Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
99,5 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGÔ THỊ YẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên Hà Nội – 2012 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến sâu sắc, căn bản và toàn diện sau khi thực hiện công cuộc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Sự khuyến khích phát triển mọi thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước đã tạo động lực lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội. Một trong những yếu tố quan trọng cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế là sự trợ giúp về vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM). Với tư cách là người bạn đồng hành của nông nghiệp và nông thôn, trong những năm qua, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam với các chi nhánh của mình đã và đang là kênh chuyển tải vốn chủ yếu đến người dân, góp phần tạo công ăn việc làm giúp nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên do tính chất phức tạp của hoạt động tín dụng, bên cạnh cho vay các dự án, cho vay kinh doanh với quy mô lớn, NHNo&PTNT Việt Nam còn duy trì thực hiện cho vay các món vay nhỏ lẻ - hộ sản xuất nông nghiệp với chi phí nghiệp vụ cao, địa bàn hoạt động rộng nên việc cho vay gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, thực tế hiện nay nhiều chi nhánh ngân hàng nông nghiệp (NHNo) gặp khó khăn trong hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng còn chưa tốt. NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cũng không tránh khỏi những khó khăn này khi mà khách hàng có quan hệ với Ngân hàng đa số là hộ nông dân (chiếm tỷ lệ 80% trong tổng số khách hàng). 1 Vì tín dụng đối với nền kinh tế là rất quan trọng, nên tín dụng phải “an toàn, hiệu quả, chất lượng”. Muốn kinh tế phát triển, ngoài các yếu tố về môi trường, pháp luật, phải có vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh mới tạo ra sản phẩm hàng hoá. Vốn tín dụng phải đầu tư có chọn lọc mới tạo ra hiệu quả. Do đó chất lượng tín dụng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và đảm bảo sự phát triển bền vững. Đối với hoạt động Ngân hàng ở vùng nông thôn hiện nay của ngành Ngân hàng nói chung và của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái nguyên nói riêng đó là cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn là chủ yếu. Nguồn thu chính của ngân hàng là thu từ hoạt động tín dụng chiếm trên 90% tổng thu nhập. Do đó: Chất lượng tín dụng có bảo đảm tốt thì mới tạo thu nhập đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên, đồng thời đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững cho NHNo. Để hoạt động của NHTM có hiệu quả và giảm thiểu rủi ro thì vấn đề trước tiên là phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tín dụng. Từ nhận thức đó cùng với kiến thức đã học và qua thời gian công tác tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái nguyên tôi nhận thấy vấn đề chất lượng tín dụng hiện nay rất được chú trọng quan tâm. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết, với mong muốn tìm hiểu và đóng góp một vài ý kiến về vấn đề này nên tác giả đã chọn đề tài “Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Thái Nguyên”. 2 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Vấn đề nghiên cứu về hoạt động tín dụng và vai trò của tín dụng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cho đến nay đã có nhiều công trình, bài viết tiêu biểu được công bố, đăng tải như: - “Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với nông hộ ở tỉnh Quảng Nam", Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (chuyên ngành Kinh tế chính trị), Đoàn Ngọc Vinh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2006. - “Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng), Phan Xuân Sinh, Học viện Ngân hàng, 2006. - “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”, PGS. TS Đỗ Tất Ngọc, Tạp chí Tài chính tiền tệ, số 1, tháng 4/2010. Những công trình đó, các tác giả đã tiếp cận hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT từ nhiều giác độ khác nhau, cụ thể: Nâng cao chất lượng tín dụng để phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tín dụng cho kinh tế nông nghiệp nông thôn nói chung; tín dụng cho phát triển làng nghề; tín dụng cho kinh tế tư nhân… Bộ giải pháp các tác giả đưa ra về cơ bản nhằm phát triển tín dụng, qua đó thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển. Tuy vậy, mỗi nghiên cứu với lý do khác nhau chỉ tập trung cho mục đích riêng và phương pháp áp dụng các nghiên cứu này không giống nhau. Vì thế, việc sử dụng những kết quả nghiên cứu có sẵn này cho mục đích xây dựng chiến lược 3 phát triển nông nghiệp, nông thôn ở mỗi địa bàn riêng còn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng, một đòn bẩy quan trọng về vốn cho thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và nhất là riêng cho địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì chưa có công trình nào nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã chú trọng việc kế thừa, chọn lọc những ý tưởng liên quan đến đề tài, nhằm tìm hiểu sâu hơn, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT được sâu sát, phù hợp hơn với điều kiện thực tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên . 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Trên cơ sở kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế về chất lượng tín dụng trên địa bàn, định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng đến năm 2015, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Nhiệm vụ cụ thể: - Hệ thống hóa có chọn lọc những lý luận cơ bản về tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Bước đầu đánh giá chất lượng tín dụng, xác định những thành công, các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất và đưa ra các giải pháp và kiến nghị với NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4 - Đề xuất các kiến nghị với cơ quan chức năng có thẩm quyền: Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thái Nguyên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), NHNo&PTNT Việt Nam. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại nói chung và của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên nói riêng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng đứng trên góc độ ngân hàng thương mại là người cho vay, nghiên cứu tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Thái Nguyên. Thời gian khảo sát thực tiễn: 2009-2011. Thời gian ứng dụng các giải pháp đề xuất: từ năm 2013-2015 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp phân tích và tổng hợp - Phương pháp quy nạp và diễn giải - Phương pháp so sánh - Phương pháp thống kê 5 6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Luận văn kế thừa có chọn lọc, hệ thống hóa và bổ sung, phát triển những căn cứ khoa học về công tác tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên nói riêng. - Phân tích thực trạng tín dụng và chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém cần khắc phục. - Đưa ra các giải pháp cũng như kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trong những năm tới. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Nguyên Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Nguyên 6 CHƯƠNG 1 TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của tín dụng ngân hàng 1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả thông qua các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác. 1.1.1.2. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin. Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn. Thứ ba, tín dụng phải trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Thứ tư, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Thứ năm, tín dụng phải trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. 7 Từ các đặc điểm trên cho thấy, tín dụng ngân hàng phải đảm bảo được hai nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất, vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích. Thứ hai, vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đùng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng. 1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng 1.1.2.1. Theo thời hạn cho vay 1.1.2.2. Theo mục đích vay vốn 1.1.2.3. Theo khách hàng vay vốn 1.1.2.4. Theo đảm bảo tiền vay 1.1.2.5. Theo phương thức hoàn trả nợ vay 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động cho vay 1.1.3.1. Doanh số cho vay 1.1.3.2. Doanh số thu nợ 1.1.3.3. Dư nợ 1.1.3.4. Các chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng 8 1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng 1.1.4.1. Đối với Ngân hàng thương mại 1.1.4.2. Đối với khách hàng vay vốn tại ngân hàng 1.1.4.3. Đối với nền kinh tế 1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng của ngân hàng Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời đảm bảo sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM a) Các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn b) Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu c) Các chỉ tiêu tích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng d) Các chỉ tiêu phản ánh cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn e) Tỷ lệ vốn ngắn hạn tài trợ cho vay trung và dài hạn 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 9 [...]... TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Nguyên 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và điều hành của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có 30 chi nhánh và phòng giao dịch gồm: 1 chi nhánh loại 1, 10 chi nhánh. .. Chất lượng kiểm soát tín dụng 10 + Chất lượng tài sản đảm bảo tín dụng - Nhân tố thuộc về môi trường kinh tế xã hội và pháp lý + Sự tác động của môi trường kinh tế xã hội + Sự tác động của môi trường pháp lý - Các nhân tố khác 11 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT... NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên xác định song song với việc mở rộng tín dụng thì nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ thường trực, quyết định năng lực cạnh tranh của chi nhánh so với các Ngân hàng khác trên địa bàn Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận về tín dụng và chất lượng tín dụng áp dụng vào thực tiễn của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng. .. khách hàng của chi nhánh đã chuyển sang sử dụng dịch vụ của ngân hàng thương mại khác trên địa bàn - Việc thu hồi nợ đã xử lý rủi ro còn rất khó khăn 19 2.3.2.3 Nguyên nhân - Nguyên nhân từ phía ngân hàng - Nguyên nhân từ phía khách hàng - Nguyên nhân khác 20 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1 ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN... chi m tỷ trọng cao hơn so với các ngân hàng thương mại khác NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có dư nợ lớn tại khu vực nông nghiệp, nông thôn Ngày 12/04/2010 Chính phủ ra Nghị định 41/2010/NĐ-CP về “Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông 14 nghiệp, nông thôn Nghị định quy định về mức cho vay tối đa không phải bảo đảm tài sản tại khu vực nông nghiệp, nông thôn là 50 triệu đồng thay vì 10 triệu... TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam 3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN 3.2.1 Về công tác huy động vốn - Tiếp tục mở rộng mạng lưới, trong năm 2013 triển khai thêm 2 điểm giao dịch... NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã có được sự phát triển vững chắc trong những năm vừa qua - Khối lượng tín dụng tăng trưởng hợp lý tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa trên địa bàn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ngày càng nâng cao uy tín của chi nhánh 18 - Chi nhánh đã thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng, nhờ... cho vay thấu chi này mới chỉ áp dụng chủ yếu cho cán bộ ngân hàng nên còn chi m tỷ trọng thấp Những tháng cuối năm 2011, hầu hết các tổ chức, đơn vị sự nghiệp đã mở tài khoản để trả lương qua hệ thống thanh toán của ngân hàng, vì vậy, trong năm 2012 và các năm tiếp theo, dư nợ cho vay thấu chi sẽ tăng lên rõ rệt Tín dụng trả góp hay tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp cũng chi m tỷ trọng... quá 4% (theo định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam) Lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng đa dạng phong phú, tổng số tiền giải ngân hàng năm là rất lớn, các dự án vay vốn của ngân hàng hoạt động có lãi đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 2.3.3.2 Những hạn chế còn tồn tại - Dư nợ tín dụng khá cao và tập trung quá nhiều vào cho vay ngắn hạn, chưa... DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2009-2011 2.3.1 Thực trạng chất lượng tín dụng thông qua một số chi tiêu đánh giá 2.3.1.1 Nợ quá hạn, nợ xấu Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh có ngày càng giảm đi Nợ xấu năm 2009 là 35 tỷ đồng chi m tỷ trọng 1,42%/Tổng dư nợ, năm 2010 giảm xuống còn 30,6 tỷ đồng chi m tỷ trọng 0,98%/Tổng dư nợ; và đến năm 2011 chỉ còn 19,2 tỷ đồng chi m . TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH THÁI. chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Nguyên 6 CHƯƠNG 1 TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. TÍN DỤNG. YẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Người