất cứ một tội phạm nào trong xã hội đều bị pháp luật trừng trị một cách chính xác và hợp lý. Tuy nhiên vì lý do gì đó đôi khi người phạm tội bị xử oan, không đúng với mức mà tòa án đã tuyên phạt. Vậy trong trường hợp này ai sẽ đúng ra thanh minh cho họ?không ai khác đó chính là người bào chữa, người bào chữa lúc này sẽ phải đưa ra những luận điểm quan trọng làm bằng chứng để gở tội cho họ, để làm được điều đó không phải là vấn đề đơn giản, liệu người bào chữa có làm được điều đó hay không?. Vì vạy mà bài học kì lần này em đã chọn đề tài: “ Địa vị pháp lý của người bào chữa trong TTHS và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả việc tham gia tố tụng của người bào chữa”. B – NỘI DUNG I).Địa vị pháp lý của người của người bào chữa trong tố tụng hình sự 1 khái niệm về người bào chữa trong TTHS một số nước. Pháp luật một số nước quy định chỉ luật sư mới có thể làm người bào chữa: vi dụ theo pháp luạt trung quốc : “ khi một người bị truy tố và đưa ra xét xử, người đó có quyền tự bào chữa hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của luật sư, trong trường hợp công tố viên truy tố trước tòa án và nếu bị cáo không yêu cầu người bào chữa thì tòa án phải chỉ định bào chữa cho người đó. Bào chữa viên do tòa án chỉ định là luạt sư chuyên nghiệp”. Như vậy, theo pháp luật trung quốc, chỉ có luật sư mới thừa nhận là người bào chữa và được phép thực hiên vai trò này. Luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga cũng quy định: “ người bào chữa là người thực hiện bảo vệ các quyền và lợi ích của người bị tình nghi và bị can, giúp họ về mặt pháp lý trong quá trình tố tụng với tư cách của người bào chữa, theo quyết của tòa án bên cạnh luật sư khác theo yêu cầu của bị can có thể được chấp nhận là người bào chữa”. Mặc dù quan niệm về người bào chữa ở các nước trên thế giới có những điểm khác biệt nhưng nhìn chung, có thể chỉ ra những đặc điểm nổi bật về người 1 1 Bài tập học kỳ môn Luật tố tụng hình sự bào chữa: Người bào chữa là người có kiến thức pháp lý, được bị can, bị cáo hoặc người được pháp luật cho phép để tiến hành hoạt động bào chữa, nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ,người bị tình nghi,người bị can, bị cáo. Có thể thấy vai trò của người bào chữa đã được pháp luật các nước trên thế giới thừa nhận và ở những mức khác nhau. Trong sự kế thừa và phát triển,pháp luật tố tụng hình sự việt nam cũng đã có những thay đổi những quy định về người Bò chữa theo hướng phù hợp hơm để đảm bảo quyền được bào chữa. bộ luật tố tụng hình sự việt nam đã có thêm một bước tiến mới khi quy định người bào chữa có quyền tham gia ngay từ khi có quyết định tạm giữ. 2.Khái niệm về người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam 2.1. cơ sở quy định chế định người bào chữa Quyền bào chữa được xem như là phương tiện pháp lý cần thiết để những chủ thể được pháp luật choi phép bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thừa nhận quyền bào chữa là thừa nhận tính tranh tụng trong hoạt động tố tụng- điều kiện không thể thiếu được cho việc xét xử khách quan công minh. Càng mở rộng phạm vi quyền bào chữa bao nhiêu thì càng mở rộng tính tranh tụng bấy nhiêu và kết quả tương ứng là càng hạn chế khả năng làm oan sai ngườ vô tội trong xét xử. với ý nghĩa đó ,BLTTHS năm 2003 đã ghi nhận nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giam,tạm giữ,bị can bị cáo, là một trong những nguyên tắc đặc thù của tố tụng hình sự việt nam, quyền bào chữa là một quyền quan trọng của người bị tạm giam,bị can ,bị cáo trong tố tụng hình sự. các chủ thể này được sử dụng tất cr những biện pháp mà pháp luật không cấm đẻ chống lại ,bác bỏ, phủ nhận sự buộc tội của cơi quan điều tra,kiểm sát,hoặc để giảm nhẹ TNHS của mình trong vụ án. Như vậy, xuất phát từ nguyên tắc đảm bảo bào quyền bào chữa của người bị tạm giam, bị can, bị cáo đã hình thành nên chế định người bào chữa trong tố tụng hình sự. 2.2 Khái niệm địa vị pháp lý người bào chữa 2 2 Bài tập học kỳ môn Luật tố tụng hình sự Hiện nay trong khoa học pháp lý Việt Nam chưa có một khái niệm thống nhất về người bào chữa, một số các tác giả khi nghiên cứu về chế định người bào chữa đều tụ xây dung khái niệm người bào chữa từ việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về người bào chữa. có quan điểm cho rằng: “ người bào chữa trong tố tụng hình sự là người tham gia tố tụng để chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội, giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, thông qua đó góp phần bảo vệ pháp chế XHCN”, cũng có khái niệm ở mức độ khái quát hơn “ nguwowuif bào chữa là một loại người tham gia tố tụng, có địa vị pháp lý riêng, không phụ thuộc vào địa vị pháp lý của người bị tạm giam, bị can, bị cáo. Một trong những lý do dẫn đến các tác giả đề xuát các khái niệm khác nhau về người bào chữa là BLTTHS năm 2003 không đưa ra khái niệm cụ thể về người bào chữa. Những khái niệm trên đây được đúc kết từ sự nghiên cứu về chế định người bào chữa trong TTHS Việt Nam. Hệ thông quy định của BLTTHS năm 2003 chỉ tập trung quy định về chủ thể, quyền và nghĩa vụ, lựa chọn và thay đổi người bào chữa trong tố tunhj hình sự. Theo đó Điều 56 BLTTHS năm 2003 quy định: người bào chữa có thể là: luật sư, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giam, bị can, bị cáo, bào chữa viên nhân dân. 2.3 Vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự Nói đến người bào chữa, trước hết phải tháy được vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giam, bị can, bị cáo. Pháp luật quy định người bị tạm giam, bị can, bị cáo có quyền bào chữa thông qua việc tự bào chữa hoặc lựa chọn người bào chữa cho mình. Tuy nhiên, nếu nhìn từ tính phức tạp của quá trình giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề bào chữa là việc hết sức khó khăn. Quá trình giải quyết vụ án hình sự bao gồm những vấn đè pháp lý, ví dụ như hành vi bị truy tố có tội phạm hay không, nếu là tội phạm thì là tội gì? Bị cáo có lỗi khi thực hiện hành vi đó hay không? Lỗi cố ý hay vô ý? Chứng cứ của bên buộc tội có hợp pháp hay không? Việc bắt người, khám nhà có đúng luật hay không … Người bị tạm giam, tạm giữ,bị can,bị cáo thường là những người không có hoặc 3 3 Bài tập học kỳ môn Luật tố tụng hình sự hạn chế kiến thức về mặt pháp lý, do đó khi họ tự mình thực hiện việc bào chữa sẽ không có hiệu quả cao. Mặt khác, yếu tố tâm lí cũng ảnh hưởng không ít đến khả năng tự bào chữa của họ. vì vậy sự hổ trợ phía người bào chữa - thường là những người có kiến thức pháp lý chuyên sâu, sẽ góp phần tích cực đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giam,tạm giữ, bị can, bị cáo trên thực tế. Ở khía cạnh khác, sự tham gia của người bào chữa trong TTHS còn góp phần giải quyết vụ án một cách khách quan, tăng cường tính dân chủ trong hoạt động tư pháp, đảm bảo pháp chế XHCN. Hoạt động của người bào chữa một mặt bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam, bị cáo. Mặt khác, hạn chế sự chuyên quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng, giúp họ nhìn thấy những khuyết điểm, thiếu xót nếu có, hướng đến yêu cầu “ không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng không lam oan người vô tội”, thì sự tham gia của người bào chữa trong tố tụng hình sự chính là một trong những phương tiện để bảo đảm thực hiện mục tiêu trên. Với ý nghĩa xã hội như vậy, địa vị pháp lý người bào chữa trong TTHS ngày càng được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Điều đó thể hiện tính dân chủ, khách quan của nhà nước ta trong hoạt đọng TTHS, cũng như tính văn minh, nhân đạo của pháp luật TTHS Việt Nam. II) Những quy định của pháp luật TTHS về địa vị pháp lý của người bào chữa. a) Những quy định của BLTTHS năm 2003 về quyền của người bào chữa. Bộ luật TTHS năm 2003 quy định người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81,82 của bộ luật TTHS năm 2003 thì người bào chữa tham gia tố tụng trừ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì vienj trưởng viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng vào một trong ba thời điểm: Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khới tố bị can; người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ, trong trường hợp phạm tôi quả tang hoặc đang bị truy nã (Điều 81 BLTTHS), bắt người trong trường hợp khẩn cấp ( Điều 82 BLTTHS năm 2003 ); người bảo chữa tham gia tố tụng khi kết thúc điều tra trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, theo quyết định của viện trưởng viện kiểm sát. 4 4 Bài tập học kỳ môn Luật tố tụng hình sự Bộ luât TTHS năm 2003 dành khoản 2 Điều 58 để quy định về quyền của người bào chữa trong tố tụng hình sự. * Quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giam, khi hỏi cung bị cáo và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bi tạm giam, bị can, bị cáo và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem có biên bản về hoạt đọng tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tunhj liên quan đến người bào chữa. Đây là quy định mở rộng sự tham gia của người bào chữa trong hoạt động điều tra, việc tham gia này có ý nghĩa giúp ban đầu với người bị tạm giam, bị can, bị cáo. Sự có mặt của người bào chữa khi lấy lời khai, khi hỏi cung cho người bị tạm giam,bị can, bị cáo được ổn định về mặt tâm lý hơn khi trả lời cau hỏi của Điều tra viên. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng do quá sợ hãi hoặc thiếu hiểu biết, người bị tam,tạm giữ, bị can, bị cáo khai không đúng với thực tế vụ án. Sau đó chính những lời khai đó có thể trở thành chứng cứ buộc tội đối với họ. Ngoài ra với sự am hiểu pháp luật của mình, người bào chữa còn có thể giúp người bị tạm giam, bị can, bị cáo nhìn ra những điểm sơ hở, thiếu chặt chẽ trong biên bản lời khai. Như vậy, có thể thấy sự tham gia của người bào chữa trong các hoạt động lấy lời khai, hỏi cung và sự có mặt của người bào chữa trong các hoạt đọng điều tra khác góp phần nâng cao chất lượng điều tra xét xử, đảm bảo công bằng và dân chủ trong pháp luạt TTHS Việt Nam. Bộ luật TTHS năm 2003 quy định cho người bào chữa quyền này là hoàn toàn hợp lý. *Quyền đề nghị cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt hỏi cung bị can. Quy định của pháp luạt về quyền của người bào chữa được có mặt trong khi hỏi cung bị can, bị cáo sẽ không có ý nghĩa nếu không được thực hiện trên thực tế. Điều này thể hiện ở chổ, mặc dù pháp luật quy định người bào chữa có quyền này nhưng địa điểm hỏi cung, thời gian hỏi cung lại thuộc quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan điều tra. Người bào chữa vốn chỉ được mời, hoặc cử sau khi người bị tạm giam, bị can, bị cáo đã bị bắt giữ hoặc bị khởi tố. Do đó, họ không thể tự mình nắm rõ những thông tin về địa điểm và thời gian hỏi cung bị can để có thể chủ động cần thiết. Đây là thông tin mà người bào chữa cần được cung cấp từ phía cơ quan điều tra. Giúp họ có thể kịp thời chuẩn bị và sắp xếp để 5 5 Bài tập học kỳ môn Luật tố tụng hình sự thực hiện quyền có mặt trong các hoạt động điều tra, theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự bộ luật TTHS năm 2003 đã khắc phục những thiếu sót của bộ luật TTHS 1988 khi quy định thêm quyền được đề nghị cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can của người bào chữa. Đây cũng là điểm mới tiến bộ và hợp lý của bộ luật TTHS năm 2003 so với bộ luật TTHS 1988. *Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, theo quy định của bộ luạt TTHS năm 2003. Với mục đích bảo đảm công bằng khách quan của quá trình giải quyết vụ án, bộ luật TTHS năm 2003 quy định những trường hợp phải thay đổi hoặc từ chối người tiến hành tố tụng, quyền người tham gia tố tụng khác nếu có dấu hiệu cho thấy họ có thể không vô tư khách quan. Người bào chữa nếu xét thấy việc tham gia của người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch có thể không khách quan vô tư, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình, có thể dựa vào những căn cứ luật định để đề nghị thay đổi những người này. *Quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giam, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác. Khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Người bào chữa phải căn cứ vào các chứng cứ, tình tiết có liên quan vụ án, các tài liệu thu thập được từ phía cơ quan điều tra. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào chứng cứ,tài liệu do cơ quan điều tra thu thập được, người bào chữa có thể sẽ không nắm được những tình tiết liên quan đến việc bào chữa, nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác. Điều này tạo điều kiện cho người bào chữa tiếp xúc với vụ án vùa ở mức độ khái quát hơn, vừa ở có thể chuyên sâu hơn. *Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; những tài liệu đồ vật nầy thường là theo hướng có lợi cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Người bào chữa có thể đua ra những yêu cầu trong các giai đoạn tố tụng khác nhau như:yêu cầu cơ quan điều tra bổ sung chứng cứ, yêu cầu triệu tập them người làm chứng, yêu cầu hoãn phiên tòa….Người bào chữa phải xem xét tính hợp lý và quan trọng là phải có lợi đối với 6 6 Bài tập học kỳ môn Luật tố tụng hình sự việc bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để đưa ra những đồ vật, yêu cầu của người bào chữa. Sự đảm bảo này được luật hóa tại Điều 122 bộ luật TTHS năm 2003. *Quyền gặp người bị tạm giữ,bị can, bị cáo đang bị tạm giam: trao cho người bào chữa quyền này là rất cần thiết. Bởi lẽ, hơn ai hết, chính người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người nắm rõ sự thật của vụ án. Người bào chữa muốn thực hiện tốt chức năng của mình ,phải tiếp xúc trực tiếp với họ, chứ không phải tìm hiểu vụ án qua các chứng cứ, tài liệu được cơ quan điều tra cung cấp. Từ đó người bào chữa có thể tìm hiểu được nguyen nhân động cơ, điều kiện hoàn cnhr phạm tội nếu người bị tạm giữ, bị can, bị cáo phạm tội, như thế sẽ dể dàng cung cấp sự thật vụ án. * Quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tư liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa theo quy định của pháp luật. Qua việc đọc, ghi chép sao chụp những tư liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa, người bào chữa nắm được nội dung của vụ án, biết chính xác người được bào chữa bị buộc tội gì? Và dựa tren những luận cứ nào?. Từ đó người bào chữa có sự chuẩn bị xác đáng để tìm ra những luận điểm gở tội hoặc giảm nhẹ TNHS cho người được bào chữa. thông qua việc thực hiện quyền này, người bào chữa được chủ động chuẩn bị việc bào chữa và tham gia tranh tụng tại phiên tòa. * Quyền kháng cáo bản án, quyết định của tòa án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm hồn hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 bộ luật TTHS năm 2003. Đây là quyền độc lập của người bào chữa trong TTHS, không phụ thuộc vào ý chí của người được bào chữa cũng như đại diện hợp pháp của họ. Giới hạn quyền này chính là người bào chữa chỉ được khai báo đối với bản án mà bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm hồn và thể chất quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS. Những đối tượng này chưa đủ khả năng nhận biết rõ ràng về bản án cũng như không thể có kiến thức pháp luật đủ để xem xét bản án dành cho mình cũng như mức độ vi phạm hay không. Vì thế người bào chữa lúc này với cương vị bảo vệ quyền và lợi ích của bị cáo sẽ có thể kháng cáo bản án, quyết định của tòa án theo hướng có lợi của bị cáo. 7 7 Bài tập học kỳ môn Luật tố tụng hình sự Như vậy, bộ luật TTHS năm 2003 đã quy định khá đầy đủ về quyền của người bào chữa trong TTHS, không chỉ tập trung quy định tại khoản 2 Điều 58 bộ luật còn có những quy định cụ thể của người bào chữa trong các giai đoạn khác nhau của quá trình giải quyết vụ án. Đây có thể coi là sự cố gắng của các nhà làm lập, để những quyền của bào chữa không chỉ được quy định trong luật mà còn được thực hiện trên thực tế. b.Những quy định của bộ luật TTHS năm 2003 về nghĩa vụ của người bào chữa. Bộ luật TTHS năm 2003 quy định về nghĩa vụ của người bào chữa tại khoản 3 Điều 58 bộ luật này. Theo đó, người bào chữa có nghĩa vụ sau: * Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ TNHS của bi can, bị cáo. Khi đã tham gia TTHS với vai trò là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Theo quy định của pháp luật, người bào chữa có trách nhiệm phải thực hiện chức năng của mình, pháp luật quy định cho người bào chữa những quyền để giúp họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Đồng thời, những quyền này cũng chính là những biện pháp mà pháp luật cho phép họ sử dụng chúng để làm sáng tỏ những tình tiết có lợi cho người được bào chữa. quy định này nhằm hạn chế tình trạng người bào chữa không có trách nhiệm đúng để làm sáng tỏ những tình tiết có lợi cho người được bào chữa. “ tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, người bào chữa có trách nhiệm cho cơ quan điều tra viện kiểm sát, tòa án”. Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và cơ quan TTHS phải nđược lập biên bản theo quy định tại Điều 95 bộ luật TTHS năm 2003. * Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Đây là nghĩa vụ đương nhiên của người bào chữa đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Người bào chữa được mời hoặc cử tham gia tố tụng với nhiemj vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Vì vậy, họ có nghĩa vụ bảo vệ phải trợ giúp người được bào chữa mọi mặt về các vấn đề pháp lý. Những vấn đề này có thể là người bào chữa của cơ quan 8 8 Bài tập học kỳ môn Luật tố tụng hình sự TTHS, hoặc thực hiện các yêu cầu, nguyện vọng của người được bào chữa nhằm giúp họ cung cấp thêm những tình tiết có liên quan đến vụ án mà có lợi cho họ. Sự trợ giúp này của người bào chữa là rất cần thiết, bởi do điều kiện hoàn cảnh, cũng như yếu tố tâm lý người bị tạm giam, bị can, bị cáo khó có thể tự mình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có hiệu quả. *Không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can ,bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lí do chính đáng. Quy định này được hiểu là khi đảm nhận công việc bào chữa theo lời mời của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện của họ,hoặc được cử theo yêu cầu của cơ quan TTHS thì người không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị cam, bị cáo trừ khi có lý do chính đáng. *Tôn trọng sự thật và pháp luật, không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật. Đặc điểm của công việc bào chữa chính là tìm mọi luận điểm để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, giúp họ chứng minh vô tội hoặc giảm nhẹ TNHS cho họ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc người người bào chữa có quyền làm sai lệch sự thật vụ án để bằng mọi giá đạt được mục đích. Là người am hiểu pháp luật, người bào chữa càng phải luôn tôn trọng sự thật của vụ án và tôn trọng pháp luật. *Có mặt theo giấy triệu tập của tòa án: đây vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của người bào chữa. Việc có mặt theo giáy triệu tập của tòa án sẽ đảm bảo người bào chữa luôn theo sát vụ án, có sự trợ giúp kịp thời của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Quy định về nghĩa vụ này của người bào chữa cũng hợp với tinh thần cải cách tư pháp và những quy định khác của bộ luật TTHS năm 2003 như: “ bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa”. Nếu người bào chữa không có mặt tại phiên tòa thì sẽ rất thiệt thòi cho người bị tạm giam, bị can, bị cáo. Bởi vì qua việc tham gia xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa, có thể thêm những tình tiết mới có ích cho việc bào chữa. * Không được tiết lộ bi mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục 9 9 Bài tập học kỳ môn Luật tố tụng hình sự đích xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ qua, tổ chức và cá nhân. Pháp luạt quy định người bào chữa không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa hoàn toàn phù hợp với những nguyên tắc đạo đức cần có của người bào chữa. Quy định này cũng bảo đảm bí mật quốc gia và những lợi ích chung của xã hội. tuy vậy, đến nay chưa có quy định nào khác của bộ luạt TTHS năm 2003 hoặc văn bản hướng dẫn về vấn đề thế nào là bí mật điều tra. Người bào chữa nào làm trái pháp luật thì tùy theo mức độ, tính chất vi phạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận bào chữa, xử lí kỉ luật. Như vậy, nghĩa vụ người bào chữa trong TTHS đã được pháp luật quy định một cách khá toàn diện và hợp lý. Việc thực hiện tốt các nghĩa vụ này sẽ giúp cho người bào chữa tỏ rõ vai trò, nâng cao địa vị pháp lý của mình trong TTHS. III) Sự bất cập về địa vị pháp lý của người bào chữa trong TTHS và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả tham gia tố tụng của người bào chữa. * Những bất cập về địa vị pháp lý của người bào chữa trong TTHS Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS) quy định người bào chữa có thể là: (a) Luật sư; ((b) Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; và (c) Bào chữa viên nhân dân. Như vậy, về mặt pháp lý, bào chữa viên nhân dân và Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một chủ thể tư pháp có tư cách của người bào chữa trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong thực tiễn tố tụng hình sự ở Việt Nam, việc xem xét thủ tục chứng nhận tư cách người bào chữa, các nguyên tắc, phạm vi tham gia tố tụng lại chưa được hướng dẫn và quy định chi tiết, dẫn đến các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ giống hay khác luật sư ở mức nào?! Trong giai đoạn điều tra, truy tố thì hoàn toàn vắng bóng họ, vì thực tế luật sư tham gia còn rất khó khăn. Do đó,theo quan điểm của luật sư Nguyễn văn chiến thì chế định bào chữa viên nhân dân và người khác đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó. Hiện nay, cùng với việc thực thi Luật Luật sư năm 2006, Liên đòan luật sư Việt Nam ra đời đã khẳng định sự lớn mạnh và vị thế của đội ngũ luật sư Việt Nam, hướng tới việc xây dựng một đội ngũ luật sư chuyên nghiệp thực hiện các phạm vi hành nghề tư 10 10 [...]... đúng vị trí của người bào chữa trong TTHS C – KẾT LUẬN Qua việc tìm hiểu địa vị pháp lý của người bào chữa trong bộ luật TTHS, đã cho ta thấy người bào chữa có một vai trò hết sức quan trọng đối với nền tư pháp của nước ta Mặc dù địa vị pháp lý của người bào chữa vãn đang còn những hạn chế nhất định Song qua nhiều giai đoạn của lịch sử ta thấy địa vị pháp lý người bào chữa ngày càng được nâng cao Em hi... hành tố tụng thì đều có quyền tham gia bào chữa Dĩ nhiên, khi đó pháp luật tố tụng hình sự sẽ phải có những quy định chặt chẽ về việc tham gia bào chữa của này +Năm là, Nâng cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng nhằm tạo điều kiện cho ngườ bào chữa thực hiện tốt nhiệm vụ bào chữa cho bị can, bị cáo Trong thời gian qua ccs cơ quan tiến hành tố tụng có đánh giá và nhận thức về vai trò của người bào. .. cũng như CQ ĐT đối với sự tham gia của luật sư * Việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao việc tham gia tố tụng của người bào chữ Sẽ là không quá nếu nói rằng những điều luật "chết" trong BLTTHS hiện hành về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa sẽ được làm sống lại với những sửa đổi bổ sung cụ thể hơn đo là thêm nôi dung ghi nhận tính pháp lý từ khi người bào chữa tham gia tố tụng với đầy đủ các thủ... can, bị cáo Vậy thì việc tham gia của người bào chữa chỉ là hình thức và theo thủ tục mà thôi Muốn được các cơ quan tiến hành tố tụng quan tâm đến lời bào chữa của mình hoặc tạo điều kiện cho người bào chữa hoạt động có hiệu quả thì cần có những biện pháp: + Các cơ quan tiến hành tố tụng phải tự hoàn thiện mình, nhận thức đúng về vai trò của người bào chữa, khi người bào chữa tham gia TTHS, họ có quyền... 27 Luật Luật sư thì việc hỏi cung bị can chỉ có giá trị pháp lý khi có luật sư tham dự Những hoạt động tố tụng khác cơ quan Tiến hành tố tụng không được từ chối sự tham gia 12 12 Bài tập học kỳ môn Luật tố tụng hình sự của lật sư khi luật sư có yêu cầu được tham gia Như vậy NBC sẽ có "đất" ngay trong Luật ể thực hiện quyền và nghĩa vụ cao cả của mình là bảo vệ pháp chế và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của. .. môn Luật tố tụng hình sự vấn, tranh tụng và cung cấp các dịch vụ pháp lý phủ kín các mặt của đời sống xã hội và đời sống tư pháp, nên chăng cần xem xét lại và bỏ chế định bào chữa viên nhân dân là người bào chữa trong BLTTHS sửa đổi, bổ sung sắp tới Các nhà lập pháp cần tập trung quy định có hiệu lực về hoạt động bào chữa trong tố tụng hình sự vào chủ thể tư pháp duy nhất có đủ phẩm chất, kỹ năng và. .. pháp lý, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội- 2001 4) Địa vị pháp lý của người bào chữa trong tố tụng hình sự, trường Đại hoạc luật Hà Nội, Văn Hoàng Anh – khóa luạn tốt nghiệp 5) “Những bảo đảm hiệu quả của hoạt động bào chữa trong TTHS”, tạp chí nhà nước và pháp luật số 10 - 2000 trang 48 6) Tài liệu.vn 7) Google.com.vn 16 16 Bài tập học kỳ môn Luật tố tụng hình sự 17 17 ... chuẩn của luật sư, trong đó chú trọng đến tiêu chuẩn về đạo đức và nghiệp vụ của luật sư Đồng thời Pháp lệnh mới cần tạo ra quy trình công nhận luật sư theo hướng thông thoáng hơn trên cơ sở bảo đảm được sự quản lý của Nhà nước và tôn trọng tính tự quản của tổ chức luật sư +Hai là, việc sữa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự sắp tới cần làm rõ người đại diện hợp pháp của bị cáo trong tố tụng hình sự. .. với người buộc tội + Cần quy định quyền của người bào chữa được yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng chấm dứt những hành vi trái pháp luật tại phiên tòa cũng như trong các giai đoạn tố tụng khác, nhằm bảo đảm quyền của bị can, bại cáo và quyền của người 15 15 Bài tập học kỳ môn Luật tố tụng hình sự bào chữa Có như vậy thì mới tránh được những biểu hiện coi thường người bào chữa, đánh giá không đúng vị. .. xử lý những người tiến hành tố tụng cố ý không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị hợp pháp đó của người bào chữa Những quy định chế tài này không chỉ chỉ là những "quy định ngành" chỉ những người tiến hành tố tụng biết mà cần phải được quy định cụ thể trong BLTTHS để những người tham gia tố tụng cũng biết và thực hiện vai trò giám sát của mình một cách hiệu quả hơn Để nâng cao hơn nữa địa vị pháp lý của . hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả việc tham gia tố tụng của người bào chữa . B – NỘI DUNG I) .Địa vị pháp lý của người của người bào chữa trong. trò, nâng cao địa vị pháp lý của mình trong TTHS. III) Sự bất cập về địa vị pháp lý của người bào chữa trong TTHS và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao