1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài chính tiền tệ - chương 2 - Tài chính công

39 838 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 161,88 KB

Nội dung

Khái niệm:Tài chính công là sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước bằng việc sử dụng quyền lực hợp pháp của nhà nước trước tiên là quyền lực chính trị phân phối và phân phố

Trang 1

CHƯƠNG 2: TÀI CHÍNH CÔNG

2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của tài chính công

Quan điểm về tài chính công:

- Là Tài chính chung

- Là Tài chính Nhà nước và tập thể

- Là Tài chính Nhà nước

Trang 2

2.1.1.1 Khái niệm:

Tài chính công là sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước bằng việc sử dụng quyền lực hợp pháp của nhà nước (trước tiên là quyền lực chính trị) phân phối và phân phối lại của cải xã hội (chủ yếu là sản phẩm mới được tạo ra), để thực hiện các chức năng kinh tế và

xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận của nhà nước

Trang 3

2.1.1.2 Đặc điểm của tài chính công

- Đặc điểm về tính chủ thể của tài chính công: Chủ thể là Nhà nước

- Đặc điểm về tính công cộng của tài chính công: Tạo ra hàng hóa dịch vụ công phục vụ nhu cầu chung của xã hội

- Đặc điểm về sự kết hợp giữa tính không bồi hoàn và bồi hoàn, kết hợp giữa tính bắt buộc và tự nguyện, phù hợp với các quan hệ thị trường

- Đặc điểm về mục đích của tài chính công

Trang 4

2.1.2 Vai trò của tài chính công

- Tài chính công có vài trò đảm bảo sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước

- Tài chính công có vai trò chi phối, hướng dẫn, điều chỉnh đối với hoạt động tài chính của các chủ thể kinh tế - xã hội khác

- Tài chính công có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của nhà nước

Đảm bảo nền kinh tế sản xuất có hiệu quả

- Thực hiện công bằng xã hội

- Thực hiện mục tiêu tăng trưởng và ổn định kinh tế

vĩ mô

Trang 5

2.1.3 Hệ thống tài chính công

- Theo sự phân cấp phù hợp với tổ chức hệ thống chính quyền thì tài chính công bao gồm:

+ Tài chính công cấp Trung ương

+ Tài chính công cấp địa phương

- Theo mục đích và cơ chế hoạt động có thể chia tài chính công thành:

+ Các quỹ TCC trong Ngân sách nhà nước

+ Các quỹ TCC ngoài NSNN

Trang 6

thực hiện các chức năng của nhà nước trên cơ sởluật định.

Trang 7

2.2.1.2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước

- NSNN là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia, NSNN bao gồm những quan hệ tài chính nhất định

- NSNN còn có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác Nét riêng biệt của NSNN với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước là nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ, có tác dụng riêng và chỉ sau

đó NSNN mới được chi dùng cho những mục đích nhất định đã định trước

- Hoạt động thu, chi NSNN được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu

Trang 8

2.2.1.3 Vai trò của Ngân sách nhà nước

- NSNN là công cụ chủ yếu phân bổ trực tiếp hay gián tiếp các nguồn tài chính quốc gia, định hướng phát triển sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.

- NSNN là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát

- NSNN là công cụ có hiệu lực của nhà nước để điều chỉnh trong lĩnh vực thu nhập, góp phần giải quyết vấn đề xã hội

- NSNN có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc củng cố, tăng cường sức mạnh của bộ máy nhà nước, bảo vệ đất nước và giữ gìn an ninh trật tự xã hội.

- NSNN có vai trò kiểm tra các hoạt động tài chính khác.

Trang 9

2.2.2 Thu chi ngân sách nhà nước

2.2.2.1 Thu ngân sách nhà nước

a) Khái niệm:

Thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực của mình tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thoả mãn các nhu cầu của nhà nước

Trang 10

b) Kết cấu thu NSNN:

- Thu cân đối: gồm thu thường xuyên và thu không thường xuyên.

- Thu bù đắp.

Trang 11

c) Nội dung thu NSNN bao gồm:

- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật

- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước như:

+ Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ

Trang 12

- Thu từ các hoạt động sự nghiệp

- Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước

- Thu từ vay nợ và viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân người nước ngoài, từ đóng góp tự nguyện của tổ chức,

cá nhân trong và ngoài nước

Trang 13

d) Nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN

- Thu nhập GDP bình quân đầu người

- Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế

- Khả năng khai thác sử dụng về tài nguyên thiên nhiên

- Mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước

- Quan hệ đối ngoại của nhà nước

- Tổ chức bộ máy thu nộp

Trang 14

e) Thuế nguồn thu chủ yếu của NSNN

Khái niệm:

Thuế là hình thức đóng góp nghĩa vụ theo luật định của các pháp nhân và thể nhân cho Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.

Trang 15

• Hệ thống thuế nước ta và phân loại

- Hệ thống thuế hiện hành ở nước ta bao gồm:

+ Thuế tài nguyên

+ Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

+ Thuế môn bài

+ Một số loại khác có tính chất thuế như lệ phí trước bạ, lệ phí chứng thư, lệ phí trước bạ, lệ phí chứng thư, lệ phí hải quan, lệ phí giao thông, phí cầu phà, phí đường, phí bay qua bầu trời…

Trang 16

- Phân loại thuế

+ Phân loại theo tính chất chuyển giao của thuế

Thuế trực thuThuế gián thu+ Phân loại theo đối tượng đánh thuế

Thuế thu nhập Thuế tài sản

Thuế tiêu dùng

Trang 17

Các yếu tố cấu thành của một sắc thuế

- Người chịu thuế

- Người nộp thuế

- Đối tượng tính thuế

- Căn cứ tính thuế

- Đơn vị tính thuế

- Thuế suất

- Thủ tục thuế

- Miễn giảm thuế

- Thưởng phạt về thuế

Trang 18

2.2.2.2 Chi Ngân sách nhà nước

a) Khái niệm:

Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định

Trang 19

b) Nội dung chi NSNN và cách phân loại

- Chi đầu tư phát triển

- Chi sự nghiệp kinh tế

- Chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể

- Chi cho an ninh, quốc phòng

- Chi khác như chi viện trợ, cho vay, trả nợ gốc

và lãi

Trang 20

c) Phân loại chi NSNN

- Căn cứ vào mục đích chi tiêu

+ Chi tích luỹ + Chi tiêu dùng

- Căn cứ theo thời hạn và phương thức quản lý NSNN

+ Nhóm chi thường xuyên+ Nhóm chi đầu tư phát triển+ Nhóm chi trả nợ và viện trợ+ Chi dự trữ

Trang 21

d) Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN

- Sự phát triển của lực lượng sản xuất

- Khả năng tích luỹ của nền kinh tế

- Mô hình tổ chức bộ máy của nhà nước, và những nhiệm vụ kinh tế, xã hội mà nhà nước đảm nhận trong từng thời kỳ

Trang 22

2.2.3 Bội chi ngân sách nhà nước

Trang 23

2.2.3.3 Các giải pháp để khắc phục tình trạng BCNSNN:

- Tăng thu, giảm chi NSNN

- Tăng cường quản lý NSNN

- Thực hiện các chính sách điều tiết

- Vay nợ trong và ngoài nước để bù đắp bội chi

- Phát hành tiền giấy để bù chi

Trang 24

2.3 Bảo hiểm xã hội

2.3.1 Khái quát về bảo hiểm

2.3.1.1 Khái niệm:

Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm nhằm xử lý các rủi ro, các biến

cố bảo hiểm, bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội diễn ra bình thường

Trang 25

2.3.1.2 Các hình thức bảo hiểm

a) Căn cứ vào mục đích hoạt động của các tổ

chức quản lý quỹ bảo hiểm chia thành:

- Bảo hiểm có mục đích kinh doanh

- Bảo hiểm không có mục đích kinh doanhb) Theo phương thức xử lý rủi ro thì hoạt động bảo hiểm được chia thành:

- Hoạt động tự bảo hiểm

- Hoạt động chuyển giao, phân tán rủi ro

Trang 26

c) Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm, hoạt động bảo hiểm được chia thành:

- Bảo hiểm tài sản

- Bảo hiểm con người

d) Căn cứ vào tính chất rủi ro và ảnh hưởng của

nó đối với xã hội thì hoạt động bảo hiểm chia thành:

- Bảo hiểm bắt buộc

- Bảo hiểm tự nguyện

Trang 27

2.3.1.3 Đặc điểm của bảo hiểm

- Bảo hiểm là một loại dịch vụ tài chính đặc biệt

- Bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn vừa mang tính không bồi hoàn

- Mang đặc điểm của quỹ tiền tệ.

2.3.1.4 Vai trò của bảo hiểm

- Góp phần bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống của người tham gia bảo hiểm

- Góp phần phòng tránh, hạn chế tổn thất đảm bảo an toàn cho sản xuất và đời sống.

- Góp phần cung ứng vốn cho phát triển kinh tế xã hội.

Trang 28

2.3.1.5 Các nguyên tắc quản lý bảo hiểm

- Nguyên tắc sàng lọc rủi ro

- Nguyên tắc định phí bảo hiểm phải trên cơ sở

“giá” của các rủi ro

- Nguyên tắc thận trọng

- Nguyên tắc lấy số đông bù số ít

Trang 29

2.3.2 Bảo hiểm xã hội

2.3.2.1 Khái niệm:

Bảo hiểm xã hội là các quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập được dồn tích dần do sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động theo quy định của pháp luật, sử dụng chúng để chi trả nhằm thoả mãn quyền lợi vật chất cho người lao động và gia đình họ khi gặp phải một số biến cố làm giảm hoặc mất khả năng thanh toán từ thu nhập theo lao động.

Trang 30

2.3.2.2 Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội

Theo công ước số 102 của ILO có 9 loại chế độ hưởng, bao gồm:

Trang 31

2.3.2.3.Cơ chế hình thành và sử dụng quỹ BHXH

a) Nguồn quỹ BHXH

- BHXH được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước

- Đóng góp của người sử dụng lao động

- Đóng góp của người lao động

b) Chi của BHXH

- Chi thực hiện các chế độ BHXH cho người tham gia BHXH theo các chế độ hưởng đã quy định

- Tham gia mua bảo hiểm kinh doanh

- Chi khác như chi quản lý, chi hoa hồng đại lý, trả lệ phí thu, chi BHXH và các khoản chi khác

Trang 32

c) Đầu tư và phát triển quỹ BHXH

- Qũy BHXH có thể tham gia đầu tư tài chính như tín phiếu, trái phiếu kho bạc hoặc các công cụ tài chính đem lại các nguồn thu nhập

cố định khác

- Nguyên tắc cơ bản của quản lý quỹ BHXH là

an toàn, sinh lợi và đảm bảo tính lưu chuyển

Trang 33

2.3.2.4 Giới thiệu về BHXH ở Việt Nam:

a) Quá trình hình thành và phát triển

- Hình thành năm 1962

- 1995 BHXH được tách ra khỏi NSNN và một

bộ phận của BHXH được tách ra thành lập BHYT

- 2002 BHYT lại nhập với BHXH và có tên gọi chung là BHXH

Trang 34

b) BHXH Việt Nam hiện nay đảm bảo 6 chế độ chủ yếu là:

Trang 35

2.4 Các quỹ tài chính công ngoài NSNN

2.4.1 Khái niệm:

Các quỹ TCC ngoài NSNN là các quỹ tiền tệ tập trung do Nhà nước thành lập, quản lý và sử dụng nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc xử lý những biến động bất thường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và để hỗ trợ thêm cho NSNN trong trường hợp khó khăn về nguồn lực tài chính

Trang 36

2.4.2 Đặc điểm các quỹ TCC ngoài NSNN

Trang 37

• Về cơ chế hoạt động

Cơ chế huy động và sử dụng quỹ tương đối linh hoạt so với NSNN

• Về điều kiện hình thành và tồn tại

Sự ra đời và tồn tại của từng loại quỹ TCC ngoài NSNN tuỳ thuộc vào sự tồn tại các tình huống, các sự kiện kinh tế - xã hội

Trang 38

2.4.3 Giới thiệu về một số quỹ TCC ngoài NSNN

- Quỹ Dự trữ quốc gia (dưới hình thức hiện vật)

- Quỹ Dự trữ tài chính

- Quỹ Dự trữ ngoại hối

- Quỹ Tích luỹ trả nợ nước ngoài

- Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm và Quỹ Tín dụng đào tạo

Trang 39

Câu hỏi thảo luận chương 2

Câu 5: Phân tích vai trò và tác động của thu chi NSNN đến tình hình kinh tế xã hội của đất nước? Liên hệ thực tiễn?

Câu 6: Bội chi Ngân sách nhà nước (NSNN) là gì? Trong

trường hợp bội chi NSNN nhà nước có những giải pháp gì

để khắc phục bội chi NSNN? Phân tích ưu điểm hạn chế của từng giải pháp? Liên hệ thực tiễn?

Câu 7: Tại sao nói ngân sách nhà nước (NSNN) là khâu tài chính đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc

gia?

Ngày đăng: 08/04/2015, 16:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w