407 * Thạc sĩ MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO LỰC LƯỢNG SINH VIÊN Nguyễn Thúy Lan Chi*, Nguyễn Thị Mai Linh* Trường Đại học Tôn Đức Thắng Hoàng Khánh Hòa* Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường Tóm tắt Trên địa bàn TP.HCM có khoảng hơn 300.000 sinh viên đang học tập. Đây là lực lượng xung kích, lực lượng nòng cốt, tham gia rất tích cực trong các chương trình, chiến dịch do Thành đoàn Tp.HCM và Hội sinh viên Thành phố tổ chức. Nhận thức được vai trò cũng như tiềm năng của lực lượng sinh viên trong công tác truyền thông môi trường (TTMT) tác giả đã đề xuất và được Sở KH&CN phê duyệt thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”. Tham luận này trình bày tóm tắt các kết quả chính của đề tài này gồm: (i) Mô hình và phương thức truyền thông môi trường mới (do đề tài đề xuất) nhằm phát huy được kiến thức, sáng kiến và nhiệt tình của sinh viên, đồng thời lôi kéo được cộng đồng cùng tham gia hoạt động nâng cao nhận thức môi trường; và (ii) Dự án thí điểm tổ chức đội TNMT tại trường Tôn Đức Thắng, đã được triển khai để đánh giá tính khả thi của mô hình này. Từ khóa: Tuyền thông môi trường, Nhận thức môi trường I. Giới thiệu đề tài Nguyên tắc thứ 10 trong 27 nguyên tắc cơ bản về Phát triển bền vững của Tuyên bố Rio đã nhấn mạnh rằng: "Các vấn đề môi trường sẽ được giải quyết một cách tốt nhất với sự tham gia của tất cả những người dân liên quan ở cấp độ thích hợp”. Ở các nước phát triển, truyền thông và giáo dục môi trường là một lĩnh vực khoa học xã hội được nghiên cứu một cách có hệ thống. Các phương tiện thông tin đại chúng được sử dụng tối đa trong việc nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của dân chúng. Tại các trường học sinh viên, học sinh được khuyến khích tham gia và đưa ra nhiều sáng kiến giải quyết các vấn đề môi trường của địa phương. Các hình thức để học sinh, sinh viên tham gia vào các hoạt động môi trường ở các nước rất phong phú. Trên địa bàn TPHCM có khoảng hơn 300.000 sinh viên đang học tập. Đây là lực lượng xung kích, lực lượng nòng cốt, tham gia rất tích cực trong các chương trình, chiến dịch do Thành đoàn Tp.HCM và Hội sinh viên Thành phố tổ chức. Nhiều chương trình điển hình như 408 chương trình “Vì sự phát triển của Thanh niên”, Chương trình “Xung kích vì Tổ quốc, vì cộng đồng”, Phong trào “Thanh niên tình nguyện” và đặc biệt là “Chiến dịch mùa hè xanh” đã thu hút sự tham gia nhiệt tình của đông đảo lực lượng sinh viên của các trường đại học trong thành phố. Các mô hình sinh viên tham gia vào công tác bảo vệ môi trường nói chung và hoạt động truyền thông môi trường nói riêng tại thành phố đã xuất hiện tại một số tổ chức Hội sinh viên các trường đại học dưới hình thức “Câu lạc bộ môi trường”. Một dự án sinh viên tham gia bảo vệ môi trường đô thị đã được hình thành (từ năm 2005) và đang triển khai từng bước tại Trường đại học Khoa học Tự nhiên. Đây là một dự án hợp tác Quốc tế giữa trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM và Trường Đại học Quốc gia Portland (Bang Oregon, Hoa Kỳ) nhằm hình thành nên “Chương trình Giao ước giữa Cộng đồng và Trường đại học”. Đây là một loại hình hoạt động đầu tiên đối với một trường đại học trên địa bàn TPHCM tạo điều kiện cho sinh viên tham gia giải quyết các vấn đề môi trường của thành phố. Nhận thức được vai trò cũng như tiềm năng của lực lựợng sinh viên trong công tác truyền thông môi trường (TTMT) tác giả đã đề xuất và được Sở KH&CN phê duyệt thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”. Mục tiêu chung của đề tài này là xây dựng được các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng nòng cốt là sinh viên. Các mục tiêu cụ thể cần đạt được là: (i) Hình thành và triển khai hoạt động Đội tình nguyện vì môi trường - Trường Đại học Tôn Đức Thắng; (ii) Nhận dạng cách làm mới trong hoạt động nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng dựa vào lực lượng sinh viên (và iii) Nhận dạng phương thức duy trì và nhân rộng cách làm này trong thời gian tới. Đề tài đã hoàn thành và được nghiệm thu và tháng 12 năm 2008 Các sản phẩm chính của đề tài gồm: (i) Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài; (ii) Thành lập Đội tình nguyện vì môi truờng - Trường Đại học Tôn Đức Thắng, triển khai thí điểm các hoạt động truyền thông; (iii) Báo cáo kết quả thực hiện chương trình thí điểm một nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường II. Tóm tắt kết quả đề tài Đề tài đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo đề cương được phê duyệt bao gồm: 1. Tổng quan các dự án, chương trình thực hiện về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. 2. Đánh giá hiệu quả của các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường 409 đã thực hiện tại Tp.HCM. Phân tích những ưu điểm, những mặt thuận lợi và những hạn chế khi triển khai thực hiện các chương trình này. 3. Phân tích, đánh giá vai trò xung kích của lực lượng sinh viên trong các hoạt động xã hội do Hội sinh viên Tp.HCM, Thành đoàn và Hội liên hiệp thanh niên Tp.HCM, tổ chức. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của các chương trình này. 4. Khảo sát, đánh giá mức độ nhận thức môi trường, đánh giá sự quan tâm và khả năng tham gia của lực lượng sinh viên trong các chương trình tuyên truyền, chương trình hành động nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng. 5. Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên. 6. Thực hiện thí điểm chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường (tại một địa bàn lựa chọn) dựa vào lực lượng nòng cốt là “Đội tình nguyện vì môi trường” - Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Một số kết quả chính của đề tài được tóm tắt sau đây: 2.1 Tổng hợp các thông tin về hoạt động truyền thông Tại Việt Nam hoạt động truyền thông môi trường (TTMT) được bắt đầu chú trọng từ đầu những năm 90 và từ đó đến nay đã có nhiều chiến dịch, chương trình truyền thông môi trường ở cấp quốc gia, cấp tỉnh được thực hiện một cách thường xuyên và có hệ thống. Có thể thấy rằng những chiến dịch, dự án tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường đầu tiên đã được hình thành trên cở sở vai trò của đoàn thanh niên. Các dự án điển hình đã khẳng định vai trò quan trọng và khả năng to lớn của lực lượng thanh niên và sinh viên trong việc vận động tuyền truyền ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng. Cơ sở thực tiễn quan trọng cho phép khẳng định tính đúng đắn khi lựa chọn sinh viên- một bộ phận đông đảo của lực lượng thanh niên làm nòng cốt cho công tác truyền thông môi trường. - Thanh niên đã khởi xưởng và trở thành lực lượng xung kích tham gia bảo vệ môi trường và phát triển tại cộng đồng. - Lực lượng thanh niên có đầy đủ khả năng để tổ chức nghiên cứu và triển khai thực tế các chương trình, dự án truyền thông môi trường quy mô lớn. - Các sáng kiến, mô hình giáo dục cộng đồng về bảo về môi trường do thanh niên đề xuất dễ dàng được nhân rộng để trở thành phong trào rộng khắp trên toàn quốc. 2.2 Kết quả khảo sát kiến thức, mối quan tâm và ý thức tình nguyện của sinh viên: Một số kết quả khảo sát sinh viên thu được trong khuôn khổ đề tài này gồm: 410 - Kiến thức môi trường của học sinh/sinh viên được ghi nhận là tương đối tốt với khoảng 73% đạt mức hiểu biết khá và hiểu biết tốt về khoa học môi trường chung. Đây là một lực lượng tương đối hùng hậu mà việc tham gia của họ có thể tạo nên một bước đột phá trong công tác truyền thông môi trường. - Có khoảng 78% số HS/SV được phỏng vấn thể hiện sự quan tâm đến công tác TTMT do đó có việc huy động HS/SV vào các chiến dịch, chương trình nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng là rất có tiềm năng. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 50% trong số đó hiểu biết về công tác TTMT còn chưa đầy đủ cho nên để hoạt động này có hiệu quả thì việc tập huấn để nâng cao kiến thức, kỹ năng về truyền thông môi trường là rất cần thiết. - Số SV/HS có ý thức sẵn sàng tình nguyện tham gia công tác TTMT khá đông đảo với tiềm năng có thể kỳ vọng là khoảng 60% của tổng số HS/SV hiện có trên địa bàn TP HCM. Từ những kết quả trên có thể nhận định rằng việc xây dựng và thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên là rất thực tế và có tiềm năng. 2.3 Xây dựng mô hình đội tình nguyện môi trường (TNMT) Mô hình hoạt động Mô hình đội tình được đề tài đề xuất nêu trong Hình 1. Bản chất của mô hình là tập hợp một cách có tổ chức các sinh viên có tinh thần tự nguyện tại các trường đại học vào “ Đội xung kích tình nguyên môi trường”. Các đội viên tham gia theo tiêu chí cơ bản đầu tiên là phải có ý thức tình nguyện, sau đó được tuyển chọn trên cơ sở đáp ứng yêu cầu về kiến thức môi trường nhất định. Những đặc tính của mô hình này được phân tích như sau: - Tính xung kích: Các Đội viên của Đội TNMT ở lứa tuổi sinh viên, trẻ trung và đầy nhiệt huyết, háo hức tham gia và tình nguyện thực hiện các công việc được giao. Cách tuyển chọn thông qua việc thi kiến thức và phỏng vấn ý thức tình nguyện sẽ đảm bảo chất lượng “xung kích” cao hơn. - Tính vận động liên tục: Nguồn nhân sự của Đội như một dòng chảy liên tục liên tục được bổ sung mới. Nhu cầu bổ sung mới bắt buộc phải liên tục đào tạo nâng cao kiến thức môi trường và kỹ năng truyền thông. Cơ hội để thể hiện sự sáng tạo của của các đội viên trẻ sẽ làm cho các hoạt động truyền thông phong phú thêm, luôn được đổi mới và lôi cuốn thêm nhiều người tham gia. 411 * Thạc sĩ Hình 1- Sơ đồ mô hình đội xung kích tình nguyện môi trường - Tính lan tỏa hay hiệu quả dây chuyền biểu hiện ở chỗ: (i) Sự thành công của mô hình có thể được nhanh chóng áp dụng rộng khắp ở các trường khác; (ii) Với các hoạt động thực tế của mình Đội sẽ lôi cuốn nhiều hơn các sinh viên khác cùng tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường. Tác dụng còn được duy trì và khuếch tán ra xã hội khi các thành viên của đội tốt nghiệp ra trường sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình ở những nơi làm việc và sinh sống. - Tính sẵn sàng: Đội TNMT được thành lập sẽ là công cụ sẵn có, đủ năng lực để thực hiện các hoạt động TTMT, liên hệ chặt chẽ với các tổ chức xã hội tại địa bàn hoạt động của mình và sẵn sàng hỗ trợ cho địa phương thực hiệc các chiến dịch truyền thông môi trường. Cơ cấu tổ chức Đội “Tình nguyện môi trường” sẽ được thành lập tại các trường đại học/cao đẳng như là một bộ phận thuộc Hội sinh viên của trường ở hình thức “ Đội, nhóm công tác”. Hoạt động của đội tập trung vào một trong các cuộc vận động chính của Hội sinh viên Thành phố, cụ thể là cuộc vận động “Tình nguyện vì cộng đồng”. Cách thức tổ chức đội tình nguyện môi trường sẽ được tiến hành tương tự như đối với các mô hình đội, nhóm công tác đã hình thành từ trước đến nay tại các hội sinh viên của các trường. Sơ đồ vị trí của đội TNMT trong mối quan hệ về cơ cấu tổ chức và các hoạt động phong trào được đề xuất như nêu trong Hình 2. Những nội dung hoạt động và cách thức tiến hành sẽ do Đội tình nguyện môi trường tự xây dựng/thiết kế. Ngoài những sáng kiến (về nội dung, phương pháp và kế hoạch truyền thông) do các “Đội tình nguyện môi trường” đề ra và thực hiện, các đội này sẽ là lực lượng chủ chốt giúp Chi Cục Bảo vệ Môi 412 trường Thành phố (Phòng Thông tin và Giáo dục Môi trường) thực hiện các chương trình liên tịch về nâng cao nhận thức môi trường (giữa Chi cục Bảo vệ Môi trường và Thành Đoàn). Việc triển khai hoạt động truyền thông môi trường sẽ được thực hiện theo các địa bàn được phân công cụ thể cho từng đội. Hình 2- Sơ đồ cơ cấu tổ chức và hoạt động của Đội tình nguyện Môi trường Các nội dung hoạt động Các nội dung hoạt động chủ yếu của đội TNMT bao gồm: 1 - Tập huấn kiến thức và kỹ năng truyền thông 2 - Xây dựng nội dung truyền thông gồm: (i) Xác nhận địa bàn công tác; (ii) Khảo sát nắm tình hình địa bàn công tác (khởi đầu) và giám sát (duy trì); (iii) Xác định các vấn đề môi trường (cho các nội dung truyền thông): Những vấn đề chung của thành phố, những vấn đề đặc thù của địa phương; và (iv) Xác định đối tượng mục tiêu cho hoạt động truyền thông (tập trung vào nhóm cộng đồng hay cư trú tại địa bàn, các tầng lấp dân cư cụ thể. 3 - Lập kế hoạch tuyền thông gồm (i) Soạn thảo chiến lược truyền thông; (ii) Xây dựng các chương trình mục tiêu cho những vấn đề môi trường đã xác định trong; và Thiết kế các chiến dịch và các sản phẩm truyền thông thích ứng 4 - Triển khai thực hiện gồm: (i) Các chiến dịch/chương trình do các đội TNMT (hoặc do câu lạc bộ môi trường) tự thiết kế; (ii) Hỗ trợ các cơ quan ban ngành chức năng, các tổ chức xã hội thực hiện các chiến địch truyền thông môi trường theo kế hoạch của thành phố hay do thành phố chủ trương; và (iii) Cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng cho các tổ chức phi chính phủ triển khai các dự án/hoạt động (tài chính thức trợ) truyền thông môi trường tại địa bàn thành phố. 5 - Quan trắc các hành vi môi trường trong cộng đồng 6 - Tổng kết đánh giá kết quả 413 Quá trình hoạt động của Đội tình nguyện môi trường là một chuỗi hành động liên tục như được trình bày trong Hình 3. Hình 3 - Sơ đồ tổ chức các hoạt động truyền thông của đội tình nguyện môi trường Kinh phí hoạt động Bản chất đội TNMT là một tổ chức xã hội phí lợi nhuận, hoạt động tình nguyên với ý thức từ thiện nên kinh phí để duy trì hoạt động của Đội không đòi hỏi nhiều. Hơn nữa kênh truyền thông được sử dụng ở đây là “Truyền thông cộng đồng” không sử dụng các sản phẩm truyền thông tốn kém. Những chi phí tối thiểu chính bao gồm: - Dụng cụ, tài liệu và các phương tiện văn phòng phục vụ cho công tác tập huấn - Vật liệu để sản xuất các “sản phẩm truyền thông” - Sinh hoạt phí cho các đội viên trong các chiến dịch Có thể thấy chi phí cho những nội dung nói trên là không cao và dễ đáp ứng từ các nguồn kinh phí khác nhau. Kinh phí có thể huy động từ các nguồn sau: - Kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các địa phương được phân bổ theo kế hoạch hàng năm cho nội dung truyền thông môi trường. - Nguồn vận động quyên góp hay nguồn hỗ trợ tài chính từ các tổ chức phi chính phủ cho các hoạt động truyền thông môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Các hợp đồng quảng cáo cho các sản phẩm “thân thiện môi trường” của các công ty có nhu cầu. 414 III. Kết quả triển khai thí điểm Trong khuôn khổ của đề tài này một mô hình truyền thông môi trường được thí điểm thực hiện tại trường Đại học Tôn Đức Thắng. Đội xung kích tình nguyên môi trường với thành phần chủ yếu là các sinh viên tình nguyện của khoa Môi trường và Bảo hộ Lao động. Quá trình hình thành đội xung kích (phương thức tổ chức) và tổ chức các hoạt động truyền thông được phát triển trên cở sở thực tế, không gò ép theo một khuôn mẫu định sẵn nào, mà phát huy và tận dụng tối đa tính sáng tạo, năng động và hồn nhiên của sinh viên. Nội dung (chủ đề môi trường), kế hoạch và phương thức tuyền thông do chính Đội Tình nguyện vì Môi trường xây dựng. Các chủ đề môi trường tập trung vào các vấn đề cấp bách hiện nay của thành phố, các địa điểm triển khai được sinh viên lựa chọn qua quá trình khảo sát, hình thức truyền thông đa dạng. Đội TNMT đã tạo ra được một bộ sản phẩm truyền thông của riêng mình khá phong phú và đa dạng. Các sản phẩm bao gồm: các băng rôn, áp phích chuyển tải thông điệp truyền thông môi trường; chương trình ca nhạc các bài hát liên quan đến công tác giáo dục và truyền thông môi trường; chương trình tạp kỹ, các tiểu phẩm tuyên truyền về giữ gìn vệ sinh đô thị; chương trình thi tìm hiểu kiến thức và cách xử thế thân thiện môi trường. Đội tình nguyện đã tiến hành giới thiệu các sản phẩm truyền thông thông qua 03 chương trình thí điểm và 01 buổi trình diễn tại 04 khu vực khác nhau của quận Bình Thành. Một số hiệu quả của mô hình thí điểm này được tổng kết như sau: - Tạo được mối quan hệ phối hợp- hỗ trợ tốt với chính quyền địa phương và lực lượng thanh niên tại địa bàn. - Đã áp dụng một cách linh hoạt các phương thức TTMT nên các chương trình thực hiện thu hút được sự chú ý của đông đảo người dân. - Thông tin chuyển tải đến người dân được lồng ghép vào trong các tiểu phẩm, trong lời thoại của các nhân vật khi diễn kịch nên dễ đi vào lòng người, người dân dễ tiếp nhận các thông điệp truyền thông. - Người dân địa phương chấp nhận và tham gia nhiệt tình thể hiện ở sự có mặt đông đảo, chăm chú theo dõi, tham gia tích cực vào tiết mục do chương trình đề ra; thành phần người dân tham gia đa dạng và ở nhiều lứa tuổi khác nhau. - Bước đầu có thể đánh giá rằng đã có sự chuyển biến tích cực trong thái độ và hành vi ứng xử với môi trường của người dân trong khu vực. Cụ thể là người dân đã rất tích cực tham gia chương trình trình diễn, tự nguyện tham gia dọn dẹp và tổng vệ sinh trong khu vực trình diễn cùng với đội tình nguyện và thanh niên của phường. 415 Hình 4- Cảnh góc phố trong thời điểm trình diễn dự án TTMT Hình 5- Quang cảnh góc phố này sau dự án trình diễn Chỉ với khoảng thời gian không dài kể từ khi thành lập, tập huấn và tiến hành một số chương trình truyền thông nhưng hoạt động của đội tình nguyện đã thu được kết quả đáng kể và vận hành một cách trôi chảy. Đội TNMT của Trường Tôn Đức Thắng còn tiếp tục tham gia nhiều chương trình truyền thông do Chi cục Bảo vệ Môi trường thành phố đề nghị. Điều này có thể khẳng định phương thức tổ chức thuyền thông môi trường này dễ thực hiện, hứa hẹn đạt hiệu quả tốt và có khả năng nhân rộng trong các trường đại học khác. IV. Kết luận và Kiến nghị - Đề tài đã đề xuất mô hình và phương thức truyền thông môi trường mới phát huy được kiến thức, sáng kiến và nhiệt tình của sinh viên và lôi kéo được cộng đồng cùng tham gia vào hoạt động nâng cao nhận thức môi trường. - Kết quả các hoạt động truyền thông do Đội TNMT tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng tự thiết kế và thực hiện thành công tại một số địa bàn thuộc quận Bình Thạnh đã khẳng định hiệu quả của mô hình “Truyền thông môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”. - Kinh nghiệm thực tế về tổ chức và duy trì hoạt động của dự án thí điểm này cho thấy mô hình đội sinh viên xung kích vừa có năng lực cao vừa dễ phát triển nhân rộng trong các trường Đại học tại TP Hồ Chí Minh. - Đề nghị sở KHCN thành phố hỗ trợ cho cơ quan thực hiện đề tài tổ chức hội thảo phổ biến kết quả nghiên cứu. Kiến nghị các cơ quan ban ngành liên quan gồm UBND thành phố, Chi cục Bảo vệ Môi trường thành phố, Thành Đoàn, Hội Sinh viên thành phố phối hợp lên phương án tổ chức mô hình “Đội Tình nguyện Môi trường” như là một tổ chức xã hội chính thức của sinh viên và hỗ trợ cho mô hình này nhân rộng ra tất cả các trường đại học tại TP HCM. 416 Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo đề tài cấp sở (TP HCM), “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”, Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thúy lan Chi, 12/2008 2. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3. Hội nghị Tổng kết các chương trình liên tịch về BVMT & phong trào toàn dân hành động “Vì đường phố không rác” năm 2007, Sở TN&MT, 03/2008. 4. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) ban hành theo Quyết định 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/8/2004. 5. Trần Phong. "Vai trò của các cộng động trong các chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường". Tạp chí Bảo vệ Môi trường, số 07/1999. 6. Tạp chí Bảo vệ Môi trường, số 03/2002. Đoàn thanh niên Việt Nam và công tác truyền thông nâng cao nhận thực về bảo vệ môi trường. 7. Susan Kay Jacobson, Communication Skills for Convervation Professionals. 1999. . cộng đồng. 5. Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên. 6. Thực hiện thí điểm chương. duyệt thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên . Tham luận này trình. Thạc sĩ MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO LỰC LƯỢNG SINH VIÊN Nguyễn Thúy Lan Chi*, Nguyễn Thị Mai Linh* Trường