1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ đề tài tốt nghiệp đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện ba vì hà nội

97 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 11,52 MB

Nội dung

Quy mô chăn nuôi tăng, chất lượng giống được cải thiện, sữa tươi sảnxuất ra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đang chiếm được lòng tin củangười tiêu dùng trong nước.. Vai trò của phát

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP &PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ TOÀN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI

BÒ SỮA Ở HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI

MÃ SỐ : 21010063

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN BÁ MÙI

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu vàkết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sửdụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõnguồn gốc

Tác giả luận văn

Trần Thị Toàn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗlực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tập thể cánhân trong và ngoài trường

Nhân dịp hoàn thành luận văn, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đốivới PGS TS Nguyễn Bá Mùi, Thầy giáo đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảotôi hết sức tận tình trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốtnghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Sinh lý Tập tính động vật, Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng Thủy sản và Ban Sau đạihọc, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã góp ý, chỉ bảo để luận văn của tôiđược hoàn thành

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ và nhân dân huyện Ba Vì

-Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài của mình

Để hoàn thành luận văn này tôi còn nhận được sự động viên khích lệcủa người thân, bạn bè, đồng nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn những tìnhcảm cao quý đó

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2014

Tác giả luận văn

Trần Thị Toàn

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH viii

1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 3

1.2.1 Mục đích 3

1.2.2 Yêu cầu 3

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

2.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm của phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng 5

2.1.1 Khái niệm 5

2.1.2 Vai trò của phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng 5

2.1.3 Đặc điểm của chăn nuôi bò sữa theo vùng 6

2.2 Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt đới đối với bò sữa 6

2.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với bò sữa 6

2.2.2 Khả năng sinh sản của bò và các yếu tố ảnh hưởng 8

2.2.3 Sức sản xuất của bò và các yếu tố ảnh hưởng 10

2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa 11

2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sữa 14

2.3 Tình hình chăn nuôi bò sữa trong và ngoài nước 15

Trang 5

2.3.1 Khái quát tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới 15

2.3.2 Tình hình chăn nuôi bò sữa ở nước ta và Hà Nội 17

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò sữa tại vùng nghiên cứu 22

2.5.1 Môi trường tự nhiên 22

2.5.2 Môi trường kinh tế - xã hội 23

2.5.3 Phát triển hộ chăn nuôi và tăng quy mô chăn nuôi bò sữa 24

2.5.4 Xây dựng sự liên kết hợp tác trong chăn nuôi bò sữa 24

2.5.5 Chuyển giao kỹ thuật, đào tạo tập huấn 25

2.5.6 Công tác thú y 25

2.5.7 Vệ sinh môi trường 26

2.5.8 Tổ chức hệ thống thu gom sữa 26

2.5.9 Tổ chức xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm 26

3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.1 Đối tượng nghiên cứu 27

3.2 Địa điểm nghiên cứu 27

3.3 Thời gian nghiên cứu 28

3.4 Nội dung nghiên cứu 28

3.4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Ba Vì 28

3.4.2 Tình hình chăn nuôi bò sữa tại 3 xã nghiên cứu Error! Bookmark not defined. 3.4.3 Kết quả điều tra một số chỉ tiêu sinh sản 28

3.4.4 Khả năng sản xuất của bò sữa 28

3.4.5 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa nông hộ 29

3.5 Phương pháp nghiên cứu 29

3.5.1 Điều tra đặc điểm tự nhiên, xã hội, dân số và lao động

3.5.3 Điều tra tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa 29

Trang 6

3.5.4 Điều tra dinh dưỡng, chuồng trại, thú y và một số chỉ tiêu sinh sản 29

3.5.5 Đánh giá một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất sữa

3.5.6 Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi

3.6 Phương pháp xử lý số liệu 0

3.6.1 Năng suất chăn nuôi 0

3.6.2 Phân tích hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa 0

4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32

4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Ba Vì 32

4.1.1 Vị trí địa lý của huyện Ba Vì 32

4.1.2 Điều kiện khí hậu thời tiết huyện Ba Vì 33

4.1.3 Tình hình sử dụng đất của huyện Ba Vì 33

4.1.4 Tình hình dân số và lao động của huyện Ba Vì 35

4.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật 39

4.1.6 Cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp 40

4.1.7 Thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì 45

4.2 Tình hình chăn nuôi bò sữa tại các xã nghiên cứu 46

4.2.1 Một số thông tin về các hộ chăn nuôi bò sữa 46

4.2.2 Tình hình chăn nuôi bò sữa tại 3 xã nghiên cứu giai đoạn (2010 -2014) 48

4.2.3 Chất lượng đàn bò sữa tại 3 xã nghiên cứu 52

4.2.4 Hiện trạng cơ cấu giống và cơ cấu đàn bò sữa tại các nông hộ 54

4.2.5 Quy mô chăn nuôi bò sữa nông hộ giai đoạn (2010 - 2014) 55

4.2.6 Thức ăn và dinh dưỡng trong chăn nuôi bò sữa 57

4.2.7 Chuồng trại trong chăn nuôi bò sữa 59

4.2.8 Công tác thú y và tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi bò sữa 61

4.3 Kết qủa điều tra một số chỉ tiêu về sinh sản 63

4.3.1 Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu 63

4.3.2 Khối lượng phối giống lần đầu và khối lượng đẻ lứa đầu 65

Trang 7

4.3.3 Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai 66

4.3.4 Khoảng cách lứa đẻ 68

4.4 Khả năng sản xuất của bò sữa 69

4.4.1 Thời gian cho sữa và năng suất sữa thực tế 69

4.4.2 Chất lượng sữa 70

4.4.3 Công tác thu gom, tiêu thụ sữa 71

4.5 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa 73

5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 77

5.1 Kết luận 77

5.2 Đề nghị 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

PHIẾU ĐIỀU TRA 82

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Số lượng bò sữa ở một số nước 16

Bảng 2.2 Phân bố đàn bò sữa theo vùng sinh thái 18

Bảng 2.3 Sản lượng sữa tươi sản xuất hàng năm 2001 - 2014 20

Bảng 2.4 Số lượng bò sữa và sản lượng sữa bò của Hà Nội từ 2001 - 2014 .21

Bảng 3.1 Số lượng các mẫu điều tra tại 3 xã nghiên cứu 30

Bảng 4.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện Ba Vì (2011-2013) .34

Bảng 4.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Ba Vì (2011-2013) 36

Bảng 4.3 Tình hình sản xuất ngành trồng trọt của huyện Ba Vì (2011-2013) .41

Bảng 4.4 Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì (2010-2014) .42

Bảng 4.5 Một số thông tin về hộ chăn nuôi bò sữa 47

Bảng 4.6 Kết quả phát triển đàn bò sữa tại 3 xã nghiên cứu (2010-2014) .50

Bảng 4.7 Kết quả đánh giá chất lượng đàn bò sữa của 3 xã nghiên cứu 53

Bảng 4.8 Cơ cấu đàn bò sữa theo hiện trạng tại 3 xã nghiên cứu 55

Bảng 4.9 Quy mô đàn bò sữa tại các nông hộ 56

Bảng 4.10 Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi bò sữa 58

Bảng 4.11.Tình hình chuồng trại nuôi bò sữa ở 3 xã nghiên cứu 60

Bảng 4.12 Một số bệnh trên đàn bò sữa nuôi tại nông hộ ở 3 xã nghiên cứu 62

Bảng 4.13 Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu 63

Bảng 4.14 Khối lượng phối giống lần đầu và khối lượng đẻ lứa đầu 65

Bảng 4.15 Một số chỉ tiêu sinh sản đàn bò sữa ở 3 xã nghiên cứu 66

Bảng 4.16 Khoảng cách lứa đẻ của bò sữa nuôi ở 3 xã nghiên cứu (ngày) 68

Trang 9

Bảng 4.17 Thời gian cho sữa thực tế và năng suất sữa 69

Bảng 4.18 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng sữa (n=16) 70

Bảng 4.19 Hệ thống thu gom, bảo quản sữa tại Ba Vì 72

Bảng 4.20 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa theo quy mô hộ chăn nuôi (đồng) 74

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH Biểu đồ 4.1 Số lượng đàn bò sữa qua các năm của huyện Ba Vì 44

Biểu đồ 4.2 Phân bố đàn bò sữa của huyện Ba Vì 46

Biểu đồ 4.3 Số lượng đàn bò sữa qua các năm tại 3 xã nghiên cứu 51

Biểu đồ 4.4 Tăng trưởng sản lượng sữa qua các năm tại 3 xã nghiên cứu 51

Biểu đồ 4.5 Cơ cấu giống bò sữa tại 3 xã nghiên cứu 54

Biểu đồ 4.6 Quy mô chăn nuôi bò sữa tại các nông hộ 57

Hình 3.1 Địa giới hành chính của các xã nghiên cứu 27

Trang 10

1 MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Chăn nuôi bò sữa giữ một vai trò quan trọng đối với ngành nông nghiệpcủa nước ta Nhu cầu tiêu dùng sữa tươi của người dân tăng cao, bò sữa cũngnhư các gia súc nhai lại khác đều có lợi thế sử dụng hiệu quả các loại thức ănthô xanh và phụ phẩm nông nghiệp giàu xơ Ngoài ra trong những năm gầnđây, do tác động của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang chuyểnsang giai đoạn phục hồi và tác động tốt đến Chương trình phát triển bò sữacủa nước ta ở giai đoạn mới Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg, ngày26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách pháttriển bò sữa Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã thúc đẩy nghề chăn nuôi bòsữa của Việt Nam tiến lên một tầm cao mới

Đàn bò sữa của nước ta hiện nay đang tăng nhanh cả về số và chấtlượng Quy mô chăn nuôi tăng, chất lượng giống được cải thiện, sữa tươi sảnxuất ra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đang chiếm được lòng tin củangười tiêu dùng trong nước

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 01/4/2014 đàn bò sữa cả nước ViệtNam đạt khoảng 200,4 ngàn con tăng 14% so với năm 2013 Tỷ lệ sữa tươisản xuất trong nước so với tổng lượng sữa chế biến tiêu dùng trong cả nướchiện nay mới chỉ đạt khoảng 28 % (Cục Chăn nuôi, Bộ NN & PTNT,2014)

Đối với thành phố Hà Nội hiện nay, tuy là một thủ đô xong lại cóphong trào phát triển chăn nuôi bò sữa rất mạnh Tổng đàn bò sữa của thànhphố Hà Nội tính đến thời điểm 30/8/2014 là 14.053 con tăng 6,04% so vớicùng kỳ năm 2013, đứng ở vị trí thứ tư trong 10 tỉnh, thành có đàn bò sữa lớnnhất cả nước Chỉ đứng sau TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Sơn La và lớn hơn rấtnhiều so với các tỉnh khác như Vĩnh Phúc (3.499 con); Tuyên Quang (2.783con), Lâm Đồng (7.648 con) Với đặc thù điều kiện tự nhiên thuận lợi (vùng

Trang 11

đồi gò, vùng bãi bồi ven sông), diện tích đất nông nghiệp rộng lớn, khí hậumát mẻ và nhiều vùng nông thôn có điều kiện trồng các loại cây thức ăn phùhợp cho bò sữa (các huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ) Đồng thời lại có nhiều cácCông ty, doanh nghiệp, Trung tâm nghiên cứu hoạt động trong lĩnh vực thugom, chế biến, tiêu thụ sữa và nghiên cứu về bò sữa như Công ty cổ phần sữaQuốc tế (IDP), Công ty cổ phần sữa Ba Vì, Trung tâm nghiên cứu bò và đồng

cỏ Ba Vì, Trung tâm tinh đông lạnh Moncada Đây là điều kiện thuận lợi chonghề chăn nuôi bò sữa phát triển

Nhằm khuyến khích nghề chăn nuôi bò sữa phát triển, tạo sản phẩmhàng hoá chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm Tạo công ăn việc làm, thunhập ổn định cho người lao động nông thôn, góp phần giảm thiểu các tệ nạn

xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội khu vực nông thôn, giảm thiểu ô nhiễmmôi trường sinh thái, chăn nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm và góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

Để thực hiện tốt các chủ trương trên, năm 2011 UBND thành phố HàNội đã có Quyết định số 2801/QĐ-UBND ngày 17/6/2011 của UBND thànhphố Hà Nội về phê duyệt chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xãtrọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư thành phố Hà Nội giaiđoạn 2011 – 2015 Tập chung chủ yếu tại các vùng có phong trào chăn nuôi

bò sữa phát triển như Ba Vì, Quốc Oai, Gia Lâm, Đan Phượng, Phúc Thọ,Đông Anh

Qua 3 năm triển khai thực hiện Chương trình đã đạt được những kếtquả bước đầu như đàn bò sữa của thành phố hiện đang tăng cả về số và chấtlượng, quy mô chăn nuôi nông hộ tăng, có nhiều hộ chăn nuôi quy mô lớnngoài khu dân cư và đặc biệt là tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định chongười lao động ở nông thôn

Tuy nhiên để tiếp tục phát triển chăn nuôi bò sữa hiệu quả, bền vững,mang lại thu nhập cao cho người chăn nuôi, đòi hỏi phải đánh giá sát thực

Trang 12

trạng hơn nữa tình hình chăn nuôi bò sữa hiện nay, tìm ra những khó khăn,thuận lợi, cũng như tiềm năng của các điạ phương này, để định hướng và đưa

ra những giải pháp sát thực tế, đặc biệt là các xã có phong trào phát triển chănnuôi bò sữa lớn như Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài huyện Ba Vì Xuất phát từ

tình hình thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì - Hà Nội”

1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài

Trang 13

- Đánh giá được giống bò sữa nào trong cơ cấu giống đã và đang nuôi ởđây là phù hợp và phát triển được.

- Đưa ra những cơ sở khoa học, thực tiễn cho định hướng phát triểnchăn nuôi bò sữa bền vững của huyện Ba Vì và Thành phố Hà Nội trongnhững năm tiếp theo

Trang 14

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm của phát triển chăn

nuôi bò sữa theo vùng

2.1.1 Khái niệm

- Khái niệm phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng là hình thức tổ chứcchăn nuôi bò sữa theo vùng có lợi thế, nhằm chăn nuôi bò sữa tập trung theovùng, thuận tiện cho việc tiêu thụ và quản lý nguồn gốc sản phẩm, thuận lợi vềdịch vụ kỹ thuật, quản lý dịch bệnh và vệ sinh môi trường

- Vùng chăn nuôi bò sữa là một khu vực có từ một xã trở lên, người dânchăn nuôi chủ yếu là bò sữa và sữa cũng là sản phẩm nông nghiệp chủ yếucủa vùng

2.1.2 Vai trò của phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng

- Vai trò của việc phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng, giúp khai tháctốt hơn tiềm năng lợi thế của địa phương, tạo ra khu vực sản xuất hàng hóalớn thuận tiện cho việc tiêu thụ và quản lý nguồn gốc sản phẩm, thuận lợi vềdịch vụ kỹ thuật, quản lý dịch bệnh và xử lý môi trường

- Quy hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng tạo cho người dânyên tâm đầu tư sản xuất từ đó hình thành những vùng sản xuất hàng hóa, xâydựng các thương hiệu sữa cho từng vùng, hơn nữa khi được quy hoạch thì từchính quyền các cấp, các nhà quản lý, nhà chuyên môn và người nông dânquan tâm đầu tư chiều sâu phát triển sản xuất, bên cạnh đó các doanh nghiệp

sẽ đầu tư phát triển vùng nguyên liệu

- Chăn nuôi bò sữa với đặc điểm về sản phẩm sữa tươi rất khó bảo quản

nó là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển Sữa tươi sau khi vắt xong phảiđược làm lạnh sâu xuống 50C, sau 2 giờ đồng hồ Do vậy ngay trong vùng chănnuôi phải có các trạm thu gom sữa, có đầy đủ các trang thiết bị để bảo quản,

Trang 15

làm lạnh sữa, bán kính tốt nhất từ hộ chăn nuôi đến trạm thu gom sữa tối đakhông quá 5 km Việc xác định theo vùng, chăn nuôi theo vùng trọng điểmgiúp xác định đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế kỹ thuật và việc hạch toán tổ chứcsản xuất theo vùng được thiết thực, hiệu quả.

- Vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi cũng rất quan trọng Ngoàiviệc các hộ tự xử lý nguồn phân ngay tại chuồng, cũng cần phải có 1 hệ thống

xử lý chất thải đồng bộ như xây dựng hầm biogas, hố đựng phân để hạn chế

ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi

2.1.3 Đặc điểm của chăn nuôi bò sữa theo vùng

- Phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng phải là nơi có điều kiện tự

nhiên thuận lợi (vùng đồi gò, vùng bãi bồi ven sông), có diện tích đất bìnhquân/hộ lớn để có khả năng mở rộng quy mô chăn nuôi

- Vùng chăn nuôi bò sữa phải đảm bảo các điều kiện để phát triển sảnxuất, số lượng bò sữa lớn, tập trung và tạo thành nghề chính của người dântrong vùng

- Một vùng chăn nuôi bò sữa ít nhất phải có quy mô từ 1 xã trở lên,chính quyền cơ sở cấp xã là lực lượng quan trọng, không thể tách rời trongviệc chỉ đạo sản xuất, phát triển chăn nuôi

- Hạ tầng kinh tế kỹ thuật khép kín, đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện đểphát triển chăn nuôi bò sữa

2.2 Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt đới đối với bò sữa

2.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với bò sữa

Các yếu tố khí hậu, thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến trao đổi nhiệt của

cơ thể và do vậy mà ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn, sức khỏe của

bò Các yếu tố đó bao gồm nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, thời gian chiếu sáng,gió, bức xạ, trong đó yếu tố nhiệt độ và ẩm độ giữ vai trò quan trọng nhất.Theo Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004) các yếu tố khí hậu, thời tiếtảnh hưởng không thuận lợi đến sức khỏe và sức sản xuất của bò sữa thông qua

Trang 16

hai con đường Ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ và ẩm độ cao lên cơ thể con vật

và ảnh hưởng gián tiếp qua chất lượng thức ăn và bệnh tật

Nhiệt độ không khí từ 10 - 200C, ẩm độ từ 55-65% là điều kiện lýtưởng cho sinh trưởng phát triển và sản xuất của bò Ở bò sữa, việc tiết mồhôi là biện pháp chính để thải nhiệt Quá trình này bị ảnh hưởng bởi nhiệt độmôi trường và ẩm độ không khí Nhiệt độ được ổn định trong cơ thể trong mộtgiới hạn khá hẹp và các quá trình sinh lý trong điều kiện trao đổi chất bìnhthường (Shearer and Beede, 1990) Bò sữa là động vật đẳng nhiệt, để duy trìđược trạng thái đẳng nhiệt, bò cần trạng thái cân bằng nhiệt với môi trường Bòsữa thích hợp nhất với khoảng nhiệt độ từ 5-250C, đây là nhiệt độ trung tính.Khi nhiệt độ > 250C, bò sữa đạt tới điểm mà tại đó chúng không thể làm mát cơthể được nữa và rơi vào trạng thái stress nhiệt

Mọi sự thay đổi về môi trường đều đe dọa và ảnh hưởng đến cân bằngtrao đổi chất ở bò sữa Ở bò sữa khi năng suất tăng, thì nhiệt độ sinh ra cũngtăng lên với quá trình tiêu hóa một lượng lớn thức ăn (Kadzere và CS, 2002)

Do vậy, bò sữa năng suất cao, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ môitrường lớn hơn ở bò sữa năng suất thấp và có mức độ trao đổi chất lớn hơn,trao đổi chất và năng suất luôn đi song song với nhau (Brody, 1945) TheoCoppock và cs (1982) bò sữa năng suất cao chịu ảnh hưởng stress nhiệt caohơn vì vùng trung hòa nhiệt của chúng giảm thấp Khi năng suất sữa tăng,lượng thu nhận thức ăn tăng dần, dẫn đến nhiệt sản xuất ra trong cơ thể tăng.Theo Silarikove (1994) stress nhiệt làm tăng sự mất dịch từ cơ thể vì tăng hôhấp và tiết mồ hôi, nếu quá trình này tiếp tục đến một lúc nào đó cơ thể mất

sự kiểm soát sẽ đe dọa đến khả năng điều khiển nhiệt và hệ tim mạch Đểchống lại stress nhiệt gia súc thực hiện các đáp ứng về thần kinh và thể dịchtrong việc điều hòa thân nhiệt

Theo Shearer and Beede (1990) khi chỉ số nhiệt ẩm ≤ 72 bò sữa ôn đới bắtđầu có dấu hiệu stress; THI nằm trong khoảng 79-89 bò sẽ rơi vào tình trạng

Trang 17

stress nhiệt nặng Trong khi đó ở giới hạn THI 79 – 89 thì ảnh hưởng của stressnhiệt với bò sữa lai F1 nuôi tại Ba Vì trong mùa hè không rõ

Bò F2 biểu hiện stress nhiệt nặng hơn bò F1 (Vương Tuấn Thực, 2005).Trong điều kiện stress nhiệt, quá trình trao đổi chất (trao đổi muối khoáng,trao đổi nước), hoạt động tiêu hóa bị ảnh hưởng, khi bò stress nhiệt, Na trongnước tiểu tăng, bổ sung thêm Na và K cao hơn tiêu chuẩn thấy năng suất sữatăng lên đáng kể

2.2.2 Khả năng sinh sản của bò và các yếu tố ảnh hưởng

2.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản

Tính trạng sinh sản trong chăn nuôi bò sữa là tính trạng quan trọng vìsinh sản với bò sữa không chỉ đơn thuần là để duy trì nòi giống, mà còn để tạo

ra sản phẩm (sữa), nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế trong chănnuôi bò sữa Các chỉ tiêu đánh giá sinh sản của bò gồm:

a) Tuổi phối giống lứa đầu

Cũng như các loài gia súc khác thời gian thành thục về tính của bòthường sớm hơn thời gian thành thục về thể vóc, với bò khi mới đạt 30-40%khối lượng trưởng thành bò đã thành thục về tính Vì vậy, đòi hỏi chúng taphải chọn thời điểm phối giống lần đầu phù hợp, nếu phối quá sớm sẽ ảnhhưởng đến khả năng phát triển của bò mẹ và khối lượng bê sơ sinh, ảnhhưởng đến khả năng sinh sản và sức sản xuất của bò sữa Theo tác giảNguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004) tuổi phối giống lần đầu tiên của

bò vàng Việt Nam là 20 - 24 tháng tuổi, bò laisind là 18 - 24 tháng tuổi, bò

HF từ 15 - 20 tháng tuổi

b) Tuổi đẻ lứa đầu

Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào yếu tố di truyền, ngoại cảnh, chế độnuôi dưỡng, chăm sóc bê, khí hậu và ảnh hưởng sinh trưởng, phát dục củagiống Do thời gian mang thai của bò ít biến động nên tuổi đẻ lứa đầu phụ

Trang 18

thuộc vào tuổi phối giống lần đầu Tuổi đẻ lứa đầu của giống bò lai có khuynhhướng tăng dần theo sự tăng tỷ lệ máu bò ôn đới Theo Tăng Xuân Lưu(1999) tuổi đẻ lứa đầu của bò F1 là 38,47 tháng, bò F2 là 38,87 tháng.

c) Khoảng cách lứa đẻ

Như đã đề cập, thời gian mang thai của bò cơ bản ổn định, vì vậykhoảng cách lứa đẻ phụ thuộc lớn vào thời gian có chửa trở lại sau đẻ Về lýthuyết khoảng cách lứa đẻ lý tưởng là 12 tháng, song trong thực tế do nhiềunguyên nhân khách quan cũng như chủ quan như đặc điểm phẩm giống , chế

độ chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ thuật cạn sữa, kỹ thuật phối giống làm chokhoảng cách lứa đẻ thường kéo dài 390 – 420 ngày hoặc hơn (Nguyễn XuânTrạch và Mai Thị Thơm, 2004) Để nâng cao sản lượng sữa và số bê sinh ratrong một đời gia súc đòi hỏi chúng ta phải thực hiện tốt và đồng bộ các yếu

tố từ chăm sóc nuôi dưỡng, đến kỹ thuật vắt sữa, cạn sữa và thụ tinh nhân tạo

để rút ngắn khoảng cách lứa đẻ

d) Hệ số phối giống

Hệ số phối giống là số lần phối đến khi thụ thai Đây là chỉ tiêu kinh tế

kỹ thuật khá quan trọng trong chăn nuôi bò sữa Chỉ tiêu này phụ thuộc vàochất lượng phẩm giống, điều kiện khí hậu, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, kỹthuật thụ tinh nhân tạo và chất lượng tinh dịch Hệ số phối giống trên đàn bòlai hướng sữa của Vĩnh Thịnh F1 là 2,13 và F2 là 2,37 (Mai Thị Thơm, 2004)

2.2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Khả năng sinh sản của bò sữa liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào haiyếu tố di truyền và ngoại cảnh, các giống khác nhau khả năng sinh sản khácnhau Khả năng sinh sản của bò sữa được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu như tuổi

đẻ lứa đầu, tuổi phối giống lứa đầu Các chỉ tiêu này có hệ số di truyền thấpnên chúng chịu tác động mạnh của yếu tố ngoại cảnh bao gồm thức ăn, dinhdưỡng, chuồng trại, vệ sinh thú y Trên thực tế việc xác định mức độ ảnhhưởng của mỗi nhân tố riêng biệt trong sự chi phối chung là rất khó khăn

Trang 19

a) Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền phụ thuộc vào đặc tính của giống, những chỉ tiêu có hệ

số di truyền càng cao phụ thuộc vào đặc tính phẩm giống càng lớn Theonghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa (2007) trên đàn bò lai hướng sữa nuôi tạiNghĩa Đàn – Nghệ An thì tuổi phối lần đầu ở bò F1 là 15,2 tháng; bò F2 là16,23 tháng và bò F3 là 17,15 tháng Khoảng cách lứa đẻ của bò F1 là 391,03ngày; bò F2 là 401,63 ngày và bò F3 là 417,1 ngày Theo Vũ Chí Cương và CS(2006) nghiên cứu trên bò lai F2 và F3 nuôi ở Phù Đổng, Ba Vì, Lâm Đồng,Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận cho biết tuổi đẻ lứa đầu của toànđàn trong vùng là 26,65 và 27,71 tháng

b) Yếu tố ngoại cảnh

Yếu tố ngoại cảnh bao gồm điều kiện khí hậu, thức ăn dinh dưỡng,chuồng trại, vệ sinh thú y ảnh hưởng lớn đến sức sinh sản của bò sữa Điềukiện dinh dưỡng thấp sẽ kìm hãm sinh trưởng của bò cái tơ làm chậm thờigian đưa vào sử dụng Đối với bò trưởng thành khi kéo dài thời gian phục hồisau đẻ, giảm khả năng sinh sản Ngược lại nếu dinh dưỡng quá nhiều, nhất làgluxit sẽ làm cho bò quá béo, buồng trứng bị tích lũy mỡ nên giảm hoạt độngchức năng sinh sản (Nguyễn Xuân Trạch và CS, 2006)

2.2.3 Sức sản xuất của bò và các yếu tố ảnh hưởng

Trong chăn nuôi bò sữa sản phẩm chính thu được là sữa và bê, trong đósữa là sản phẩm quan trọng tạo ra lợi nhuận tức thì, chiếm phần lớn tổng thu bánsản phẩm Khả năng sản xuất sữa của bò được đánh giá thông qua các chỉ tiêu

a) Thời gian cho sữa

Thời gian cho sữa thực tế và lượng sữa sản xuất ra trên một ngày quyếtđịnh sản lượng sữa Thông thường thời gian cho sữa lý tưởng của bò là 300 -

305 ngày Tuy nhiên vì chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điềukiện môi trường, thức ăn nên thường biến động trong khoảng lớn Theo kếtquả nghiên cứu đàn bò lai hướng sữa HF của Nguyễn Quốc Đạt và CS (1998)

Trang 20

cho thấy thời gian cho sữa dài nhất ở bò F2 là 307,54 ngày, sau đó là bò F1 là306,02 ngày và ngắn nhất ở bò F3 là 302,4 ngày.

b) Sản lượng sữa

Sản lượng sữa là chỉ tiêu quan trọng cho phép đánh giá phẩm chất congiống, nó quyết định đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa Tính trạngnày phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố di truyền và các yếu tố ngoại cảnh, chonên các giống khác nhau, điều kiện nuôi dưỡng khác nhau, chu kỳ cho sữakhác nhau, sản lượng sữa sẽ khác nhau Bò HF nhập từ Úc nuôi ở Mộc Châu

có sản lượng sữa 4.365 kg, Lâm Đồng đạt 3.877 kg (Nguyễn Hữu Lương và

CS, 2007) Bò HF nuôi ở Cu Ba có sản lượng sữa bình quân 4.099 kg; ở MộcChâu đạt 3.766 kg, còn ở Lâm Đồng là 3.315 kg (Trần Công Thành, 2000).Theo Cục chăn nuôi sản lượng sữa bình quân năm 2013 năng suất sữa ở

bò lai HF đạt 4.280 kg/chu kỳ (305 ngày); ở bò thuần HF đạt 5.600 kg/chu kỳ(305 ngày)

c) Chất lượng sữa

Chất lượng sữa được đánh giá thông qua hai chỉ tiêu cơ bản quan trọng

là mỡ và protein trong sữa Tỷ lệ mỡ cao thì giá trị năng lượng của sữa cao, tỷ

lệ protein cao thì giá trị dinh dưỡng của sữa cao

Tỷ lệ protein sữa là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng sữa.Các loại bò sữa khác nhau thì tỷ lệ protein sữa khác nhau Nghiên cứu củaNguyễn Ngọc Thiệp (2003) trên đàn bò sữa lai F1, F2, F3 nuôi tại Lâm Đồngcho kết quả tỷ lệ protein sữa lần lượt là 3,09 ± 0,13; 3,02 ± 0,15 và 2,82 ± 0,01

Tỷ lệ mỡ sữa là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng và giá trị kinh tếcủa sữa Bò HF nuôi ở Mộc Châu có tỷ lệ mỡ sữa là 3,4 - 3,8%, bò sữa ở PhùĐổng có tỷ lệ mỡ sữa là 4,89%, bò lai có tỷ lệ mỡ sữa là 3,4 - 383% (NguyễnXuân Trạch, Mai Thị Thơm, 2004)

2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa

a) Giống

Trang 21

Các giống khác nhau cho sản lượng sữa khác nhau Giống bò sữa HFđạt năng suất 5.000 – 8.000 kg/chu kỳ với tỷ lệ mỡ sữa từ 3,2 - 3,8%, giống

bò Jersey đạt năng suất trung bình 2.800 3.500 kg/chu kỳ; tỷ lệ mỡ sữa 5,8 6,0%; Bò lai Hà Ấn F1 cho sản lượng sữa 2.800 – 2.900 kg/chu kỳ với tỷ lệ

-mỡ sữa 3,24%; Bò laisind bình quân đạt 700 – 1.200 kg/ chu kỳ với tỷ lệ -mỡsữa 5 - 6% Các giống chuyên sản xuất thịt như các giống bò Charolais,Hereford lượng sữa chỉ đủ nuôi con

b) Tuổi có thai lần đầu

Thông thường bê thành thục về tính sớm hơn thành thục về thể vóc, vìvậy cần chọn thời điểm phối giống lần đầu thích hợp để tránh ảnh hưởng đến

sự sinh trưởng phát triển của cơ thể Đối với các giống bò sữa nên tiến hànhphối lần đầu vào khoảng 16 -18 tháng tuổi, khi khối lượng đạt từ 65 – 70%thể trọng bò cái trưởng thành (Nguyễn Xuân Trạch và CS, 2006)

bò cao sản Sự giảm quá thấp hay tăng quá cao mức protein, khoáng trongkhẩu phần đều ảnh hưởng xấu đến khả năng tiết sữa (Nguyễn Xuân Trạch vàMai Thị Thơm, 2004)

đ) Khối lượng cơ thể

Trang 22

Nhìn chung về cơ bản trong cùng một giống bò, con nào có thể trọnglớn thì khả năng cho sữa cao hơn Tuy vậy, thể trọng quá cao có thể làm giảmnăng suất sữa do phải sử dụng quá nhiều dinh dưỡng cho nhu cầu đuy trì.Người ta dùng hệ số sinh sữa (HSSS) để đánh giá khả năng tạo sữa Hệ số nàybiểu thị năng suất sữa (kg) trên 100 kg trọng lượng cơ thể Các giống bò sữathường có HSSS là 8-10 Giống bò Jersey có thể trọng khoảng 300 – 350 kg,sản lượng sữa một chu kỳ bình quân 3.000 kg, có HSSS là 9 - 10 (NguyễnXuân Trạch và CS, 2006).

e) Môi trường

Sức sản xuất sữa chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất bởi nhiệt độ và ẩm độ môitrường Trong phạm vi nhiệt độ 00C - 210C sản lượng sữa của bò không bị ảnhhưởng Khi nhiệt độ thấp hơn 50C và từ 220C lên 270C sản lượng sữa giảmdần Các giống bò sữa khác nhau, nhiệt độ thích hợp tối đa, tối thiểu cho sứcsản xuất sữa cũng khác nhau Sức sản xuất sữa giảm nhanh chóng ở nhiệt độmôi trường cao hơn 210C với bò Hostein Frisian, còn đối với bò Brahman lai

là 320C Sự giảm thấp sản lượng sữa trong điều kiện mùa hè không hoàn toàn

do sữa giảm thấp về lượng thức ăn thu nhận hay phẩm chất cỏ mà còn chịuảnh hưởng của nhiệt độ đến cơ chế sinh học liên quan đến tiết sữa (VươngTuấn Thực, 2005)

f) Thời gian từ khi đẻ đến khi phối lại

Thông thường lượng sữa ở bò có chửa giảm từ 15 - 20% so với không

có thai và lượng sữa giảm nhiều khi bò có thai từ tháng thứ 5 trở đi Songkhông có nghĩa là để đạt được năng suất cao là phải kéo dài thời gian khôngmang thai Nghiên cứu cho thấy trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng đảmbảo đúng yêu cầu, nếu lấy khối lượng sữa trung bình trong một chu kỳ là 300ngày là 100%, khi kéo dài chu kỳ sữa lên 450 ngày, năng suất bình quân/ngàychỉ đạt 85% Như thế việc kéo dài thời gian của chu kỳ không bù đắp được15% lượng sữa giảm khi bò mang thai Theo Đặng Thị Dung và SC (2003)

Trang 23

thời gian của một chu kỳ cho sữa tốt nhất là khoảng 300 ngày, muốn vậy phảiphối giống cho bò cái sau ki đẻ từ 60 - 90 ngày.

g) Kỹ thuật vắt sữa

Bài tiết sữa dựa trên phản xạ thần kinh - hormon, vắt sữa không đúng

kỹ thuật, thời gian vắt sữa không ổn định, người vắt sữa không ổn định sẽảnh hưởng tới sự tiết sữa Số lần vắt sữa trong ngày cũng ảnh hưởng đến năngsuất sữa Số lần vắt sữa quá ít ở bò sữa cao sản sẽ làm tăng áp suất trong bầuvú và ức chế quá trình tạo sữa tiếp theo

h) Bệnh tật

Khi bò sữa mắc bệnh thường kém ăn, thậm chí bỏ ăn, thể trạng gầy yếu,dẫn đến khả năng tạo sữa kém, tỷ lệ đàn bò sữa thường mắc bệnh sản khoacao, có khi tới 60-70%, nhất là các bệnh viêm vú Sữa ở các bầu vú bị viêmkhông đảm bảo yêu cầu, không dùng chế biến, thậm chí có trường hợp khôngthể dùng cho bê bú Một thùy viêm nếu không được điều trị kịp thời thường

sẽ bị nhục hóa, lượng sữa giảm từ 20-25% (Nguyễn Văn Thưởng, 2005)

2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sữa

a) Giống và tuổi

Các giống khác nhau có tỷ lệ mỡ và protein sữa khác nhau, thành phầnchất lượng sữa ở các giống khác nhau là khác nhau (Phạm Ngọc Thiệp, 2003)

Tỷ lệ mỡ sữa của các giống HF, F3, F2, F1 ttương ứng là 3,43%, 3,4%, 3,97%

và 4,27%, tỷ lệ mỡ và protein trong sữa có giảm đi theo tuổi bò (Trần TrọngThêm, 1986)

b) Thức ăn

Thành phần của khẩu phần thức ăn, chất lượng thức ăn ảnh hưởngnhiều đến chất lượng sữa Nếu bò sữa được cung cấp khẩu phần thức ănkhông cân đối, khi thiếu protein thường dẫn tới sự giảm hàm lượng chất khô,

mỡ, protein trong sữa Theo (Nguyễn Xuân Trạch và CS, 2006) khẩu phần

Trang 24

cân bằng dinh dưỡng trong giai đoạn cạn sữa sẽ kích thích nâng cao tỷ lệ mỡsữa ở thời kỳ tiết sữa sau.

c) Nhiệt độ và ẩm độ môi trường

Nhiệt độ và ẩm độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến sản lượng sữa

mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa, khi các yếu tố này tăng thì hàm lượng

mỡ sữa, chất khô đã tách bơ có xu hướng giảm, trong khi đó một vài thànhphần như nitơ fiprotein có xu hướng tăng Tỷ lệ mỡ sữa giảm khi nhiệt độmôi trường từ 21 - 270C khi nhiệt độ tăng hơn 270C thì tỷ lệ mỡ sữa có xuhướng tăng (Vương Tuấn Thực, 2005)

d) Giai đoạn của chu kỳ sữa

Hàm lượng mỡ sữa thường thay đổi trong một kỳ vắt sữa, nó thườngcao ở đầu kỳ, sau đó giảm đi theo lượng sữa tăng lên, về cuối kỳ hàm lượng

mỡ sữa lại có xu hướng tăng lên Tỷ lệ protein sữa cũng biến đổi tương tự như

mỡ sữa (Trần Trọng Thêm, 1986)

2.3 Tình hình chăn nuôi bò sữa trong và ngoài nước

2.3.1 Khái quát tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới

Các nước có nhiều trang trại bò sữa nhất là Ấn Độ, Pakistan, Ethiopia,Ucraina, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Nga, Uzbekistan, Braxin, Iran và Romania

Ở những nước này mỗi nước có từ 1 đến 2,5 triệu trang trại bò sữa Ở Mỹ và

EU - 15 tương ứng có 78.300 và 533.851 trang trại bò sữa So với EU - 15 và

Mỹ, quy mô trang trại ở các nước trên là rất nhỏ Nhìn vào số lượng trang trạithấy có hai khuynh hướng Ở những nước chăn nuôi bò sữa phát triển như Mỹ,Braxin, Achentina, Châu Âu, Nam Phi, Nhật Bản và Úc hàng năm, số lượngtrang trại bò sữa giảm từ 2-10%

Ở các nước đang phát triển lại có xu thế ngược lại, hàng năm, tốc độtăng số lượng trang trại bò sữa từ 0,5-10% Cũng tương tự như xu thế về sốlượng trang trại, rõ ràng đang có 2 xu thế về cơ cấu Ở các nước phát triển, vì

Trang 25

mở rộng kinh doanh chi phí lớn nên các trang trại quy mô nhỏ đang mất dầnthị phần Ở các nước đang phát triển, trái lại, trang trại bò sữa quy mô nhỏthống trị sản xuất sữa nên họ đang duy trì và tăng thị phần

Dựa vào phân tích số lượng và cơ cấu tổ chức trang trại bò sữa Mạnglưới so sánh trang trại thế giới đã đưa ra luận thuyết về mô hình phát triển vớihai điểm mấu chốt Khi trang trại bò sữa đạt mức tối đa thì sẽ xảy ra bướcngoặt Trước khi xảy ra bước ngoặt đó, việc gia tăng sản lượng sữa đều dotăng số lượng trang trại và thông thường là quy mô nhỏ (Ví dụ: Ấn Độ, AiCập ) Khi quy mô trang trại tăng với tốc độ nhanh thì đó là lúc sản xuất sữacất cánh theo hướng mới Thời điểm này báo hiệu sự khởi đầu của một quátrình thay đổi to lớn về cấu trúc của ngành sản xuất sữa ở một chừng mựcnào đó, chúng ta thấy những nước như Mỹ và Đức đang bước qua thời điểmnày Thông qua đầu tư vào các trang trại sản xuất sữa quy mô lớn có thể làcách đi tắt và sẽ đáp ứng nhu cầu đất nước về sữa, nhưng không nhất thiết tất

cả các nước đều phải đi theo khuôn mẫu này

Bảng 2.1 Số lượng bò sữa ở một số nước

n v : 1.000 conĐơn vị: 1.000 con ị: 1.000 con

27 nước 25,355 24,944 24,178 24,176 24,248 24,000

Các nước thuộc Liên bang Xô Viết

Liên bang Nga 10,400 9,900 9,910 9,800 9,530 9,440

Tổng phụ 14,530 13,740 13,131 12,896 12,386 12,170

Trang 26

(Nguồn: Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ)

2.3.2 Tình hình chăn nuôi bò sữa ở nước ta và Hà Nội

2.3.2.1 Tình hình chăn nuôi bò sữa ở nước ta

Ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam được bắt đầu từ những năm

1920, nhưng thực sự phát triển thành một nghề chính từ năm 1950 đến 1970.Năm 1990, ngành chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của hàngloạt công ty sữa như Vinamilk, Netsle, Hà Lan, Công ty cổ phần sữa Quốc tếIDP… đã góp phần tạo ra thị trường ổn định thúc đẩy người nông dân tham giavào chăn nuôi bò sữa Thấy rõ được vai trò của ngành chăn nuôi bò sữa đối vớinền kinh tế đất nước Chính Phủ đã ra quyết định 167/2001/QĐ/TTg về chínhsách phát triển chăn nuôi bò sữa trong giai đoạn 2001 - 2010 Mục tiêu chínhcủa chủ trương này là tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, tăng thu nhập

và tạo công ăn việc làm cho nông dân

Tổng đàn bò sữa của nước ta đã tăng từ 41 nghìn con năm 2001 lên trên200,4 nghìn con 01/4/2014 và tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nướcđạt 456,39 ngàn tấn đáp ứng khoảng trên 28% tổng lượng sữa tiêu dùng hàng

năm (Cục Chăn nuôi, Bộ NN & PTNT, 2014)

Sau một số năm phát triển quá nóng, từ năm 2005 sự phát triển củangành chăn nuôi bò sữa cũng đã chững lại và bộc lộ một số khó khăn, yếukém mới, nhất là trong vấn đề tổ chức, quản lý vĩ mô ngành hàng và tổ chức

Trang 27

quản lý sản xuất các cơ sở chăn nuôi.

Với quan điểm sản xuất giống bò sữa trong nước là chủ yếu, Bộ Nôngnghiệp và PTNT chủ trương lai tạo và phát triển bò sữa trong nước thông quaphê duyệt chương trình và các dự án giống bò sữa 2001 - 2005 và 2006 - 2010.Tổng vốn đầu tư các dự án giống bò sữa có giá trị hàng chục tỷ đồng đã hỗ trợnông dân tinh bò sữa cao sản, dụng cụ, vật tư và công phối giống đã tạo ra trên75.000 bò sữa lai HF (F1, F2, F3) cho các địa phương nuôi bò sữa trên phạm vi

cả nước Ngoài ra cán bộ kỹ thuật và người chăn nuôi đã được tập huấn nângcao trình độ quản lý giống, kỹ thuật chăn nuôi, thức ăn, thú y, vệ sinh phòngbệnh, vệ sinh vắt sữa góp phần nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò sữa

Trong quá trình lai tạo chọn lọc và nhân giống bò sữa trong nước, đàn

bò lai HF thích nghi và phát triển tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm của ViệtNam, sinh trưởng, sinh sản và cho sữa tốt

Phát triển hiệu quả, bền vững về số lượng và chất lượng đàn bò sữa làmột trong những mục tiêu quan trọng trong chỉ đạo thực hiện đối với chiếnlược phát triển bò sữa của nước ta giai đoạn 2001 - 2010 và chiến lược chănnuôi giai đoạn 2011 - 2020 Bò sữa được phân bố khắp các vùng miền củaViệt Nam, tuy nhiên ở những vùng có điều kiện tự nhiên, sinh thái phù hợpvới bò sữa thì tại đó chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh Chăn nuôi bò sữa tậptrung chủ yếu ở các tỉnh: Nghệ An, TP Hồ Chí Minh, Sơn La, Hà Nội, TuyênQuang, Vĩnh Phúc, Long An, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Tây Ninh Chi tiếtđược thể hiện ở bảng 2.2

Bảng 2.2 Phân bố đàn bò sữa theo vùng sinh thái

Đơn vị tính: nghìn con

Bắc TB và DHMT

Tây Nguyên

Đông

Cả nước

Trang 28

Nguồn: Cục Chăn nuôi, 2014

Tổng đàn bò sữa liên tục tăng trong 10 năm vừa qua Tuy nhiên

2005-2009 tốc độ tăng đàn thấp thậm chí năm 2007 số lượng bò sữa giảm do khủnghoảng về giá: giá sữa bột thế giới thấp nên tác động đến giá thu mua sữa tươicủa các công ty sữa Năm 2007 mặc dù số lượng bò sữa giảm 12% so với

2006 nhưng tổng sản lượng sữa tươi sản xuất ra vẫn tăng trên 8,5% Từ năm

2008 -2009 tốc độ tăng đàn thấp thứ nhất do khủng hoảng về melanine từTrung Quốc đã ảnh hưởng đến sản xuất chế biến và tiêu dùng sữa ở ViệtNam Thứ hai do khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và Việt Nam đã ảnhhưởng đến phát triển kinh tế nước ta nói chung và tốc độ phát triển của chănnuôi và bò sữa nói riêng Tuy nhiên sang năm 2010 nền kinh tế thế giới vàViệt Nam chuyển sang giai đoạn phục hồi đã và đang có tác động tốt đếnChương trình phát triển bò sữa của nước ta ở giai đoạn mới (Cục Chăn nuôi,

Bộ NN & PTNT, 2014)

Sản lượng sữa theo các vùng sinh thái: các tỉnh vùng Đồng Bằng SôngHồng đạt 32,225 ngàn tấn, chiếm 7, 06 %; Vùng miền núi và trung du 60,779ngàn tấn chiếm 13,31 %, vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung 66,29ngàn tấn, chiếm 14,52 %, Sản lượng sữa cao nhất ở vùng Đông Nam Bộ

Trang 29

255,136 ngàn tấn , chiếm 55,90 % Số liệu cụ thể được thể hiện tại bảng 2.3.

Bảng 2.3 Sản lượng sữa tươi sản xuất hàng năm 2001 - 2014

Năm Số bò (1000

con)

Tăng/giảm sovới năm trước %

SL sữa (1000tấn)

Tăng/giảm sovới năm trước %

Các xã này đa phần đều có số lượng đàn bò lớn, chăn nuôi bò sữa có từlâu đời và đều có điều kiện chăn nuôi thích hợp Để khuyến khích chăn nuôi

bò sữa phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân, Hà Nội đãban hành nhiều chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa như Chương trình số02/CTr-TU ngày 31/10/2008 của Thành Ủy Hà Nội về đẩy mạnh phát triển

Trang 30

nông nghiệp, nông thôn Đưa chăn nuôi ra ngoài khu dân cư theo Quyết định

số 2801/QĐ-UBND ngày 17/6/2011 của UBND thành phố Hà Nội Đến nay

số lượng bò sữa và sản lượng sữa bò của Hà Nội đã tăng nhanh cả về số vàchất lượng, kết quả được trình bày trên bảng 2.4

Bảng 2.4 Số lượng bò sữa và sản lượng sữa bò

Nguồn: Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, 2014

Năm 2001 tổng đàn bò sữa là 2.200 con đến năm 2005 đàn bò sữa đãlên 7.300 con Từ năm 2006 đến năm 2009 tốc độ phát triển đàn bò sữa có xuhướng giảm nhẹ, nguyên nhân giảm chủ yếu do trình độ chăn nuôi thấp, giásữa chưa phù hợp, ảnh hưởng của hiện tượng melamin và do giá thức ăn, một

số nguyên liệu tăng cao, hiệu quả kinh tế thấp Từ năm 2009 đến nay, đàn bòsữa bắt đầu phát triển trở lại

Số lượng bò sữa hiện nay của thành phố được nuôi chủ yếu tại huyện

Ba Vì (8.263 con) chiếm 58,8% tổng đàn của toàn thành phố, Gia Lâm (3.166con) chiếm 22,5% tổng đàn toàn thành phố và một số huyện có số lượng bòsữa lớn như Đông Anh, Quốc Oai, Phúc Thọ, Đan Phượng…

Trang 31

Đến nay thành phố Hà Nội đã xây dựng được 12 xã chăn nuôi bò sữatrọng điểm, tại các xã này, số lượng đàn bò sữa, sản lượng sữa và quy môchăn nuôi bò sữa tăng nhanh Đàn bò sữa thời điểm cuối năm 2013 là 10.695con; Số hộ chăn nuôi bò sữa là 2.641 hộ ; Sản lượng sữa bình quân đạt 80.427kg/ngày;

Đến thời điểm 8/2014, tổng đàn bò sữa ở 12 xã là 11.181 con, chiếm 80 %tổng đàn toàn Thành phố, số hộ chăn nuôi bò sữa là 2.661 hộ; Sản lượng sữa đạt82.998 kg/ngày, chiếm 82,9 % sản lượng sữa toàn thành phố Trong đó, 3 xãTản Lĩnh, Yên Bài và Vân Hòa thuộc huyện Ba Vì có tổng đàn bò sữa là7.041 con, chiếm 51% tổng đàn bò sữa của thành phố Các số liệu trên phảnánh rất rõ kết quả tác động từ các chủ trương tập trung phát triển chăn nuôi bòsữa theo vùng, xã trọng điểm Trong các xã trọng điểm này một số trang trại đãhình thành và bước đầu phát triển Chuồng trại đã được nhiều hộ chăn nuôisửa chữa, nâng cấp Chất lượng giống bò sữa được cải thiện đáng kể, bò sữathuần chủng chiếm 9,8%; F1 chiếm 9,78%; bò F3 chiếm 62%; F2 chiếm 12%.Năng suất sữa bình quân đạt 4.678 kg/con/chu kỳ (Trung tâm Phát triển chănnuôi Hà Nội, 2014)

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò sữa tại vùng nghiên cứu

2.5.1 Môi trường tự nhiên

Đất, nước: Có tác động trực tiếp và gián tiếp đến phát triển chăn nuôi

bò sữa Cả hai yếu tố này là điều kiện bắt buộc phải có và khi thuận lợi thìchăn nuôi bò sữa mới có thể phát triển bền vững

Khí hậu: Là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng không tốt đến sứckhỏe và sức sản xuất của bò sữa, thông qua các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên

cơ thể động vật như: Nhiệt độ, độ ẩm cao và ảnh hưởng gián tiếp qua chấtlượng thức ăn, bệnh tật

2.5.2 Môi trường kinh tế - xã hội

Trang 32

Đất đai và quyền sở hữu đất đai có tác động lớn tới chăn nuôi bò sữa.Diện tích và quyền sở hữu đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, hiệuquả cũng như tính bền vững Vốn chăn nuôi gồm vốn tự có hoặc nguồn vốnvay, việc tiếp cận vốn vẫn là điều kiện quan trọng ảnh hưởng tới phương thứccũng như quy mô chăn nuôi bò sữa.

Lao động là yếu tố rất quan trọng trong phát triển chăn nuôi nói chung

và bò sữa nói riêng Lao động được đề cập tới không chỉ số lượng mà còn cảchất lượng thông qua trình độ khoa học kỹ thuật, khả năng tiếp nhận khoa học

kỹ thuật Lực lượng lao động trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò sữa thâmcanh, quy mô lớn lại càng yêu cầu chất lượng

Cơ sở hạ tầng gồm hệ thống giao thông, nguồn nước, các cơ sở bảodưỡng máy móc, dịch vụ thú y, các điều kiện tiếp cận tín dụng, cơ sở thụ tinhnhân tạo, thị trường Các điều kiện này ảnh hưởng lớn đến phát triển chănnuôi bò sữa thông qua dịch vụ cung cấp đầu vào, đầu ra, sự tiếp cận với cácthông tin khoa học kỹ thuật, thị trường và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triểnđàn thông qua dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, nguồn thức ăn thô xanh Tuynhiên, sự phát triển các cơ sở hạ tầng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các chínhsách liên quan

Thị trường ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò sữa thông qua nguồncung cấp đầu vào (thức ăn, con giống, thuốc thú y ) và bán sữa tươi (do đặcthù của sữa tươi là sau khi khai thác thì trong vòng muộn nhất 2 giờ phải đượcbảo quản lạnh) Do vậy, thị trường là một trong những yếu tố quyết định quy

mô sản xuất và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa

2.5.3 Phát triển hộ chăn nuôi và tăng quy mô chăn nuôi bò sữa

Để phát triển được hộ chăn nuôi bò sữa rất cần sự xúc tiến đầu tư tớicác hộ có đủ điều kiện thông qua hội nghị hội thảo, thăm quan giới thiệu, đàotạo tập huấn để hộ tự quyết định đi tới chăn nuôi bò sữa

Trang 33

Giúp nông dân tiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức, hỗ trợ từ chínhsách, đầu tư trang thiết bị công nghiệp phục vụ chăn nuôi và xử lý môi trường

Để nâng quy mô chăn nuôi bò sữa/hộ, nhằm phát triển đàn bò sữa, tănghiệu quả chăn nuôi cho hộ nông dân, rất cần sự thu hút doanh nghiệp liên quanđầu tư phát triển vùng nguyên liệu, thu hút vốn để dân đầu tư và sự hỗ trợ mộtphần từ phía nhà nước

Chọn những hộ có khả năng đầu tư và tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật đểđầu tư xây dựng trại chăn nuôi trình diễn làm hạt nhân để phát triển giống và làđộng lực để phát triển chăn nuôi trong vùng

Phát triển trang trại chăn nuôi ngoài khu dân cư, trên cơ sở những hộ códiện tích đất thầu khoán hoặc dồn điền đổi thửa có diện tích đất đủ lớn ngoàikhu dân cư, có đủ điều kiện để phát triển chăn nuôi bò sữa quy mô lớn Cần

có chính sách ưu đãi đầu tư đối với các tổ chức, cá nhân tại các vùng quyhoạch chăn nuôi bò sữa nhằm tăng quy mô và hộ chăn

2.5.4 Xây dựng sự liên kết hợp tác trong chăn nuôi bò sữa

Nông hộ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế thị trườngnên việc hợp tác liên kết các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa thành hội nghềnghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi là rất cần thiết và phù hợp với kinh tế

hộ nông dân

Khuyến khích thành lập các hiệp hội chăn nuôi trang trại, hợp tác xã,chi hội, tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổchức này tiếp cận thuận lợi các nguồn vốn trong và ngoài nước

Củng cố phát triển các hình thức liên kết chăn nuôi giữa các doanhnghiệp và trang trại, hộ chăn nuôi, khuyến khích hình thức chăn nuôi giacông Tăng cường liên kết 4 nhà nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữahiệu quả, tạo sự phát triển ổn định và bền vững

2.5.5 Chuyển giao kỹ thuật, đào tạo tập huấn

Trang 34

Chăn nuôi bò sữa đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ về con giống, chuồng trại,thiết bị và thức ăn chăn nuôi có chất lượng cao Việc đào tạo tập huấn kỹthuật cho các hộ chăn nuôi, các chủ trang trại, các cán bộ kỹ thuật là rấtquan trọng và thường tập trung vào các vấn đề liên quan đến chọn giống, laitạo giống, kỹ thuật chăn nuôi, bảo quản và chế biến thức ăn, phòng bệnh cũng như nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại để các hộ chăn nuôi, các chủtrang trại, các cán bộ kỹ thuật nắm vững kỹ thuật áp dụng những tiến bộ kỹthuật vào sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả trong chăn nuôi.

2.5.6 Công tác thú y

Nguy cơ lớn nhất đe dọa tới sự thành bại trong chăn nuôi và ảnh hưởngđến năng suất chất lượng sản phẩm chăn nuôi là vấn đề dịch bệnh, do vậyphải làm tốt công tác thú y để bảo vệ thành quả chăn nuôi đặc biệt khi chănnuôi phát triển theo vùng, mật độ chăn nuôi lớn

Tuyên truyền công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y, phòng chốngdịch bệnh, tuân thủ nghiêm công tác tiêm phòng cho đàn bò sữa

Khuyến khích các hộ, trang trại chăn nuôi bò sữa ký hợp đồng dịch vụvới cán bộ kỹ thuật

Có sự hỗ trợ của Nhà nước trong công tác vệ sinh môi trường, phòngchống dịch bệnh tầm vĩ mô, toàn vùng quy hoạch Ngân sách của nhà nước hỗtrợ các loại vacxin tiêm phòng như: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng,phòng viêm vú, chống sót nhau, phòng bại liệt

Các cơ sở chăn nuôi phải thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ môitrường, pháp lệnh thú y và pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm

Xây dựng các trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn Việt - GAHP

Hệ thống thú y giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, xử lý kịp thờikhông để lây lan dịch bệnh Tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống thú

y, đặc biệt là vai trò của ban chăn nuôi thú y cơ sở

2.5.7 Vệ sinh môi trường

Chất thải chăn nuôi nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường

Trang 35

không khí, môi trường nước ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người

và năng suất vật nuôi, mất vệ sinh an toàn thực phẩm Do vậy muốn phát triểnchăn nuôi phải đưa các biện pháp xử lý chất thải, thu gom nước thải để xử lýtrước khi thải ra môi trường và cần đầu tư đồng bộ các công trình xử lý, đảmbảo xử lý nước thải, chất thải và khí thải

2.5.8 Tổ chức hệ thống thu gom sữa

Chăn nuôi bò sữa cần phải ở gần trạm thu gom với đầy đủ các thiết bịbảo quản và kiểm tra chất lượng sữa, vì sữa ở môi trường bình thường nếu sau

2 giờ không được bảo quản ở nhiệt độ dưới 50C thì sữa sẽ bị hỏng

Tại những khu vực có nhiều hộ chăn nuôi, lựa chọn hộ chăn nuôi để để

tổ chức thu gom sữa theo hình thức liên kết hộ chăn nuôi với trạm phát triểnchăn nuôi hoặc doanh nghiệp, hoặc tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi

Tổ chức các công ty thu mua sữa hoặc cung cấp dịch vụ đầu vào thôngqua hợp đồng với hộ chăn nuôi, hợp tác xã chăn nuôi và trạm Phát triển chănnuôi các huyện, thị xã

2.5.9 Tổ chức xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm

Nền kinh tế thị trường sản xuất phải song hành với tiêu thụ được sản phẩm.Sản phẩm phải có uy tín, được người tiêu dùng chấp thuận Để có được điều đó thìphải làm tốt công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm và đểphát triển chăn nuôi theo vùng, xây dựng uy tín và hình ảnh sản phẩm

3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại 3 xã Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bàihuyện Ba Vì trên các đối tượng như sau

Trang 36

- Đàn bò sữa nuôi tại 3 xã

- Các hộ chăn nuôi bò sữa tại 3 xã

- Tình hình thức ăn, thú y, sinh sản và tiêu thụ sữa tại 3 xã

3.2 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại 3 xã Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài huyện Ba Vì,

Hà Nội

Hình 3.1 Địa giới hành chính của các xã nghiên cứu 3.3 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 8 năm 2014

3.4 Nội dung nghiên cứu

3.4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện

Ba Vì

- Vị trí địa lý

Trang 37

- Điều kiện khí hậu thời tiết

- Thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì

3.4.2 Tình hình chăn nuôi bò sữa tại 3 xã nghiên cứu

- Một số thông tin về các hộ chăn nuôi bò sữa

- Tình hình chăn nuôi bò sữa tại 3 xã nghiên cứu giai đoạn (2010-2014)

- Chất lượng đàn bò sữa tại 3 xã nghiên cứu

- Hiện trạng cơ cấu giống và cơ cấu đàn bò sữa tại các nông hộ

- Quy mô chăn nuôi bò sữa nông hộ giai đoạn (2010-2014)

- Thức ăn và dinh dưỡng trong chăn nuôi bò sữa

- Chuồng trại trong chăn nuôi bò sữa

- Công tác thú y và tình hình dị: 1.000 conch bệnh trong chăn nuôi bòsữa

3.4.3 Kết quả điều tra một số chỉ tiêu sinh sản

- Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu

- Khối lượng phối giống lần đầu và khối lượng đẻ lứa đầu

- Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai

- Khoảng cách lứa đẻ

3.4.4 Khả năng sản xuất của bò sữa

- Thời gian cho sữa và năng suất sữa thực tế

- Chất lượng sữa

- Công tác thu gom, tiêu thụ sữa

Trang 38

3.4.5 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa nông hộ

3.5 Phương pháp nghiên cứu

3.5.1 Điều tra đặc điểm tự nhiên, xã hội, dân số và lao động

- Thu thập số liệu thứ cấp từ Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên môitrường, Phòng Thống kê, Trạm Khuyến nông, Trạm Thú y, Trạm Phát triểnchăn nuôi Ba Vì (I, II), UBND các xã, nghiên cứu từ các báo cáo, các tài liệu

đã được công bố của địa phương, các công trình nghiên cứu trước đó Việcthu thập những số liệu trên để nắm rõ đặc điểm địa bàn nghiên cứu đồng thờicũng để làm rõ những nội dung về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

- Phỏng vấn trực tiếp các hộ chăn nuôi và sử dụng phiếu điều tra thôngqua các chương trình đào tạo tập huấn đến từng nông hộ

3.5.2 Điều tra đánh giá sản xuất ngành nông nghiệp

Thu thập số liệu từ Cục thống kê, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội,phòng Kinh tế huyện Ba Vì

3.5.3 Điều tra tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa

Tiến hành điều tra thông qua thu thập số liệu thứ cấp từ phòng Kinh tếhuyện Ba Vì; Trạm Khuyến nông; Trạm Thú y; Trạm Phát triển chăn nuôi Ba

Vì (I, II); UBND các xã Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài huyện Ba Vì; Trung tâmKhuyến Nông Hà Nội; Chi cục thú y; Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nộiđồng thời sử dụng phiếu điều tra, quan sát và phỏng vấn trực tiếp hộ chăn nuôi

3.5.4 Điều tra dinh dưỡng, chuồng trại, thú y và một số chỉ tiêu sinh sản

Thu thập số liệu thông qua phiếu điều tra, quan sát, phỏng vấn trực tiếp

hộ chăn nuôi Lây số liệu từ Chi hội phát triển chăn nuôi, Ban chỉ đạo chươngtrình phát triển chăn nuôi các xã trọng điểm; Trạm Phát triển chăn nuôi Ba Vì

(I, II); Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội và tiến hành lấy mẫu ngẫu

nhiên tại 3 xã nghiên cứu như sau:

Bảng 3.1 Số lượng các mẫu điều tra tại 3 xã nghiên cứu

Trang 39

Xã Quy mô (con) Phẩm giống

3.5.5 Đánh giá một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất sữa

Năng suất sữa xác định bằng trực tiếp cân sản lượng sữa hàng ngày saukhi vắt sữa của các hộ chăn nuôi, xác định qua phiếu điều tra đồng thời thôngqua sổ ghi chép sản lượng sữa hàng ngày của các trạm thu gom sữa trên địabàn 3 xã nghiên cứu

Các chỉ tiêu về chất lượng sữa (VCK, mỡ sữa, protein sữa) được xácđịnh tại phòng phân tích của Công ty cổ phần sữa Quốc tế (IDP)

3.5.6 Đánh giá hiệu quả kinh tế

Thông qua phiếu điều tra, thu thập số liệu, chi phí đầu vào và xác địnhphần thu qua năng suất sữa, giá bán sữa và giá bán bê ở thời điểm hiện tại

3.6 Phương pháp xử lý số liệu

3.6.1 Năng suất chăn nuôi

Chỉ tiêu năng suất chăn nuôi được xử lý bằng phương pháp thống kê

mô tả và so sánh trên chương trình Excel và Minitab 16

3.6.2 Phân tích hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa

Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa đượctính theo phương pháp phân tích chuỗi giá trị gia tăng

Lợi nhuận chăn nuôi bò sữa = Tổng thu - Tổng chi

Trong đó: Tổng thu: Bán sản phẩm (sản phẩm chính + sản phẩm phụ)

= (Thu từ bán sữa + Thu bán bê/bò) Tổng chi: Chi phí = Chi phí cố định + chi phí biến động

Trang 40

Trong đó:

- Chi phí cố định gồm: Khấu hao bò, chuồng trại, máy phục vụ chănnuôi (máy vắt sữa, máy thái cỏ, cắt cỏ ), dụng cụ vệ sinh (chổi, xẻng, khănlau), chi phí xăng xe giao sữa và trả công cho lao động làm thuê

- Chi phí biến động gồm: Thức ăn tinh, thức ăn thô, lãi suất ngân hàng,thú y, phối giống, điện nước, đồ dùng và các chi phí khác

4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Ngày đăng: 06/04/2015, 09:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Văn Cải (2001), Một số đặc điểm sản xuất của nhóm bò lai F 1 (50%) và F 2 (75%) Holstein Friesian nuôi tại Trung tâm huấn luyện bò sữa Bình Dương, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ NN số 3, tr. 989-990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm sản xuất của nhóm bò lai F"1" (50%) và F"2 "(75%) Holstein Friesian nuôi tại Trung tâm huấn luyện bò sữa Bình Dương
Tác giả: Đinh Văn Cải
Năm: 2001
3. Vũ Chí Cương, Tăng Xuân Lưu, Nguyễn Quốc Đạt, Phạm Thị Huệ, Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Xuân Hòa (2006) “Kết quả chọn lọc bò cái lai 3/4 và 7/8 HF để tạo đàn bò hạt nhân lai hướng sữa đạt trên 4000 lít sữa/chu kỳ”, Tóm tắt báo cáo khoa học 2004, Viện Chăn nuôi, Hà Nội 6/2005, tr 7-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kết quả chọn lọc bò cái lai 3/4 và 7/8 HF để tạo "đàn bò hạt nhân lai hướng sữa đạt trên 4000 lít sữa/chu kỳ”
4. Cục Chăn Nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT (2014), Báo cáo kết quả phát triển chăn nuôi bò sữa theo Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ và định hướng, giải pháp phát triển chăn nuôi đến năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả phát triển "chăn nuôi bò sữa theo Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ và định
Tác giả: Cục Chăn Nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT
Năm: 2014
5. Đặng Thị Dung, Nguyễn Thị Công, Trần Trọng Thêm và Lê Minh Sắt (2003), Bước đầu đánh giá chất lượng sữa và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sữa ở các nhóm bò lai hướng sữa ở Việt Nam, Tạp chí Chăn nuôi, số 2, tr 5-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu đánh giá chất lượng sữa và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sữa ở các "nhóm bò lai hướng sữa ở Việt Nam
Tác giả: Đặng Thị Dung, Nguyễn Thị Công, Trần Trọng Thêm và Lê Minh Sắt
Năm: 2003
6. Nguyễn Quốc Đạt, Vũ Văn Nội, Bùi Thế Đức, Nguyễn Thanh Bình: Khả năng sản xuất của đàn bò cái lai hướng sữa (Holsteinfriz x Lai Sind ) trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở thành phố Hồ Chi Minh (1980). Báo cáo khoa học-Viện Chăn nuôi 1998. Tr.16 – 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng sản "xuất của đàn bò cái lai hướng sữa (Holsteinfriz x Lai Sind ) trong điều kiện chăn nuôi trang "trại ở thành phố Hồ Chi Minh (1980)
Tác giả: Nguyễn Quốc Đạt, Vũ Văn Nội, Bùi Thế Đức, Nguyễn Thanh Bình: Khả năng sản xuất của đàn bò cái lai hướng sữa (Holsteinfriz x Lai Sind ) trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở thành phố Hồ Chi Minh
Năm: 1980
7. Khuất Văn Dũng (2005), “Thực trạng khả năng sinh sản và hiện tượng rối loạn sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái Redsindhy nuôi tại nông trường hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ, Ba Vì, Hà Tây”, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng khả năng sinh sản và hiện tượng rối loạn "sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh "sản trên đàn bò cái Redsindhy nuôi tại nông trường hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ, Ba Vì, "Hà Tây”
Tác giả: Khuất Văn Dũng
Năm: 2005
8. Nguyễn Thị Hoa (2007). Đánh giá thực trạng Phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An giai đoạn 2001-2007, Luân văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng Phát triển chăn nuôi bò sữa ở "huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An giai đoạn 2001-2007
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa
Năm: 2007
9. Nguyễn Kim Ninh (1994), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng sinh sản và cho sữa của bò lai F 1 Holstein Friesian x Lai Sind nuôi tại Ba vì, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng sinh sản và cho sữa "của bò lai F"1" Holstein Friesian x Lai Sind nuôi tại Ba vì
Tác giả: Nguyễn Kim Ninh
Năm: 1994
10. Nguyễn Kim Ninh, Nguyễn Văn Thưởng, Trần Trọng Thêm, Lê Trọng Lạp, Nguyễn Hữu Lương, Lê Văn Ngọc, Tăng Xuân Lưu và cộng sự: Kết quả nghiên cứu về bò lai hướng sữa và xây dựng mô hình bò sữa trong dân. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1969 - 1995) - Viện Chăn nuôi - Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1995. Tr 225 - 231 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu về bò "lai hướng sữa và xây dựng mô hình bò sữa trong dân
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
12. Tăng Xuân Lưu (1999), Đánh giá một số đặc điểm cảu bò lai hướng sữa tại Ba Vì – Hà Tây và biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của chúng. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá một số đặc điểm cảu bò lai hướng sữa tại Ba "Vì – Hà Tây và biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của chúng
Tác giả: Tăng Xuân Lưu
Năm: 1999
15. Trần Công Thành (2000), Phát triển ngành sản xuất sữa và những giải pháp cần thiết, Chuyên san chăn nuôi gia súc ăn cỏ, Hội chăn nuôi Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển ngành sản xuất sữa và những giải pháp "cần thiết
Tác giả: Trần Công Thành
Năm: 2000
17. Nguyễn Ngọc Thiệp (2003), Một số đặc điểm về sinh trưởng, sinh sản và sản xuất sữa của bò Holstein Friensran nuôi tại Lâm Đồng, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm về sinh trưởng, sinh sản và sản "xuất sữa của bò Holstein Friensran nuôi tại Lâm Đồng
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thiệp
Năm: 2003
18. Trần Trọng Thêm (1986), Một số đặc điểm và khả năng sản xuất của các nhóm laisind với bò sữa gốc Hà Lan, Luận án Phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm và khả năng sản xuất của các nhóm "laisind với bò sữa gốc Hà Lan
Tác giả: Trần Trọng Thêm
Năm: 1986
19. Nguyễn Trọng Thêm (2000), Phát triển ngành sữa và những giải pháp cần thiết, Chuyên san chăn nuôi gia súc ăn cỏ, Hội chăn nuôi Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển ngành sữa và những giải pháp cần "thiết
Tác giả: Nguyễn Trọng Thêm
Năm: 2000
20. Nguyễn Văn Thưởng (2005), Định hướng phát triển chăn nuôi bò sữa và sữa thời gian tới, Chuyên san chăn nuôi gia súc ăn cỏ, Hội chăn nuôi Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng phát triển chăn nuôi bò sữa và sữa "thời gian tới
Tác giả: Nguyễn Văn Thưởng
Năm: 2005
21. Vương Tuấn Thực (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, lượng thức ăn thu nhận, năng suất và chất lượng sữa của bò lai nuôi tại Ba Vì trong mùa hè, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số "chỉ tiêu sinh lý, lượng thức ăn thu nhận, năng suất và chất lượng sữa của bò lai nuôi tại "Ba Vì trong mùa hè
Tác giả: Vương Tuấn Thực
Năm: 2005
22. Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004) Nuôi vỗ béo bê Lai Sind bằng rơm có bổ sung cỏ xanh, urê, bã bia và cho uống dầu lạc. Tạp chí Chăn nuôi. Số 12/2004.Trang 18-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Chăn nuôi
23. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Lê Văn Ban (2006), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, Trường Đại học Nông nghiệp - Hà Nội, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi trâu "bò
Tác giả: Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Lê Văn Ban
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2006
24. Nguyễn Xuân Trạch (2003), Khả năng sinh sản và sản xuất của các loại bò lai hướng sữa nuôi ở Mộc Châu, http//www.hanl.edu.com.vn.B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng sinh sản và sản xuất của các loại bò lai "hướng sữa nuôi ở Mộc Châu
Tác giả: Nguyễn Xuân Trạch
Năm: 2003
25. Brody, S (1945), Bioenergetics and Growth, With specinl reference to the Efficiency complex in domestic Animal, reinhoil publishing corporation, warely press, Baltimol, MD (1945) Sách, tạp chí
Tiêu đề: With specinl reference to the "Efficiency complex in domestic Animal, reinhoil publishing corporation, warely press
Tác giả: Brody, S
Năm: 1945

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w