Quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự 2005
Trang 1MỤC LỤC
A- PHẦN MỞ ĐẦU ………… 1
I Tính cấp thiết của đề tài 2
II.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu 3
1 Mục tiêu , nhiệm vụ nghiên cứu 3
2 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 4
3 Phương pháp nghiên cứu 4
B- PHẦN NỘI DUNG 5
I Sự phát triển các quy định của pháp luật về quyền nhân thân 5
II Khái niệm và đặc điểm của quyền nhân thân 7
1 Khái niệm quyền nhân thân 7
2 Đặc điểm của quyền nhân thân 8
III Các quy định của pháp luật về quyền nhân thân trong Bộ luật dân sự 2005
1 Các quyền nhân thân gắn liền với chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình 10
2 Quyền nhân thân liên quan tới sự cá biệt hóa cá nhân ………
2.1 Quyền của cá nhân đối với họ và tên 14
2.2 Quyền xác định dân tộc 15
2.3 Quyền đối với hình ảnh 15
3 Quyền nhân thân liên quan đến giá trị của con người trong xã hội 17
3.1 Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể 17
3.2 Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm 19
3.3 Quyền bí mật đời tư 20
4 Quyền nhân thân liên quan đến thân thể của con người :
4.1 Quyền hiến bộ phận cơ thể người sống, quyền nhận bộ phận cơ thể 21
4.2 Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết 23
4.3 Quyền xác định lại giới tính 24
5 Các quyền liên quan tới hoạt động lao động sáng tạo của cá nhân……… 26
III Thực tiễn áp dụng các quy định và hạn chế của các quy định pháp luật 27
IV Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền nhân thân C- PHẦN KẾT BÀI 34
Tài liệu tham khảo
Trang 2A- PHẦN MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết của đề tài
Là thành viên của xã hội, từ lúc sinh ra con người đã được hưởng nhữngquyền nhất định thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống bao gồm quyền
tự do dân chủ về chính trị, quyền về dân sự, quyền về kinh tế – xã hội v.v… Trảiqua quá trình đấu tranh phát triển của xã hội, các quyền của cá nhân ngày càngđược phát triển, mở rộng Trong các quyền dân sự của cá nhân thì quyền nhân thân
là một phần rất quan trọng Quyền nhân thân là một trong những nội dung cơ bảncủa quyền con người nên đã được pháp luật hầu hết các nước ghi nhận và bảo vệtrong các văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất
Pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận quyền con người trong đó có quyền nhânthân trong Hiến pháp 1992 - văn bản pháp lí có hiệu lực pháp lý cao nhất, cụ thểhóa trong Bộ luật Dân sự 2005 và hàng loạt các văn bản, nghị định hướng dẫn liênquan Việc Nhà nước ban hành và quy định các quyền nhân thân của cá nhân thểhiện tầm quan trọng của việc bảo vệ các giá trị tinh thần liên quan tới con ngườitrong xã hội.Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, các quyền nhân thân baogồm 28 Điều luật: Quyền đối với tên, họ (Điều 26); quyền thay đổi tên họ (Điều27); quyền xác định dân tộc (Điều 28); quyền được khai sinh (Điều 29); quyềnđược khai tử (Điều 30); quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31); quyền đượcbảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Điều 32); quyền hiến bộ phận cơthể (Điều 33); quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34); quyền nhận
bộ phận cơ thể người (Điều 35); quyền xác định lại giới tính (Điều 36; quyền đượcbảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37; quyền bí mật đời tư (Điều 38); quyềnkết hôn (Điều 39); quyền bình đẳng của vợ chồng (Điều 40); quyền được hưởng sựchăm sóc giữa các thành viên trong gia đình (Điều 41); quyền ly hôn (Điều 42);
Trang 3quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con (Điều 43); quyền được nuôi con nuôi vàquyền được nhận làm con nuôi (Điều 44); quyền đối với quốc tịch (Điều 45);quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 46); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo(Điều 47); quyền tự do đi lại, tự do cư trú (Điều 48); quyền lao động (Điều 49);quyền tự do kinh doanh (Điều 50); quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo (Điều 51)
Pháp luật dân sự có những quy định khá cụ thể và chi tiết về các quyền nhânthân của cá nhân Tuy nhiên, điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đòi hỏi cácquyền của cá nhân phải ngày càng được coi trọng hơn Trong khi đó, pháp luật điềuchỉnh các vấn đề về quyền nhân thân gặp phải những hạn chế nhất định, chưa đápứng kịp thời được nhu cầu xã hội Tình trạng quyền nhân thân của cá nhân bị xâmphạm và không được bảo vệ thỏa đáng là đáng phổ biến và đang ngày một gia tăng
Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài “ Quyền nhân
thân trong Bộ luật Dân sự 2005” làm đề tài nghiên cứu của mình Tác giả mong
muốn góp một phần nhỏ của mình vào những tri thức cơ bản về quyền nhân thâncủa cá nhân, từ đó đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý vềquyền nhân thân của cá nhân
II.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu
1 Mục tiêu , nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu : Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ được những
vấn đề lý luận cũng như làm rõ nội dung , ý nghĩa của các quy định pháp luật vềquyền nhân thân của cá nhân; chỉ ra những điểm phù hợp với đời sống xã hội vànhững điều phải bổ sung các quy định của pháp luật về quyền nhân thân của cánhân, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật Dân sự ViệtNam về quyền nhân thân của cá nhân Đồng thời giúp các cơ quan áp dụng phápluật trong việc nhận thức đúng đắn và toàn diện khi giải quyết các tranh chấp liênquan tới quyền nhân thân của cá nhân
Trang 4Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được các mục tiêu đề trên, tác giả phải
hoàn thành các nhiệm vụ sau :
Trình bày và làm rõ các quy định của pháp luật về quyền nhân thân của cánhân theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành
Tìm hiểu thực tiễn việc thực hiện các quy định về quyền nhân thân của cánhân
Đánh giá những điểm còn hạn chế, thiếu sót của pháp luật Dân sự về quyềnnhân thân của cá nhân Từ đó, đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần hoànthiện hệ thống pháp luật Dân sự về quyền nhân thân
2 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài : Nghiên cứu các quy định của Bộ luật dân
sự 2005 về quyền nhân thân đối với cá nhân
Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ một bài luận, tác giả chỉ tập trungnghiên cứu các vấn đề sau : Khái quát về quyền nhân thân trong bộ luật dân sự;phân tích đánh giá các quy định của pháp luật về quyền nhân thân; nghiên cứuthực tiễn việc áp dụng các quy định về quyền nhân thân; từ đó rút ra những hạnchế, thiếu sót cần bổ sung của pháp luật và nêu ra phương hướng hoàn thiện phápluật
3 Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận, nghiên cứu đề tài được dựa trên quan điểm của chủ nghĩaMác-Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về conngười, quyền con người, cụ thể chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứusau:
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử tức là xem xét quyềnnhân thân của cá nhân trong trạng thái vận động, phát triển, trong mối quan
hệ với những điều kiện kinh tế, chính trị xã hội ở các thời kỳ lịch sử
Trang 5 Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng để phân tích, tổng hợp cácquan điểm, các quy định của pháp luật và thực tiễn từ đó rút ra những kếtluận, đánh giá và giải pháp
Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp sosánh, phương pháp đánh giá …
B- PHẦN NỘI DUNG
I Sự phát triển các quy định của pháp luật về quyền nhân thân
Qua mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử, pháp luật Việt Nam nói riêng, phápluật dân sự nói chung có những bước tiến bộ không ngừng trong việc quy định vàđảm bảo cho cá nhân được hưởng các quyền nhân thân do Nhà nước quy định
Trước năm 1986, các quy định về quyền nhân thân của cá nhân chỉ là nhữngquy định mang tính nguyên tắc, được đề cập tại các bản hiến pháp, được cụ thể hoátrong một số văn bản dưới luật
Năm 1986, Đường lối đổi mới của Đảng đã tạo tiền đề đem lại cho đất nước
ta những thành tựu vô cùng quan trọng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sốngcủa người dân dần ổn định, tình hình trật tự trị an xã hội được đảm bảo… Để đápứng nhu cầu của tình hình mới, Quốc hội đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm
1980 Hiến pháp sửa đổi được Quốc hội thông qua ngày 15/4/1992 đã kế thừanhững quy định của bản hiến pháp trước đây, trong đó có các quy định về quyềnnhân thân.Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1992, Bộ luật dân sự năm 1995
đã quy định về các quyền nhân thân của cá nhân, bao gồm các quy định từ Điều 26đến Điều 47 Ngoài quy định chung về quyền nhân thân (Điều 26) và bảo vệ quyềnnhân thân (Điều 27), BLDS năm 1995 đã quy định quyền nhân thân cụ thể, baogồm 19 điều : quyền về họ tên, quyền về hình ảnh, quyền về nơi cư trú …
Bộ luật dân sự năm 1995 đã phát huy vai trò to lớn trong việc ghi nhận vàbảo vệ các quyền dân sự của chủ thể, trong đó có quyền nhân thân Tuy nhiên, quamột thời gian áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, bên cạnh những
Trang 6ưu điểm thì Bộ luật dân sự năm 1995 còn bộc lộ nhiều hạn chế Xuất phát từ lí do
đó, Bộ luật dân sự sửa đổi đã được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 So với cácquy định về quyền nhân thân trong Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm
2005 có một số sửa đổi, bổ sung, cụ thể:
- Có những quan hệ dân sự nhưng bản chất là quan hệ hành chính được quyđịnh trong Bộ luật dân sự 1995 nhưng không được quy định trong Bộ luật dân sự
2005 mà để pháp luật hành chính quy định Ví dụ như Bộ luật dân sự năm 2005 đã
bỏ các quy định liên quan đến đăng kí hộ tịch, các quy định này do pháp luật hànhchính quy định cụ thể (thủ tục đăng kí khai sinh, khai tử, kết hôn…)
- Bộ luật dân sự 2005 đã quy định khá cụ thể một số quyền nhân thân mà bộluật dân sự 1995 không có Chẳng hạn như, Bộ luật dân sự năm 2005 quy địnhquyền được khai sinh, quyền được khai tử là quyền nhân thân của cá nhân (Bộ luậtdân sự năm 1995 quy định về khai sinh (Điều 55) và khai tử (Điều 60) Thủ tục thựchiện quyền này sẽ do pháp luật hành chính quy định
- Hiện nay, nhu cầu về mô, cơ, tạng… người là rất lớn Các quốc gia trên thếgiới, trong đó có Việt Nam đã có những bước tiến thử nghiệm thành công trongviệc ghép các bộ phận cơ thể người, góp phần đem lại sự sống cho nhiều người.Hiến tặng mô, cơ…là quyền của người hiến tặng, đồng thời việc được nhận mô, cơ,tạng…là quyền của người nhận Xuất phát từ nhu cầu thực tế này, Bộ luật dân sựnăm 2005 lần đầu tiên đưa vào một số quyền nhân thân liên quan đến đạo đức sinhhọc, đó là các quyền: Quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33); quyền hiến xác, bộphận cơ thể sau khi chết (Điều 34); quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35);quyền xác định lại giới tính (Điều 36)
- Hầu hết các quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995cũng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp như quyền thay đổi họ tên (Điều 27),quyền xác định dân tộc (Điều 28), quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31),quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Điều 32), quyền
Trang 7được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37), quyền bí mật đời tư (Điều 38)
…
Với việc ghi nhận về các quyền nhân thân trong Bộ luật dân sự năm 2005 cóthể thấy rằng pháp luật dân sự Việt Nam có những bước tiến đáng kể trong việc ghinhận và bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân Đây là sự khẳng định và ghi nhậnđồng thời là cơ sở pháp lí quan trọng cho cá nhân trong việc thực hiện các quyềncủa mình Các quyền nhân thân của cá nhân được ghi nhận trong Bộ luật dân sựnăm 2005 thể hiện sự tôn vinh của pháp luật đối với các giá trị đích thực của conngười, điều này đúng với bản chất của Nhà nước ta: Nhà nước của dân, do dân, vìdân, đó cũng là sự thể hiện mục đích của pháp luật nói chung, pháp luật dân sự nóiriêng: Vì con người, lấy con người là trung tâm
II Khái niệm và đặc điểm của quyền nhân thân
1 Khái niệm quyền nhân thân
Quyền nhân thân là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền gắn liền với bảnthân con người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân Từ xưa tới nay, khinói đến quyền nhân thân người ta liên tưởng ngay tới các quyền có liên quan mậtthiết đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân Nói chung, quyền nhân thân làthứ quyền để bảo vệ cái “danh” của mỗi con người bao gồm: danh dự, danh tiếng,danh hiệu….Một xã hội ngày càng tiến bộ bao nhiêu thì con người ngày càng đượcquý trọng bấy nhiêu, và do đó quyền nhân thân cũng ngày càng được pháp luật quyđịnh đầy đủ ,rõ ràng hơn
Trong lịch sử lập pháp của Việt Nam thuật ngữ “quyền nhân thân” ra đời khá
muộn mằn Bộ luật dân sự 1995 là văn bản pháp lý đầu tiên đề cập tới quyền nhânthân , đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong quá trình hiện thực hóa quyềncon người Kế thừa những quy định của bộ luật dân sự 1995 về quyền nhân thân,Điều 24 bộ luật dân sự 2005 có quy định về khái niệm quyền nhân thân như sau :
“Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với
Trang 8mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” Việc quy định này khá chung chung, không đi vào cụ thể nên
chúng ta có thể định nghĩa quyền nhân thân như sau :
- Theo nghĩa khách quan : Quyền nhân thân được hiểu là tổng hợp các quyphạm pháp luật do Nhà nước ban hành, trong đó nội dung quy định rõ cho các cánhân có quyền nhân thân gắn liền với bản thân mình và đây là cơ sở để cá nhânthực hiện quyền của mình
- Theo nghĩa chủ quan : Quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gắn liềnvới cá nhân do Nhà nước quy định cho mỗi cá nhân và cá nhân không thể chuyểngiao quyền này cho người khác
2 Đặc điểm của quyền nhân thân
Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với cá nhân mà không thể chuyểngiao cho chủ thể khác Quyền nhân thân có các đặc điểm sau đây:
2.1 Quyền nhân thân là một quyền dân sự và là quyền dân sự đặc biệt
Con người là nhân vật trung tâm của xã hội và là đối tượng hướng tới củacác cuộc cách mạng tiến bộ trong lịch sử xã hội loài người Dưới góc độ pháp luậtdân sự thì cá nhân là chủ thể chủ yếu, thường xuyên quan trọng và phổ biến củaquan hệ dân sự Các quyền mà pháp luật quy định cho cá nhân là vì con người vàhướng tới con người, trong đó có các quyền nhân thân Sở dĩ nói quyền nhân thân
là quyền dân sự đặc biệt và các quyền này chỉ thuộc về cá nhân, trong khi đó cácquyền khác (quyền tài sản) có thể thuộc về chủ thể khác (pháp nhân, hộ gia đình)
2.2 Mọi cá nhân đều có sự bình đẳng về quyền nhân thân.
Mọi người đều có quyền nhân thân kể từ khi họ được sinh ra, không phânbiệt giới tính, tôn giáo, giai cấp… Chúng ta thấy quyền nhân thân có một sự khácbiệt cơ bản với quyền tài sản vì quyền bình đẳng về mặt dân sự không quy định tất
cả mọi người đều có khả năng hưởng những quyền như nhau Nguyên tắc bìnhđẳng về mặt dân sự có nghĩa là mọi cá nhân đều có những quyền như nhau, đó
Trang 9không phải là một khả năng trừu tượng mà là một thực tế Lợi ích của quyền nhânthân là được quy định như một thực tế chứ không phải là sự quy định mang tínhhình thức.
2.3 Quyền nhân thân có tính chất phi tài sản.
Quyền nhân thân không bao giờ là tài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn với tàisản hay không gắn với tài sản mà thôi Vì không phải là tài sản nên quyền nhânthân không bao giờ trị giá được thành tiền Về mặt pháp lí, chúng ta cần phân định
rõ tính chất phi tài sản của quyền nhân thân Ví dụ: Một người sáng tạo ra một sángchế hay giải pháp hữu ích Sáng chế hay giải pháp hữu ích do con người sáng tạonên mang giá trị kinh tế, chứ bản thân “Quyền tự do sáng tạo” (Điều 47 BLDS)không phải là tài sản, không mang giá trị kinh tế
2.4 Quyền nhân thân luôn gắn liền với cá nhân, không thể chuyển giao cho chủ thể khác.
Pháp luật dân sự thừa nhận quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền vớimỗi cá nhân mà không thể chuyển dịch cho chủ thể khác, trừ trường hợp do phápluật qui định Điều 24 BLDS qui định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộluật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao chongười khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” Các quyền dân sự nóichung, quyền nhân thân nói riêng là do Nhà nước quy định cho các chủ thể dựa trênđiều kiện kinh tế – xã hội nhất định Do vậy, về mặt nguyên tắc, cá nhân không thểchuyển dịch quyền nhân thân cho chủ thể khác, nói cách khác thì quyền nhân thânkhông thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự giữa các cá nhân Ví dụ, ngườinày không thể đổi họ tên cho người khác và ngược lại hoặc một người không thể uỷquyền cho người khác thực hiện quyền tự do đi lại của mình và mình nhận quyền tự
do kết hôn của người khác Điều này có nghĩa rằng bản thân chủ thể hưởng quyềnnhân thân chứ họ không thể chuyển giao quyền này cho người khác và cũng không
ai có thể đại diện cho họ để thực hiện quyền này Tuy nhiên, trong một số trường
Trang 10hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật thì quyền nhân thân có thể chuyển giaocho chủ thể khác Ví dụ: Quyền công bố, phổ biến tác phẩm của tác giả, khi tác giảchết đi thì quyền này có thể chuyển giao cho chủ thể khác (người thừa kế của tácgiả) Mặc dù vậy thì có những yếu tố luôn gắn liền với chủ thể mà không thể thayđổi được, ví dụ: Quyền đứng tên tác giả, quyền bảo vệ sự toàn vệ của tác phẩm.
2.5 Quyền nhân thân là một quyền dân sự do luật định.
Quyền nhân thân là một quyền nằm trong nội dung năng lực pháp luật dân sựcủa cá nhân Pháp luật dân sự quy định cho các cá nhân có các quyền nhân thân làmột sự tuyên bố chính thức về các quyền con người cụ thể được pháp luật thừanhận Việc pháp luật quy định cho các cá nhân có các quyền nhân thân khác nhau
là dựa vào các điều kiện kinh tế xã hội Do vậy, ở mỗi giai đoạn khác nhau của lịch
sử xã hội loài người, phụ thuộc vào bản chất giai cấp, chế độ chính trị xã hội… màquyền nhân thân của cá nhân được quy định một cách khác nhau Quyền nhân thân
là do Nhà nước “trang bị” cho cá nhân, Nhà nước không cho phép bất cứ cá nhânnào làm thay đổi hay chấm dứt quyền đó
III Các quy định của pháp luật về quyền nhân thân trong Bộ luật dân
sự 2005
Bộ luật dân sự 2005 quy định về quyền nhân thân từ điều 24 tới điều 51.Ngoài hai điều luật quy định khái quát về quyền nhân thân (điều 24) và bảo vệquyền nhân thân( điều 25), các điều luật còn lại quy định về nội dung các quyềnnhân thân cụ thể Dựa vào đối tượng của quyền mà các quyền nhân thân, tác giảchia các quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật dân sự 2005 thành 5 nhómsau đây:
1 Các quyền nhân thân gắn liền với chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình
Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, các quyền nhân thân của cá nhân luônđặt trong mối tương quan giữa những mối quan hệ mật thiết giữa cá nhân đó với tư
Trang 11cách là một thành viên trong gia đình với các chủ thể có liên quan trong mối quan
hệ gia đình; giữa các cá nhân đó với tư cách là một thành viên trong xã hội với cácchủ thể khác với mục đích không chỉ bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đó màcòn đảm bảo khi cá nhân đó thực hiện các quyền nhân thân của mình không ảnhhưởng tới lợi ích của gia đình và lợi ích chung của xã hội Các quyền nhân thân của
cá nhân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình bao gồm : Quyền kết hôn (Điều 39);Quyền bình đẳng của vợ chồng (Điều 40); Quyền được hưởng sự chăm sóc giữacác thành viên trong gia đình ( Điều 41), Quyền ly hôn (Điều 42); Quyền nhận,không nhận cha, mẹ, con (Điều 43); Quyền được nuôi con nuôi và quyền đượcnhận làm con nuôi (Điều 44)
Một là : Về quyền kết hôn là quyền nhân thân gắn liền với nhân thân của chủ
thể không thể chuyển giao cho người khác Quyền kết hôn là quyền nhân thânkhông gắn với tài sản Pháp luật đảm bảo quyền tự do kết hôn của mỗi cá nhân,nhưng cá nhân chỉ có thể thực hiện quyền tự do này khi đáp ứng một số điều kiệnnhất định mà pháp luật quy định Theo quy định của luật Hôn nhân và Gia đình
2000 thì các chủ thể có thể thực hiện quyền tự do kết hôn khi thỏa mãn các điềukiện kết hôn như về độ tuổi ( nam từ 20 trở lên; nữ từ 18 trở lên) ; có đủ năng lựchành vi dân sự, không thuộc các trường hợp cấm kết hôn (có cùng dòng máu trực
hệ, có họ trong phạm vi 3 đời….) Những quy định này hạn chế năng lực pháp luậtkết hôn của cá nhân Bởi khi thực hiện quyền kết hôn trong trường hợp này sẽ ảnhhưởng tới các chủ thể trong mối quan hệ khác, cũng như đi ngược với truyền thống,phong tục và đạo đức xã hội
Hai là : Về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng Điều 40 Bộ luật Dân sự
2005 quy định như sau: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang
nhau về mọi mặt trong gia đình và trong quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”
Trang 12Như vậy, quyền bình đẳng của vợ và chồng là quyền nhân thân gắn liền với
vợ chống mà không thể chuyển giao cho người khác Đây là quyền và đồng thờicũng là nghĩa vụ của hai vợ chồng đối với nhau Quyền được hưởng sự chung thủycủa chồng hoặc vợ đối với mình là một quyền nhân thân rất trừu tượng Do vậy, khi
vợ, chồng nghi ngờ vợ hoặc chồng mình có hành vi không chung thủy thường cónhững hành vi để người còn lại thực hiện nghĩa vụ chung thủy đối với mình Tuynhiên, hành vi đó có thể làm ảnh hưởng tới nhân phẩm, danh dự của người còn lại.Hoặc khi vợ chồng rõ ràng vi phạm nghĩa vụ chung thủy, vi phạm nguyên tắc một
vợ một chồng thì người kia có quyền yêu cầu chấm dứt sự vi phạm đó, có thể yêucầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình Đó làphương thức hữu hiệu để bảo vệ quyền nhân thân
Những quyền nhân thân giữa vợ chồng luôn có mối quan hệ gắn bó khăngkhít với nhau, có ảnh hưởng lẫn nhau Do đó, khi một quyền bị lạm dụng hoặc xâmphạm thì kéo theo các quyền nhân thân khác cũng bị ảnh hưởng theo
Ba là : Về quyền ly hôn Điều 42 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:
“Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.”
Quyền ly hôn đặt trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình là quyền nhân thângắn với vợ chồng và không thể chuyển giao cho người khác Bản thân vợ hoặcchồng mới có quyền yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ hôn nhân của họ Pháp luậtcho phép vợ hoặc chồng có quyền được xin Tòa án cho hộ ly hôn khi mối quan hệ
vợ chồng không thể duy trì được nữa Tuy nhiên cũng như quyền kết hôn, quyền lyhôn cũng bị hạn chế trong những trường hợp nhất định Cụ thể, theo quy định tại
khoản 2 điều 85 luật Hôn nhân và gia đình 2000 thì : “Trong trường hợp vợ có thai
hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.” Như vậy, khi vợ đang có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng thì người
chồng không được phép ly hôn
Trang 13Quyền ly hôn, về nguyên tắc chỉ thuộc về vợ - chồng có hôn nhân hợp pháp
và hôn nhân thực tế được pháp luật công nhận Các trường hợp khác nam nữ sốngchung như vợ chồng không có đăng ký kết hôn thì pháp luật không thừa nhận họ là
vợ chồng, đương nhiên họ cũng không có quyền ly hôn
Bốn là : Về quyền nhân thân có liên quan tới mối quan hệ giữa cha mẹ với
con cái và các thành viên khác trong gia đình : Người con được quyền khaisinh(Điều 29), có họ tên, thay đổi họ tên (Điều 26, 27) , dân tộc (Điều 28), quốctịch (Điều 45); được hưởng sự chăm sóc lẫn nhau (Điều 41) Cụ thể hóa các quyềnnhân thân cơ bản này, Luật Hôn nhân và Gia đình đã quy định rất cụ thể về cácquyền nhân thân cơ bản của cá nhân với tư cách chủ thể là người con trong mốiquan hệ với cha mẹ trong chương 4,chương 7, chương 8, chương 10
Điều 44 Bộ luật dân sự 2005 có quy định :
“Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi của cá nhân
được pháp luật công nhận và bảo hộ.
Việc nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật”
Trong quan hệ giữa cha mẹ và con, người con chưa thành niên chỉ đảm bảoquyền được thừa nhận làm con nuôi khi có những điều kiện nhất định về độ tuổi, về
ý chí tự nguyện của người con đó và các chủ thể có liên quan, điều này cũng xuấtphát từ các quyền của trẻ em.Khi thực hiện quyền làm con nuôi người khác, ngườicon nuôi đó vẫn không mất đi một quyền nhân thân gắn liền với họ
Quyền nhận nuôi con nuôi là một quyền nhân thân của cá nhân khi đáp ứngcác điều kiện do luật Hôn nhân và Gia đình quy định Có thể nói quyền được nhậnnuôi con nuôi đã tạo ra quyền làm cha, làm mẹ của người nhận nuôi nhằm gắn bótình cảm giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi trong quan hệ cha mẹ vàcon
Trang 14Ngoài các quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật dân sự 2005 liênquan tới quan hệ hôn nhân và gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 có nhiềuquy định chi tiết hóa các quyền nhân thân của cá nhân trong lĩnh vực này nhưquyền làm mẹ, quyền xác định cha, mẹ; cha mẹ có quyền đại diện, giám hộ cho concái theo quy định của pháp luật Bên cạnh đó Luật Hôn nhân và Gia đình 2000cũng có quy định thêm các quyền nhân thân giữa các thành viên trong gia đình nhưông bà giám hộ cho cháu chưa thành niên( Điều 84 luật hôn nhân và gia đình 2000)
Tóm lại, Bộ luật dân sự 2005 đã có những quy định rất cụ thể về quyền nhân
thân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Ngoài ra, luật Hôn nhân và Gia đình 2000cũng quy định chi tiết về các quyền nhân thân này Đây được coi là cơ sở pháp lýquan trọng để các cá nhân trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình tôn trọng, hưởngcác quyền nhân thân do luật định
2 Quyền nhân thân liên quan tới sự cá biệt hóa cá nhân : Quyền của cá nhân đối với họ và tên, hình ảnh và dân tộc
Trong các quyền nhân thân thì quyền nhân thân mang tính cá biệt hóa cánhân thể hiện rõ đặc trưng của luật Dân sự Quyền của cá nhân đối với họ, tên;quyền xác định dân tộc; quyền của cá nhân đối với hình ảnh là những quyền cơ bản
và thể hiện sự cá biệt rõ nét nhất trong số các quyền nhân thân mang tính cá biệthóa cá nhân
2.1 Quyền của cá nhân đối với họ và tên
Mỗi cá nhân sinh ra đều có tên gọi do cha mẹ đặt cho để phân biệt cá nhân
đó với những cá nhân khác Điều 26 Bộ luật dân sự 2005 quy định về quyền của cánhân đối với họ và tên và Điều 27 quy định về việc thay đổi họ tên
Mặc dù một người có thể có nhiều tên gọi khác nhau như tên khai sinh, biệthiệu, bí danh…nhưng khi tham gia quan hệ pháp luật mỗi cá nhân chỉ được côngnhận mang một tên riêng đó là tên được ghi trong giấy khai sinh Quyền đối với họ
và tên là một quyền nhân thân của cá nhân
Trang 15Cá nhân có quyền này kể từ khi được sinh ra Tuy nhiên, cá nhân cũng cóquyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ tên trong trườnghợp : Tên mà họ dùng gây nhầm lẫn, ảnh hưởng tới tình cảm của moi người tronggia đình; theo yêu cầu của cha mẹ nuôi khi nhận con nuôi; theo yêu cầu của cha mẹđẻ; yêu cầu của người xác định lại giới tính….Trong trường hợp, thay đổi họ têncủa người từ 9 tuổi trở lên thì phải được sự đồng ý của họ
Tóm lại, quy định của luật dân sự 2005 về quyền đối với họ tên là khá cụ thể
và chi tiết Nó đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp tronggiao dịch dân sự liên quan tới vấn đề họ và tên
2.2 Quyền xác định dân tộc
Đây là một trong những quyền nhân thân của cá nhân được quy định tại điều
28 Bộ luật dân sự 2005 Theo đó, cá nhân sinh ra được xác định dân tộc theo dântộc của cha đẻ, mẹ đẻ Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhauthì dân tộc của người con được xác định theo là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộccủa mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha mẹ đẻ Khác với quyền đốivới họ tên, dân tộc của cá nhân được xác đinh theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻchứ không được tự do lựa chon Dân tộc của cá nhân được hi vào giấy khai sinh khitrẻ được đăng ký khai sinh Vấn đề xác định lại dân tộc cũng là một phần củaquyền nhân thân của cá nhân.Việc xác định lại dân tộc phải thoản mãn các điềukiện cụ thể do pháp luật quy định
2.3 Quyền đối với hình ảnh
Theo Điều 31 Bộ luật dân sự 2005 thì cá nhân có quyền đối với hình ảnh
của mình như sau :
“1 Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
2 Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người
Trang 16đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
3 Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh”
Qua Điều 31 Bộ luật dân sự 2005, ta có thể nhận thấy rằng khung pháp lýchưa đưa ra khái niệm thế nào là quyền đối với hình ảnh Đây được xem là mộttrong những khó khăn cho các cơ quan thẩm quyền áp dụng pháp luật trong việcgiải quyết các tranh chấp liên quan tới hình ảnh của cá nhân Cũng như đối với giớiluật học, khái niệm này cũng chưa được đề cập một cách khái quát nên việc hiểuquyền nhân thân đối với hình ảnh còn rất mơ hồ và không ai nhân thấy giá trị thậtcủa quyền này
Chúng ta có thể hiểu khái niệm hình ảnh của cá nhân là bao gồm các hìnhthức nghệ thuật ghi lại hình dáng của con người như ảnh chụp, ảnh vẽ, bức tượng
cá nhân Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý Trongtrường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự , chưa đủ 15 tuổi thì phảiđược cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên, người đại diện của người đó đồng ý,trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quyđịnh khác.Như vậy, ta có thể hiểu quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân làquyền nhân thân gắn liền với cá nhân liên quan tới việc tạo dụng , sử dụng và chophép sử dụng hình ảnh của mình theo ý chí của chính cá nhân đó
Cũng theo quy định tại điều luật này thì pháp luật bảo vệ quyền đối với hìnhảnh của cá nhân Cá nhân có toàn quyền đối với hình ảnh của mình Bất kỳ hành vi
sử dụng hình ảnh nào của cá nhân mà không xin phép chủ sở hữu đều bị coi là viphạm quyền này.Tuy nhiên, quyền này cũng không phải là tuyệt đối bởi lẽ nó còn
bị giới hạn trong trường hợp liên quan tới lợi ích chung và lợi ích Nhà nước thì Nhànước có quyền sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không vi phạm nguyên tắc này
Trang 173 Quyền nhân thân liên quan đến giá trị của con người trong xã hội: Quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, thân thể; Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; Quyền đối với bí mật đời tư
3.1 Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
3.1.1 Quyền được bảo toàn về tính mạng
Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng là quyền dân sự của cá nhân,theo đó cá nhân có quyền duy trì sự sống, và quyền làm chủ cuộc sống
Từ bản hiến pháp đầu tiên cho tới những bản hiến pháp sau này đều quy
định: “pháp luật bảo hộ về tính mạng cho công dân” luôn được ghi nhận ở ví trị
trang trọng Trở thành quyền hiến định của công dân trong lĩnh vực dân sự cụ thểhóa quyền đó là nhiệm vụ của các ngành luật trong lĩnh vực dân sự
Pháp luật dân sự quy định quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng là một quyềnnhân thân của cá nhân.Nó một lần nữa được quy định tại khoản 1 điều 32 Bộ luậtdân sự 2005 Nội dung của nó được thể hiện ở khía cạnh là quyền được cứu chữa
quy định tại khoản 2 điều 32 Bộ luật dân sự 2005 : “Khi phát hiện người bị tai
nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm đưa đến
cơ sở y tế; cơ sở y tế không được từ chối việc cứu chữa mà phải tận dụng mọi phương tiện, khả năng hiện có để cứu chữa.”
Đây là quyền có nghĩa về mặt thực tế rất lớn, bởi lẽ tình trạng nguy hiểm tớitính mạng của cá nhân là một hiện tượng khách quan Quyền này cũng đồng nghĩavới trách nhiệm, bổn phận của người phát hiện có điều kiện và cơ sở y tế.Việc mộtngười có điều kiện nhưng đã không cứu giúp người khác đang trong tình trạngnguy hiểm tới tính mạng cũng là một căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự
Quyền bảo đảm an toàn tính mạng của cá nhân còn thể hiện ở khía cạnhtrách nhiệm pháp lý áp dụng đối với người có hành vi vi phạm Bộ luật Hình sựViệt Nam 1999 đã dành 18 điều luật quy định những mức án nghiêm khắc nhất đốivới các tội xâm phạm tới quyền sống của con người Trên phương diện dân sự,
Trang 18trách nhiệm đặt ra đối với hành vi vi phạm này là trách nhiệm bồi thường thiệt hạinhằm bù đắp một phần những tổn thất gây ra Cụ thể pháp luật dân sự quy địnhngười có hành vi xâm phạm tới tính mạng của người khác phải bồi thường chi phíhợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc cho người bị thiệt hại trước khichết, chi phí cho việc mai táng….Mức bồi thường do các bên thỏa thuận, nếukhông có thỏa thuận thì mức tối đa không quá 60 tháng lương tối thiệu do Nhànước quy định (Điều 610 Bộ luật dân sự )
3.1.2 Quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe
Quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe của cá nhân là quyền của cá nhânđược chăm sóc sức khỏe thường xuyên và quyền được khám, chữa bệnh khi đã mắcbệnh Có thể nói đây là quyền có ý nghĩa đặc biệt thiết thực đối với cuộc sống củacon người Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi ngày càng xuất hiện nhiều cănbệnh hiểm nghèo, cướp đi sinh mạng của nhiều người trên thế giới Việc bảo đảmquyền này không chỉ cần đến hành động chủ động của của chính bản thân cá nhân
đó mà nó còn đòi hỏi sự phối hợp hành động của Nhà nước và toàn xã hội
Bộ luật dân sự 1995 lần đầu tiên quy định những quyền nhân thân của cánhân trong đó có quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe tại điều 32, BLDS 2005cũng kế thừa những quy định này Bên cạnh việc thừa nhận nó là một quyền nhânthân, BLDS 2005 còn quy định trách nhiệm dân sự đối với người thực hiện hành vixâm phạm đến sức khỏe của người khác, đó là việc bồi thường thiệt hại Pháp luậtlấy yếu tố chi phí làm căn cứ để xác định thiệt hại Chi phí đó bao gồm chi phí choviệc chữa bệnh, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút củangười bị thiệt hại, thu nhập thực tế bị giảm sút của người bị thiệt hại… Mức bồithường do các bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa khôngquá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (Điều 609 Bộ luật dân sự)
3.1.3 Quyền được bảo đảm an toàn về thân thể