HƯƠNG TÍCH – HÀ TĨNH
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp
Phát triển du lịch quá nhanh cùng với quản lý chưa tốt mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng do những bất cập nhiều năm chưa được giải quyết triệt để.
Tình trạng chèo kéo du khách, ăn xin làm mất mỹ quan. Lượng rác thải quá lớn và chưa có biện pháp xử lý phù hợp. Đây là vấn đề khá nghiêm trọng vỡ nú gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Những dòng sông suối đầy rác vừa làm mất mỹ quan vừa làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước. Không chỉ dưới suối, trên cạn rác cũng ngổn ngang. Người dân ở đây phải sống chung với rác, sức khỏe bị đe dọa.
Những tác động nêu trên không chỉ là trước mắt mà còn mang tính lâu dài, đang dần phá hủy tài nguyên du lịch của địa phương, đồng thời làm tổn hại đến cuộc sống của người dân. Những vấn đề trên không chỉ có phạm vi một điểm đến mà đang tồn tại ở nhiều điểm du lịch văn hóa khách và sẽ ảnh hưởng đến cả hình ảnh của du lịch Việt Nam. Vì vậy, cần có những giải pháp giảm thiểu những tình trạng trên cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của du lịch chùa Hương Tích.
3.2. Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở chùa Hương Tích
3.2.1. Mục tiêu chung
Phát triển du lịch bền vững là phát triển du lịch mà không để lại những hậu quả nghiêm trọng, không làm tổn hại đến sự phát triển du lịch của các thế hệ sau. Như vậy, các giải pháp đưa ra đều phải hướng đến mục tiêu chung đó là giảm thiểu tới mức tối đa các tác động tiêu cực do phát triển du lịch quá nhanh và quản lý yếu kém gây ra. Hay cũng chính là phát triển du lịch ở chùa Hương Tích theo hướng bền vững.
3.2.2. Giải pháp ngắn hạn
Thứ nhất, BQL khu di tích cần tổ chức các lễ hội rải khắp cả năm, không tập trung vào một vài ngày để giảm sức ép quá tải. Hiện nay, các ngày hội lớn thường được tổ chức tập vào vài ngày. Tâm lý du khách ai cũng muốn được dâng nén hương lên chùa vào ngày hội lớn nên đây là một nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải. Mùa lễ hội thì đông khách còn những ngày bình thường lượt khách đến với chùa vắng. Vậy, nên chăng các lễ hội lớn tổ chức rải rác trong cả mùa và tăng số ngày của một lễ hội. Du lịch chùa Hương Tích là du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, lại ra đời từ rất lâu nên việc thay đổi thói que tiêu dùng không phải dễ. Nhưng có thể tổ chức các ngày lễ hội lớn dài thêm 1 hoặc 2 ngày để du khách không ồ ạt đổ về chùa Hương Tích vào cùng thời điểm. Như vậy sẽ làm lượng khách giãn ra cả mùa, không còn tập trung vào một vài thời điểm, tình trạng đông đúc, chen lấn nhau tự nhiên sẽ giảm xuống.
Thứ hai, BQL khu di tích danh thắng nên tổ chức nhiều sự kiện vào mùa lễ hội và các ngày nghỉ lễ cuối tuần để thu hút được du khách. Du lịch văn hóa chùa Hương Tích có tính mùa vụ rõ rệt. Lễ hội chùa Hương Tích chỉ diễn ra từ mồng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Chỉ kéo dài 3 tháng nên lượng khách đổ về đây vào thời điểm chính hội là rất đông. Khi kết thúc lễ hội chùa Hương cũng là thời điểm gần đến dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5. Để giảm thiểu tình trạng trên, BQL khu di tích thắng cảnh có thể kéo dài mùa vụ bằng cách tổ chức thêm nhiều sự kiện chào đón ngày 30/4 – 1/5. Cách này có thể thu hút thêm du khách đến với chùa Hương Tích.
Thứ ba, tăng cường nhân lực thu gom rác thải, kiểm soát hành vi xả rác của du khách. Rác thải đang là vấn đề cấp thiết nhất ở chùa Hương Tích hiện nay. Ý thức của người dân cũng như của du khách chưa cao nờn dự đó được tuyên truyền rất nhiều nhưng rác vẫn tràn lan khắp nơi, cả trên bờ lẫn mặt nước. Hơn nữa, việc thu gom rác thải ở đây lại rất khó khăn, xe rác không vào được mà phải dùng sức người gom rác rồi dùng thuyền chở ra điểm tập kết.Vì
vậy, việc cần làm trước mắt là tăng cường nhân lực thu gom rác thải chuyển ra nơi quy định. Nhưng sẽ là chưa đủ nếu một bên cứ chuyển, một bên cứ thải ra bừa bãi. BQL khu di tích cần tăng cường tuyên truyền và kiểm soát chặt chẽ việc xả rác của người dân ở đây và du khách. Đặt các thùng rác trên đường lên chùa. Và thực hiện các biện pháp mạnh nghiêm phạt những trường hợp xả rác bừa bãi ở chùa.
BQL cần có phương án quản lý chặt chẽ hơn với các trường hợp “cò” ở các điểm bán vé cũng như thu giữ vé gửi xe bất hợp lý. Quán triệt tình tạng chở người quá mức cho phép của những người lái thuyền.
Các giải pháp trên chỉ mang tính tạm thời, giải quyết được vấn đề nhưng không lâu dài. Vì vậy BQL khu di tích chùa Hương Tích cũng như các cấp lãnh đạo cần từng bước thực hiện các giải pháp mang tính dài hạn, có hiệu quả lâu dài hơn.
3.2.3. Giải pháp dài hạn
Thứ nhất, du lịch tâm linh đang ngày càng phát triển. Vì vậy, cần truyền thông, quảng bá hình ảnh chùa Hương Tích cổ. Để thu hút du khách trong nước cũng như nước ngoài đến với Hà Tĩnh, đến với “Hoan Châu đệ nhất danh lam” - một quần thể chùa có trước Chùa Hương – Hà Nội hàng trăm năm.
Thứ hai, vào mùa lễ hội, cảnh chen chúc, xô đẩy nhau vẫn là nỗi lo ngại cho du khách. Vì vậy, cần phải xác định lại sức chứa cho điểm đến du lịch ở đây rồi có biện pháp khắc phục như mở rộng. Ngoài ra cần cho xây dựng thêm trạm y tế chăm sóc sức khỏe và sơ cứu. Điều này là cần thiết vì đi chùa Hương Tích du khách phải leo núi lại đi vào mùa xuân thường có mưa phùn, dễ xảy ra các tai nạn như ngã do trượt chân.
Thứ hai, tôn tạo các di tích thắng cảnh đã bị mai một do người dân và du khách. Du khách chen lấn nhau không thể tránh khỏi việc xâm hại đến di tích, làm nó mất đi vẻ đẹp cổ kính vốn có. Vì vậy, BQL khu di tích cần thường xuyên tôn tạo lại những di tích để chúng có thể tồn tại lâu dài đến những thế hệ
sau. Ngoài ra, phải kiểm tra kiểm soát, ngăn chặn kịp thời các hành vi xấu, xâm hại đến di tích. Hơn nữa, cần tổ chức các buổi giáo dục ý thức người dân, tạo công ăn việc làm cho họ vào mùa thấp điểm như dạy nghề, giới thiệu việc làm…
Thứ ba, cần đầu tư xây dựng, nâng cấp và cải tạo các địa điểm đã bị xuống cấp, ô nhiễm. Đặc biệt là các nhà vệ sinh công cộng cần được cải tạo, đồng thời đầu tư nhân lực dọn rửa thường xuyên, giữ vệ sinh sạch sẽ.
Thứ tư, cần nâng cấp hệ thống đò thuyền để đảm bảo chất lượng tốt nhất, trang bị đầy đủ áo phao trên thuyền theo đúng quy định, xây dựng hướng đi mới trong quá trình vận chuyển du khách từ bến đò tới nơi thăm quan.
Thứ năm, có biện pháp ngăn chặn triệt để hiện tượng “chèo kéo” khách, ộp giỏ, “treo đầu dê bán thịt chó”. BQL khu di tích danh thắng cần phối hợp với lực lượng an ninh kiểm tra, kiểm soát và ngăn chặn kịp thời các hành vi đó. Đồng thời, các cấp lãnh đạo cần tổ chức các buổi giáo dục ý thức của người dân và tuyên truyền về tác hại của những việc làm này, để người dân hiểu và nâng cao ý thức trong việc phục vụ du khách.
Thứ sáu, hàng năm tổ chức các lễ hội dàn trải qua các tháng, giảm tính mùa vụ chỉ tập trung vào mùa xuân, mùa lễ hội. Sử dụng nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian vào các lễ hội tạo không khí hấp dẫn, thu hút du khách thập phương nhưng vẫn giữ được nét tâm linh của chùa.
3.3. Kiến nghị và đề xuất nhằm phát triển du lịch bền vững tại chùa Hương Tích
Thứ nhất, chính quyền địa phương, UBND huyện Can Lộc cũng như
BQL thắng cảnh chùa Hương Tích cần có những biện pháp và chính sách nâng cao chất lượng của khu thắng cảnh chùa Hương Tích. Ví dụ như: hiện nay BQL chùa Hương Tích có gần 20 cán bộ nhân viên cần có chính sách đào tạo cán bộ nhân viên, đội ngũ hướng dẫn cũng như có kế hoạch quản lý chặt chẽ hơn.
Thứ hai, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa ngày càng phát triển và được đông đảo du khách lựa chọn. Vì thế, cần tạo cho chùa Hương Tích sự hấp dẫn từ truyền thuyết, lịch sử tâm linh vốn có của điểm du lịch từ đó phát triển rộng thu hút du khách trong nước và cả nước ngoài.
Thứ ba, hoàn thành cũng như nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất ở quần thể chùa cũng như trong vùng. Điều kiện đi lại, giao thông, dịch vu ngủ nghỉ, lưu trú, ăn uống…và những dịch vụ khác để có thể lưu giữ chân du khách khi đến với chùa Hương Tích.
Thứ tư, song song với sự phát triển điểm du lịch trở nên hấp dẫn thì bên cạnh đó chú trọng sự phát triển của môi trường, kinh tế, xã hội để làm nên sự phát triển du lịch bền vững ở chùa Hương. Tạo cơ hội, công ăn việc làm cho cộng đồng cư dân địa phương tại điểm đến.
Thứ năm, chính quyền địa phương cũng như tỉnh nhà cần có biện pháp ngăn chặn khai thác bừa bãi, bất hợp lý của một số công trình gây ảnh hưởng xấu tới quần thể chùa Hương Tích cũng như môi trường, cộng đồng dân cư tại khu vực núi Hồng Lĩnh.
Thứ sáu, cần có kế hoạch quy hoạch chi tiết khu du lịch chùa Hương Tích, tổ chức cắm mốc, giao quyền quản lý đất và rừng cho BQL chùa khai thác phục vụ hoạt động du lịch cũng như quy hoạch bảo tồn các giá trị vô giá của chùa Hương Tích.
Như vậy, sau khi đi nghiên cứu đề tài, Em đã thấy được thực trạng và mức độ phát triển bền vững của du lịch ở chùa Hương Tích. Du lịch ở đây hầu hết mới chỉ được người dân Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh biết đến và là điểm du lịch tâm linh đang phát triển và đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, sự phát triển này còn ở mức hạn chế cũng để lại những hậu quả không nhỏ cho khu di tích cũng như cuộc sống của người dân địa phương, hay nói cách khác là sự phát triển này không theo hướng bền vững và đang kìm hãm sự phát triển của thế hệ tương lai. Đây là vấn đề đang làm đau đầu BQL khu di tích cũng như các cấp lãnh đạo.
Trước thực trạng trên, Em đã đưa ra một số giải pháp để giải quyết những bất cập, nhằm giảm thiểu hậu quả xấu đến du lịch và cuộc sống ở đây. Cũng như một số giải pháp nhằm nâng cao, tạo điểm hấp dẫn, quảng bá cũng như làm cho du khách thập phương biết đến Chùa Hương Tích ngoài Chùa Hương nổi tiếng ở Hà Nội. Các giải pháp khác nhau nhưng đều có chung một mục tiêu là hướng du lịch chùa Hương Tích đến sự phát triển bền vững, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của du lịch Việt Nam.
Nhờ có sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
mà em đã hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!