1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty xây dựng công trình giao thông 473.docx

16 1,1K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 66,88 KB

Nội dung

Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty xây dựng công trình giao thông 473

Trang 1

Lời mở đầu

Sự cần thiết của đề tài:

Quản lí tài chính đối với bất kì doanh nghiệp nào cũng rất quan trọng

Nó là một trong các chức năng quản lý cơ bản, giữ vị trí quan trọng trong quan trị doanh nghiệp Hầu hết các quyết định đưa ra đều dựa trên những kết luận rút ra từ đánh giá về mặt tài chính Để có được những thông tin cần thiết này thì phải tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Chính vì vậy mà việc tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất cần thiết, nó giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp là rất cần thiết, nó giúp các nhà quản trị kinh doanh nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu, thận lợi và khó khăn, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp không chỉ phân tích các thông tin cần thiết cho các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn cung cấp cho các đối tượng liên quan khác như các nhà đầu tư, các ngân hàng và tổ chức tín dụng, các nhà cung cấp

Do tính chất quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và qua thực tế thực tập, tìm hiểu ở công ty Công trình giao thông 473,

em quyết định chọn đề tài: “Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty xây dựng công trình giao thông 473”

Mục đích và phạm vi nghiên cứu:

Trong đồ án tốt nghiệp này em nghiên cứu các báo cáo tài chính các năm 2005, 2006 của công ty, các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh và tài liệu liên quan khác Phân tích chúng theo các tiêu chí, các phương pháp khác nhau để nhận dạng điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn và tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất biện pháp cải thiện nhằm cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo công ty, các nhà đầu tư

Phương pháp nghiên cứu:

Trang 2

Dùng các phương pháp phân tích khác nhau như phương pháp so sánh, liên hệ cân đối, thay thế liên hoàn để phân tích tình hinh tài chính theo các tiêu chí: hiệu quả tài chính (khả năng sinh lời, khả năng quản lí tài sản), rủi ro tài chính (khả năng thanh khoản, khả năng quản lí nợ) và tổng hợp (đẳng thức Dupon) Từ đó nhận dạng điểm yếu tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất biện pháp cải thiện

Kết cấu đồ án:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đồ án được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình taì chính của công ty 473

Chương 3: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty 473

Do thời gian và kiến thức của em có phần hạn chế nên mặc dù đã rất cố gắng song trong đồ án không tránh khỏi nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý phê bình của các thầy cô và các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn

Em xin cảm sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S Phan Thế Vinh

và các anh chị phòng kinh doanh công ty 473 đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Phương Thảo

Trang 3

CHƯƠNG 1

SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp xét về bản chất là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh Xét về hình thức tài chính doanh nghiệp phản ánh sự vận động và chuyển hoá của các nguồn lực tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp

1.1.2 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và

so sánh các số liệu về tài chính hiện hành và quá khứ nhằm đánh giá thực trạng tài chính, dự tính các rủi ro và tiềm năng trong tương lai

1.2.Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghịêp

- Chỉ ra những biến động chủ yếu

- Nhận dạng những điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi và khó

khăn về mặt tài chính theo các tiêu chí nhất định

Trang 4

- Tìm hiểu, giải thích các nguyên nhân đứng sau thực trạng đó.

- Đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.2.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh

và có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình các mặt hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế Những báo cáo này do kế toán soạn thảo định kỳ nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho những người sử dụng chúng Nhưng không thể dễ dàng xác định được những điểm mạnh, điểm yếu hay khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi… của doanh nghiệp nếu chỉ xem qua các báo cáo tài chính này Do vậy, để có các thông tin cần thiết thì cần phải tiến hành phân tích các báo cáo tài chính đó

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp cho phép nhận định một cách tổng quát tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế tài chính của doanh nghiệp cũng như khả năng thanh toán, sự hình thành vốn ban đầu cũng như sự phát triển của vốn…

Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các chủ nợ và những nguời sử dụng khác thấy được thực trạng, tiềm năng kinh của doanh nghiệp và xác định nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng để từ đó họ có thể đưa ra những quyết định đứng đắn phù hợp nhất

1.3 Nguồn tài liệu để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, nguồn số liệu chủ yếu là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp như: báo cáo kết quả hoạt động kinh

Trang 5

doanh, bảng cân đối kế toán thuyết minh báo cáo tài chính, Ngoài ra còn có các tài liệu liên quan khác

 Bảng cân đối kế toán :

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp và nguồn hình thành tài sản dưới hình thái tiền tệ tại một thời điểm xác định Nội dung của bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể Kết cấu của bảng cân đối kế tóan gồm hai phần:phần tài sản và phần nguồn vốn

-Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại dưới hình thái tại thời điểm báo cáo Về mặt kinh tế, các chỉ tiêu phần tài sản phản ánh giá trị tài sản theo kết cấu hiện có tại doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo, phản ánh quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp Về mặt pháp lý, phần tài sản phản ánh toàn bộ tài sản hiện đang thuộc quyền quản lý và quyền sử dụng của doanh nghiệp

Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo Về mặt kinh tế, phần nguồn vốn thể hiện quy

mô, khả năng tài trợ và thực trạng tài chính của doanh nghiệp Về mặt pháp

lý, phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh với nhà nước, về sử dụng tài sản đã hình thành từ các nguồn vốn khác nhau, về trách nhiệm thanh toán các khoản nợ với nhà cung cấp, với nhà nước, với người lao động…

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Là một báo cáo tài chính phản ánh tóm lược các khoản thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước Báo cáo gồm ba phần:

- Phần I : Lãi lỗ

Trang 6

- Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

- Phần III: Tình hình thuế giá trị gia tăng

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh và công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Số liệu trên báo cáo này còn là cơ sở để đánh giá khuynh hướng hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều năm liền và dự báo hoạt động trong tương lai Thông qua báo cáo có thể đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Đây là một nguồn thông tin rất hữu ích cho người ngoài doanh nghiệp

1.4 Các phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Trong phân tích tài chính có nhiều phương pháp phân tích khác nhau được sử dụng như: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp loại trừ, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp tương quan Trong đó phương pháp được sử dụng phổ biến là phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn

1.4.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được dùng để xác định mức biến động tuyệt đối

và tương đối của các chỉ tiêu qua các kỳ khác nhau Sử dụng phương pháp này cần quan tâm đến tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh của chỉ tiêu phân tích và kỹ thuật so sánh

- Tiêu chuẩn so sánh: là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh Các gốc so sánh có thể là: tài liệu năm trước (kỳ trước), các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, định mức), các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh

- Điều kiện so sánh: các chỉ tiêu được sử dụng phải phản ánh cùng nội dung kinh tế, có cùng phương pháp tính toán, có đơn vị đo lường như nhau, phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau

- Kỹ thuật so sánh:

Trang 7

+ So sánh bằng tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu Phân tích so sánh tuyệt đối cho thấy độ lớn của các chỉ tiêu Hạn chế của so sánh số tuyệt đối là không thấy được mối liên

hệ giữa các chỉ tiêu

+ So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu Phân tích so sánh số tương đối cho thấy sự thay đổi cả về độ lớn của từng loại chỉ tiêu, khoản mục và đồng thời cho phép liên kết các chỉ tiêu, khoản mục đó lại với nhau để nhận định tổng quát diễn biến về hoạt động tài chính, sản xuất kinh doanh Tuy nhiên nó che lấp mặt lượng của các chỉ tiêu

Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện theo chiều ngang họăc theo chiều dọc So sánh theo chiều ngang là quá trình so sánh nhằm xác định các tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ trên báo cáo tài chính ( cùng hàng trên báo cáo ) So sánh theo chiều dọc là quá trình

so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu cùng kỳ của báo cáo tài chính

1.4.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích ( đối tượng phân tích ) Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm ba bước sau:

- Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc

- Bước 2 : Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích và kỳ gốc

- Bước 3 : Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả lần trước ta được mức ảnh hưởng của nhân tố mới, tổng đại số các mức ảnh hưởng của các nhân tố bằng đối tượng phân tích

1.5 Nội dung và quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp

Trang 8

1.5.1.Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính Phân tích khái quát tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan Qua đó cho phép doanh nghiệp thấy rõ thực trạng quá trình sản xuất của kinh doanh và dự đoán khả năng phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp, từ đó có hướng giải quyết

1.5.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp và nguồn hình thành tài sản dưới hình thái tiền tệ một thời điểm xác định Phân tích bảng cân đối kế toán sẽ thấy được quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như cơ cấu nguồn vốn

a Phân tích cơ cấu tài sản

Kết cấu tài sản của doanh nghiệp gồm 2 loại: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn Trong mỗi loại có nhiều loại khác nhau Mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có tài sản khác nhau

Phân tích cơ cấu tài sản nhằm xét hợp lý của việc phân bổ và sử dụng tài sản, Đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành tổng tài sản

Phân tích cơ cấu tài sản ngoài việc so sánh tổng số tài sản cuối ký so với đầu kỳ còn phải xem xét từng khoản mục tài sản so với tổng tài sản

Ngoài ra khi phân tích cơ cấu tài sản cần phải xem xét đầu tư Tỷ suất này phản ánh trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp Tỷ xuất này được xác định như sau:

Tỷ suất đầu tư =

Chỉ tiêu này còn cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lau dài của doanh nghiệp Tỷ suất này tăng lên chứng tỏ năng lực sản xuất có xu hướng tăng lên Nếu các nhân tố khác không thay đổi thì đây là dấu hiệu tích cực và ngược lại

b Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Trang 9

Nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành hai loại:

Loại A : Nợ phải trả phản ánh tình hình công nợ của doanh nghiệp Loại B : Nguồn vốn chủ sở hữu, phản ánh khả năng tự chủ về tài chính doanh nghiệp

Tương tự như tài sản, khi phân tích cơ cấu nguồn vốn ta cũng phải xem xét tỷ trọng của từng loại nguồn vốn so với tổng nguồn vốn, so sánh các loại nguồn vốn so với tổng nguồn vốn giữa kỳ này với kỳ trước cả về số tuyệt đối

và số tương đối

Để đanh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sử dụng chỉ tiêu:

Tỷ suất tự tài trợ =

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính càng cao, hầu hết các tài sản mà doanh nghiệp hiện đang có được đẩu tư bằng nguồn vốn của mình

c Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Do sự vận động cùa tài sản tách rời với thời gian sử dụng của nguồn vốn nên nghiên cúu mối quan hệ giữa các yếu tố của tài sản và nguồn vốn sẽ chỉ ra sự an toàn tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp MỐi quan hệ đó thể hiện cân đối tài chính doanh nghiệp

Nghiên cứu cân đối tài chính nhằm mục đích phát hiện những nhân tố hiện tại hoặc tiềm tàng của sự mất cân đối tài chính

Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan về cơ cấu và giá trị các tài sản của doanh nghiệp, đồng thời cũng phản ánh tương quan về chu kỳ luân chuyển tài sản và chu kỳ thanh toán nguồn vốn Mối quan hệ này giúp nhà phân tích đánh giá được sự hợp lý giữa nguồn vốn huy động và việc sử dụng chúng trong đầu tư mua sắm, dự trữ

Các cân đối tài chính:

Trang 10

TSCĐ và ĐTDH Nguồn vốn dài hạn

Trong trường hợp này, toàn bộ TSCĐ và ĐTDH được tài trợ vừa đủ từ nguồn vốn dài hạn Tài sản lưu động nên được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn, tài sản cố định nên được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn Nhưng trong thực

tế thường xảy ra các trường hợp sau:

Trường hợp một: nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ cho TSCĐ và ĐTDH, phần thiếu hụt được bù đắp bằng một phần ngắn hạn Cân bằng tài chính trong trường hợp này là không tốt vì doanh nghiệp luôn chịu áp lực về thanh toán nợ ngắn hạn Doanh nghiệp cần điều chỉnh để tạo ra cân bằng tài chính mới theo hướng bền vững

Trường hợp hai: nguồn vốn dài hạn khong chỉ đủ để tài trợ chi TSCĐ

và ĐTDH mà còn tài trợ cho một phần TSLĐ và ĐTNH Cân bằng tài chính này được đánh giá là tốt và an toàn

1.5.1.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng cân đối kế toán là hình ảnh chụp nhanh về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể (thời điểm báo cáo) Tuy nhiên, nó phản ánh rất ít về hoạt động và công việc gần đây của doanh nghiệp Trong khi đó, việc đánh giá doanh thu, lợi nhuận qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp ta hiểu rõ hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ

Để phân tích khái quát tình hình thực hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, ta so sánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu và so sánh chúng với doanh thu thuần

a Phân tích doanh thu

Doanh thu là một chỉ tiêu tài chính quan trọng Doanh thu thuần là tiền bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ Doanh thu từ các hoạt động là doanh thu từ hoạt động mua bán trái phiếu,

Ngày đăng: 19/09/2012, 15:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w