Tín dụng quốc tế• K/N: Tín dụng quốc tế là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể của một nước với các chủ thể của nước khác, và với các tổ chức quốc tế khi cho vay và t
Trang 1• Khái niệm: Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các quan hệ về kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ giữa các quốc gia với nhau, giữa các quốc gia với các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế có liên quan đến các giai đoạn trong quá trình tái sản xuất trên phạm vi quốc tế.
• Các hình thức chủ yếu:
- Hợp tác sản xuất
- Hợp tác khoa học công nghệ
- Ngoại thương
- Hợp tác tài chính tín dụng
- Dịch vụ quốc tế
Trang 2• Phân loại:
Từ góc độ kinh tế vĩ mô:
- Tỷ giá hối đoái
- Cán cân thanh toán quốc tế
- Hệ thống TCTT quốc tế
- Nợ nước ngoài
Từ góc độ thị trường:
- Đánh giá và quản trị rủi ro quốc tế
- Các thị trường tài chính quốc tế
- Đầu tư quốc tế
Trang 36.2 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TÀI CHÍNH
QUỐC TẾ
6.2.1 Đầu tư quốc tế trực tiếp
• K/N: Là những phương thức đầu tư vốn và tài sản ở nước ngoài để tiến hành SXKD, dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu khác.
• Phân loại:
- Đầu tư trực tiếp
- Đầu tư gián tiếp
Các hình thức:
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:
+ Doanh nghiệp liên doanh
+ Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
+ Các hình thức khác
Trang 4- Tác động của FDI đối với các nước tiếp nhận vốn
- Tác động của FDI đối với các nước xuất khẩu FDI Mặt trái:
- Nhận công nghệ kỹ thuật lạc hậu
- Áp dụng ưu đãi
- Tính giá cao cho các yếu tố đầu vào
- SX hàng hóa không thích hợp
- Can thiệp chính trị và gây bất ổn xã hội
Trang 56.2.2 Tín dụng quốc tế
• K/N: Tín dụng quốc tế là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể của một nước với các chủ thể của nước khác, và với các tổ chức quốc tế khi cho vay và trả nợ tiền vay theo những nguyên tắc của tín dụng.
Trang 6Ưu điểm:
• Thứ nhất, vốn vay chủ yếu dưới dạng tiền tệ, dễ chuyển
thành các phương tiện đầu tư khác.
• Thứ hai, nước tiếp nhận đầu tư toàn quyền chủ động sử
dụng vốn đầu tư cho các mục đích riêng của mình
• Thứ ba, chủ đầu tư nước ngoài có thu nhập ổn định,
thông qua lãi suất tiền vay, không phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của vốn đầu tư.
• Thứ tư, nhiều nước chủ đầu tư thông qua hình thức này
đã trói buộc các nước tiếp nhận đầu tư vào vòng ảnh
hưởng của mình.
Trang 7Các hình thức:
- Tín dụng thương mại: là hình thức tín dụng trong các quan hệ
thương mại quốc tế.
- Vay thương mại: Là hình thức vay nợ quốc tế dựa trên cơ sở
quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường, lãi suất do thị
trường quyết định
- Hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA):
là các khoản viện trợ cho vay ưu đãi của các chính phủ, các
hệ thống của tổ chức Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế ( WB, ADB, IMF…) dành cho chính phủ và nhân dân các nước đang phát triển Về hình thức gồm:
+ Hỗ trợ dự án: kèm theo các dự án quốc tế
+ Hỗ trợ phi dự án: không kèm theo dự án
+ Hỗ trợ cán cân thanh toán
+ Viện trợ không hoàn lại
Trang 8- Quản lý nợ nước ngoài :
1 Thực hiện tốt chương trình vay nợ nước ngoài
2 Xác lập một số chỉ tiêu cơ bản về khả năng hấp thụ vốn vay và
- Xác lập chỉ tiêu vay thêm cho mỗi năm:
Số nợ tăng thêm = K g
Trong đó: K – khả năng hấp thụ vốn vay nước ngoài
g – tỷ lệ tăng lên của GDP
Tổng số nợ nước ngoài K=
Tổng sản phẩm quốc nội x 100%
Trang 96.2.3 Viện trợ quốc tế không
hoàn lại
• Vai trò của viện trợ:
- Góp phần phát triển kinh tế, bổ sung vốn…
- Hỗ trợ các chương trình quốc gia
- Góp phần khắc phục hậu quả thiên tai, chiến tranh
- Góp phần hòa nhập vào cộng đồng quốc tế
Trang 10Lý do:
- Đối với bên viện trợ: vì lý do nhân đạo, kinh tế chính trị, chiến lực phát triển, phát huy ảnh
hưởng và vai trò quốc tế
- Đối với bên tiếp nhận viện trợ: là nước nghèo cần sự giúp đỡ
Các hình thức:
- Viện trợ song phương
- Viện trợ đa phương
- Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO)
Trang 116.3 CÁC CÔNG CỤ CHỦ YẾU CỦA
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
6.3.1 Tỷ giá hối đoái
Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là hệ số quy đổi của một đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác Hay cách khác tỷ giá hối đoái là giá cả đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng khối lượng các đơn vị tiền
tệ nước ngoài
Trang 12• Phân loại tỷ giá hối đoái:
- Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia thành: tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra
- Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản
- Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia ra thành: Tỷ giá mở cửa, tỷ giá đóng cửa, tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn
Trang 13- Căn cứ vào chế độ quản lý tỷ giá, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi.
- Căn cứ vào mối quan hệ tỷ giá với chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực
Các phương pháp niêm yết tỷ giá hối đoái:
- Phương pháp trực tiếp: Tức là phương pháp yết giá
đồng ngoại tệ bằng khối lượng đồng nội tệ Thông qua phương pháp này thì giá cả của một đơn vị ngoại tệ được biểu hiện trực tiếp ra bên ngoài
- Phương pháp gián tiếp: là phương pháp yết giá đồng
nội tệ bằng khối lượng đồng ngoại tệ
Trang 14Vai trò của tỷ giá hối đoái:
- Là căn cứ và phương tiện thực hiện các quan hệ
thương mại quốc tế, ảnh hưởng đến hoạt động
thương mại và hoạt động đầu tư
- Có ảnh hưởng quan trọng tới tình hình lạm phát
- Có ảnh hưởng và tác động đến tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm
Trang 15Hệ thống chế độ tỷ giá:
- Chế độ bản vị vàng: mỗi quốc gia xác lập hàm lượng vàng trong đơn vị tiền giấy, tỷ giá được xác định qua hàm lượng vàng Tồn tại thịnh hành trong gia đoạn 1870- 1914, sụp đổ
do chiến tranh thế giới và khủng hoảng kinh tế.
- Chế độ tỷ giá Bretton Woods: Xuất hiện sau chiến tranh thế giới thứ 2 theo Hiệp ước Bretton Woods tháng 7/1944 đồng USD được gắn với vàng, quy đổi ra vàng và trở thành tiền dự trữ thanh toán quốc tế Tỷ giá được hình thành trên cơ sở hàm lượng vàng của đồng USD và chỉ được phép dao động trong biên độ 1% Nếu vượt quá thì NHTW các nước (trừ Mỹ) mua vào hoặc bán ra 1 lượng USD Chế độ này sụp đổ tháng 3/1973
Trang 16• Hệ thống chế độ tỷ giá thả nổi: Được hội nghị quốc tế Giamaica năm 1976 đưa ra Các nước thành viên
IMF có quyền lựa chọn chế độ tỷ giá riêng và chính thức bãi bỏ giá pháp định cho vàng
Hệ thống này dựa trên 2 chế độ:
- Chế độ thả nổi hoàn toàn: tỷ giá được xác lập theo
quan hệ cung cầu ngoại tệ
- Chế đố thả nổi có quản lý: Tỷ giá gắn với đồng tiền
dự trữ và được giới hạn trong biên độ giao dịch
Tỷ giá giao dịch thị trường = Tỷ giá chính thức ×(1±
biên độ )
Trang 17Các nhân tố tác động đến tỷ giá:
- Cán cân thanh toán quốc tế
- Cung cầu ngoại tệ
- Lạm phát
- Lãi suất
- Các yếu tố khác
Chính sách điều chỉnh tỷ giá:
- Phối hợp chính sách tài chính và tiền tệ
- Tác động vào xuất nhập khẩu
- Điều chỉnh biên độ giao dịch
- Phá giá đồng tiền nội tệ hoặc nâng giá đồng tiền
Trang 186.3.2 Cán cân thanh toán quốc tế
6.3.2.1 Khái niệm:
Cán cân thanh toán quốc tế xuất hiện cùng với sự ra đời và phát triển của phạm trù TC quốc tế.
tổng hợp.
cán cân thanh toán của các nước thành viên.
Trang 19• K/n: Cán cân thanh toán quốc tế là bảng cân đối
kế toán ghi chép toàn bộ các giao dịch dưới các hình thức giá trị giữa một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm .
Trang 206.3.2.2 Các khoản mục chính của cán cân thanh toán quốc tế:
- Cán cân ngoại thương: Cán cân này phản ánh những giao dịch xuất, nhập khẩu hàng hóa
Giá trị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được tính giá FOB (giá không bao gồm chi phí vận chuyển, bảo
hiểm) Số dư cán cân ngoại thương phản ánh khả
năng cạnh tranh của sản phẩm quốc gia, sự thích
ứng nhu cầu của thị trường thế giới, hiệu quả mạng lưới thương mại
Trang 21- Cán cân dịch vụ: Bao gồm những hoạt động thu
chi về các dịch vụ cơ bản như: dịch vụ về du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ giáo dục y tế, xuất khẩu lao động…
- Cán cân chuyển tiền không phải hoàn trả: Cán
cân này bao gồm viện trợ không hoàn lại, chuyển tiền kiều hối, các khoản biếu tặng, các khoản chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập liên quan đến vốn, lao động
Trang 22- Cán cân vãng lai (thường xuyên): bao gồm cán cân
ngoại thương, dịch vụ, chuyển tiền đơn phương Cán cân vãng lai phản ánh đầy đủ những hoạt động giao dịch quốc tế của một quốc gia
- Cán cân nguồn vốn: Cán cân nguồn vốn phản ảnh
sự dịch chuyển các nguồn vốn như nguồn vốn FDI, nguồn vốn tín dụng
Trang 236.4 CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
CHỦ YẾU
6.4.1 Quỹ tiền tệ quốc tế (Internatinal Monetary Fund: IMF):
- Thành lập vào 7/1944 tại Anh và chính thức đi vào hoạt
động vào tháng 5/1946 với 39 quốc gia thành viên, có trụ sở tại Washington;
- Cho đến nay số thành viên đã được nâng lên hơn 180 quốc
gia
Trang 24Vai trò và chức năng cơ bản của IMF :
- Xúc tiến hợp tác tiền tệ quốc tế thông qua một định chế thường trực và cung cấp cơ chế tư vấn, hợp tác về những vấn đề tiền tệ quốc tế đối với các nước thành viên.
- Tạo điều kiện mở rộng và phát triển thương mại quốc tế được cân bằng
- Đẩy mạnh sự ổn định tỷ giá
- Thành lập hệ thống thanh toán đa phương trong các giao dịch tiền tệ giữa các nước thành viên
- Vốn của IMF do các thành viên đóng góp.
Trang 25• Công ty tài chính quốc tế (IFC)thành lập năm 1956,
• hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) thành lập năm 1960,
• Trung tâm giải quyết những tranh chấp về đầu tư quốc tế
(ICSID) thành lập năm 1966
• Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) thành lập năm
1988
Trang 266.4.3 Ngân hàng phát triển châu Á ( ADB)
• Thành lập năm 1960, có trụ sở tại Manila (Philippin)
• Có 70 nước thành viên
• Cơ chế́ hoạt động: Huy động vốn đóng góp của các nước thành viên