1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Hướng dẫn phương pháp tư duy MindMap

23 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,93 MB

Nội dung

SỬ DỤNG MINDMAP (MIND MANAGER) VÀO DẠY HỌC. I. Giới thiệu: Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (Mind Map) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề. Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp thế giới. Tony Buzan sinh năm 1942, Anh, chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu hoạt động của bộ não và là cha đẻ của Mind Map. Phương pháp tư duy của ông được dạy và sử dụng ở khoảng 500 tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới; hơn 250 triệu người sử dụng phương pháp Mind Map của Tony Buzan; khoảng hơn 3 tỷ người đã từng xem và nghe chương trình của ông (ông đã từng sang Việt Nam năm 2007 để nói chuyện về lĩnh vực nghiên cứu của mình). 1.1 Nguyên lý Chúng ta đang sống trong thời kì phát triển mạnh mẽ, thế giới vận động và thay đổi đến từng giây. Do đó việc học tập chăm chỉ chưa hẳn là giải pháp tối ưu, bởi khi có nhiều sự lựa chọn thì vấn đề không chỉ là học cái gì mà là học như thế nào và sử dụng công nghệ gì. Thông tin đa chiều và thực tế yêu cầu không chỉ có kiến thức mà còn có khả năng tạo ra gía trị gia tăng từ kiến thức. Nghiên cứu về hoạt động của bộ não con người, người ta chỉ ra rằng bộ não hoạt động gồm 2 nhánh: 1 Não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc, nhịp điệu, hình dạng, tưởng tượng, … sẽ tác động kích thích não trái. Não trái thích hợp với các từ ngữ, con số, tư duy, phân tích, … cho ra sản phẩm. Khái niệm của sơ đồ tư duy: Nguyên lý hoạt động theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gợi ý kia” của bộ não. Các ta có thể tạo một sơ đồ tư duy ở dạng đơn giản theo nguyên tắc phát triển ý: từ một chủ đề tạo ra nhiều nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn lại tỏa ra nhiều nhánh nhỏ và cứ thế mở rộng ra vô tận. (Cách vẽ cũng rất giản đơn và còn rất nhiều tiện ích khác khiến cho sơ đồ tư duy ngày càng trở nên phổ biến toàn cầu). Ví dụ như ta muốn lập sơ đồ tư duy cho một tuần làm việc, hãy vẽ chủ đề trung tâm tuần sau vào giữa trang giấy trắng. Từ chủ đề ta vẽ 7 nhánh lớn là thứ 2, thứ 3…cho đến chủ nhật, mỗi nhánh một màu. Rồi từ mỗi thứ, ta lại vẽ các nhánh nhỏ là các công việc dự định làm trong thứ đó, mỗi công việc lại triển khai ra các ý chi tiết hơn như : định làm việc đó với ai (Who), ở đâu (Where), bao giờ (When), bằng cách nào (How) Cứ như vậy ta sẽ có được trên cùng một trang giấy các công việc mà ta định làm trong một tuần, và cái hay của sơ đồ tư duy ở chỗ là nó giúp cho ta có cái nhìn tổng thể, không bỏ sót các ý tưởng; từ đó có thể dễ dàng đánh số thứ tự ưu tiên các công việc trong tuần để sắp xếp và quản lý thời gian một cách hiệu quả và hợp lý hơn so với một quyển sổ liệt kê các công việc thông thường. Do đó người ta tìm cách kích thích não phải tốt nhất. Trình bày vấn đề theo sơ đồ, biểu đồ bao giờ cũng gây hứng thú. Trong các hình thức ấy, sơ đồ mà tác giả 2 Tony Buzan đưa ra được đánh giá cao nhất và đã trở thành công cụ làm việc hiệu quả của hàng triệu người trên thế giới. Tony Buzan là người sáng tạo ra phương pháp tư duy Mind Map (bản đồ tư duy). Tony Buzan từng nhận bằng Danh dự về tâm lý học, văn chương Anh, toán học và nhiều môn khoa học tự nhiên của trường ĐH British Columbia năm 1964. Tony Buzan là tác giả hàng đầu thế giới về não bộ. Ông đã viết 92 đầu sách và được dịch ra trên 30 thứ tiếng, với hơn 3 triệu bản, tại 125 quốc gia trên thế giới. Tony Buzan được biết đến nhiều nhất qua cuốn Use your head. Trong đó, ông trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp Mind Map. Ngoài ra, ông còn có một số sách nổi tiếng khác như Use your memory, Mind Map Book, Sơ đồ tư duy của Tony Buzan Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “sắp xếp” ý nghĩ của ta. Hãy tưởng tượng tới một chú bạch tuộc có thân ở giữa và những chiếc súc tua (vòi) xung quanh. Những chiếc tua này kiếm mồi nuôi sống toàn bộ cơ thể bạch tuộc. Sơ đồ tư duy gồm 1 vấn đề lớn đặt ở trung tâm và các nhánh ý tưởng toả ra xung quanh. Một sơ đồ tư duy cho phép chúng ta thoả sức vạch ra các ý tưởng, suy nghĩ đầy đủ trước khi đi đến một quyết định. Nếu cần xây dựng một kế hoạch làm việc, phân tích một vấn đề v.v thì sơ đồ tư duy mang đến những giá trị lớn hơn nhiều việc ta đặt bút viết tuần tự từ đầu đến cuối trang giấy, nhất là những người có năng khiếu vẽ đẹp, tạo cho sơ đồ sự hấp dẫn. Trước nay, chúng ta ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin. Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ não, Tony Buzan đã đưa ra Bản đồ tư duy để giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này. Ưu điểm của Mind Map là giúp người ta nhìn vấn đề một cách toàn diện hơn, nói cách khác thì Mind Map là tư duy hệ thống, không chỉ nhìn thấy cây mà còn thấy cả rừng 1. 2 Ứng dụng của MindMap: Những ai nên sử dụng bản đồ tư duy? Bản đồ tư duy phù hợp cho tất cả mọi người đang làm những công việc khác nhau trên khắp thế giới, từ những đứa trẻ 5 tuổi, những sinh viên khuyết tật cho đến những tổng giám đốc kinh doanh hàng đầu thế giới. Đó có thể là bản đồ tư duy cho thuyết trình, lập kế hoạch sự kiện gia đình, cho khởi sự một sự án kinh doanh Đối với Giáo dục: Trong dạy học: Việc sử dụng sơ đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng của bộ não, giúp học sinh học tập tích cực, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học. 3 Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, giáo viên giúp học sinh có thói quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc - đã học, theo cách hiểu của học sinh với dạng sơ đồ tư duy. Sau khi cho học sinh làm quen với một số sơ đồ tư duy có sẵn, giáo viên đưa ra một chủ đề chính, đặt chủ đề này ở vị trí trung tâm bảng (hoặc vào trang vở, tờ giấy/ bìa) rồi đặt câu hỏi gợi ý để học sinh vẽ tiếp các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3 Mỗi bài học được tự vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy, giúp học sinh dễ ôn tập, dễ xem lại kiến thức khi cần. Đối với học sinh: Học sinh thường xuyên tự lập sơ đồ tư duy sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng khoa học, súc tích… Và đó chính là để các ta chúng ta “Học cách học”: Chúng ta được học để tích lũy kiến thức, nhưng đã bao giờ chúng ta học cách để lĩnh hội những kiến thức đó một cách hiệu quả chưa? 1.3 Khái quát cách tạo sơ đồ tư duy Sử dụng những từ chính hoặc những hình ảnh cần thiết. Bắt đầu từ trung tâm và triển khai ra. Tạo cho trung tâm một hình ảnh rõ ràng và “mạnh” miêu tả được nội dung tổng quất của toàn bộ mind map. Tạo các trung tâm nhánh và các chi tiết nhánh. Đặt những từ trọng tâm vào những hàng mà làm tăng kết cấu của các ghi chú. In ra giấy hơn là viết tay vì làm cho dễ đọc và dễ nhớ hơn. Những trường hợp sau phải phân biệt rõ hơn những trường hợp trước. Sử dụng màu sắc để làm nổi bật vấn đề. Những gì không có trong trình bày thì không nên đưa vào mind map. Tư duy hai chiều (phản biện) Sử dụng mũi tên, biểu tượng hoặc những hình ảnh để chỉ ra sự liên kết. Đừng để bị tắc ở một khu vực. Nếu cạn kiệt suy nghĩ thì chuyển sang nhánh khác Ghi ngay ý tưởng vào nơi hợp lý ngay khi nghĩ ra nó. Đừng lưỡng lự. Phá vỡ ranh giới. Khi hết giấy để trình bày thì đừng nên thay một tờ giấy khác to hơn mà sử dụng thêm các tờ khác ghép vào. Hãy sáng tạo. Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Tại sao lại phải dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập trung được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn. Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. 4 Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,…. bằng các đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn. Khi chúng ta nối các đường với nhau, ta sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng. Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ. Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…) Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều. Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm. Khi sử dụng Mindmap, ta có thể hiểu nhanh và nắm được những gì cơ bản nhất của một chủ đề. Thông tin trong Mindmap không rời rạc như kiểu tóm tắt thông thường mà được nối kết với nhau thông qua hệ thống những nhánh và phân nhánh. Với những ưu điểm đó, Mindmap là một cách thông minh để giải quyết một vấn đề có nhiều hướng phát triển. Mindmap ngắn gọn hơn hẳn cách tóm tắt ý truyền thống vì ta chỉ cần một tờ giấy là đủ, và nếu ta đột nhiên nghĩ thêm được ý nào mới thì ta vẫn có thể vẽ thêm vào sơ đồ của mình ý mới đó. Vì tính cấu trúc đơn giản của một sơ đồ tư duy, chỉ cần xem qua một lần cũng có thể ghi nhớ một cách dễ dàng những thông tin bao hàm trong đó, ngay cả khi cần hồi tưởng lại cũng rất thuận tiện. Một sơ đồ tư duy tốt còn giúp ta có hứng thú hơn khi sáng tạo những hình vẽ, biểu tượng ghi nhớ của riêng mình. 1.4 Các bước thực hiện Bước 1: Viết chủ đề chính vào giữa tờ giấy. Có thể vẽ hình ảnh bao quanh để giúp chủ đề nổi bật và khắc sâu vào não bộ. Bước 2: Từ chủ đề tiếp tục vẽ thêm các nhánh lớn, từ các nhánh lớn lại vẽ tiếp nhánh phụ, phân nhánh của nhánh phụ…Nhánh càng gần chủ đề thì càng tô đậm hơn, dày hơn. Hãy dùng màu sắc vì màu sắc giúp não chúng ta phân biệt thông tin tốt hơn. Bước 3: Trên mỗi nhánh ghi thông tin một cách vắn tắt nhất (từ hoặc câu đơn). Tránh dùng những từ ngữ câu cú dài dòng vì vừa rối mắt vừa ít có giá trị ghi nhớ. Nên dùng chữ in hoa. Mỗi nhánh chính nên dùng một màu sắc khác nhau. Sử dụng nhiều hình vẽ, biểu tượng sẽ giúp kích thích thị giác và não bộ ghi nhớ thông tin nhanh hơn, lâu hơn. Dùng đường cong thay vì đường thẳng khi vẽ nhánh. 5 Khi bế tắc ở một nhánh nào đó, hãy chuyển sang nhánh khác. Ghi ngay ý tưởng vào giấy khi nó đột nhiên xuất hiện. Như vậy, một Mindmap đúng sẽ cực kì hữu dụng khi giúp ta liên kết thông tin trong một bài học hoặc giải quyết một vấn đề. Thay cho cách tóm tắt dàn ý thông thường, sơ đồ tư duy sẽ ít để rơi rớt thông tin hơn, mà còn khiến não bộ của ta hoạt động hiệu quả hơn hẳn. Một số phần mềm giúp vẽ Mindmap: MindManager - một phần mềm do Tony Buzan sáng tạo và được dùng nhiều tại Việt Nam nhưng chỉ chạy được trên Windows. ConceptDraw MINDMAP Visual Mind Axon Idea Processor Inspiration FreeMind (phần mềm nguồn mở, dùng được trên cả Windows, Mac và Linux) CÁCH THỰC HIỆN I. Kỹ thuật MindMap. Mind Map được tạo thành bởi hầu hết các từ khóa (key word) nên nó tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho chúng ta khi sử dụng. Chỉ với những từ khóa là ta đã có thể nắm bắt được hết nội dung của tất cả những điều mà mình đang muốn ghi nhớ rồi. Vậy từ khóa là gì? Làm sao xác định được từ khóa trong một nội dung văn bản? Ví dụ tham khảo : Đọc kỷ đoạn văn bản sau “Đã từ lâu, người ta biết rằng bộ não của con người có thể được chia ra làm hai phần. Phần não trái và phần não phải. Người ta cũng biết rằng não trái điều khiển phần bên phải của cơ thể, trong khi đó ngược lại, não phải điều khiển phần bên trái cơ thể. Bên cạnh đó, người ta cũng phát hiện rằng việc não trái bị hư tổn sẽ gây ra nửa phần cơ thể bên phải bị tê liệt. Tương tự, nếu như não phải bị hư tổn sẽ khiến nửa phần cơ thể bên trái bị tê liệt” Theo cách viết truyền thống và cách học như từ trước đến giờ thì ta sẽ phải học thuộc lòng đoạn văn đó hoặc đọc đi đọc lại để nhớ được hết thông tin mà nó truyền đạt. Tuy nhiên, trong đó có rất nhiều từ không cần thiết, nếu ta loại bỏ những từ đó đi và chỉ đọc từ khóa thôi thì ta cũng dễ dàng nắm được ý chính mà tiết kiệm được thời gian hơn nhiều. Để chứng minh cho điều đó, hãy thử đọc 2 đoạn văn dưới đây : 6 “… não người chia hai phần … não trái não phải … não trái điều khiển bên phải cơ thể … não phải điều khiển bên trái cơ thể … não trái hư tổn, cơ thể bên phải tê liệt … não phải hư tổn, cơ thể bên trái tê liệt …” “Đã từ lâu, người ta biết rằng bộ … của con … có thể được … ra làm … Phần … và phần … Người ta cũng biết rằng … phần … của …, trong khi đó, ngược lại, … phần … Bên cạnh đó, người ta cũng phát hiện rằng việc … bị … sẽ gây ra nửa … bị … Tương tự, nếu như … bị … sẽ khiến nửa phần … bị …” Sau khi đọc xong 2 đoạn văn, chắc chắn nhận ra rằng đoạn văn thứ 1 tuy ít từ ngữ hơn nhưng ta vẫn nắm được toàn bộ thông tin, còn đoạn văn ở dưới chứa hầu hết các từ ngữ trong đoạn văn gốc thì lại chẳng mang đến cho chúng ta một thông tin bổ ích nào. Do đó, bước đầu tiên các ta nên tự tập cho mình thói quen chỉ chú ý đến từ khóa, ghi nhớ từ khóa là đủ để chúng ta nắm bắt được toàn bộ nội dung cần truyền đạt. Ngoài ra, từ khóa là một yếu tố không thể thiếu của Mind Map, ta sẽ phải dùng những từ khóa đó để lập nên Mind Map cho chính mình. Lập sơ đồ tư duy Bước 1 : Xác định từ khóa. (Bước này đã hướng dẫn ở trên) Bước 2 : Vẽ chủ đề ở trung tâm. 7 Bước này ta sẽ sử dụng một tờ giấy trắng (không kẻ ô) đặt nằm ngang và vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Giấy trắng không kẻ ô sẽ giúp cho ta sáng tạo hơn, không bị những ô vuông cản trở suy nghĩ của ta. Vẽ trên giấy nằm ngang sẽ giúp ta có được không gian rộng lớn hơn để triển khai các ý. Cần vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, từ đó mới phát triển ra các ý khác ở xung quanh nó. Có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc mà mình thích, chủ đề trung tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt. Chủ đề trung tâm cần gây sự chú ý để chúng ta dễ nhìn nhận vấn đề. Bước 3 :Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1) Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang, như vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn. Bước 4 : Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, … Ở bước này, các ta vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v… để tạo ra sự liên kết. Nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho mind map của chúng ta nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn. 8 Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng. Hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời gian bất cứ lúc nào có thể. Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu. Bước 5 : Thêm các hình ảnh minh họa Ở bước này, ta nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn bằng cách thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như lưu chúng vào trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ của con người có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết. Đừng ngại mình vẽ xấu, cứ vẽ theo những gì ta nghĩ, những gì ta liên tưởng, đôi khi càng hài hước càng giúp ta nhớ chúng được lâu hơn. Lưu ý những quy tắc sau : Đừng suy nghĩ quá lâu mà hãy viết liên tục. Việc các ta dừng lại để suy nghĩ một vấn đề nào đó quá lâu sẽ khiến cho những suy nghĩ tiếp theo của các ta bị ngăn lại. Ta mải lo cho vấn đề đó mà sẽ quên mất những vấn đề tiếp theo. Do đó, các ý nên được triển khai một cách liên tục để duy trì sự liên kết Không cần tẩy xóa, sửa chữa. 9 Viết tất cả những gì mình nghĩ cho dù nó có ngớ ngẩn, ngu ngốc đến đâu đi chăng nữa, đừng bỏ lỡ những ý tưởng đó. Đôi khi những ý nghĩ tưởng như điên rồ lại là một ý tưởng cực kỳ độc đáo và sáng tạo mà ta không ngờ được đó. Sơ đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài, và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, các từ ngữ nằm bên trái Sơ đồ tư duy nên được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài) 10 [...]... trên sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi nó tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học Sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn Chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy, bất kỳ... đồ tư duy, thấy được sự tư ng thích giữa sơ đồ tư 18 duy với cấu tạo, chức năng và hoạt động của bộ não Từ đó thấy được vai trò quan trọng của nó trong học tập và trong đời sống Sơ đồ tư duy không chỉ có tác dụng với mỗi cá nhân mà nó còn phát huy được sức mạnh của tập thể Tài liệu này đặt ra mục đích, nhiệm vụ đó là: ứng dụng triệt để sơ đồ tư duy vào trong dạy học để phát huy tối đa khả năng tư duy, ... Buzan đã đưa ra Bản đồ tư duy để giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của ta rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “Sắp xếp” ý nghĩ của ta 16 Use Mind Map Có thể nói, đây là một phương pháp tiếp cận tiên tiến... ứng dụng cho giáo viên 11 12 13 Lập bản đồ tư duy (hoặc bản đồ ý tư ng) là việc bắt đầu từ một ý tư ng trung tâm và viết ra những ý khác liên quan tỏa ra từ trung tâm Bằng cách tập trung vào những ý tư ng chủ chốt được viết bằng từ ngữ của ta, sau đó tìm ra những ý tư ng liên quan và kết nối giữa những ý tư ng lại với nhau hình thành nên một bản đồ tư duy Tư ng tự, nếu ta lập một sơ đồ kiến thức, nó... thuyết trình được nội dung bài học Sơ đồ tư duy cung cấp cho ta cái nhìn chi tiết và cụ thể Khi mọi người tập trung vào chủ đề ở giữa thì bộ não của mỗi thành viên đều hướng tới trọng tâm tạo nên sự đồng thuận tập thể, cùng hướng tới một mục tiêu chung và định hướng được kết quả Các nhánh chính của sơ đồ tư duy đưa ra cấu trúc tổng thể giúp các thành viên định hướng tư duy một cách logic Bên cạnh đó, các... học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn mà chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống Sử dụng sơ đồ tư duy giúp các em giải quyết được các vấn đề trên và nâng cao hiệu quả học tập Sau khi nghiên cứu cuốn... giúp học sinh ghi chú lại bài giảng một cách có phương pháp hơn Chỉ ghi lại những gì then chốt của bài giảng Và sau đó, ở thập niên 70, Peter Russel cùng với Tony truyền bá phương pháp Mind-map rộng ra bên ngoài (http://www.peterussell.com/pete.html) 17 Đây là một phương pháp tiến bộ, nhiều công ty hàng đầu thế giới và các tạp chí đánh giá rất cao về phương pháp này Tạp chí Forbes từng bình luận: “Buzan... vài thứ, thêm thông tin hoặc thêm vài câu hỏi Vì vậy, để trống nhiều chỗ trên bản đồ là một ý hay để sau đó ta có thể thêm vào những ý tư ng mới Nâng chất Bản đồ tư duy Bản đồ tư duy của ta là tài sản riêng : một khi ta hiểu cách tạo ra những ghi chú trong Bản đồ tư duy, ta có thể phát huy các quy tắc của riêng mình để làm cho nó tốt hơn Những đề nghị sau đây có thể giúp ta tăng hiệu quả của việc đó:... tư duy, đặc biệt là tư duy hệ thống, giúp người học rèn luyện các kỹ năng, để dễ dàng tiếp nhận được kiến thức sau này và giải quyết được những vấn đề gặp phải trong cuộc sống Đặc biệt trong việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm Sơ đồ tư duy chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới để mỗi cá nhân có thể hiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến của quá trình tư duy theo nhóm đang... sơ đồ tư duy và tổng quan toàn bộ kết quả của nhóm ra sao Điều này giúp tiết kiệm thời gian làm việc trong nhóm do các thành viên không mất thời gian giải thích ý tư ng của mình thuộc ý lớn nào Trong quá trình thảo luận nhóm có rất nhiều ý kiến trong khi đó mỗi người luôn giữ chính kiến của mình, không hướng vào mục tiêu đã đề ra dẫn đến không rút ra được kết luận cuối cùng Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ . thân”. Làm sao chúng ta có thể sử dụng Mind- map. Ta có thể sử dụng các tools có trên Internet như : Freemind, MindManager, ConceptDraw MINDMAP, Visual Mind, Axon Idea Processor, Inspiration,… phần mềm giúp vẽ Mindmap: MindManager - một phần mềm do Tony Buzan sáng tạo và được dùng nhiều tại Việt Nam nhưng chỉ chạy được trên Windows. ConceptDraw MINDMAP Visual Mind Axon Idea Processor . điểm của Mind Map là giúp người ta nhìn vấn đề một cách toàn diện hơn, nói cách khác thì Mind Map là tư duy hệ thống, không chỉ nhìn thấy cây mà còn thấy cả rừng 1. 2 Ứng dụng của MindMap: Những

Ngày đăng: 06/04/2015, 00:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w