Kỹ thuật trồng Sầu riêng (Durio Zibethius) potx

8 542 7
Kỹ thuật trồng Sầu riêng (Durio Zibethius) potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật trồng Sầu riêng (Durio Zibethius) I.YÊU CẦU: 1. Nhiệt độ, ẩm độ: Sầu riêng ưa khí hậu nóng và ẩm, độ ẩm cao và ổn định. Những nơi có khí hậu khô hanh không thích hợp với cây sầu riêng, cây sầu riêng có thể sinh trưởng, phát triển ở nhiệt độ từ 24 – 30 o C, ẩm độ không khí vào khoảng 75 – 80%. 2. Lượng mưa: Cây sầu riêng có thể sinh trưởng, phát triển ở nơi có lượng mưa từ 1.600 – 4.000 mm/năm, nhưng tốt nhất là 2.000mm/năm. 3. Độ cao so với mặt biển: Cây sầu riêng không đòi hỏi khắt khe về độ cao so với mặt biển. Tại Việt Nam vùng Di Linh, Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng có độ cao khoảng 1.000m so với mặt biển, sầu riêng vẫn phát triển tốt, tuy nhiên thời gian thu hoạch trái ở vùng cao có chậm hơn ở vùng đồng bằng khoảng 2 tháng. 4. Đất trồng: Cây sầu riêng có thể sinh trưởng, phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng tốt nhất là loại đất thịt, thoát nước tốt gần nguồn nước tưới. Nên trồng ở đất có độ pH khoảng 5,5 – 6,5 để góp phần hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora – palmivora hại cây. II. NHÂN GIỐNG VÀ TIÊU CHUẨN CÂY GIỐNG TỐT: 1. Nhân giống: Hiện nay sầu riêng được trồng bằng cây ghép, dùng phương pháp ghép mắt hoặc ghép cành. 2. Tiêu chuẩn cây giống tốt: Gốc ghép phải thẳng, bộ rễ phát triển tốt. Thân, cành, lá: thân thẳng và vững chắc, có từ 3 cành cấp 1 trở lên, các lá ngọn đã trưởng thành xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống. Chiều cao cây giống (từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi từ 80 cm trở lên). Cây phải đúng giống, cây giống phải đang sinh trưởng khỏe, không mang các loại dịch hại chính như bệnh thán thư, bệnh do phytophthora, rầy phấn, … III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC: 1. Thiết kế vườn: Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và những nơi có điều kiện tương tự cần có hệ thống mương liếp thông nhau để cung cấp và thoát nước kịp thời cho vườn cây khi cần thiết. Có thể đào mương lên líp với kích thước như sau: Mương rộng 2 m, liếp rộng 5 – 6m (nếu trồng hàng đơn) và 7 – 8m (nếu trồng hàng đôi). Ở miền Đông Nam Bộ trồng theo đường đồng mức, nếu thế đất có hơi bị dốc. Nếu thế đất phẳng và thoát nước chậm cần có rãnh thoát nước để tránh bị úng khi mưa lớn. 2. Trồng cây chắn gió: Nếu vườn có diện tích lớn thì nên chia thành từng lô nhỏ (10 – 15ha) và chọn cây có độ cao hợp lý, gỗ chắc, khó đổ ngã để trồng quanh vườn và đường phân lô làm cây chắn gió cho vườn cây sầu riêng. (Tuy nhiên hình dáng và kích thước lô còn tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nơi). 3. Khoảng cách trồng: Nên trồng với khoảng cách như sau: - Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long: (8 x 6 – 7m), mật độ 178 – 208 cây/ha. - Miền Đông Nam Bộ: (10 x 8m), mật độ 125 cây/ha nếu có sử dụng cơ giới trên vườn. 4. Trồng cây thụ phấn: Hoa sầu riêng có thể tự thụ phấn để đậu trái, nhưng trái tự thụ phấn sẽ nhỏ và thường bị méo mó hơn trái được thụ phấn chéo. Do đó, có thể trồng 2-3 giống xen lẫn với nhau trên vườn để sự thụ phấn chéo xảy ra làm trái sầu riêng lớn hơn, năng suất sao hơn. 5. Thời vụ trồng: Cây sầu riêng có thể trồng được quanh năm nếu chủ động việc tưới nước, nhưng thường trồng vào đầu mùa mưa để giảm bớt chi phí chăm sóc. 6. Chuẩn bị đất trồng và cách trồng:Ở Đồng bằng sông Cửu Long, nên đắp ụ để trồng sầu riêng (ụ đất có thể rộng 1m và cao hơn mặt đất tự nhiên hay mặt líp khoảng 50 –60cm) và đào hố trồng trên ụ đã đắp. Ở miền Đông Nam Bộ chỉ đào hố, hố trồng có kích thước 0,6 x 0,6 x 0,6m. Sau đó cho vào hố đã đào một hỗn hợp phân theo tỷ lệ: 1 phần phân gà hoai mục với 3 – 4 phần đất mặt và 200g phân NPK (15:15:15) hoặc NPKMg (15:15:6:4), vôi (0,5 – 1kg), thuốc sát trùng Regent (10 –20g). Đặt cây con: Đặt cây vào hố trồng lấp đất ngang mặt bầu cây con, cắm cọc giữ cây khỏi đổ ngã, che bớt ánh sáng và tưới nước ngay sau khi trồng. Chú ý: Khi vận chuyển cây từ vườn ươm ra ruộng sản xuất, lúc tháo bỏ bao nilon phải thật cẩn thận để cây con không bị tổn thương. Mô đất cần được bồi rộng theo tán cây hàng năm. Cần che bóng cho cây còn nhỏ nhưng không nên che quá 50% ánh sáng mặt trời. 7. Tủ gốc giữ ẩm:Cần sử dụng rơm hoặc cỏ khô phủ kín mô đất lớp dầy 10 – 20cm, cách gốc 10 – 50cm tùy theo cây lớn hay nhỏ. Giữ cho gốc sầu riêng khô ráo sẽ làm giảm sự xâm nhập của nấm bệnh. 8. Làm cỏ, trồng xen: Có thể dùng một số cây ngắn ngày trồng xen trong vườn cây để góp phần hạn chế cỏ dại phát triển. Việc trồng xen cần bảo đảm cây trồng xen không cạnh tranh nước và dinh dưỡng với cây sầu riêng v.v. Năm đầu cỏ dại sẽ phát triển mạnh nên diệt cỏ bằng tay, máy cắt cỏ hoặc bằng thuốc hóa học như: Glyphosate, Gramoxone … 9. Tưới nước: Giai đoạn cây con cần tưới nước để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây khỏe, nhanh cho trái. Giai đoạn cây ra hoa cần tưới cách ngày giúp hoa phát triển tốt, hạt phấn mạnh khỏe, nhưng cần giảm khoảng 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới (chu kỳ tưới không thay đổi) vào thời điểm một tuần trước khi hoa nở giúp hạt phấn khỏe có khả năng thụ phấn đậu trái tốt. Sau khi đậu trái tiếp tục tưới, tăng dần lượng nước đến mức bình thường trở lại, giúp trái phát triển và có chất lượng cao. 10. Tỉa cành tạo tán: Cành cần cắt tỉa: Cành mọc đứng, cành bên trong tán, cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh, cành mọc quá gần mặt đất). Giữ lại các cành: Cành mọc ngang, cành khỏe mạnh, cành ở độ cao 1m so với mặt đất (khi cây cho trái). Chú ý: Cần quét sơn cho vết cắt. 11. Tỉa hoa, tỉa trái: Tỉa hoa: Cây sầu riêng thường ra rất nhiều hoa, nhưng có thể được chia làm 3 đợt chính: Thường có 2 phương pháp tỉa thưa đó là: + Tỉa thưa hoa của đợt 1 và đợt 3, không tỉa hoa ra đợt thứ 2. + Tỉa thưa hoa ra đợt thứ 2, không tỉa thưa những hoa ra đợt 1 và đợt 3. Tỉa hoa theo cách nào là tùy thuộc vào ý định về thời điểm thu hoạch trái của nhà vườn. Nhưng giữ lại tất cả các hoa là không nên. Bởi vì, hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng có thể làm rụng hoa, làm hoa phát triển không hoàn toàn ảnh hưởng đến việc thụ phấn và đậu trái. Tỉa trái: Công việc tỉa trái có thể chia làm 2 lần chính như sau: + Lần 1: Tỉa trái vào tuần thứ 3 hoặc 4 sau khi hoa nở, chú ý việc tỉa trái lần này cần kết thúc trước khi trái phát triển nhanh (khoảng tuần thứ 5 sau khi hoa nở). Vào thời điểm này cần cắt tỉa các loại trái đậu dày đặc trên chùm (mỗi chùm không nên để nhiểu hơn 2 trái), tỉa trái bị méo mó, sâu bệnh. + Lần 2: Tỉa trái vào tuần thứ 8 sau khi hoa nở. Cần tỉa những trái có dấu hiệu phát hiện không bình thường. 12. Bón phân: Tùy theo loại đất, giống và giai đoạn sinh trưởng mà cung cấp lượng và loại phân thích hợp cho cây, cần cung cấp đủ liều lượng phân hữu cơ và vô cơ cho cây sầu riêng. Đối với phân hữu cơ sinh học Humix xem hướng dẫn của nhà sản xuất về loại phân, tác dụng của từng loại và liều lượng cần bón. Vào thời kỳ trái phát triển có thể sử dụng phân bón lá có hàm lượng kali cao để góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất trái. Có thể phun phân bón lá làm 5 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần, bắt đầu từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 9 sau khi đậu trái. Vào thời gian này tránh phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao vì sẽ kích thích cây ra lá mới cạnh tranh dinh dưỡng với trái đang phát triển, làm giảm phẩm chất trái như: cơm trái bị sượng, bị nhão … cần hạn chế ra lá non khi hoa nở để hoa đậu trái tốt. Có thể ngăn ra lá non để tập trung dinh dưỡng nuôi trái bằng cách phun KNO 3 (300g/20lít nước) hoặc MKP (0 – 52 – 34) theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì. Lưu ý: Đối phân vô cơ không dùng Clor hoặc loại phân có Clor để bón cho cây sầu riêng vì Clor có thể làm giảm phẩm chất trái, khi lượng Clor tích lũy trong đất hoặc trong cây đạt đến ngưỡng gây hại. Đối với cây sầu riêng việc bón phân gà là rất cần thiết, bởi vì phân gà có khả năng hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora palmivora, một loại nấm bệnh rất nguy hiểm đối với cây sầu riêng, có thể thay bằng loại phân đã qua chế biến nhưng có nguồn gốc từ phân gà như phân Gà Xử Lý Humix. 13. Xử lý ra hoa sớm: Có thể làm cho cây sầu riêng ra hoa sớm hơn chính vụ như: - Tạo khô hạn: Ngay sau khi thu hoạch vụ trước tiến hành bón phân, tưới nước giúp cây phục hồi nhanh, khi cây đã ra được ít nhất 2 lần đọt (khi lần đọt cuối cùng đã chuyển sang giai đoạn thuần thục) và đã bón phân lần 2 được 30 – 40 ngày chúng ta tiến hành tạo khô hạn như sau: + Quét dọn tất cả vật liệu tủ gốc, không tưới nước, tháo cạn nước trong vườn (áp dụng cho vùng có đào mương lên liếp) giúp đất vùng rễ cây khô nhanh. + Phủ vải nhựa: Khi đất bên dưới tán cây đã khô ráo ta tiến hành phủ vải nhựa, nhằm đảm bảo nước không đến được vùng rễ cây. - Ngoài ra, còn có thể áp dụng thêm các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao để giúp quá trình ra hoa được thuận lợi hơn. 14. Điều kiện để cây sầu riêng ra hoa và phát triển hoa: Cây thật khoẻ mạnh và cân đối dinh dưỡng. Có thời gian khô hạn liên tục từ 7-14 ngày. nhiệt độ không khí từ 20 -22 0 C, ẩm độ 50 - 60%. Chú ý: Việc tạo khô hạn phải thật tốt thì cây sầu riêng mới có thể ra hoa. 15. Hiện tượng sượng phần cơm trái và cách khắc phục: Hiện tượng sượng phần cơm trái do sự kết hợp của nhiều yếu tố như: dinh dưỡng, nước, điều kiện môi trường và trái càng lớn thì tỷ lệ sượng càng cao. Theo kinh nghiệm của nhà vườn thì sầu riêng Mongthong bị sượng là do chế độ canh tác không hợp lý chẳng hạn như: dư nước, dư đạm và bón nhiều phân hóa học. . Kỹ thuật trồng Sầu riêng (Durio Zibethius) I.YÊU CẦU: 1. Nhiệt độ, ẩm độ: Sầu riêng ưa khí hậu nóng và ẩm, độ ẩm cao và ổn định. Những nơi có khí hậu khô hanh không thích hợp với cây sầu. phấn chéo xảy ra làm trái sầu riêng lớn hơn, năng suất sao hơn. 5. Thời vụ trồng: Cây sầu riêng có thể trồng được quanh năm nếu chủ động việc tưới nước, nhưng thường trồng vào đầu mùa mưa để. Chuẩn bị đất trồng và cách trồng: Ở Đồng bằng sông Cửu Long, nên đắp ụ để trồng sầu riêng (ụ đất có thể rộng 1m và cao hơn mặt đất tự nhiên hay mặt líp khoảng 50 –60cm) và đào hố trồng trên ụ

Ngày đăng: 20/06/2014, 12:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan