1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

kỹ thuật trồng sầu riêng

10 402 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 175,93 KB

Nội dung

Sổ tay Chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền núi Kỹ thuật trồng Sầu Riêng I. Yêu cầu sinh thái: I.1. Nhiệt độ, độ ẩm lợng ma: Cây sầu riêng có thể sinh trởng, phát triển ở nhiệt độ từ 24 - 30 o C, ẩm độ không khí 75 - 80%. Khi cây ra hoa cần có nhiệt độ không khí từ 20 - 22 o C, độ ẩm 50 - 60%. Lợng ma từ 1.600 - 4.000mm/năm, nhng tốt nhất là 2.000mm/năm, mùa khô không quá 3 tháng, khi trái già, chín không có ma. I.2. Độ cao so với mặt biển: Cây sầu riêng không đòi hỏi khắt khe về độ cao so với mặt biển, vùng Di Linh, Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng có độ cao khoảng 1.100m, sầu riêng vẫn phát triển tốt, tuy nhiên thời gian thu hoạch quả ở vùng cao có chậm hơn ở vùng đồng bằng khoảng 2 tháng. I.3. Đất trồng: Cây sầu riêng có thể sinh trởng, phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Nhng tốt nhất là loại đất thịt, thoát nớc tốt, gần nguồn nớc tới, hàm lợng muối trong đất không cao hơn 0,02%. pH từ 4,5 - 6,5; nếu trồng ở đất có pH 5,5 - 6,5 hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora - Palmivora hại cây. II. Giống sầu riêng: II.1. Nhân giống: Có thể trồng sầu riêng bằng hạt, nhng hiện nay các vùng sầu riêng trồng bằng cây ghép là chủ yếu, dùng phơng pháp ghép mắt hoặc ghép cành. II.2. Tiêu chuẩn cây giống tốt: Có nguồn gốc ở Trung Quốc, thích hợp nhiều vùng núi cao ở miền Bắc. Gốc ghép phải thẳng, đờng kính gốc ghép 1,0 - 1,5cm bộ rễ phát triển tốt. Thân thẳng, số cành lá từ 3 cành cấp 1 trở lên, các lá ngọn đã trởng thành nhanh tốt và có hình dạng, kích thớc đặc trng của giống. Chiều cao cây giống (từ mặt giá thể bầu rơm đến đỉnh chồi) từ 80cm trở lên. - Độ thuần: Cây giống sản xuất phải đảm bảo chất lợng và sản xuất phải đúng nh tên gọi ghi trên nhãn hiệu. Cây giống sinh trởng khỏe, không có sâu bệnh nh bệnh thán th, bệnh phytophthora, rầy phấn Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng 1 Sổ tay Chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền núi II.3. Những giống sầu riêng phổ biến hiện nay: II.3.1. Giống sầu riêng Cơm vàng sữa hạt lép (thờng gọi là giống sầu riêng Chín Hoá). Hiện đang đợc trồng khá phổ biến ở các tỉnh: Bến Tre, Bình Phớc, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tây Nguyên Cây có đặc tính sinh trởng tốt, dạng tán hình tháp, lá thuôn dài, mặt trên bóng láng và có màu xanh đậm, cho quả sớm đối với cây ghép sau 4 năm trồng nếu đợc chăm sóc tốt. Mùa thu hoạch từ tháng 5 - 6 dơng lịch hàng năm. Thời gian ra hoa đến thu hoạch từ 3,5 - 4 tháng. Năng suất cao và khá ổn định (300kg/cây/năm, đối với cây khoảng 20 năm tuổi). Quả to 2,5 - 3kg/quả, dạng hình cầu cân đối, đẹp, vỏ trái màu vàng đồng đều khi chín, cơm quả màu vàng, không sơ, không sợng, vị béo ngọt, mùi thơm, hạt lép nhiều và tỷ lệ cơm khá cao (28,8%), hơi nhão nếu để muộn. Vì vậy nên hái sớm khi một đoạn đầu gai chuyển sang màu nâu (chủ vờn gọi là cháy gai) khoảng 6- 7mm. II.3.2. Giống sầu riêng Ri 6: Hiện đang đợc trồng khá phổ biến ở các tỉnh: Bến Tre, Bình Phớc, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần thơ Cây có đặc tính sinh trởng khá, phân cành ngang đẹp, dạng tán hình tháp, lá hình xoan và có màu xanh đậm trên mặt. Cây ghép cho quả khá sớm sau 3 năm trồng nếu đợc chăm sóc tốt. Mùa thu hoạch từ tháng 5 - 6 dơng lịch hàng năm . Thời gian ra hoa đến thu hoạch từ 3 - 3,5 tháng. Năng suất khá cao và khá ổn định (200kg/cây/năm, đối với cây khoảng 12 năm tuổi). Trái có trọng lợng trung bình 2 - 2,5kg/trái, có hình elip, vỏ quả màu vàng khi chín, cơm quả có màu vàng đậm, không sơ, không sợng, ráo, vị béo ngọt, thơm, hạt lép nhiều và tỷ lệ cơm cao (33%). II.3.3. Giống sầu riêng Monthong. Hiện đang đợc trồng ở các tỉnh: Bến Tre, Bình Phớc, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đắc Lắc Cây có đặc tính sinh trởng khá tốt, dạng tán hình tháp, lá thuôn dài, mặt trên bóng láng, phẳng và có màu xanh hơi sậm. Cây ghép cho quả khá sớm sau 3 năm trồng nếu đợc chăm sóc tốt. Mùa thu hoạch từ tháng 5 - 8 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng 2 Sổ tay Chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền núi dơng lịch hàng năm. Thời gian từ ra hoa đến thu hoạch từ 3,5 - 4 tháng. Năng suất khá cao và khá ổn định (140kg/cây/năm, đối với cây khoảng 9 năm tuổi). Quả khá to 2,5 - 4,5kg/quả thờng có dạng hình trụ, vỏ quả màu vàng nâu khi chín, cơm quả màu vàng nhạt, sơ to trung bình, thờng không sợng (ít sợng vào tháng 7 - 8 dơng lịch), ráo, vị ngọt béo, thơm trung bình, hạt lép nhiều, tỷ lệ cơm cao (31,3%). Đây là giống có thể bảo quản bằng phơng pháp đông lạnh. III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc: III.1. Vờn trồng sầu riêng: III.1.1 Đào mơng lên líp: Vùng ĐBSCL và những nơi có điều kiện tơng tự cần có hệ thống mơng líp thông nhau để thuận tiện cho việc di chuyển trên vờn cũng nh cung cấp và thoát nớc kịp thời cho vờn cây khi cần thiết. Mơng líp có kích thớc nh sau: Mơng rộng 2m, líp rộng 5 - 6m (nếu trồng hàng đơn) và 7 - 8m (nếu trồng hàng đôi). III.1.2. Trồng cây chắn gió: Nếu vờn có diện tích lớn thì nên chia thành lô nhỏ 10 - 20ha và chọn cây có độ cao hợp lý, gỗ chắc, khó đổ ngã để trồng quanh vờn và đờng phân lô làm cây chắn gió cho vờn sầu riêng. III.1.3. Khoảng cách trồng: Nên trồng với khoảng cách nh sau: - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 8m x 6m - 7m, mật độ 178 - 208 cây/ha. - Miền Đông Nam Bộ: 10m x 8m, mật độ 125 cây/ha nếu có sử dụng cơ giới trên vờn. III.1.4. Trồng cây thụ phấn: Sầu riêng là cây tự thụ phấn, nhng quả tự thụ phấn sẽ nhỏ và thờng méo mó hơn quả đợc thụ phấn chéo. Do đó, có thể trồng 1 giống hoặc nhiều giống xen lẫn với nhau trên vờn để sự thụ phấn chéo làm quả sầu riêng lớn hơn năng suất cao hơn. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng 3 Sổ tay Chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền núi Bố trí các giống sầu riêng trên vờn theo sơ đồ sau: z { z { z { z { Giống A z{{z{{ z { z { z { z z Giống B z{{z{{ z { z { z { z z{{z{{ z { z { z { z z{{z{{ Sơ đồ 1 Sơ đồ 2 Ghi chú: + Sơ đồ1: Bố trí 2 giống trên vờn. + Sơ đồ 2: Bố trí 2 giống sầu riêng trên vờn; cứ 2 hàng giống A (giống chủ lực) thì 1 hàng giống B. III.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc: III.2.1. Thời vụ trồng: Cây sầu riêng có thể trồng đợc quanh năm, nhiều nơi trồng vào đầu mùa Hè để giảm bớt chi phí chăm sóc. ở Miền Trung lại không nên trồng vào mùa ma vì thờng gặp gió, bão. III.2.2. Chuẩn bị đất trồng và cách trồng: Nên đắp ụ để trồng sầu riêng (ụ đất rộng 1m, cao hơn mặt đất tự nhiên hay mặt líp khoảng 50 - 60cm) và đào hố trồng trên ụ đã đắp, hố trồng có kích thớc 0,6m x 0,6m x 0,6m. Sau đó bón phân vào hố đã đào gồm 15kg phân hữu cơ + 0,5kg Super lân + 0,2kg NPK (15:15:15) hoặc NPKMg:( 15: 15: 6: 4) + vôi 0,5 - 1kg + thuốc sát trùng Regent 10 - 12g. Số lợng phân này đợc trộn đều với lớp đất mặt để hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp của rễ cây với phân bón. Đặt cây con: Đặt cây vào hố trồng, lấp đất ngang mặt bầu cây con, cắm cọc giúp cây khỏi đổ ngã, che bớt ánh sáng và tới nớc ngay sau khi trồng. Chú ý khi vận chuyển cây giống, khi tháo bao nilông của bầu cây phải cẩn thận để cây không bị thơng tổn. III.2.3. Tủ gốc giữ ẩm: Cần sử dụng rơm hoặc cỏ khô phủ 1 lớp dày 10 - 20cm, cách gốc 10 - 15cm tuỳ theo cây lớn hay nhỏ để giữ ẩm, bớt công tới nớc, nhng mùa ma nên bỏ rơm tủ vì dễ gây bệnh và cũng là ổ chứa mối hại cây sầu riêng. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng 4 Sổ tay Chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền núi III.2.4. Làm cỏ, trồng xen: Trồng xen những cây ngắn ngày trong vờn sầu riêng để hạn chế cỏ dại phát triển. Trong năm đầu cỏ dại phát triển mạnh, phải diệt cỏ bằng tay, máy cắt cỏ hoặc bằng thuốc hoá học nh: Glyphosate, Gramoxone III.2.5. Tới nớc: Giai đoạn cây con mới trồng tới ẩm mỗi ngày 1 lần trong khoảng 4 tháng. Sau đó chỉ tới khi gặp hạn. Giai đoạn cây ra hoa kết quả cần ẩm nhng thời kỳ này ở miền Nam đang là mùa khô nên cần tới cách ngày giúp hoa phát triển tốt, hạt phấn mạnh khoẻ. Sau khi đậu quả tiếp tục tới, tăng dần lợng nớc giúp quả phát triển. Nhng tới quá nhiều sẽ làm rụng hoa, rụng quả và cơm sầu riêng có thể bị nhão. III.2.6. Tỉa cành tán: Cành cần cắt tỉa: Các loại cành mọc đứng bên trong tán, ốm yếu, bị sâu bệnh, mọc quá gần mặt đất. Giữ lại các cành: Các cành mọc ngang, khoẻ mạnh ở độ cao 1m so với mặt đất (khi cây cho trái). Công tác tỉa cành tạo tán cần đợc tiến hành thờng xuyên, liên tục mới có thể tạo đợc cây sầu riêng có bộ tán thông thoáng cân đối. Chú ý cần quét vôi vào vết cắt có đờng kính > 1cm. III.2.7. Tỉa hoa, tỉa quả: III.2.7.1. Tỉa hoa: Cây sầu riêng ra rất nhiều hoa nhng thờng tập trung thành 3 đợt chính. Hoa cần đợc tỉa tha, có 2 cách nh sau: - Tỉa hoa tha của đợt 1 và đợt 3, không tỉa hoa ra đợt thứ 2. - Tỉa tha hoa ra đợt thứ 2, không tỉa tha những hoa ra đợt 1 và đợt 3. Tỉa hoa theo cách nào là tuỳ thuộc vào ý định của thời điểm thu hoạch trái của nhà vờn, nhng không nên giữ lại tất cả các hoa ảnh hởng đến việc thụ phấn và đậu quả. III.2.7.2. Tỉa quả: Công việc tỉa quả đợc chia làm 3 lần chính nh sau: - Lần 1: Tỉa trái vào tuần thứ 3 hoặc 4 sau khi hoa nở và cần kết thúc trớc khi quả phát triển nhanh (khoảng tuần thứ 5 sau khi hoa nở). Cắt tỉa các loại quả đậu dày đặc trên chùm (mỗi chùm không nên để nhiều hơn 2 trái), tỉa bỏ quả méo mó, sâu bệnh. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng 5 Sổ tay Chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền núi - Lần 2: Tỉa quả vào tuần thứ 8 sau khi hoa nở. Cần tỉa những quả có dấu hiệu phát triển không bình thờng để có thể điều chỉnh lại sự cân bằng dinh dỡng giúp quá trình tạo cơm quả đợc thuận lợi. - Lần 3: Tỉa quả vào lần thứ 10 sau khi hoa nở, cắt tỉa những quả có hình dạng không đặc trng của giống, tạo thuận lợi cho sự phát triển cơm, kích thớc và hình dáng quả. III.2.8. Bón phân : III.2.8.1. Giai đoạn cây con và những năm đầu cho quả: Bón 5 - 10kg phân gà/gốc kết hợp với phân vô cơ theo công thức N: P: K: Mg = 18: 11: 5: 3 hoặc: 15: 15: 6: 4. Theo liều lợng và số lợng bón nh sau: Liều lợng và số lần bón phân theo tuổi cây Tuổi cây Liều lợng (kg/cây/năm) Số lần bón trong năm 1 0.3 4 2 0.6 4 3 1.0 3 4 2.0 3 5 2.5 3 6 4.0 3 7 5.0 3 8 5.0 3 9 6.0 3 III.2.8.2. Giai đoạn cho quả ổn định: Đối với cây có đờng kính tán 5 - 6m đang phát triển bình thờng có thể bón nh sau: - Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tiến hành tỉa cành, bón phân gà hoai mục 20 - 30kg/cây (hoặc phân Humix, Dynamic lifter theo liều lợng khuyến cáo trên bao bì) kết hợp với phân vô cơ có hàm lợng đạm cao theo công thức N: P: K: Mg (18: 11: 5: 3 hoặc 15: 15: 6: 4) với liều lợng 2 - 3kg/cây. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng 6 Sổ tay Chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền núi - Lần 2: Trớc ra hoa 30 - 40 ngày bón phân vô cơ có hàm lợng lân cao theo công thức N: P: K (10: 50: 17) với liều lợng 2 - 3kg/cây để giúp quá trình ra hoa dễ dàng. - Lần 3: Khi quả sầu riêng to bằng quả chôm chôm cần bón phân có hàm lợng kali cao theo công thức N: P: K: Mg (12: 12: 17:2) với liều lợng 2 - 3kg/cây. - Lần 4: Trớc khi quả chín 1 tháng bón 2 - 3kg phân nh NPK (16 - 16 - 8) kết hợp với 1 - 1,5kg phân KNO 3 để tăng chất lợng quả. Chú ý lần bón phân này không trễ hơn 1 tháng trớc khi thu hoạch, bón muộn sẽ có nhiều nguy cơ làm giảm phẩm chất quả nh cơm bị sợng và nhão. Ngoài ra có thể sử dụng phân bón lá có hàm lợng kali cao để góp phần nâng cao năng suất phẩm chất quả. Phun phân bón lá làm 5 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần bắt đầu từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 9 sau khi đậu quả. III.2.9. Xử lý ra hoa sớm: Có thể xử lý để sầu riêng ra hoa sớm hơn chính vụ nh: - Tạo khô hạn: Ngay sau khi thu hoạch vụ trớc tiến hành bón phân, tới nớc giúp cây hồi phục nhanh. Khi cây đã ra đợc ít nhất 2 lần đọt ( lần đọt cuối cùng đã chuyển sang giai đoạn thuần thục) và bón phân lần 2 đã đợc 30 - 40 ngày, cần tạo khô hạn cho cây. + Quét dọn tất cả các vật liệu tủ gốc, không tới nớc, tháo cạn nớc trong vờn (áp dụng cho vùng có đào mơng lên líp). + Phủ vải nhựa: Khi đất bên dới tán cây khô ráo tiến hành phủ vải nhựa, nhằm đảm bảo nớc không đến đợc vùng rễ cây. - Ngoài ra, phun phân bón lá có hàm lợng lân và kali cao để giúp quá trình ra hoa đợc thuận lợi hơn. Điều kiện để cây sầu riêng ra hoa và phát triển hoa: Cây thật khoẻ mạnh và cân đối dinh dỡng. Có thời gian khô hạn liên tục từ 7 - 14 ngày. Nhiệt độ không khí từ 20 - 22 o C, ẩm độ 50 - 60%. Chú ý: việc tạo khô hạn phải thật tốt thì cây sầu riêng mới có thể ra hoa. III.2.10. Thụ phấn nhân tạo: Thực hiện thụ phấn nhân tạo vào lúc 21 - 22 giờ để giúp quả sầu riêng đầy đặn không bị lép. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng 7 Sổ tay Chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền núi IV. Phòng bệnh hại chính. IV.1. Sâu đục quả (Conogethes punctiferalis (Guenée)): Sâu trởng thành đẻ trứng trên vỏ quả non, sâu non nở ra thờng ăn ở phần vỏ sau đó đục vào trong quả, sâu non hóa nhộng ngay trên đờng đục hoặc ra ngoài và hoá nhộng trên vỏ quả. Phòng trị: Dùng túi chuyên dùng để bao quả. Cắt tỉa quả xấu phát triển kém, trái bị nhiễm trong chùm quả. Dùng bẫy đèn với ánh sáng tím để bẫy sâu trởng thành vào đêm. Tạo điều kiện cho thiên địch (ong, bọ xít, kiến ) phát triển để hạn chế sâu hại. Phun thuốc Cymbush, Sagosuper, Karate theo hớng dẫn của cán bộ kỹ thuật. IV.2. Rầy phấn (Allocaredara malayensis Crawford): Đây là đối tợng gây hại rất quan trọng trên cây sầu riêng. Rầy trởng thành và ấu trùng thờng sống ở mặt dới lá và chích hút những lá non, lá bị hại thờng có những chấm vàng, khi bị hại nặng lá thờng khô, cong lại và rụng hàng loạt ảnh hởng đến sự phát triển, ra hoa và đậu quả của cây. Phòng trị: Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt để trừ rầy. Phun nớc khi lá vừa mở để giảm mật độ rầy, bảo vệ thiên địch đối với rầy nh ong ký sinh họ Encyrtidae, bọ rùa và nhện. Khi mật độ rầy cao có thể dùng các loại thuốc nh: Butyl, Bascide, Actara, Applaud, Confidor phun theo liều lợng sử dụng theo hớng dẫn của chuyên môn. IV.3. Rệp sáp (Planococcus sp). Rệp sáp gây hại trên sầu riêng từ khi còn non. Ngoài ra chúng còn tiết ra mật đờng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển làm giảm giá trị thơng phẩm của quả. Phòng trị: Phun nớc vào quả có thể rửa trôi rệp sáp trên quả. Tỉa bỏ những quả non bị nhiễm nặng. Tránh trồng xen với những cây bị nhiễm rệp sáp nh mãng cầu, Phun thuốc khi rệp cao bằng Pyrnex, Supracide, Fenbis, Dầu D - C Tron plus, IV.4. Bệnh xì mủ chảy nhựa (do nấm Phytophthora palmivora): Đây là bệnh hại rất quan trọng đối với sầu riêng, do nấm Phytophora palmivora gây ra. Nấm gây hại rễ non gần mặt đất và lan dần đến vỏ của gốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng 8 Sổ tay Chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền núi cây sát mặt đất và di chyển lên vỏ của thân cây làm thân cây bị biến màu nâu, sau đó bị thối và chảy nhựa. Phòng trị: Đối với vờn mới trồng nên thiết kế líp trồng cao ráo và vị trí trồng phải cách mặt nớc cao nhất hằng năm từ 70 - 100cm. Chọn giống có tính chống chịu bệnh cao để dùng làm gốc ghép nh giống lá quéo. Trồng với mật độ thấp, khoảng cách cây từ 8 - 10m, tạo điều kiện thông thoáng. Bón phân chuồng tạo cho đất tơi xốp và cung cấp các nguyên tố vi lợng cho cây, hạn chế độ ẩm cao trong vờn nhất là trong mùa ma. Trên vờn sầu riêng đang cho quả nên tỉa cành tạo tán, giúp cây thông thoáng kết hợp với việc tái tạo hệ thống thoát nớc thật tốt trong mùa ma, tránh bộ rễ bị thối do ngập nớc. Bơm thuốc Phosphonate vào thân cây để ngừa nấm Phytophora palmivora gây hại từ bộ rễ. Phát hiện sớm cây bị bệnh chảy mủ để cạo sạch vết bệnh và dùng Super Mexyl MZ 72WP, Alpine 80WP, Ridomyl Gold, Aliette liều lợng từ 30 - 50g/1 lít nớc quét lên vết bệnh vài lần. Có thể dùng các loại thuốc trên tới xung quanh gốc theo nồng độ từ 30 - 50g/10 lit nớc. IV.5. Bệnh thán th (do nấm Collectotrechim zibethinum): Bệnh thán th khá phổ biến trên cây sầu riêng, vết bệnh thờng bắt đầu từ mép lá hay từ chóp lá lan dần vào trong phần phiến lá có màu nâu đậm, vết bệnh điển hình là để lại các đờng viền tròn có màu nâu đậm dọc theo hai bên gân chính của lá. Thờng bệnh xuất hiện trên cây kém phát triển, nhất là trong mùa nắng hay sau khi thu hoạch. Phòng trị: Tạo vờn thông thoáng, tỉa bỏ và tiêu huỷ những cành bị bệnh nặng. Cung cấp nớc và phân bón đầy đủ cho cây sinh trởng và phát triển bình thờng. Phun thuốc khi cây vừa xuất hiện bệnh bằng các loại thuốc nh: Bandazol 50WP, Benomyl 50WP, Thi - M 500SC, Masin 70WP, Bavistin 50FL, Benlat 50WP nồng độ 0,1% hoặc sử dụng Manzate, Appencarb theo hớng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng 9 Sổ tay Chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền núi IV.6. Bệnh thối hoa (do nấm Fusarium sp): Hoa bị bệnh gây hại có màu nâu đen, vết bệnh hơi lõm xuống, vết bệnh bắt đầu từ 2 mảnh vỏ bao quanh hoa, sau đó lan dần vào trong phần cánh hoa làm cho hoa thối và rụng. Phòng trị: Tỉa cành tạo tán cho cây và vờn cây thông thoáng, nên tỉa bớt và để các hoa trên cành tha, làm vệ sinh và tiêu huỷ các hoa nhiễm bệnh rơi rụng dới tán cây. Phun thuốc phòng khi hoa chuẩn bị nở nh: Thio - M 500SC 10 - 15ml/8 lít, Rovral 10 - 20g/bình 8 lít, Hạt vàng 50WP 10 - 20g/bình 8 lít, Champion 77WP 15 - 20g/bìn 8 lít nớc, Glory 50 SC 5 - 8ml/bình 8 lít, và các loại thuốc gốc đồng (Cu) khác theo hớng dẫn của cán bộ kỹ thuật. IV.7. Bệnh nấm hồng (do nấm Corticium salmonicolor): Nấm bệnh thờng gây hại trên các cành cây rậm rạp. Nấm thờng tạo một lớp tơ nấm lúc đầu có màu trắng lục sau đó chuyển sang màu hồng nhạt phát triển xung quanh vỏ cành cây, nấm hút dinh dỡng làm vỏ cành chỗ bị hại khô và rụng lá cả cành, cuối cùng làm cành chết khô. Phòng trị: Cần trồng cây với mật độ tha, tỉa cành cho cây thông thoáng, tỉa bỏ và tiêu huỷ các cành bị bệnh. Phun ngừa các loại thuốc nh: Vanicide 5SL, Hạt vàng 50WP 10 - 20 g/bình 8 lít, Bonanza 10 - 20g/bình 8 lít, Rovral 10 - 20 g/bình 8 lít, Metazeb 72WP 20 - 25g/bình 8 lít. V. Thu hoạch bảo quản: Nên thu hoạch quả từ trên cây không để quả rụng xuống đất, cần chú ý tránh làm trầy xớc quả, giữ quảnơi thoáng mát để giảm sự thiệt hại ở giai đoạn sau thu hoạch. Nên xử lý thuốc Aliette 80WP 20g/8 lít nớc hoặc Agrifos 400 10ml/8 lít nớc phun trực tiếp vào quả sầu riêng trên cây ở thời điểm 1 tuần trớc khi thu hoạch. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng 10 . sầu riêng trên vờn; cứ 2 hàng giống A (giống chủ lực) thì 1 hàng giống B. III.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc: III.2.1. Thời vụ trồng: Cây sầu riêng có thể trồng đợc quanh năm, nhiều nơi trồng. miền núi II.3. Những giống sầu riêng phổ biến hiện nay: II.3.1. Giống sầu riêng Cơm vàng sữa hạt lép (thờng gọi là giống sầu riêng Chín Hoá). Hiện đang đợc trồng khá phổ biến ở các tỉnh:. công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền núi Kỹ thuật trồng Sầu Riêng I. Yêu cầu sinh thái: I.1. Nhiệt độ, độ ẩm lợng ma: Cây sầu riêng có thể sinh trởng, phát triển ở nhiệt độ từ

Ngày đăng: 05/04/2015, 17:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w