1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bộ câu hỏi định hướng ý tưởng Intel Iseft

3 716 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 36 KB

Nội dung

Bộ câu hỏi Định hướng Đặt những câu hỏi thích hợp Đặt được những câu hỏi mở, hấp dẫn là một cách hiệu quả để khuyến khích học sinh suy nghĩ sâu hơn, tạo nên một ngữ cảnh hiệu quả đối với

Trang 1

Bộ câu hỏi Định hướng Đặt những câu hỏi thích hợp

Đặt được những câu hỏi mở, hấp dẫn là một cách hiệu quả để khuyến khích học sinh suy nghĩ sâu hơn, tạo nên một ngữ cảnh hiệu quả đối với việc học Khi học sinh thật sự bị lôi cuốn vào việc tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi, đó là lúc các

em cảm thấy thích thú với việc học Khi câu hỏi giúp học sinh nhận ra được mối liên

hệ giữa môn học với đời sống của bản thân, đó là lúc việc học trở nên có ý nghĩa Chúng ta có thể giúp học sinh trở thành những người có động cơ và tự định hướng thông qua việc đặt ra được những câu hỏi đúng Nhưng câu hỏi phù hợp là gì?

Bộ câu hỏi khung định hướng sẽ cung cấp một cấu trúc trong việc đặt câu hỏi xuyên suốt các dự án, phát triển tư duy ở các cấp độ Bộ câu hỏi giúp dự án tạo ra sự cân bằng giữa việc thấu hiểu nội dung và việc khám phá những ý tưởng hấp dẫn khiến việc học trở nên phù hợp với học sinh Bộ câu hỏi khung chương trình bao gồm các câu hỏi khái quát, câu bài học, và câu nội dung hướng dẫn việc tiếp thu bài học

Câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học đưa ra lý do căn bản của việc học, giúp học sinh nhận thức được “vì sao” và “như thế nào”, khuyến khích tìm hiểu, thảo luận, và nghiên cứu Chúng giúp học sinh trong việc cá thể hoá suy nghĩ và phát triển khả năng nhận thức đối với 1 chủ đề Câu hỏi khái quát và Câu hỏi bài học được thiết

kế tốt sẽ giúp học sinh tư duy độc lập, thúc đẩy trí tò mò, thúc đẩy cách học thông qua đặt câu hỏi trong chương trình Để trả lời được những câu hỏi như thế, học sinh phải xem xét kỹ các chủ đề, xác lập ý nghĩa nội dung rồi mới xây dựng câu trả lời cụ thể từ những thông tin thu thập được

Câu hỏi nội dung giúp học sinh xác định “ai”, “cái gì”, “ở đâu”, và “khi nào” cũng như hỗ trợ cho Câu hỏi khái quát và Câu hỏi bài học bằng cách nhấn mạnh vào việc hiểu các chi tiết trong bài Các câu hỏi này giúp học sinh tập trung vào những thông tin xác thực cần phải tìm hiểu để đáp ứng các tiêu chí về nội dung và những mục tiêu học tập

Trang 2

Sử dụng Bộ câu hỏi khung chương trình

Bộ câu hỏi khung chương trình được thiết kế lồng ghép vào nhau Câu hỏi nội dung hỗ trợ cho Câu hỏi bài học và cho cả Câu hỏi khái quát Câu hỏi khái quát thường hấp dẫn hơn và được đưa ra trước (mang tính thách thức cao) Mối liên hệ giữa các loại câu hỏi này sẽ được minh họa bằng những câu hỏi được lấy từ một bài giáo dục công dân dưới đây:

Câu hỏi khái quát

Tại sao chúng ta cần những người khác?

Câu hỏi bài học:

Trong số những người làm công tác xã hội, ai là quan trọng nhất?

Bạn thích trở thành người làm công tác xã hội nào nhất?

Câu hỏi nội dung

Người làm công tác xã hội trong cộng đồng là những ai?

Những người làm công tác xã hội thường làm gì?

Câu hỏi khái quát:

Giới thiệu khái quát, đầy đủ những ý tưởng xuyên suốt các môn học Câu hỏi khái quát cung cấp cầu nối giữa các bài, phạm vi môn học, thậm chí cả khóa học trong một năm

Đưa ra nhiều câu trả lời Đối với các câu hỏi loại này, câu trả lời thường không

có trong 1 cuốn sách Chúng thường là những câu hỏi khái quát về thực tế Ví

dụ: Tôi có phải là người trông em không?

Thu hút được sự quan tâm của học sinh với yêu cầu tư duy bậc cao; câu hỏi khái quát buộc học sinh phải phân tích tư duy, áp dụng những giá trị và giải thích những kinh nghiệm của mình

Câu hỏi bài học:

Có đáp án mở, lôi cuốn các em vào việc khám phá những ý tưởng cụ thể đối với từng chủ đề, môn học hoặc bài học Các nhóm giáo viên ở các môn khác nhau có

Trang 3

thể dùng một Câu hỏi bài học của nhóm cho một vấn đề chung, việc thống nhất câu hỏi khái quát thông qua nhóm

Đưa ra những vấn đề hoặc kích thích thảo luận nhằm bổ trợ cho câu hỏi khái

quát Chẳng hạn như: Làm thế nào chúng ta có thể giúp ngăn ngừa và giảm nạn đói?

Khuyến khích khám phá, duy trì hứng thú, cho phép học sinh trả lời theo cách tiếp cận sáng tạo, độc đáo Các câu hỏi loại này kích thích học sinh tự kiến giải các

sự kiện

Câu hỏi nội dung:

Điển hình là có câu trả lời phải rõ ràng, phải đúng hay cụ thể, thường được xếp vào loại các câu hỏi “đóng”

Sắp xếp theo những tiêu chuẩn về nội dung, mục tiêu dạy học, hỗ trợ cho các câu hỏi khái quát cũng như câu hỏi nội dung

Kiểm tra khả năng ghi nhớ của học sinh dựa trên các thông tin, thường yêu cầu

học sinh phải xác định:ai, cái gì, ở đâu, và khi nào Ví dụ: Nạn đói là gì?

Đòi hỏi các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng đọc hiểu để trả lời

Nguồn

Wiggins, G & McTighe, J (2001) Thấu hiểu thông qua thiết kế New Jersey: Prentice-Hall, Inc.

Ngày đăng: 06/04/2015, 00:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w