Quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật Dân sự năm 2005

MỤC LỤC

Quyền nhân thân liên quan tới sự cá biệt hóa cá nhân : Quyền của cá nhân đối với họ và tên, hình ảnh và dân tộc

Mặc dù một người có thể có nhiều tên gọi khác nhau như tên khai sinh, biệt hiệu, bí danh…nhưng khi tham gia quan hệ pháp luật mỗi cá nhân chỉ được công nhận mang một tên riêng đó là tên được ghi trong giấy khai sinh. Tuy nhiên, cá nhân cũng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ tên trong trường hợp : Tên mà họ dùng gây nhầm lẫn, ảnh hưởng tới tình cảm của moi người trong gia đình; theo yêu cầu của cha mẹ nuôi khi nhận con nuôi; theo yêu cầu của cha mẹ đẻ; yêu cầu của người xác định lại giới tính….Trong trường hợp, thay đổi họ tên của người từ 9 tuổi trở lên thì phải được sự đồng ý của họ. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.

Trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự , chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên, người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.Như vậy, ta có thể hiểu quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân là quyền nhân thân gắn liền với cá nhân liên quan tới việc tạo dụng , sử dụng và cho phép sử dụng hình ảnh của mình theo ý chí của chính cá nhân đó. Bất kỳ hành vi sử dụng hình ảnh nào của cá nhân mà không xin phép chủ sở hữu đều bị coi là vi phạm quyền này.Tuy nhiên, quyền này cũng không phải là tuyệt đối bởi lẽ nó còn bị giới hạn trong trường hợp liên quan tới lợi ích chung và lợi ích Nhà nước thì Nhà nước có quyền sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không vi phạm nguyên tắc này.

Quyền nhân thân liên quan đến giá trị của con người trong xã hội

Cụ thể pháp luật dân sự quy định người có hành vi xâm phạm tới tính mạng của người khác phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc cho người bị thiệt hại trước khi chết, chi phí cho việc mai táng….Mức bồi thường do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì mức tối đa không quá 60 tháng lương tối thiệu do Nhà nước quy định (Điều 610 Bộ luật dân sự ). Trong điều luật, quyền này được thể hiện ở khía cạnh cá nhân có quyền quyết định về an toàn thân thể khi cho phép hay không cho phép một sự tác động từ bên ngoài vào cơ thể của mình đặc biệt trong việc chữa bệnh theo phương pháp mới hoặc trong việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận cơ thể. Theo điều luật trên thì bác sĩ không được phép phẫu thuật nếu không được sự đồng ý của bệnh nhân, nếu bệnh nhân là người chưa thành niên, mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải được sự đồng ý của người đại diện, người giám hộ của bệnh nhân.Tuy nhiên trong điều luật này thì cũng phải xét tới tình trạng nguy kịch của bệnh nhân cần phẫu thuật ngay, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật không cần chờ ý kiến của người thân, người đại diện của bệnh nhân với sự cho phép của người đứng đầu cơ sở chữa bênh.

+ Cá nhân có quyền bí mật đối với thư tín, thư tín và các hình thức thông tin điện tử khác : Có nghĩa là thư tín, điện tín và các hình thức thông tin khác của cá nhân chứa đựng những thông tin được chuyền tải giữa người gửi và người nhận thì chỉ có người gửi và người nhận biết.Pháp luật bảo vệ quyền bí mật này của cá nhân. Hoàn thiện pháp luật về đời tư và quyền bí mật đời tư là một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay, bởi lẽ trong thời gian gần đây, có nhiều vụ việc liên quan tới bí mật đời tư đã gây xôn xao dư luận, thậm chí có cả vụ việc đã Tòa án giải quyết như công bố danh tính những người giàu nhất Việt Nam, công khai thuế thu nhập cá nhân, công khai chuyện ly hôn của một cá nhân trên phương tiện thông tin đại chúng.

Quyền nhân thân liên quan đến thân thể của con người : Quyền hiến bộ phận cơ thể, Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết; Quyền xác định

Xong, quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chêt là một quyền nhân thân đặc biệt, nó chỉ được thực hiện khi người hiến chết nên dẫn tới nhiều khó khăn cho việc thực hiện quyền này, bởi vì khi người hiến chết đi thì bản thân người hiến không thể biết được ý chí của mình có được thực hiện hay không ?. Mặt khác, các quy định của các chuyên ngành luật liên quan cũng không đề cập tới tình huống này, chẳng hạn Luật Hôn nhân và gia đình 2000 cũng không dự liệu vấn đề hôn nhân của những người chuyển đổi giới tính…Thiết nghĩ, pháp luật dân sự cần chú ý những nội dung này trong quá trình hoàn thiện pháp luật. Pháp luật thừa nhận mọi lao động đều bình đẳng về mặt pháp lý, không phân biệt giới tính, dân tộc….Nhằm giải phóng và phát huy mọi nguồn nhân lực, pháp luật khẳng định mọi công dân Việt Nam đều có cơ hội việc làm như nhau, tạo điều kiện thuận lợi và được trả lương theo các nguyên tắc phân phối trong luật lao động.

Thứ hai là Quyền tự do kinh doanh (được ghi nhận tại Điều 50 Bộ luật dân sự 2005) .Quyền tự do kinh doanh của cá nhân có nội dung phong phú thể hiện ở nhiều khía canh khác nhau như quyền được tự do lựa chọn hình thức, lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh; quyền tự do giao kết hợp đồng….Mỗi cá nhân căn cứ vào điều kiện thực tế của mình cũng như khả năng đáp ứng những yêu cầu của pháp luật mà lựa chon hình thức kinh doanh cho phù hợp. Nhà nươc nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng quyền tự do kinh doanh để gây tổn hại về lợi ích cho Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân và toàn xã hội…Quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện về tuổi, vốn, trình độ…Xong, việc thực hiện quyền tự do kinh doanh của cá.

Thực tiễn áp dụng các quy định và hạn chế của các quy định pháp luật

Nhưng trên thực tế, quyền được nhận cha mẹ của người con luôn bị vi phạm.Bởi lẽ việc thực hiện quyền xác định cha, mẹ của người con là rất khó được đảm bảo, hoặc khi người con thực hiện được quyền đó rồi thì việc xác định trách nhiệm của cha mẹ đối với người con đó như thế nào sau một quãng thời gian dài trốn tránh trách nhiệm. Hiện tại pháp luật vẫn chưa quy định cụ thể những trường hợp này.Để khắc phục những trường hợp này, phỏp luật cần cú quy định rừ về trỏch nhiệm của người không thực hiện việc khai sinh cho trẻ cũng như bỏ sung thêm trường hợp một người có thể tự đăng ký khai sinh cho riêng mình. Vì vậy pháp luật nên quy định dân tộc của trẻ được xác định theo dân tộc Kinh hoặc theo dân tộc chiếm đa số ở địa phương nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi.Khi đó mỗi cá nhân đều có được một dân tộc nhất định và sau này khi xác định lại cha mẹ đẻ có thể xác định lại dân tộc theo quy định của pháp luật.

Tác giả cho rằng việc sử dụng hình ảnh của cá nhân vào bất kỳ mục đích nào mà không xin phép đều bị coi là vi phạm quyền nhân thân về hình ảnh của cá nhân dù việc sử dụng hình ảnh đó có thể mang lại lợi ích hay thiệt hại cho người sử dụng hỡnh ảnh.Phỏp luật Việt Nam cũng khụng quy định rừ những trường hợp nào thỡ pháp luật cho phép sử dụng hình ảnh của cá nhân .Điều này gây ra tâm lý e ngại cho người sử dụng hình ảnh trong nhiều trường hợp cần thiết như chụp đưa tin, ảnh tư liệu…trong đó có hình ảnh của cá nhân. Để có cơ sở pháp lý hoàn chỉnh,chính xác trong việc áp dụng pháp luật liên quan tới quyền bí mật đời tư, phỏp luật cần sửa đổi điều 38 theo hướng xỏc định rừ thế nào là “bớ mật đời tư”; cỏc hành vi bị cấm cũng như bổ sung về việc được phép thu thập, công bố về đời tư của cá nhân trong trường hợp cụ thể.

Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền nhân thân

Thứ tư : Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền nhân thân phải đặt trong mối quan hệ tổng thể với hệ thống pháp luật nói chung, các quy định của luật chuyên ngành nói riêng. Tóm lại hoàn thiện các quy định cảu pháp luật về quyền nhân thân là một trong các nội dung cần được quan tâm.Đây cũng chính là mục tiêu mà đề tài nghiên cứu nhằm đạt được trogn việc đánh giá các quy định của pháp luật về quyền nhân thân và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực tương ứng.

PHẦN KẾT BÀI

Trong khuôn khổ một bài luận tác giả chỉ nêu khái quát về quyền nhân thân, phân tích các quy định của Bộ luật dân sự về quyền nhân thân, từ đó đánh giá những điểm còn hạn chế thiếu sót của pháp luật hiện hành về quyền nhân thân và đưa ra hướng hoàn thiện cụ thể. Tác giả hy vọng được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài viết được hoàn chỉnh hơn.