1.1 PHÂN LOẠI MÁY VẬN CHUYỂN LIÊN TỤC Máy vận chuyển liên tục có nhiều kiểu nhưng dựa trên nguyên tắc chia làm ba nhóm: — Máy uận chuyển liên tục có bộ phận héo gồm những máy trong đó
Trang 1NGUYỄN HỒNG NGÂN ( Chủ Biên)
NGUYÊN DANH SƠN
KỸ THUẬT NÂNG CHUYỂN
TẬP 2 MÁY VẬN CHUYỂN LIÊN TỤC
= PAI Hoc aude GIA TP HO CHÍ MINH -
Trang 2DAI HOC QUOC GIA TP HO CHi MINH >
TRUONG DAI HOC BACH KHOA
Nguyễn Hồng Ngân (Chủ biên)
Nguyễn Danh Sơn
KỸ THUẬT NÂNG CHUYỂN
MÁY VẬN CHUYỂN LIÊN TỤC
(Tái bản lân thứ hai)
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TP HỒ CHÍ MINH - 2010.
Trang 3MỤC LỤC
1.1 Phan loai may van chuyén lién tuc 9
1.2 Đặc tính của vật liệu vận chuyển 9 1.3 Chọn thiết bị vận chuyển liên tục — 11
Chương 2 LÝ THUYẾT CHUNG CỦA MÁY VẬN CHUYỂN LIÊN
2.1 Năng suất của máy vận chuyển liên tục ` 18
2.2 Công suất cần thiết 15 2.3 Luc cản chuyển động của bộ phận kéo mềm 17
2.5 Lực căng nhỏ nhất cho phép của bộ phận kéo 26 2.6 Lực động trong xích tải c 32 2.7 Những nét đặc biệt trong tính toán
máy vận chuyển liên tục sản xuất theo dây chuyền — 87
Chương 3 CAC BO PHAN CO BAN CUA MAY VAN CHUYEN LIEN
TUC CO BO PHAN KEO MEM VA CACH TINH TOAN 42
3.1 Phân loại các bộ phận cơ ban 42 3.2 Bộ phận kéo _43
3.5 Bộ phận dẫn động 75
41 Phạm vi sử dụng và các kiểu cbản _ 85
4.3 Băng tải với đai thép — 119
4.4 Băng tải với đai là dây kim loại 136:
4.5 Phát triển kết cấu của băng tải 138
Trang 4
Chương 5 XICH TAI TAM
5.1 Pham vị sử dụng và các kiểu cơ bản 5.2 Tính toán xích tải tấm
Chương 6 XÍCH TÀI CÀO
8.1 Xích tải gầu cào 8.2 Xích tải có gầu 8.3 Xích tải kiểu cái đu
Chương 9 XÍCH TÀI TREO
-9.1 Đặc điểm kết cấu và phạm vi sử dụng
9.2 Tính toán xích tải treo Chương 10 XÍCH TẢI CÓ XE CON VÀ XÍCH TẢI MANG VẬT
10.1 Xích tải có xe con 10.2 Xích tải mang vật Chuong 11 GUONG TAI
12.4 Vit tai dé van chuyển vật dạng kiện
Chuong 13 BANG LAN
13.1 Phạm vi sử dụng và các kiểu cơ bản 13.2 Băng lăn không có dẫn động
Trang 5Chuong 14 MANG LAC VA BANG TAI RUNG 277
14.1 Phạm vi sử dụng va các kiểu cơ bản 277
14.2 Máng lắc có áp lực không đổi của vật tác dụng lên máng 279
14.3 Máng lắc có áp lực thay đổi của vật tác dụng lên máng 281 14.4 Băng tải rung 283 14.5 Thiết bị vận chuyển phối hợp rung - khí nén 286
15.1 Phạm vi sử dụng và các kiểu cơ bản 287
15.2 Máy phóng liệu có băng thắng đều 288 15.3 Máy phóng liệu có băng uốn cong’ 290 15.4 Máy phóng liệu kiểu -đĩa 295
15.6 Máy phóng liệu kiểu phun khí nén 302
15.7 Các chỉ tiêu kỹ thuật - sử dụng của các loại máy phóng liệu 308 Chương 16 THIẾT BỊ VẬN CHUYỂN BẰNG KHÍ NÉN 304
16.1 Phạm vi sử dụng và các kiểu cơ bản 304 © 16.3 Cơ sở thủy lực học của đường ống 308 16.3 Các phương pháp tính toán đường ống 321 16.4 Vận chuyển vật trong dòng khí 328 16.5 Thiết bị vận chuyển bằng quạt hút 351 16.6 Thiết bị hút vạn năng với băng chuyển cơ khí 361 16.7 Tính toán thiết bị vận chuyển bằng khí nén có
áp suất cao và áp suất trung bình 367 16.8 Máng vận chuyển bằng khí nén | 371 16.9 Van chuyển bằng phương phap long hoa 375
Chương 17 THIẾT BỊ VẬN CHUYỂN BẰNG THỦY LỰC 376
17.1 Phan loai va nguyén ly hoat dong 376
17.2 Các sơ đê và thiết bị vận chuyển có áp suất
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
Nhiệm uụ của môn học Kỹ thuật nâng - chuyển là nghiên cứu,
tìm hiếu các phương tiện cơ giới hóa quá trình nâng - uận chuyển uật, đặc biệt là uật nặng trong cúc ngành công nghiệp khác nhau Đo yêu câu phót triển sự công nghiệp hóa uà hiện đại hóa ở nước íq, các loại máy nâng - van chuyển ngày càng được sử dụng rộng rãi trong mọi ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong xây dựng giao thông uận
tải, công nghiệp uà quốc phòng
K§ thuật nâng - chuyển dược chia lam hai phan:
Phân 1: Máy trục
Phân 9: Máy uận chuyển liên tục
Trong cuốn sách này nội dung chính là Máy uận chuyển liên tục
MÁY VẬN CHUYỂN LIÊN TỤC cung cấp, một số hiến thức cơ bản: cấu tạo; nguyên lý hoạt động; phạm u¿¡ sử dụng; nguyên tắc tính
toán, thiết kế các loại máy uận chuyển liện tực thông dụng
Tài liệu này được biên soạn theo đề cương chương trình môn K§ thuật van chuyển liên tục của ngành Cơ khí, Xây dựng Trường Đại học Bách hhoa - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Cuốn sách này cũng có thể làm tài liệu tham bhảo cho sinh uiên các trường hÿ thuật, các déc gid co quan tâm đến lĩnh uực chuyên môn này
MÁY VẬN CHUYỂN LIÊN TỤC do T5 Nguyễn Hỗng Ngôn làm chủ biên uà biên soạn chương 4,5,6,7,8,9,10
GVC Nguyễn Danh Sơn biên soạn chương 1,2,3,11,12,13,14,15,1 6,17 Chân thành cảm ơn các đông nghiệp Khoa Cơ khí, Tổ Giáo trình - Trường Đại học Bách bhoa - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành cuốn sách này
Lân biên soạn này, các tác giả đã cố gắng nhiều nhưng chắc van không thể tránh khỏi thiếu sót Rất mong được sự góp ý uà giúp đỡ
của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lân tái bản: sau
Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Cơ giới hóa Xí nghiệp va Xdy dung, Khoa Cơ khí, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP Hô Chí Minh, 268 Lý Thường Kiệt, Q10
Điện thoạt: (08) 8652015
Các tác giá
Trang 7Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Máy vận chuyển liên tục được dùng ở các khu mỏ, bến cảng,
trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, bến bãi để
vận chuyển các hàng rời, hàng cục thuần nhất liên tục với những cự
ly không lớn lắm, hoặc trong giới hạn của một vài công trường sản
xuất có liên quan với nhau với cự Ìy khoảng 1087
1.1 PHÂN LOẠI MÁY VẬN CHUYỂN LIÊN TỤC
Máy vận chuyển liên tục có nhiều kiểu nhưng dựa trên nguyên
tắc chia làm ba nhóm:
— Máy uận chuyển liên tục có bộ phận héo gồm những máy trong
đó việc vận chuyến hàng hóa (vật liệu) thực hiện được nhờ sự di
chuyển của bộ phận kéo (bang, xích hoặc cáp vô tận): băng tải, xích
tải, gầu tải
Máy uận chuyển liên tục không có bộ phận héo bao gồm những ©
máy trong đó việc vận chuyển hàng hóa (vật liệu) được thực hiện nhờ
chuyển động quay hay dao động của bộ phân công tác như: băng
chuyển con lăn, vít tải, máng lắc, băng tải rung
Máy uận chuyến bằng thủy bhí dùng sức nước và khí nén đê vận
chuyển vật liệu Trong các máy này nước (không khí) là bộ phận
mang, là môi trường để vận chuyển vật liệu Vật liệu được dòng nước
(không khí) cuốn theo khi nước (không khí) chuyển động trong ống
dẫn từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp
1.2 ĐẶC TÍNH CỦA VAT LIEU VAN CHUYEN
Để chọn kiểu và thiết kế máy cần phải biết đặc tính của vật liệu
vận chuyển
Thường có các loạt uật liệu:
- Vật liệu có đóng kiện và bao bì: các chi tiết máy, các cạm máy,
hòm, thùng, kiện, túi, bao
Trang 8
10 Chương 1
- Vật liệu rời có thể vun đống và chất đống: quặng, than đá, than bùn, xỉ, đất làm khuôn, vỏ bào, mạt cưa, cát, sói, đá dăm, xi măng, thạch cao
- Vật liệu dạng vữa (vữa sét, bê tông )
Đối ưới uật liệu biện uà bao bì cần biết các đặc tính quan trọng squ:
- Trọng lượng của một kiện (chiếc, thùng, túi, gói, bao)
- Hình dạng và kích thước của một kiện
- Loại bao bì: mềm (bao, túi, gói), nửa cứng (giỏ, hộp, làn), cứng (thùng, hòm) ;
- Tính chất và diện tích mặt tựa
- Sự tiện lợi khi đặt hoặc treo -
- Mức độ chống lắc giật và rung
- Các tính chất đặc biệt khác như: nhiệt độ (đối với các vật duc,
phôi đúc), khả năng gây nổ, gây cháy
Đối uới cdc vat liệu rời cần biết các đặc tính quan trọng sau:
- Ti trong
- Thanh phan hat
- Góc chân nón (góc dốc tự nhiên) xác định tính linh hoạt của
độc hại, khả năng tích điện, làm phát tia lửa điện
Theo kích thước của các phần tử điển hình nhất, các vật liệu rời được phân loại như sau: ˆ
- Vật liệu cục lớn: trên 160 mm
- Vật liệu cục trung bình: 60 + 160 mm
- Vật liệu cục nho: 10 + 60 mm
- Vat liéu hat: 0,5 + 10 mm
- Vat liệu bụi: < 0,5 mm Theo tính đồng nhất về thành phần hạt của vật liệu rời phân ra: vật liệu chưa gia công và vật liệu gia công
Trang 9Vật liệu được coi là đã phân loại nẾu có: dị, =
trong đó ay là kích thước trung bình của vật liệu nỘ Vật liệu vụn rời cũng còn được phân loại theo tỷ trọng:
- Vật liệu nhẹ (mạt cưa, than bùn, than cốc) đến 0,6
- Vật liệu trung bình (than đá, sỉ, lúa) - | 06 : 1.1
: Vật liệu nặng (cát, đá dăm, dat) trén 1,1 +2
- Vật liệu rất nặng ˆ trên 2
Người ta phân biệt tỷ trọng của vật liệu đổ đống tự do y và tỷ
trọng của vật liệu được dam nén yy
Ty so y/y duge goi la he số đầm nén Đối với các vật liệu khác
nhau hệ số này dao động trong khoảng 1,05 đến 1,52
Trong các phụ lục 1, 2 và 3 có đưa ra các số liệu cụ thể về tỷ trọng
của các vật liệu đổ đống khác nhau và những tính chất đặc biệt của
chúng cũng như góc dốc tự nhiên và hệ số ma sát của chúng
Đặc tính của vật liệu vận chuyển được xét đến khi lựa chọn kiểu
và thiết kế thiết bị vận chuyển Khi đó người ta sử dụng những biện
pháp ngăn ngừa tác động có hại của một số loại vật liệu đến các phan
tử của thiết bị vận chuyển hoặc tác động đến môi trường
1.3 CHỌN THIẾT BỊ VẬN CHUYỂN LIÊN TỤC
Các thiết bị vận chuyển liên tục cần phải đảm bảo vận chuyển
vật đến các nơi cần thiết theo thời gian và số lượng xác định chính
xác, với mức độ cơ giới hóa tối đa tất cả các nguyên công vận chuyển
từ chất tải đến đỡ tải Cần phải bố trí các thiết bị vận chuyển phù
hợp với dây chuyển công nghệ sản xuất chính, sao cho chúng không
choán chỗ và cản trở các nguyên công công nghệ cũng như phải an
—_ đế
Trang 101- Đặc điểm của uật liệu uận chuyển: Các thiết bị vận chuyển
khác nhau thường phải phù hợp để vận chuyển vật có các tính 'chất
nhất định
2- Năng suất yêu câu của thiết bị: Khi luỗng hàng không lớn thì việc sử dụng thiết bị có nãng suất cao là không hợp lý vì các máy này
sẽ bị non tải, ngược lại cũng sẽ không có lợi khi sử dụng một số thiết
bị có năng suất thấp khi luông hàng lớn
3- Phương của tuyến uận chuyến uật: Các phương vận chuyển vật khác nhau theo phương ngang, phương nghiêng, phương đứng và
các tuyến phối hợp đòi hỏi sử dụng các thiết bị vận chuyển tương ứng
4- Chiêu dài của tuyến uận chuyển uật: Không phải tất cả các thiết bị cho phép vận chuyển vật đi những cự ly lớn
5- Phương pháp bảo quản uật tại nơi chất tải uà dỡ tải: Cần
phải tránh việc sử dụng các thiết bị chuyên dùng phức tạp hoặc sử
dụng lao động thủ công để chất tải và đỡ tải
6- Đặc tính của các quá trình công nghệ gia công hoặc lắp đặt
trong trường hợp thực hiện chúng trên đường dây chuyền trong quá
trình di chuyển các vật
7- Điêu hiện bố trí tương quan các thiét bi van chuyến, các tổng thành làm việc hoặc các máy cái: sự tiện lợi lắp đặt và bảo trì, nhiệt
độ, độ ẩm, mức độ bụi của môi trường xung quanh
8- Các yếu tố đặc biệt phát sinh từ điều kiện địa hình (kết cấu
và kích thước của tòa nhà, địa hình địa phương và điều kiện khí hậu
đối với thiết bị ngoài trời )
Trang 11
Khi vận chuyển vật liệu rời trong máng hoặc trong ống có tiết
diện F„m với hệ số dién day \ thi tải trọng đơn vị là:
Từ các công thức này ta thấy rằng, năng suất của máy vận
chuyển liên tục tỷ lệ thuận với diện tích tiết diện ngang của máng
hoặc ống, hệ số điển đây và tốc độ vận chuyển vật
Khi vận chuyển vật liệu rời thành dòng liên tục có tiết diện
ngang F.m 7 tương tự ta có:
Q = 3600.F.z0, (T/gid) (2.4a)
Khi vận chuyển vật trong các gầu riêng biệt có dung tích ¡„ lít
-_ với khoảng cách (bước) giữa các gầu bằng ø mét, ta có:
| A
Trang 12thuận với dung tích gầu, hệ số điền đầy và tốc độ làm việc Năng suất
tỷ lệ nghịch với bước gầu
Khi vận chuyển vật dạng kiện có trọng lượng là G (ÈG) nằm
Nếu vật đạng kiện được vận chuyến thành lô, mỗi lô z kiện (trong
xe con, gầu, kệ ) Với khoảng cách (bước) giữa các lô bằng a, ta có:
Nếu vật dạng kiện đi vào thiết bị sau những khoảng thời gian ứ,
thì vì £ = ø/u giây, tương tự ta có:
z, = 3600 (an ¡g)
G
= 3600
@ * 7000 x = 3.6 x £ (Tigid) |
Nếu vật dạng kiện đi vào thiết bị thành lô, mỗi lô z kiện, sau
những khoảng thời gian ¿ giây (nhịp), ta có:
Z = 3600 x = (kiện/giờ)
Q = 36 x Sa, (Tigiờ)
Trang 13Lý thuyết chung của máy vận chuyển liên tục có bộ phận kéo mềm 15
Từ các công thức này ta thấy rằng đối với vật dạng kiện thì
năng suất tý lệ thuận với trọng lượng của một kiện, số kiện trong một
lô và tốc độ làm việc
Năng suất tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa các lô vật (hoặc
A giữa các vật nếu z = 1) và nhịp cấp vật
Trên cơ sở số liệu kinh nghiệm, người ta chọn tốc độ làm việc
đối với kiểu máy thiết kế, rồi sau đó theo các công thức đã có người ta
tính diện tích tiết diện của máng F,, khoảng cách giữa các vật dạng
kiện, khoảng cách giữa các lô vật ơ, hoặc ty số ¿„/ø, trong đó người ta
cho trước giá trị to hoặc ơ và các trị số khác
Ti cdc tri sO Fy, a va to nhận được, người ta kiểm tra đối với vật
dang cuc va dang kién về các kích thước của cục hoặc của kiện Theo ˆ
các kích thước này, người ta chọn chiêu rộng của dây băng hoặc tấm
lát, các kích thước của bàn nâng, xe con và các kích thước của các bộ
Các biểu thức nhận được để tính năng suất được gọi là năng
suất tính toán Năng suất thực tế trung bình Q„ do sự cấp vật không
đều nên có thể nhỏ hơn năng suất tính toán
với K là hệ số xét đến sự không đều của việc cấp vật cho máy, K > 1
2.2 CÔNG SUẤT CAN THIET
Néu may nang Q (T/gid) theo phuong thẳng đứng lên chiều cao
H (m) khi hiệu suất may n thì công suất nâng cần thiết là:
Q.H „ 1000 _ QH (ml) (2.16) 75m 3600 270m”
Na =
_ QH 1000 _ Q.H
Néu van chuyén theo phuong ngang thì H = 0 Công suất gan
như bằng 0 và khong sản ra một công có ích nào để nâng vật Thực tế
thì có thực hiện một công có ích để thắng lực cản ma sát khi vận
chuyển vật Trường hợp này thì các biểu thức (2.16) và (2.16a) không
thể dùng để xác định công suất cần thiết
_ #
Trang 14trong d6 tich q,.L bang trọng lượng của vật được vận chuyển
Công suất cần thiết khi vận chuyển vật theo phương ngang với
Thay vào biểu thức (*) ta có:
Q.L.o l abe = o nl) = Q.L.o kW 2.18
ns * 36x TT (m= (ml) = 367 (RW) ( ) Trong công thức này bằng hệ số œ đã tính eác lực cản có hại trong toàn bộ máy ngoài các tổn thất truyền động từ trục động cơ đến trục đẫn động của bộ phận làm việc, đặc trưng bởi hiệu suất truyền
động n,¿, cho nên công suất của động cơ là:
trong đó: L - chiều dài vận chuyển chung, (m)
H - hiệu số các mực của điểm vận chuyển đầu và cuối, (m)
Trang 15
Lý thuyết chung của máy vận chuyển liên tục có bộ phận kéo mềm 17
Công suất cần thiết của động cơ trong trường hợp chung là:
N
Nate = chung (2.20)
Ned
vGi: Nyq 1a hiéu suat truyền động
: Đối với các máy vận chuyển theo phương thẳng đứng thì L = H
Từ đó, ta thấy rằng đối với trường hợp vận chuyển theo phương
đứng thì sự tăng hiệu suất sẽ làm giảm hệ số cản
2.3 LỰC CÂN CHUYỂN ĐỘNG CUA BO PHAN KEO MỀM
2.3.1 Lực cản chuyển động trên các đoạn thẳng
1- Chuyển động trên các bánh lăn di chuyển
Xét trường hợp khi trên bộ phận kéo (xích) có lắp các bánh lăn '
di chuyển (hoặc xe con), và trọng lượng của tải trọng hữu ích và của
| bộ phận kéo truyền qua trục của các bánh lăn đến các dẫn hướng
(ray) Khi bánh lăn lăn trên đoạn ngang (H.2.1a) thì mômen của tất
cả các-lực đối với bánh lăn là:
M=qk+ a5 (kG.cm)
Lực cản chuyển động:
W= M q (ae + fd) 0,5.D , (kG) | | (2.22)
trong đó: q - tải trọng lên bánh lăn, (G); D - đường kính bánh lăn, (cm)
d - đường kính ngỗng trục hay trục bánh lăn, (em)
È - hệ số ma sát lăn của bánh lăn với ray, (em)
ƒ -.hệ số ma sát trượt ở ổ trục bánh lăn
Trang 16Đối với đoạn ngang có chiều dài L thì lực cản chuyển động
chung của tất cả các bánh lăn có thể biểu thị qua tải trọng chung lên
“các bánh lăn nay:
QoL = (de + gi)
trong d6: q,,- tai trong phan bo chung (kG) trên một mét dài
q, ~ tải trọng hữu ích của vật trên một mét dai, (kG/m)
gy - trọng lượng riêng của bộ phận kéo trên một mét dai, (RG/m)
‹ - hệ số tính đến lực cản trượt phụ của gờ bánh lăn hoặc bánh xe với
dẫn hướng và lực cản trượt của các mặt bên của các con lăn với các trục cố
thường thì: # = 0,1~ 0,2 (em); ƒ= 0,15 - 0,25 (6 truot); f = 0,05 (6 lan)
d iii
D 5 6
Trang 17Lý thuyết chung của máy vận chuyển liên tục có bộ phận kéo mềm 19
Các trị số của các hệ số này dao động trong một khoảng rộng
đối với các loại máy khác nhau, cho nên người ta thường sử dụng các
giá trị thực nghiệm của hệ số cản chuyển động chung œ nhận được do
kết quả thử nghiệm mỗi loại băng tải
Khi tôn tại đoạn nghiêng có góc nghiêng a (H.2.1b)
Ta có: W =+(q, +q¡).L.sinoœ + (qu + q¿).L.cosu.o, (RG)
W = (qv + qx) (4 H + Lng), (kG) (2.25) -
dấu (+) khi chuyển động lên; dấu (—) khi chuyển động xuống theo đoạn
nghiêng |
` Nếu xích kéo không có các bánh lăn di chuyển mà trượt theo các
dẫn hướng với hệ số ma sát f thi w =f
Đôi khi vật và bộ phận kéo di chuyển với các hệ số cản khác
nhau, chẳng hạn như xích trượt theo các dẫn hướng và kéo các xe lăn
nhỏ, các xe này có các bánh lăn và các dẫn hướng của nó còn vật liệu
thì trượt theo máng Trường hợp này thì lực cản di chuyển chung
của nhánh có tải là:
Wai = + (gu + qu)-H + (Quy + địc O)-Lng (kG) (2.26)
trong đó: œ„ - hệ số cản di chuyển vật; ©, - hệ số can di chuyển bộ phận kéo
Lực cản chung đối với nhánh không tải là:
Wy,„ = +q,-H + Ap Lng Ok = Th (tH + L,,.0), (kG) (2.27)
Khi chuyén dong theo phuong ngang thi a = 0; H = 0; Lng = L
Từ các công thức trên ta thấy rằng: khi chuyển động lên hoặc
theo phương ngang thì lực cản chung luôn luôn có dấu dương, còn khi
chuyến động xuống theo mặt nghiêng thì lực cản chung trên đoạn thang
có thé dương, âm hoặc bằng không Điều này cần để ý khi tính lực cản
khi chuyển động xuống theo đoạn nghiêng để tránh nhầm dấu
9 Chuyển động trên các con lăn di chuyển
Xét trường hợp khi hàng kiện hoặc hàng bao bì di chuyển trực
tiếp tựa trên các con lăn (băng chuyển con lăn) thường không đặt
nghiêng hoặc đặt nghiêng không đáng kế (H 2.2)
" cu
Trang 18Hinh 2.2 So dé chuyển động trên các con lăn di chuyển
ga) Đoạn nằm ngưng, b) Đoạn nghiêng Lực cản chuyển động chung của vật là:
trong đó: ạ, - trong lugng vat trén mét mét dai, (kG/m)
ga - trong lugng cac con lan trén mét mét dai, (kGim)
q, - trọng lượng xích trên một mét dai, (kG/m)
k, - hé số ma sát lăn của vật với con lăn, (em)
k; ~ hệ số ma sát lăn của các con lăn với dẫn hướng, (em).
Trang 19
Lý thuyết chung của máy vận chuyển liên tục có bộ phận kéo mềm 21
d - đường kính ngỗng trục của con lăn, (cm); D - đường kính con lăn, (cm)
ƒ- hệ số ma sát trượt ở các ngỗng trục của các con lăn 1,3 - hệ số tính đến lực cản ma sát trượt trong các ngỗng trục do lực kéo (lấy theo kinh nghiệm); œ;, œ¿, œ; - các hệ số cản di chuyển chung 3- Chuyến động trên các gối tựa lăn cố định
Lực cản khi băng cùng với vật chuyển động tại các gối tựa
| lăn cố định trên đoạn nghiêng ta xác định tương tự như đã trình
Hình 2.3 Sơ dô chuyến động trên các gối tựa lăn
Đối tới nhánh tải:
Win = (de + Wb +q +).Ù.cosơœ + (qu + qp).L.sing =
= (ge + qa tQ'ct)-Lng-© £ (Qe +95) , (RG) (2.32) _Đối uới nhánh không tải:
Wrrar = (Qo +9"cu)- Lug: wt -quH, (RG) (2.33)
trong đó: ¿„ - trong lugng phan bé cua vat, (kG/m)
qi, - trọng lượng phân bố của bang, (kG/m)
qi; > rong lượng các bộ phận quay của các gối tựa lăn ở nhánh có tải, (RG/m)
" z- trọng lượng các bộ phận quay của các gối tựa lăn ở nhánh không tai, (kG/m)
- chiéu dai đoạn thẳng cua bang tai, (7)
1 - chiéu dai hinh chiéu theo phuong ngang của đoạn băng thang
H - chiéu cao nâng (in)
œ - hệ số cản chuyển động chung của băng với các con lăn
Dấu (+) khi chuyển động lên; dấu (—) khi chuyển động xuống
Nếu băng trượt theo tấm lát cố định thì:
qi = 9, 9 = 0, 6 =ƒ
trong đó / là hệ số ma sát
Trang 20Người ta phân ra các sơ đồ chuyến động của bộ phận kéo trên
các đoạn cong nhu sau (H.2.4)
Hình 2.4 Cúc sơ dé để xúc định lực cán trén cde doan cong
a) B6 phan kéo mém uốn quanh một puiv tđĩa xích hoặc tang) quay trên trục b) Bộ phận béo trượt theo thanh dẫn hướng cong cố định
c) Các cọn lăn đi chuyển của bộ phận kéo lăn theo thanh dẫn hướng cong đ) Bộ phận béo uốn quanh dãy con lăn cố định nằm trên khung cong
Lực cản chuyển động của bộ phận kéo khi uốn quanh puly, đĩa
xích hoặc tang được xác định bằng các lực ma sát trong các ổ trục và lực cản độ cứng của bộ phận kéo, tức là lực cản của dây băng, của cáp
hoặc của xích chống lại sự uốn cong và nắn thẳng ra (H.3.5)
Hình 2.5 Sơ đô đế xác định lực cản chuyến động
ở các tang, puly uà đĩa xích dẫn hướng
Trang 21trong đó: S,, S, - lực căng trong nhánh vào và nhánh ra
œ - góc ôm của bộ phận kéo
Mômen của lực # tác dụng lên trục:
M= RLS, (kGem)
trong đó: f- hé số ma sát trong các ổ trục; đ - đường kính trục (em)
Mômen này cân bằng với mômen của lực cản chuyển động:
M = w,.2 = Rự.3, (kG.cm) (2.37)
2 2 trong đó: W, - lực cản chuyển động của bộ phận kéo do ma sát của trục trong cdc 6 truc, (kG);
D - đường kính của puly (đĩa xích hoặc tang) (cm)
Từ đó ta có:
Trường hợp bộ phận kéo là xích thì lực cản do độ cứng xác định theo các phương trình:
Luc can toàn bộ khi xích uốn quanh đĩa xích (nếu bỏ qua ma sát
- của các mắt xích vào các răng của đĩa xích)
Trang 22trong dé: W, - luc can ma sát trong các ổ trượt hoặc ổ lăn xác định theo công
thức (2.38): W, - lực cản đơ độ cứng của băng:
W, = (0.0016 = 0,002).B.1, (kG) (2.43) trong do: B - chiều rộng băng 0m); ¡ - số lớp đệm trong bang
Khi đường kính tang D, = 600mm, lay hé sé 0,0016 Khi D, < 600mm lấy hệ số bằng 0,002.:
Lực cản bộ phận kéo lăn trên các con lan di chuyén (H.2.4c)
hoặc lăn theo đãy con lăn cố định (H.2.4d)
,trong đó ø là hệ số cản di chuyển
Lực cản di chuyển băng trên nhóm (dãy) con lăn:
trong d6: S - luc cang băng tại điểm vao day con lan, (kG)
we hệ số cản trên các gối tựa lăn
œ - góc xoay của băng trên đấy con lan, (radian).
Trang 23
Lý thuyết chung của máy vận chuyển liên tục có bộ phận kéo mềm 25
2.4 LỰC KÉO CHUNG
_Để xác định lực kéo chung ta sử dụng phương pháp “tính theo
chu tuyến” hoặc phương pháp “tính theo từng điểm” Chia toàn bộ chu tuyến do bộ phận kéo tạo nên thành những đoạn thăng và cong nối tiếp nhau, đánh số các điểm phân cách giữa các đoạn này
Phép tính bắt đâu từ điểm có lực căng nhỏ nhất của bộ phận kéo Thường thì điểm này trùng với điểm bộ phân kéo đi ra khỏi tang
hoặc đĩa xích dân động Trị số lực cảng ban đầu chọn tùy theo kiểu
máy vận chuyển sao cho đảm bảo:
- Độ võng cho phép của nhánh làm việc hoặc nhánh không tai của bộ phận kéo
- On định bộ phận làm việc lắp trên bộ phận kéo
- Đảm bảo dẫn động bình thường
- Bộ phận kéo chuyển động êm
Lực căng của bộ phận kéo tại mỗi điểm tiếp theo trên chu tuyến bằng lực căng ở điểm kế trước đó cộng với tông lực căn trên đoạn giữa các điểm này
Như vậy, tiến hành tính toán theo mỗi đoạn thăng và mỗi đoạn
cong của chu tuyến Nếu số đoạn là ø thì số điểm bằng vn
Ta tìm lực căng lần lượt ở các điểm 2, 3, n:
Ss=S,+W,›s; 5;= 5¿+ Ws¿ (2.51)
Vì trên tang dẫn động (puly hoặc đĩa xích) có:
S.= S„ và 8„= S; nên lực kéo là:
W=S,-S,=S,-S, (kG) (2.52) Nếu tính đến lực cần trên trục dẫn động W khi bộ phận kéo
uốn qua tang dẫn động (hoặc dia xích, puly dẫn động) thì lực kéo toàn
trong đó: v - tốc độ chuyển động của bộ phan kéo, (n/gy)
n - hiệu suất của tất cá các bộ truyền của eơ cấu dẫn dong |
Trang 242.5 LỰC CĂNG NHỎ NHẤT CHO PHÉP CỦA BỘ PHẬN KÉO
Lực căng cần thiết nhỏ nhất của bộ phận kéo S„¡ạ, tức là lực căng ban đầu của nó (trước khi làm việc), phụ thuộc vào độ võng cho phép của nhánh tải hoặc nhánh không tải của bộ phận kéo, lực ma
sát trên tang dẫn động và độ ổn định của bộ công tác Sự xác định
Smin theo độ võng cho phép của bộ phận kéo giữa các con lăn đỡ có ý
nghĩa đối với băng tải đai cũng như một số loại băng tải cáp và xích
tải Độ võng của băng trong băng tải đặt nghiêng sẽ làm tăng góc nghiêng của băng khi băng vắt qua con lăn đỡ
Nếu băng tải vận chuyển hàng kiện hoặc hàng rời cục lớn thì độ
võng của băng sẽ kèm theo va đập trong thời điểm băng vắt qua con lăn đỡ, làm tăng góc ôm con lăn và tăng lực cản chuyển động Ở
nhánh không tải của băng cũng như trong các băng tải xích và cáp, độ vòng có thể gây va chạm giữa bộ phận kéo và các phần cố định Nếu
Hinh 2.6 So dé xde định quan hệ giữa lực căng nhỏ nhất 8
uà độ uống ƒ của băng
Trên hình 2.6 ta thấy sự võng của bộ phận kéo mềm giữa hai
gối tựa Ta xét cân bằng đoạn ÓC của bộ phận kéo Trên đoạn ÓC có lực căng Suä, S, và tải trọng thắng đứng do trọng lượng riêng của bộ
phận kéo và trọng lượng của vật tác dụng Bỏ qua độ cong của bộ
Trang 25Lý thuyết chung của máy vận chuyển liên tục có bộ phận kéo mềm 27
phận kéo và ký hiệu g là tải trọng tổng cộng trên một mét đài của bộ
phận kéo, ta xác định tải trọng thẳng đứng:
trong đó: g - tải trọng tổng cộng phân bố trên một mét đài của bộ phận kéo
q, - tải trọng phân bố của vật; q¿ - tải trọng phân bố của bộ phận kéo
Chiếu các lực tác dụng lên các trục tọa độ, ta có:
~g.x + S,sinœ.= 0; S, sina = q.x (2.56)
Sinin 7 S,.cosa = 0; Sy.COSa = Smin (2.57)
Chia từng vế của phương trình thứ nhất cho phương trình thứ
Tại điểm giữa hai con lăn thì xz thay đổi từ 0 đến /⁄2 còn y thay
đổi từ 0 đến ƒ, ta có: :
lio ,
trong đó: / - khoảng cách giữa các gối tua, (m); ƒ- độ võng, (m)
Lực căng cần thiết nhỏ nhất của bộ phận kéo:
Đối với nhánh không tải: g = Qh
Đối với các dây băng tẩm cao su thì độ võng cho phép là:
Trang 26
Khi có tải trọng tập trung Q do vận chuyển hàng kiện (hoặc có
các xe con trên bộ phận mang) thì độ võng chung tại giữa các gối tựa là:
fo=fith trong dé: f, - dé.vong bé phan kéo gây ra; /, - độ võng do vật vận chuyển
dl 2 pg M _ QỀ ¿._ Ú (điÌ,Oy (v65)
fr = 8S ng 4S fr = 4S +Q 7
Để xác định S„¡„ trong các băng tải đai và băng tải cáp, ở đó lực
kéo từ tang trơn (hoặc puly trơn) được truyền đến băng hoặc cáp chỉ
do lực ma sát Phải tính rằng lực ma sát cần phải lớn hơn hoặc bằng lực kéo cần thiết (để đảm bảo không bị trượt trơn)
Theo phương trình Ơle: S, < 9, eÊ“
Lực kéo (lực vòng) trên tang dẫn động (không tính đến tổn thất
min min min min
trên tang do độ cứng của băng) là:
chuyên động trên toàn tuyến, được xác định theo phương pháp “tính
theo chu tuyến” đã nêu ở trên
Tang bọc gỗ, khí hậu khô 0,35 | 3,00 | 3,61 |4,33| 6.25 |.9.02 |11,62)18.78
Sự tăng trị số của lực kéo mà không tăng lực căng của băng có thể đạt được bằng các cách sau: -
- Bằng cách tăng hệ số ma sát giữa băng và tang, bằng cách bọc
tang bằng gỗ, cao su hay vật liệu khác.
Trang 27Lý thuyết chung của máy vận chuyển liên tục có bộ phận kéo mềm 29
Hình 2.7 Các sơ đồ băng đại uốn qua -
tang dẫn động của băng tdi dai
a, 6) Mét tang; c, d) Hai tang;
đ) Dùng con lăn tỳ; e) Dùng băng ép
"Nếu con lăn tỳ lên tang một lực P (H.2.7đ) thì lực ma sát tập trung của băng lên tang tại điểm tỳ của con lăn bằng P./ Trường hợp
này ta có:
Trang 2830 Chương 2
Nếu băng ép có lực căng S„ (H.2.7e) thì lực căng tổng cộng ở
nhánh ra bằng Š; + S„ còn lực căng ở nhánh vào bằng ®§, + So
phận kéo S„¡n được giới hạn bởi các điều kiện ổn định của bộ công tác
Trong các xích tải có góc nâng đến 25° dùng để vận chuyển các
vật nặng (chẳng hạn như gỗ tròn trên các đà ngang có mộng) khi
.không có đủ lực căng của xích thì đà ngang có thể quay đi và vật có thể bị rơi Trường hợp khi đà ngang có các con lăn di chuyển (H.2.8) theo điều kiện cân bằng so với trục con lăn: — „
R=Q,; CC =hsin(a+B); OM =rsina Mômen lật đối với trục O:
Trang 29Lý thuyết chung của máy vận chuyển liên tục có bộ phận kéo mềm 31
G là trọng lượng của vật lớn nhất (gỗ tròn), thường nằm trên hai đà
ngang, giữa chúng tải trọng phân bố không như nhau
Hình 3.9 Sơ dô để xác định độ ổn định của thiết bị mang trượt
Trong xích tải có máng cào, khi không đủ lực căng của xích thì
tấm cào bị lệch đi và nghiêng về phía sau, theo điều kiện bảo toàn độ
ổn định của tấm cào (H.3.10):
Trang 30Hình 2.10 Sơ đô để xác dịnh dộ ổn định của tấm cào
Ss min nD £ sing + (Sin + p)5sin B = p.h cosj
q› - trọng lượng của vật trước tấm cào, (kG)
f5 - các hệ số ma sát trượt của tấm cào và của vật theo đáy máng
Để bộ phận kéo chuyển động được êm không có lắc giật thì cân phải có một lực-căng ban đầu nào đó sao cho lực căng trong thời gian làm việc ở tất cả Cac doan khéng duge nhé hon 50+100kG
2.6 LUC DONG TRONG XÍCH TẢI
Lực lớn nHất được xác định bằng phương pháp tính theo chu
tuyến đó là lực kéo tĩnh ®S, tác động lên xích (hoặc tác động lên hai
xích trong xích tải hai xích) Thêm vào lực tĩnh này là lực động S,
phát sinh do xích chuyển động không đều Tải trọng động sẽ không cần tính đến nếu như tốc độ của xích: không vượt quá 0,2/giây, nhưng khi tốc độ lớn hơn thì cần phải tính đến tải trọng động và xác định chúng Để truyền động chắc chắn với tỷ số truyền không lớn, người ta sử dụng đĩa xích có số răng nhỏ hoặc puÌy có số mặt nhỏ
Trang 31Lý thuyết chung của máy vận chuyển liên tục có bộ phận kéo mềm 33
Trên hình 2.11 đưa ra sơ đồ chuyển động của xích theo đĩa xích
có bốn răng Khi tốc độ góc của đĩa xích không đổi thì tốc độ dài của
răng xích u„ = œ# cũng không đổi
Hinh 2.11 Sơ đô chuyển động của xích theo đĩa xích
Quy luật thay đổi tốc độ của xích có thể biểu thị một cách gần
đúng theo phương trình:
0” = œ.R.cosọ Chu kỳ dao động của tốc độ và gia tốc bằng thời gian của, đĩa
xích quay đi một răng:
f„ = s6, NZ (giây)
trong do: n - sé vong quay cua dia xich trong mét phut
z - số răng của đĩa xích hay số mặt của a puÌy
Trang 32
trong đó: o'- vận tốc làm việc trung bình của xích, 0n⁄giây)
¿ - bước của xích kéo, (mm)
2
may — Qn” = zt (2.74) Đối với xích hàn mắt tròn, tại đó số rặng của đĩa xích ăn khớp
trong đó: / - bước của xích mắt tròn bằng chiều đài bên trong của mắt xich, (my
ở - đường kính của thanh thép tròn chế tạo xích, ứm) -
Đối với các xích gồm có các mắt xích luân phiên với các bước có
lượng của các puly quay hoặc của các đĩa xích)
Ứng suất được gây ra bởi sự đặt lực động tức thời thường được
coi bằng ứng suất do hai lần lực tĩnh lớn nhất gây ra, tức là bằng
4madmax Ngoài lực động tức thời 4mœma„ này ra, vào thời điểm cuối cùng của chu kỳ í„ còn có sự tác dụng của lực quán tính bằng m.dmax
nhưng hướng về phía chuyển động và có dấu âm,
Lực động chung là:
Sy = 4ma Lực tính toán toàn bộ là:
Sự, = S, + 3ma,,,, ¬ _ (2.78)
Khối lượng quy đổi đối với xích tải là:
_ L(q,+2q,)
trong đó: L - chiều đài của xích tải, 0n); q, - trọng lượng phân bố của vật, (ÈG/m)
g, - trọng lượng phân bố của các phần chuyển động của bộ phận kéo,
(kG/m) được nhân 2 để tính chiều đài của các nhánh có tải và không tải 9,81 - gia tốc trọng trường, (m/giáy?) -
Lmax ~ MOnay = SMA, (2.77):
Trang 33Lý thuyết chung của máy vận chuyển liên tục có bộ phận kéo mềm 35
Biểu thức quy đổi đối với m đúng nếu như tất cả khối lượng
- chuyển động với gia tốc ơn,x Thực tế thì không phải tất cả khối lượng
tham gia vào chuyển động này Bộ phận kéo dạng xích không là tuyệt đối cứng Nó có tính đàn hỏi, cho nên các lực động dọc theo xích được truyền đi không phải tức thời theo toàn bộ chiều dài mà chỉ trong khoảng thời gian nào đó Nếu xích có đoạn võng tự đo thì do đao động
và sự thay đổi độ võng sẽ phá vỡ quy luật thay đổi của xích đã trình bày ở phần trên
Như thực nghiệm đã cho thấy rằng trị số của lực động sẽ tăng lên cùng với sự tăng lực căng của xích Nếu vật được đi chuyển ở trạng thái treo hoặc bị đẩy đi bằng các tấm cào thì không phải tất cả khối lượng của vật sẽ được lập lại đúng như sự thay đổi của tốc độ và gia tốc của xích Sự tôn tại của thiết bị kéo căng bằng lò xo hoặc đối _
trọng cũng như các đĩa xích nghiêng và các puÌy cũng sẽ giảm trị số của khối lượng quy đối
Xích tải càng dài thì sự ảnh hưởng của các yếu tố nêu trên càng
lớn Nhưng sự xác định chính xác khối lượng quy đổi có tính đến tất
cả các yếu tố này là rất khó khăn Cho nên, khi chiều dài của xích tải
L > 25 mét, trong tính: toán người ta không tính toàn bộ khối lượng
quy đổi mà chỉ một phần của nó Để làm việc đó trong công thức (2.79), thay vì hệ số 2 theo để nghị của Viện Nghiên cứu Máy nâng chuyển của Nga, người ta đưa vào hệ số điều kiện c, hệ số này tính
đến chiều dài của xích tải: ,
c=2_ khi chiều dài xích tải L < 25 mét
Cac tinh toán cho thấy rằng tải trọng động sẽ đạt giá trị lớn khi
tốc độ lớn và số răng của đĩa xích chủ động nhỏ Cho nên, đối với những trường hợp như vậy, hợp lý hơn cả là.sử dụng những truyền
động “cân bằng” đặc biệt Các sơ đồ của chúng dựa trên cơ sở là các
đĩa xích (puly) chủ động được truyền cho một tốc độ góc không đều,
nhưng khi đó tốc độ của xích là không đổi
Trang 34Hình 2.12 Truyền dộng cán bằng tới bánh răng bhông tròn
Số lượng các sóng bằng số răng của đĩa xích hoặc số mặt của -puly Bánh răng chủ động được lắp lệch tâm trên trục và quay được -
một vòng sau thời gian đĩa xích chú động quay đi một răng (hoặc puÌy
quay đi được một mặt) Tỷ số truyền thay đổi giữa bánh răng chủ động và bánh răng bị động không tròn đảm bảo tốc độ góc œ thay đổi
và tốc độ xích hau nhu không đổi " :
Trên hình 2.13 biểu diễn một loại truyền động cân bằng khác: puly dẫn động của xích kéo (2) và puly bị động của bộ truyền xich (1)
có các mặt song song nhau Khi đĩa xích chủ động của bộ truyền xích
quay đều thì tốc độ của xích (1) hầu như không đổi và do đó xích kéo
(2) chuyển động tương tự như xích truyền động (1), tức là với tốc độ
gần như không đổi
Trang 35Lý thuyết chung của máy vận chuyển liên tục có bộ phận kéomềm 37
2.7 NHỮNG NÉT ĐẶC BIỆT TRONG TÍNH TOÁN MÁY VẬN CHUYỂN
- LIÊN TUC SAN XUAT THEO DAY CHUYEN
.Các băng chuyển dùng để vận chuyển sản phẩm giữa các nguyên công trong sản xuất dây chuyển, ta quy ước gọi là băng _ chuyền công nghệ l
Dòng liên tục được dựa trên sự đồng bộ nghiêm ngặt của các nguyên công, tức là dựa vào sự tổ chức sản xuất mà đảm bảo năng suất _ như nhau ở tất cả các nguyên công của đường dây chuyển Sự phát triển
các đường dây chuyển hiện nay đi theo phương hướng cơ giới hóa và tự động hóa các phương pháp vận chuyển sản phẩm bằng cách sử dụng loại máy vận chuyển liên tục cơ bản đó là các băng chuyền
Trong nhiều đường dây chuyển (dây chuyển lắp máy, dây chuyển
- sơn, dây chuyển nhiệt luyện ), công việc được tiến hành mà không
cần lấy sản phẩm ra khỏi băng chuyển, tức là sản phẩm nằm trực
tiếp trên băng chuyển Trường hợp này thì băng chuyền là chuyển
động liên tục với tốc độ cho phép khả năng thực hiện nguyên công tại
_ chỗ làm việc hoặc là chuyển động gián đoạn, tức là nó dừng lại ở mỗi chỗ làm việc trong thời gian gia công sản phẩm Khi chuyển động
gián đoạn, phải đảm bao mở máy và dừng máy băng chuyên một cách
| được trả về tại chính bộ phận làm việc mà từ đó sản phẩm được lay
ra (xe con, cai du, cai ké )
Cong uiệc "có rời chỗ” hoặc "có trao đối” là khi mà thay vào chỗ ¬ sản phẩm được lấy ra khỏi bộ phận làm việc của băng chuyển để thực hiện nguyên công công nghệ, người ta đặt vào đó một sản phẩm khác
đã được gia công tại nguyên công này
Tốc độ chuyển động của băng chuyển công nghệ đối với đường dây
chuyền (khi nó chuyển động liên tục) được xác định theo công thức:
Trang 36¿ - nhịp độ làm việc của đường dây chuyên, tức là các khoảng ' thời gian
mà từng thành phẩm lân lượt đi ra khỏi băng chuyển:
trong đó z là năng suất giờ của đường dây chuyền
Néui = 1 thi v = " (m/giáy)
Ở mỗi nguyên công riêng biệt thì số lượng chỗ làm việc cần thiết là: n= + - (2.83)
_ trong đó ¿„ là thời gian của nguyên công này, (giây)
Theo công thức này, người ta xác định số lượng chỗ làm việc cần thiết: n; - ở nguyên công “1; n; - ở nguyên công V”*2; n; - ở nguyên
Để đảm bảo công việc “không rời chỗ” khi mà sản phẩm được
lấy ra khỏi băng chuyển được người công nhân đặt vào chính bộ phận
làm việc đó, sao cho bộ phận làm việc trong thời giản thực hiện
nguyên công này không ra khỏi giới hạn của vùng phục vụ S, cua
người công nhân Thực tế thì S„ =.0,6+1,2m tùy thuộc vị trí của người
công nhân so với băng chuyển |
Néu như khi đó để thực hiện một nguyên công công nghệ có một
số người cùng làm việc thì người công nhân chỉ được lấy sản phẩm từ
số vị trí làm việc quy định cho mình
Trang 37Lý thuyết chung của máy vận chuyển liên tục có bộ phận kéo mềm 39
Hình 2.14 Vùng phục uụ của băng chuyền công nghệ
_ Để, công việc tiến hành được bình thường, cần phải tính sao cho
bộ phan’ lam việc số N®1 mà người công nhân đặt bán thành phẩm
đã gia công vào đó và bộ phận làm việc số 1 tiếp theo, mà từ đó người
công nhân phải lấy bán thành phẩm tiếp theo, nhất thiết phải nằm trong vùng phục vụ của một công nhân (H.2.14)
Từ đó cho thấy bước lớn nhất cho phép của các bộ phận làm việc
trong trường hợp này là:
= 0,85 5,
max
trong đó: n„„„ - số công nhân tối đa ở một nguyên công
Hệ số 0,85 tính đến độ sai lệch có thể của nhịp sản xuất
-Đôi khi phép tính này dẫn tới bước của các bộ phận làm việc quá
nhỏ, đặc biệt là nếu ở một nguyên công có nhiều công nhân cùng làm việc
Trong những trường hợp như vậy thì người ta áp dụng việc chia nhỏ nguyên công công nghệ này hoặc áp dụng ở nguyên công này các thiết bị có năng suất cao hơn Đôi khi người ta thiết lập các bộ phận làm việc có
nhiều tảng hoặc tăng chiều rộng băng chuyển Trong trường hợp này thì ở
trong một bước có thể có số bộ phận làm việc ít hơn so với số công nhân và khi đó bước của các bộ phận làm việc được xác định theo công thức:
Trang 38
trong đó: ¿ - nhịp sản xuất, (giây); n„„x - SỐ công nhân lớn nhất ở một nguyên công
Tốc độ lớn nhất cho phép của băng chuyển đối với trường hợp
_ Theo công thức chung (2.81) đối với tốc độ băng chuyển:
v= a (m/gidy) ©
ti Nếu 0 < Umax thi công việc “có trao đổi” có thể thực hiện được, trường hợp ngược lại thì công việc không thể thực hiện được
Trong các băng chuyển công nghệ nằm ngang khép kín thì bước -
của các bộ phận làm việc được kiểm tra theo điều kiện sao cho các bộ
phận làm việc không chạm nhau khi uốn quanh các đĩa xích (H.3.15a)
Bước nhỏ nhất ø của các bộ phận làm việc phụ thuộc vào chiều rộng ö của bộ phận làm việc, bán kính ?, của đĩa xích và khoảng cách & từ:
mép bộ phận làm việc.đến trục xích
_Hinh 2.15 So dé phan bố các bộ phận làm uiệc khi xích uốn quanh đĩa xích
| a) Bang chuyêh nằm ngang khép bín
b) Băng chuyền thẳng đứng khép kín có giá lắc
Sự kiểm tra “tính vượt” của các bộ phận làm việc thường được tiến hành bằng cách lap dé thi Néu k = 0 thi su kiém tra nay la khong cần thiết vì loại trừ được khả năng chạm nhau của các bộ phận làm việc với nhau
Trong các băng chuyển đứng khép kín có giá lắc thì bước của các
bộ phận làm việc cũng được kiếm tra theo điều kiện sao cho các giá
Trang 39Lý thuyết chung của máy vận chuyển liên tục có bộ phận kéo mềm 41
lắc không chạm nhau Sự kiểm tra này được thực hiện bằng cách lập
đồ thị hay theo công thức sau (H.2.15b):
a = AA, +UA,B = b, -CB+UA,B
a=b,-R, cos B + tte:
8 H 180 trong đó: a - bước nhỏ nhất giữa các trục giá lắc, ứm})
bye chiéu rong cua gid lac, (m); H - chiéu cao cua gia lac, (m)
(2.92)
R,,- ban kính vòng tròn chia của đĩa xich, (im)
Góc ơ = 90” + j; góc B được xác định tir diéu kién: sinB = = -1
G
“Trên các đoạn nghiêng của tuyến vận chuyển của các băng chuyển treo (H:2.16) thì bước nhỏ nhất giữa các trục giá lắc cũng được
- kiểm tra theo điều kiện đi qua tự do của các giá lắc Sự kiểm tra được
tiến hành theo các công thức:
Œ.COS max 2 Đmạay +Ũ,1, - mét)
Trang 40Chương 3:
CÁC BỘ PHẬN CƠ BẢN CỦA MÁY VẬN CHUYỂN
CÁCH TÍNH TOÁN
3.1 PHÂN LOẠI CÁC BỘ PHẬN CƠ BẢN
Các máy vận chuyển liền tục khác nhau có "bộ phận kéo mềm đều có các bộ phận cơ bản giống nhau về công dụng như: ;
1- B6 phan lam viéc ding dé mang hang, vật vận: chuyển (gàu, tam gat, xe con .)
2- Bộ phận kéo: truyền chuyển động cho bộ phận lầm ' việc (xích, cáp, dây băng
3- Các die ch puly, tang dẫn động và dẫn hướng
4- Bộ phận tựa, đỡ bộ phận kéo và bộ phận làm việc khi chúng chuyển động (bánh lăn, con lăn ) ‘
5- Thiét bi truyén dong ding dé truyén chuyển động quay từ
động cơ đến trục đĩa xích, puly hoặc tang chủ động
6- Bộ phận kéo căng tạo lực căng ban đầu cho bộ phận kéo
7- Thiết bị cấp liệu và dỡ liệu
8- Kết cấu giá đỡ (khung, kết cấu thép, che chắn, nền móng)
“Không phải tất cả các máy vận chuyển liên tục có bộ phận kéo mềm đều có tất cả các bộ phận kể trên Chẳng hạn như trong băng
tải đai thi băng đồng thời vừa là bộ phận kéo vừa là bộ phận mang ` Trong băng lăn thì các con lăn vừa là bộ phận mang vừa là bộ phận
tựa Thiết bị đỡ liệu sẽ không cần đến nếu tiến hành đỡ liệu bằng
cách vung rãi ở tang cuối đầu ra Việc chọn bộ phận kéo căn cứ vào
kiểu máy và công dụng của nó -
Bên cạnh các yêu cầu về độ bền và tuổi thọ, sự tiện lợi lắp đặt,
chăm sóc bảo quản và sửa chữa, đối với bộ phận kéo còn cần các yêu cầu đặc biệt sau:
; Phải có độ déo tối đa để đảm bảo kích thước các puly, đĩa xích, tang dẫn động là nhỏ nhất cũng như tiêu tốn công suất dẫn động 'là nhỏ nhất