Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 51 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
51
Dung lượng
1,5 MB
Nội dung
Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc MỤC LỤC 1 SVTH: Trần Nguyệt Hằng Lớp: QTKD DL3- K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ 1. Bộ VHTTDL Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du lịch. 2. BQL Ban quản lý. 3. WEF Diễn đàn Kinh tế thế giới. 4. WTTC Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế. 5. IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới 6. UBND Ủy ban nhân dân 7. TDTT Thể dục thể thao DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU BẢNG: Bảng 2.1: Một số nhà nhà nghỉ ở chùa Hương 35 2 SVTH: Trần Nguyệt Hằng Lớp: QTKD DL3- K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc LỜI MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài Hoạt động du lịch ngày nay đã trở thành một nhu cầu tất yếu khách quan của con người. Sự bùng nổ và hiệu quả của kinh doanh du lịch nên ở nhiều các quốc gia trên thế giới, du lịch được coi là nền kinh tế mũi nhọn, là “con gà đẻ trứng vàng”. Theo đánh giá của Hội đồng du lịch thế giới thì du lịch được coi là ngành kinh tế lớn nhất hành tinh. Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa tâm linh đã trở thành xu hướng phát triển của du lịch thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Việt Nam vốn là nước có nhiều di sản văn hóa, trong đó có 10 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận (cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể), hơn 3000 di tích cấp quốc gia cùng với nhiều lễ hội và làng nghề truyền thống. Đây là điểm rất thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Nắm bắt được cơ hội đó, nước ta đang tập trung vào phát triển loại hình du lịch này và đang từng bước đưa nó trở thành mũi nhọn của du lịch Việt Nam. Nhưng khi du lịch phát triển quá nhanh cùng với quản lý yếu kém thì sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, xâm hại đến di sản đồng thời làm đảo lộn cuộc sống của người dân địa phương, mà rõ ràng nhất là ô nhiễm môi trường. Vấn đề đặt ra là phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa tâm linh nói riêng một cách bền vững, tức là phát triển mà không làm tổn hại đến sự phát triển của thế hệ sau. 3 SVTH: Trần Nguyệt Hằng Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc Chùa Hương Tích chưa được công nhận là di sản thế giới nhưng giá trị cảnh quan, giá trị văn hóa của nó đã và đang thu hút đông đảo du khách gần xa. Theo con số thống kê về số lượt khách và doanh thu thì du lịch văn hóa chùa Hương Tích đang ngày càng phát triển. Nhưng song song với việc phát triển thì những bất cập đã tồn tại nhiều năm nay chưa được giải quyết triệt để đã tác động xấu đến di tích cũng như cuộc sống của người dân. Đây là vấn đề đang làm đau đầu các nhà quản lý. Xuất phát từ lý do trên, Em đã chọn đề tài “ Phát triển du lịch ở chùa Hương Tích theo hướng bền vững”. Với đề tài này, em muốn đi sâu phân tích thực trạng phát triển du lịch ở chùa Hương Tích – Hà Tĩnh. Mục tiêu của đề tài Khi nghiên cứu đề tài này, em có cơ hội tiếp xúc với nhiều tài liệu giúp tăng vốn hiểu biết về thực tế phát triển du lịch ở một địa phương, sau khi đã nắm được lý thuyết khi học tại trường. Hơn nữa, đứng trên góc độ một người học du lịch, em mong muốn đưa ra được những giải pháp hiệu quả nhằm phát triển du lịch chùa Hương Tích theo hướng bền vững. Nghiên cứu đề tài này, em sẽ đi trả lời câu hỏi: “ Mức độ phát triển bền vững ở chùa Hương Tích như thế nào? Có những giải pháp nào để thực hiện phát triển du lịch ở chùa Hương Tích một cách bền vững?”. Để trả lời câu hỏi trên, em nghiên cứu đề tài theo kết cấu 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về du lịch bền vững Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch bền vững ở chùa HươngTích. 4 SVTH: Trần Nguyệt Hằng Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc Chương 3: Giải pháp phát triển du ở chùa Hương Tích theo hướng bền vững CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Khái niệm du lịch và du lịch bền vững 1.1.1 Khái niệm du lịch Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển xã hội loài người bởi từ xa xưa, con người đã luôn có tính tò mò muốn tìm hiểu thế giới xung quanh ngoài nơi họ sinh sống. Con người luôn muốn biết được cuộc sống nơi khác như thế nào, cảnh quan ra sao, về dân tộc, nền văn hóa, các động vật, thực vật và địa hình của các vùng hay quốc gia khác nhau. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, một trong những nền kinh tế mũi nhọn, hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất oto, thép, điện tử và nông nghiệp. Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc rất lâu và phát triển với tốc độ rất nhanh như vậy, song cho đến nay, khái niệm “du lịch” vẫn được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia và từ nhiều góc độ khác nhau, đúng như giáo sư tiến sĩ Berneker – một chuyên gia về du lịch trên thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Sau đây, chúng ta cùng xem xét một số khái niệm tiêu biểu về du lịch: 5 SVTH: Trần Nguyệt Hằng Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc Năm 1811, lần đầu tiên tại Anh có định nghĩa về du lịch: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lí thuyết và thực hành của các hành trình với mục đích giải trí”. Giáo sư tiến sĩ Hunziker và Giáo sư tiến sĩ Krapf – hai người được coi là người đặt nền móng cho lí thuyết về cung du lịch đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc cư trú đó không thành thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”. Ông Michael Cotlman – người Mỹ lại đưa ra một khái niệm rất ngắn gọn về du lịch: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”. Trong pháp lệnh Du lịch Việt Nam, tại điều 10, thuật ngữ “du lịch” được hiểu như sau: “ Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Mặc dù chưa có khái niệm “du lịch” thống nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam song chúng ta có thể hiểu: “Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp (mang tính liên ngành, liên vùng, văn hóa - xã hội sâu sắc) sẽ phát sinh các mối liên hệ kinh tế và phi kinh tế ( xã hội, chính trị, luật pháp, tôn giáo…) thông qua sự tương tác giữa 4 nhóm thành tố: khách du lịch, dân cư sở tại, các nhà cung ứng dịch vụ du lịch và cơ quan địa phương tại điểm đến”. 1.1.2 Khái niệm về phát triển bền vững Phát triển được xem là một quá trình tăng trưởng bao gồm các yếu tố cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa… Phát triển là xu hướng tự 6 SVTH: Trần Nguyệt Hằng Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc nhiên tất yếu của thế giới vật chất của thế giới tự nhiên nói chung và của xã hội loài người nói riêng. Lý thuyết phát triển bền vững xuất hiện vào khoảng giữa những năm 80 và chính thức được đưa ra tại Hội nghị của Ủy ban Thế giới về Phát triển và môi trường (WCED) nổi tiếng với tên gọi Ủy ban Brundtlant năm 1987. Theo định nghĩa Brundtlant thì: “ Phát triển bền vững được hiểu là hoạt động phát triển kinh tế nhằm đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau”. Theo quan điểm của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đưa ra năm 1980, “ Phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”. Điều này khẳng định rằng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của hầu hết các nước trên thế giới phải được xem xét trên mối quan hệ bền vững. Tại hội nghị về Môi trường toàn cầu RIO 92+5 quan điểm về phát triển bền vững được các nhà khoa học bổ sung, theo đó “ Phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, đan xen và sự thỏa hiệp của 3 hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội”. Ở Việt Nam, lí luận về phát triển bền vững được các nhà khoa học, lí luận quan tâm nghiên cứu trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu và lí luận của các quốc gia trên thế giới và đối với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định chiến lược phát triển của nước ta trong vòng 20 năm tới là: “ Phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của 7 SVTH: Trần Nguyệt Hằng Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường” và “… Sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học…”. 1.1.3 Khái niệm du lịch bền vững Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio De Janeiro năm 1992 thì: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của các khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có các kế hoạch quản lí các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế - xã hội, thẩm mỹ của con người, trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người”. Theo luật Du lịch Việt Nam, khái niệm Du lịch bền vững được định nghĩa: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”. 1.1.4 Khái niệm phát triển du lịch bền vững Từ đầu thập niên 90 của thế kỉ trước, các nhà khoa học trên thế giới đã đề cập đến việc phát triển du lịch với mục đích đơn thuần về kinh tế đang đe dọa hủy hoại môi trường sinh thái, đến các nền văn hóa bản địa. Chính vì vậy, đã xuất hiện yêu cầu “ Phát triển du lịch bền vững” nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đảm bảo sự phát triển lâu dài. Một số loại hình du lịch đã bước đầu quan tâm đến môi trường như “ Du lịch sinh thái”, “ Du lịch khám phá”, “ Du lịch dựa vào thiên nhiên”, “Du lịch mạo hiểm”… Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC): “Sự phát triển du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách 8 SVTH: Trần Nguyệt Hằng Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc và cộng đồng địa phương trong hiện tại và trong khi vẫn duy trì và nâng cao những cơ hội cho thế hệ tương lai. Du lịch bền vững dựa trên sự quản lý tất cả các tài nguyên theo cách mà nhua cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ được thỏa mãn trong khi vẫn duy trì sự hợp nhất về văn hóa, đa dạng sinh học, các quá trình sinh thái cơ bản và các hệ sinh thái. Các sản phẩm du lịch bền vững là những sản phẩm được quản lý trong sự hài hòa với môi trường, cộng đồng và cá nền văn hóa địa phương để chúng có thể trở thành những phúc lợi lâu dài cho sự phát triển du lịch”. Đa số các ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực Du lịch ở Việt Nam cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lí các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch cho tương lai, cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư địa phương”. 1.2 Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ rệt, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Chính vì vậy, sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi có sự nỗ lực chung và đồng bộ của toàn xã hội. Phát triển du lịch bền vững cần hướng tới việc đảm bảo 3 mục tiêu cơ bản sau: - Đảm bảo phát triển bền vững kinh tế: Đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển ổn định lâu dài về mặt kinh tế của du lịch góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của quốc gia và cộng đồng. - Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường: Thể hiện ở việc sử dụng hợp lý các tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trường. Việc khai thác và sử 9 SVTH: Trần Nguyệt Hằng Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc dụng tài nguyên du lịch cho phát triển cần được quản lý sao cho không chỉ thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà còn đảm bảo cho nhu cầu phát triển du lịch qua nhiều thế hệ. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển, có tác động của hoạt động du lịch đến môi trường sẽ được hạn chế đi đôi với những đong góp cho nỗ lực tôn tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường. - Đảm bảo sự bền vững xã hội: Theo đó sự phát triển du lịch có những đóng góp cụ thể cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển. 1.3 Nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững 1.3.1 Sử dụng tài nguyên một cách bền vững Đây là nguyên tắc hàng đầu giúp cho việc kinh doanh du lịch phát triển lâu dài nhằm đảm bảo lưu lại cho thế hệ tương lai nguồn tài nguyên không kém những gì mà thế hệ trước được hưởng. Để thực hiện được nguyên tắc này chúng ta cần: - Ngăn chặn sự phá hoại các nguồn tài nguyên môi trường, thiên nhiên và con người. - Phát triển và thực thi chính sách môi trường hợp lí trong du lịch. - Nghiên cứu, xây dựng sức chứa mới cho các điểm tham quan và đặt ra các nguyên tắc phòng ngừa. - Tiến hành hoạt động du lịch có trách nhiệm và đạo đức. 1.3.2 Giảm sự tiêu thu quá mức nguồn tài nguyên và xả chất thải ra môi trường nhằm tránh được những tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng của du lịch. Việc khai thác quá mức tài nguyên và không kiểm soát được lượng chất thải từ hoạt động du lịch sẽ góp phần dẫn đến sự suy thoái môi trường và hậu quả của nó là sự phát triển không bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. Đối với một số tài nguyên như nước, rừng…hoạt động du lịch yêu cầu sử dụng cao hơn. Ví dụ, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của một người dân trung bình 50 lít/ngày, song nhu cầu này đối với khách du lịch 10 SVTH: Trần Nguyệt Hằng Lớp: QTKD DL3 – K6 [...]... trọng rong phát triển bền vững Bên cạnh đó,việc chia sẽ lợi ích cộng đồng địa phương còn được thể hiện thông qua những chi phí cần thiết từ nguồn thu du lịch cho việc bảo tồn tài nguyên và duy trì môi trường Điều này sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đia phương ní riêng và sự phát triển bền vững nói chung cho lãnh thổ Thực tế ở một số quốc gia cho thấy sự phát triển bền vững, một... động du lịch đối với động, thực vật Khuyến khích đa dạng kinh tế, xã hội Phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi và nhu cầu phát triển 1.3.4 Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội 11 SVTH: Trần Nguyệt Hằng Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc Du lịch là ngành kin tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao vì vậy mọi phương... cho thấy ở những nơi vị trí của du lịch chưa được xác định đúng mức trong một chiến lược phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, nơi sự phát triển du lịch không được xem xét và cân đối với các ngành khác trong khuôn khổ một quy hoạch tổng thể thì phát triển quá mức của các ngành khác sẽ làm tổn hại đến tài nguyên làm suy thoái môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển bền vững của du lịch Có thể... hoạt động du lịch không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà còn làm cho họ có trách 14 SVTH: Trần Nguyệt Hằng Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc nhiệm hơn với tài nguyên, môi trường du lịch, cùng ngành du lịch chăm lo đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Điều này rất có ý nghĩa, góp phần quan trọng đối với sự phát triển bền vững của du lịch Kinh... vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở CHÙA HƯƠNG TÍCH 2.1 Khái quát về khu danh thắng chùa Hương Tích Danh sơn Hồng Lĩnh có ngôi cổ tự linh thiêng, một địa danh, thắng cảnh nổi tiếng của xứ Nghệ với nhiều truyền thuyết, huyền thoại hấp dẫn Đó chính là chùa Hương Tích, một địa chỉ kì thú của du khách thập phương Chùa Hương Tích tọa lạc trên ngọn núi Hồng... ngày nên kim” Du khách khi đến đây tâm niệm rằng: “ Vượt khó khăn vất vả mới gọi là thử thách tâm Phật trên đường đi đến đất Phật” Hình 2.4: Đường lên chùa Hương 2.3 Thực trạng phát triển du lịch ở chùa Hương 2.3.1 Thành tựu đã đạt được 31 SVTH: Trần Nguyệt Hằng Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc Năm 2013, chùa Hương Tích đón rất đông đảo du khách về đây hành hương, lễ... nguyên biển được tôn tạo, bảo tồn và phát triển Có chính sách phát triển cho từng địa phương Mở trường, mở lớp về đào tạo khách sạn và du lịch Tạo dựng hình ảnh, quảng bá văn hóa, thắng cảnh Việt Nam ra thế giới nhằm thu hút khách du lịch quốc tế 1.4.2 Khó khăn Bên cạnh những mặt thuận lợi, du lịch phát triển làm nảy sinh nhiều vần đề bất cập, mâu thuẫn với sự phát triển của ngành kinh tế khác, gây khó... dẫn lớn, đảm bảo cho sự phát triển Chính vì vậy việc duy trì và bảo tồn tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa là hết sức quan trọng cho sự phát triển bền vững của du lịch cũng là chỗ dựa sinh tồn của Ngành du lịch Ví dụ điển hình là hoạt động du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên ở nhiều nơi trên thế giới đều nhận được sự hỗ trợ to lớn từ du lịch thông qua đóng góp... tài nguyên và sản phẩm du lịch Hơn thế nữa khi cộng đồng địa phương được tham gia chỉ đạo phát triển du lịch thì sẽ tạo ra những điều kiện đặc biệt thuận lợi cho du lịch bởi cộng đồng là chủ nhân và là người có trách nhiệm chính với tài nguyên và môi trường khu vực Điều này sẽ tạo ra khả năng phát triển lâu dài của du lịch, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch được thực hiện thông... Tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch đang đứng trước tình trạng suy giảm giá trị tài nguyên do hàng loạt hoạt động vô tình, thiếu ý thức của du khách và sự lạm dụng quá mức của các nhà 20 SVTH: Trần Nguyệt Hằng Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc kinh doanh du lịch, vấn đề xử lý chất thải thực phẩm năng lượng… cho các điểm du lịch Các cơ sở lưu trú của . hướng bền vững CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Khái niệm du lịch và du lịch bền vững 1.1.1 Khái niệm du lịch Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch. trạng phát triển du lịch bền vững ở chùa HươngTích. 4 SVTH: Trần Nguyệt Hằng Lớp: QTKD DL3 – K6 Du lịch bền vững GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc Chương 3: Giải pháp phát triển du ở chùa Hương. bảo sự bền vững xã hội: Theo đó sự phát triển du lịch có những đóng góp cụ thể cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển. 1.3 Nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững 1.3.1