Bài phân tích báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Đầu tư HUD3 nhằm nắm được các chỉ tiêu tài chính của Công ty qua các năm tài chính. Tính toán sự chênh lệch của các chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và lợi nhuận bằng các cách như biến động theo thời gian và biến động theo kết cấu. Từ đó, nhận xét đánh giá tình hình tài chính của công ty và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển tình hình kinh doanh của công ty.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào đều gắn liền với hoạt động tài chính và hoạt động tài chính không thể tách khỏi quan hệ tồn tại giữa các đơn vị kinh
tế Hoạt động tài chính có mặt trong tất cả các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh,
từ khâu tạo vốn trong doanh nghiệp đến khâu phân phối tiền lãi thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật Trong kinh doanh nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp hay khách hàng Mỗi đối tượng này quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp ở những góc độ khác nhau Song nhìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và mức lợi nhuận tối đa Vì vậy, việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính, từ đó có những giải pháp hữu hiệu
để ổn định và tăng cường tình hình tài chính
Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính của
doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính Trong quá trình học tập và thời gian thực hành em đã tiến hành “ Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo tài chính của công ty
cổ phần đầu tư và xây dựng HUD 3” nhằm nắm rõ, cải thiện tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty
Trang 2PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD3
1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Đầu tư và Xây dựng HUD3
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
a) Giới thiệu chung
- Tên gọi đầy đủ: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD3
- Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD3
- Tên giao dịch tiếng Anh: HUD3 investment and construction joint stock company
- Giám đốc: Vương Đăng Phương
b) Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
- Thành lập năm 1978 với tên ban đầu là Công ty Xây dựng dân dụng Hà Đông trực thuộc thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (cũ) nay là Hà Đông, Tp Hà Nội;
- Năm 1995 Công ty được nâng cấp và thành lập lại theo quyết định số 324/QĐ-UB ngày 1/7/1995 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) nay là Tp Hà Nội, đổi tên thành Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Hà Đông trực thuộc Sở xây dựng Hà Tây (cũ) nay là Tp
Hà Nội;
Trang 3- Tháng 8 năm 2000 Công ty chuyển về trực thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà
và đô thị
– Bộ xây dựng theo quyết định số 877/2000/QĐ/UB ngày 7/8/2000 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) nay là Tp Hà Nội; Quyết định số 1151/QĐ-BXD ngày 18/8/2000 của Bộ xây dựng về việc tiếp nhận Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Hà Đông làm doanh
nghiệp thành viên của Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị và đổi tên thành Công ty Xây dựng đầu tư phát triển đô thị số 3
- Tháng 7 năm 2004 Công ty xây dựng đầu tư phát triển đô thị số 3 chuyển thành Công
ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD3 trực thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà
và đô thị – Bộ xây dựng theo quyết định số 1182/QĐ-BXD ngày 22/7/2004 của Bộ xây dựng
- Năm 2010, Chính Phủ quyết định thành lập thí điểmTập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam với tiền thân là Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị, theo đó HUD3 tiếp tục là thành viên của Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị theo Quyết định số 55/QĐ-Ttg ngày 12/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ
- Tháng 10/2012 Bộ xây dựng tái lập Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Công ty CP đầu tư và xây dựng HUD3 tiếp tục là thành viên của HUD
1.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
a) Lĩnh vực kinh doanh
1- Thi công, xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu chính viễn thông, đường dây và trạm biến thế điện, công trình kỹ thuật hạ tầng trong các khu đô thị và công nghiệp Xây dựng các công trình công cộng, công viên sinh vật cảnh Xây dựng các công trình văn hóa thể thao, du lịch, tu bổ tôn tạo các di tích lịch
sử văn hóa xã hội;
Trang 42- Lắp đặt điện nước, thi công lắp đặt thiết bị kỹ thuật công trình;
3- Lập, quản lý các dự án đầu tư xây dựng;
4- Trang trí nội ngoại thất các công trình xây dựng;
5- Sản xuất, kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng;
6- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, công nghiệp xây dựng;
7- Đầu tư các dự án phát triển nhà và đô thị;
8- Sản xuất vỏ bao xi măng;
9- Đầu tư phát triển các khu du lịch sinh thái;
10- Sản xuất kinh doanh đồ gỗ dân dụng và công nghiệp;
11- Kinh doanh bất động sản; Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp;
12- Giám sát xây dựng và hoàn thiện công trình dân dụng, công nghiệp
b) Định hướng phát triển của công ty
Trang 5Định hướng phát triển của HUD3 trong 5 năm tới
*Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD3 là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị Kể từ khi gia nhập Tập đoàn 8/2000 đến nay, HUD3 luôn có bướt phát triển vượt bậc trên tất cả các mặt: về kinh tế, kỹ thuật, chính trị, uy tín của HUD3 được năng lên một tầm cao mới, năng lực cạnh tranh được khẳng định thông qua những công trình, những dự án lớn của Tập đoàn và các chủ đầu tư khác, xứng đáng là đơn vị chủ lực của Tập đoàn Được Tập đoàn trao nhiều giấy khen, bằng khen
*Để khẳng định vị thế, HUD3 đã đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực đầu tư, xây dựng chiến lược phát triển Công ty giai đoạn 2010 – 2015 phù hợp với chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn Đẩy mạnh hoạt động đầu tư, triển khai những dự án khả thi nhằm cụ thể hóa chương trình hành động của Tập đoàn HUD3 phấn đấu đến năm 2015 đầu tư xây dựng được 700.000 m2 sàn xây dựng trong thực hiện đầu tư xây dựng các dự án của Công ty, góp phần phấn đấu đưa mục tiêu chương trình phát triển nhà ở đến năm 2015 đạt 8.000.000 m2 sàn nhà ở của Tập đoàn thành hiện thực
*Tiếp tục thực hiện chủ trương tăng cường củng cố và duy trì hoạt động xây lắp, từng bước chuyển hoá sang lĩnh vực đầu tư, phù hợp với mục tiêu của Tập đoàn Xây dựng Công ty theo định hướng thành Công ty đầu tư trực thuộc mô hình Tập đoàn, bằng cách tiếp tục củng cố và duy trì sự phát triển vững chắc trong hoạt động xây lắp, tạo tiền đề cho hoạt động đầu tư của Công ty, đầu tư chính là nguồn của xây lắp, sự kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư và xây lắp tạo thành một mô hình cung cầu khép kín theo phương châm truyền thống của Tập đoàn, từ đó tạo nên sức mạnh trong cạnh tranh và phát triển khi Công ty chính thức hoạt động trong mô hình Tập đoàn
Trang 6*Nâng cao năng lực đầu tư, tập trung vào những dự án có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với năng lực của Công ty, đặc biệt chú trọng đến các dự án của Tập đoàn HUD và HUD3 xin được làm nhà đầu tư thứ phát Như vậy, một mặt giúp HUD3 vừa nâng cao tỷ trọng đầu tư mặt khác giúp HUD3 nhanh chóng, tiếp cận, thích ứng quy trình đầu tư từ đó nâng cao nghiệp vụ, chất lượng của HUD3 trong hoạt động đầu tư.
Sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành,
chính sách của Nhà nước và xu thế chung của thế giới
*Với các nghiên cứu cụ thể về tình hình của nền kinh tế cũng như sự phát triển của ngành BĐS trong định hướng chính sách, nghiên cứu phát triển của Chính Phủ, HUD3 đã xây dựng một chiến lược phát triển cụ thể, chi tiết trong kế hoạch, hoạch định chiến lược phù hợp với định hướng của ngành, của Chính Phủ
*Ngành xây dựng và bất động sản trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng cao Dòng vốn của các nhà đầu tư, nhà đầu cơ vẫn luôn chờ cơ hội để chảy vào thị trường bất động sản Nhu cầu về nhà ở, về văn phòng cho thuê vẫn tăng mạnh đặc biệt là nhà ở cho người dân có mức thu nhập trung bình Do vậy định hướng tập trung phát triển lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản trong 5 năm tới của HUD3 là phù hợp với nhu cầu thị trường
1.1.3 Mô hình tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý công ty
Trang 8- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và Điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định
- Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ
đông bầu ra Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc
- Giám đốc: Giám đốc điều hành Công ty là người Đại diện của Công ty trong việc
điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Giám đốc điều hành Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm Giám đốc điều hành Công ty chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
- Phó Giám Đốc: Các Phó Giám đốc điều hành Công ty giúp việc cho Giám đốc điều
hành điều hành mọi hoạt động của Công ty trong các lĩnh vực theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc điều hành, chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành Công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền
- Các phòng chức năng: Do Hội đồng quản trị thành lập trên cơ sở đề nghị của Giám
đốc điều hành, các phòng chịu trách nhiệm thực hiện và tham mưu cho Giám đốc điều hành các công việc thuộc phạm vi chức năng của phòng đồng thời phối hợp với các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện mục tiêu và chiến lược chung của Công ty
- Các đội xây lắp trực thuộc: Thực hiện thi công xây lắp các gói thầu của Công ty.
- Các công ty con trực thuộc tính đến 6/11/2011:
+ Công ty CP Đầu tư và Xây lắp điện nước HUD3.1
+ Công ty CP Xây lắp và Phát triển nhà HUD3.2
+ Công ty CP Xây lắp và Phát triển nhà HUD3.3
Trang 9- Mối quan hệ giữa các phòng ban, chi nhánh trực thuộc:
Quan hệ phối hợp Công ty tổ chức theo mô hình trực tuyến, chức năng Các chi nhánh, là các đơn vị tổ chức thực hiện những nhiệm vụ chức năng đã được giao
1.2.ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP
1.2.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp
Tại Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD3, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức kế toán nửa tập trung nửa phân tán, thực hiện chức năng hạch toán độc lập Theo mô hình này, những đơn vị thành viên có mức độ phân cấp quản lý cao sẽ tổ chức bộ máy hạch toán riêng, còn đối với những đơn vị phụ thuộc có mức
độ phân cấp quản lý thấp chỉ một vài nhân viên kế toán với nhiệm vụ thu thập
chứng từ và xử lý một vài nghiệp vụ cơ bản cụ thể
Sơ đồ tổ chức của phòng tài chính kế toán
Kế toán các tổ đội
Trang 10- Kế toán trưởng: Do Giám đốc bổ nhiệm, có nhiệm vụ chỉ đạo và chịu trách nhiệm về
công tác tài chính kế toán trong toàn công ty
- Phó phòng 1- Tổ trưởng tổ 1 (Kế toán tổng hợp): Có nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp
toàn bộ chi phí và phản ánh lên giá thành công trình; lập các báo cáo tài chính định kỳ, báo cáo nhanh, báo cáo đột xuất, đôn đốc các đơn vị trực thuộc hoàn thành quyết toán nội bộ và đối chiếu công nợ, điều hành công việc khi trưởng phòng đi vắng;
- Phó phòng 2- Tổ trưởng tổ 2( Phụ trách TSCĐ, VT, CCDC, Thuế, Công nợ,
KH-TKê): Phụ trách công tác Kế hoạch-Thống kế, Kế toán TSCĐ-Vật tư-CCDC như ghi
chép, phản ánh về lượng, mẫu mã, chủng loại, tăng giảm tồn kho vật liệu, CCDC, tài sản ; kế toán công nợ, trực tiếp đôn đốc, công tác thu hồi công nợ, thanh toán công nợ tại các đơn vị trực thuộc;
- Phó phòng 3-Tổ trưởng tổ 3 (Kế toán quản lý dự án): Chuyên quản lý các dự án đầu
tư, công trình chủ yếu thông qua công tác kiểm tra chứng từ hoàn ứng của các đơn vị cấp dưới, lập tờ kê hạch toán chuyển cho kế toán tổng hợp để tiến hành ghi sổ Nhật ký chung
- Kế toán thanh toán: thanh toán lương cho CNV, thanh toán BHXH, quyết toán chi
BHXH, chi khác, đôn đốc CNV hoàn chứng từ sau khi tạm ứng tiền mặt;
- Kế toán ngân hàng: theo dõi, báo cáo thu chi tiền vay, tiền gửi ngân hàng,bác cáo
tiền séc; ghi sổ Nhật ký chung, chứng từ thu chi, tiền gửi, tiền vay ngân hàng, báo cáo kinh phí đã cấp cho các công trình trọng điểm;
-Thủ quỹ, thủ kho : Lập báo cáo thu chi tiền mặt hàng tuần;
- Kế toán thuế, vật tư, công nợ: Phụ trách thủ tục xuất nhập, kê khai VAT chứng từ vật
tư, đăng ký kê khai thuế với các địa phương, đôn đốc các đơn vị nội bộ kê khai VAT,
Trang 11tổng hợp và kê khai thuế với Cục thuế Hà Nội, phân bổ lương, ghi sổ Nhật ký chung chứng từ quỹ, chứng từ hoàn ứng các đơn vị thuộc Tổ 1 chuyển quản;
- Kế toán kế hoạch-Thống kế (ghi sổ nhật ký chung): Thực hiện công tác kế hoạch,
thống kê như: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, báo cáo thống kế định kỳ, hạch toán và ghi sổ nhật ký chung chứng từ hoàn ứng, ghi sổ Nhật ký chung chứng từ vật tư và chứng từ hoàn ứng các đơn vị thuộc tổ 2 chuyên quản
1.2.2 Hình thức kế toán và chế độ kế toán tại doanh nghiệp
Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009, chính sách kế toán được áp dụng tại công ty như sau:
- Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 dương lịch hàng năm;
- Đơn vị tiền tệ sử dụng là Việt Nam đồng Đối với trường hợp có nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ, doanh nghiệp sử dụng tỉ giá thực tế bình quân liên ngân hàng do Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh để hạch toán;
- Phương pháp hạch toán và kế toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên, ghi nhận giá trị hàng tồn kho theo giá thực tế đích danh;
- Phương pháp tính trị giá hàng xuất kho được xác định theo giá trị khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu và chấp nhận thanh toán của các đơn vị thi công;
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng;
- Phương pháp thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ;
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung trên máy vi tính
Trang 12Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức kế toán Nhật ký chung có hỗ trợ trên máy vi tính.
Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung: Trong kỳ, khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế, kế toán dựa vào các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ vào sổ Nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt và các sổ, thẻ chi tiết có liên quan Sau đó, kế toán căn cứ vào các số liệu đã ghi chép trên Sổ nhật kí chung phản ánh vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Cuối tháng hoặc định kỳ, kế toán phản ánh các nghiệp vụ trên sổ Nhật ký đặc biệt vào sổ cái sau đó tổng hợp số liệu, đồng thời đối chiếu với Bảng tổng hợp chi tiết
Kế toán lập tiếp bảng cân đối số phát sinh từ các sổ tài khoản, sau đó từ sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết, bảng cân đối số phát sinh, kế toán lập các báo cáo tài chính
Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính: Hàng ngày, kế toán dựa vào chứng từ hoặc bảng tổng hợp chứng từ để xác định các tài khoản ghi Nợ, ghi Có, sau
đó nhập dữ liệu vào máy theo phần mềm đã cài sẵn Cuối tháng kế toán tiến hành khóa
sổ và lập Báo cáo tài chính Phần mềm sẽ tự động thực hiện đối chiếu số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết để đảm báo tính chính xác trung thực của thông tin đã được nhập trong kỳ Cuối tháng, cuối năm, kế toán tiến hành in ra Sổ kế toán tổng hợp, chi tiết, các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị
PHẦN II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD3
2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính
2.1.1 Phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán
a) Phương pháp phân tích biến động theo thời gian.
- Kết quả tính theo số tuyệt đối thể hiện mức tăng, giảm của chỉ tiêu:
Mức tăng, giảm = Mức cuối kỳ - Mức đầu kỳ
- Kết quả tính theo số tương đối phản ánh tỷ lệ tăng, giảm của chỉ tiêu:
Tỷ lệ tăng, giảm = ( Mức tăng, giảm/ Mức đầu kỳ) x 100
Trang 13* Phân tích biến động theo thời gian của các chỉ tiêu tài sản trên bảng CĐKT
Mức tăng, giảm
% tăng, giảm
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 652,464,647,158 690,933,424,399 (38,468,777,241) (5.57) I-Tiền và các khoản tương đương tiền 46,795,343,168 16,067,856,983 30,727,486,185 191.24
1 Tiền 40,295,343,168 10,067,856,983 30,227,486,185 300.24
2 Các khoản tương đương tiền 6,500,000,000 6,000,000,000 500,000,000 8.33
II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 4,423,000,000 1,865,000,000 2,558,000,000 137.16
1 Đầu tư ngắn hạn 4,423,000,000 1,865,000,000 2,558,000,000 137.16
III- Các khoản phải thu ngắn hạn 148,514,777,047 211,918,084,373 (63,403,307,326) (29.92)
1 Phải thu của khách hàng 120,734,884,742 155,827,042,830 (35,092,158,088) (22.52)
2 Trả trước cho người bán 22,653,446,827 20,888,504,280 1,764,942,547 8.45
5 Các khoản phải thu khác 5,565,524,478 35,641,616,263 (30,076,091,785) (84.38)
6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (439,079,000) (439,079,000) 0 0.00
IV- Hàng tồn kho 382,683,170,010 410,388,459,033 (27,705,289,023) (6.75)
1 Hàng tồn kho 382,683,170,010 410,388,459,033 (27,705,289,023) (6.75)
V- Tài sản ngắn hạn khác 70,048,356,933 50,694,024,010 19,354,332,923 38.18
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 60,000,000 0 60,000,000
-2 Thuế GTGT được khấu trừ 0 1,780,180,479 (1,780,180,479) (100.00)
3 Thuế và các khoản khác phải thu nhà
nước 5,215,732 0 5,215,732
-5 Tài sản ngắn hạn khác 69,983,141,201 48,913,843,531 21,069,297,670 43.07
B TÀI SẢN DÀI HẠN 19,004,919,327 17,116,419,338 1,888,499,989 11.03 II- Tài sản cố định 7,651,045,156 6,738,178,025 912,867,131 13.55
1 Tài sản cố định hữu hình 3,017,854,020 1,878,123,709 1,139,730,311 60.68
4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 4,633,191,136 4,860,054,316 (226,863,180) (4.67)
IV- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 11,231,416,175 9,468,410,679 1,763,005,496 18.62
2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 3,621,416,175 1,858,410,679 1,763,005,496 94.87
Trang 14- Cụ thể là Tổng tài sản cuối năm so với đầu năm giảm 36.580.277.252 đồng tương
ứng với tỷ lệ 5,17% Có thể nói rằng quy mô tài sản của doanh nghiệp đang bị thu hẹp Tổng tài sản được hình thành nên từ tài sản ngắn hạn (TSNH) và tài sản dài hạn
(TSDH) , vì vậy để làm rõ sự biến động về tổng tài sản của doanh nghiệp ta tiến hành
phân tích sâu hơn về hai loại tài sản ngắn hạn và dài hạn này
* Tài sản ngắn hạn
Mức giảm của TSNH = 652.464.647.158 – 690.933.424.399 = ( 38.468.777.241)
Tỷ lệ giảm của TSNH = (38.468.777.241)/ 690.933.424.399 * 100 = 5,57%
- Tài sản ngắn hạn cuối năm so với đầu năm giảm 38.468.777.241 đồng tương ứng với
tỷ lệ 5,57% , nguyên nhân chủ yếu do giảm hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn
hạn
+ Hàng tồn kho
Mức giảm của hàng tồn kho = 382.683.170.010 – 410.388.459.033 = (27.705.289.023)
Tỷ lệ giảm của hàng tồn kho = (27.705.289.023)/410.388.459.033 *100 = 6,75%
• Điều này có thể do trong kỳ, DN bán được nhiều hàng nên số lượng hàng
tồn kho giảm
• Hoặc có thể do trong kỳ DN thi hẹp sản xuất , mua ít NVL đầu vào, số
lượng hàng hóa sản xuất ít nên lượng tồn cuối kỳ giảm đi
+ Các khoản phải thu
Mức tăng, giảm
% tăng, giảm
III- Các khoản phải thu ngắn hạn 148,514,777,047 211,918,084,373 (63,403,307,326) (29.92)
1 Phải thu của khách hàng 120,734,884,742 155,827,042,830 (35,092,158,088) (22.52)
2 Trả trước cho người bán 22,653,446,827 20,888,504,280 1,764,942,547 8.45
5 Các khoản phải thu khác 5,565,524,478 35,641,616,263 (30,076,091,785) (84.38)
6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (439,079,000) (439,079,000) 0 0.00
Theo kết quả tính được trên bảng phân tích, các khoản phải thu ngắn hạn giảm chủ
yếu là do khoản phải thu khách hàng giảm 35.092.158.088 đồng tương ứng với 22,52%
Trang 15và các khoản phải thu khác giảm 30.076.091.785 đồng tương ứng với 84,38% Bên
cạnh đó, khoản trả trước cho người bán tăng nhưng không đáng kể, tăng 1.764.942.547 đồng ứng với 8,45% và DN vẫn chưa thu hồi được khoản phải thu ngắn hạn khó đòi
nên chỉ tiêu này không đổi
Các khoản phải thu của khách hàng giảm nguyên nhân là:
• Có thể là do nguyên nhân tích cực là trong kỳ DN bán hàng nhưng ít bị chiếm dụng vốn, khả năng thu hồi nợ của DN hiệu quả hơn
• Hoặc cũng có thể là do trong kỳ hoạt động kinh doanh của DN bị thu hẹp nên bán được ít hàng hóa
Bên cạnh đó, chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền , chỉ tiêu các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác tăng lên, cụ thể:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Chỉ tiêu này cuối năm so với đầu năm tăng
30.727.486.185 đồng tương ứng với tỷ lệ 191,24% , chủ yếu là do khoản tiền tăng
30.227.486.185 đồng tương ứng với 300,24% Dựa vào bảng báo cáo lưu chuyển tiền
tệ ta thấy, nguyên nhân của việc tăng tiền này chủ yếu là do ảnh hưởng tích cực của
hoạt động kinh doanh
+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Trong kỳ, khoản cho vay ngăn hạn (dưới 12 tháng) của DN tăng lên, dẫn đến chỉ tiêu đầu tư ngắn hạn tăng 2.558.000.000 đồng tương ứng với 137,16 %
+ Tài sản ngắn hạn khác:
Mức tăng, giảm
% tăng, giảm
V- Tài sản ngắn hạn khác 70,048,356,933 50,694,024,010 19,354,332,923 38.18
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 60,000,000 0 60,000,000
-2 Thuế GTGT được khấu trừ 0 1,780,180,479 (1,780,180,479) (100.00)
3 Thuế và các khoản khác phải thu nhà
nước 5,215,732 0 5,215,732
-5 Tài sản ngắn hạn khác 69,983,141,201 48,913,843,531 21,069,297,670 43.07
Trang 16
Chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác tăng 21.069.297.670 đồng tương ứng với 43,07% chủ yếu là do DN tăng các khoản tạm ứng và các khoản thế chấp ký quỹ, ký cược
Trong kỳ, DN đã khấu trừ hết các khoản thuế GTGT đầu vào dẫn đến chỉ tiêu thuế
GTGT được khấu trừ giảm 1.780.180.479 đồng tương ứng với 100%
*Tài sản dài hạn
Mức tăng của TSDH = 19.004.919.327 – 17.116.419.338 = 1.888.499.989
Tỷ lệ tăng của TSDH = 1.888.499.989/ 17.116.419.338 * 100 = 11,03%
Tài sản dài hạn tăng 1.888.499.989 đồng tương ứng với tỷ lệ 11,03% chủ yếu là do
các khoản đầu tư tài chính dài hạn
% tăng, giảm
1 Tài sản cố định hữu hình 3,017,854,020 1,878,123,709 1,139,730,311 60.68
• Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm chủ yếu là do một số tài sản không đủ tiêu
chuẩn làm TSCĐ nên DN ghi giảm
• Do TSCĐ giảm nên trong kỳ DN cũng giảm khoản trích khấu hao, giá trị hao
mòn lũy kế tăng 2.413.290.780 đồng
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm 226.863.180 đồng tương ứng với 4,67%
+ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Chỉ tiêu này tăng là do khoản đầu tư vào
công ty liên kết, liên doanh tăng 1.763.005.496 đồng tương ứng với 94,87% Trong
kỳ, DN tăng các khoản đầu tư vào công ty liên kết
+ Tài sản dài hạn khác: Chỉ tiêu này giảm do khoản chi phí trả trước dài hạn giảm
787.372.638 đồng tương ứng với 86,54 %
Trang 17* Phân tích biến động theo thời gian của các chỉ tiêu nguồn vốn trên bảng CĐKT:
Nguồn vốn 31/12/2013 1/1/2013
Biến động Mức tăng, giảm % tăng, giảm
A NỢ PHẢI TRẢ 501,133,717,429 534,952,693,671 (33,818,976,242) (6.32) I- Nợ ngắn hạn 459,786,977,873 534,952,693,671 (75,165,715,798) (14.05)
1 Vay và nợ ngắn hạn 208,218,619,703 163,986,337,233 44,232,282,470 26.97
2 Phải trả người bán 47,558,110,834 119,226,027,978 (71,667,917,144) (60.11)
3 Người mua trả tiền trước 53,369,033,112 48,960,714,622 4,408,318,490 9.00
4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 12,334,153,576 9,571,844,577 2,762,308,999 28.86
5 Phải trả người lao động 441,074,577 121,428,000 319,646,577 263.24
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 99,999,440,000 99,999,440,000 0 0.00
7 Quỹ đầu tư phát triển 34,581,232,915 30,726,479,865 3,854,753,050 12.55
8 Quỹ dự phòng tài chính 9,899,281,683 8,739,874,069 1,159,407,614 13.27
10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 15,553,422,452 23,446,562,953 (7,893,140,501) (33.66)
C- LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 10,302,472,006 10,184,793,179 117,678,827 1.16
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 671,469,566,485 708,049,843,737 (36,580,277,252) (5.17)
Mức tăng, giảm % tăng, giảm
5 Ngoại tệ các loại
83.76
92.44
(8.6
8)
(0.0
9) Đồng Euro (EUR)
Nhận xét:
Qua bảng phân tích khái quát biến động theo thời gian của các chỉ tiêu Nguồn vốn trên bảng CĐKT, ta thấy tổng nguồn vốn giảm 36.580.277.252 tương ứng với tỷ lệ 5,17% chủ yếu là do khoản nợ phải trả giảm mạnh, bên cạnh đó vốn chủ sở hữu cũng giảm
nhưng không nhiều Ta đi sâu phân tích các chỉ tiêu
Trang 18• Khoản phải trả người bán giảm mạnh, giảm 71.667.917.144 đồng tương ứng với
tỷ lệ 60,11% Điều này chứng tỏ trong kỳ DN hạn chế việc mua chịu , việc
chiếm dụng vốn của người bán giảm
• Các khoản phải trả, phải nộp khác giảm 50.629.825.604 đồng tương ứng với 28,01%
• Trong kỳ, DN có đủ khả năng để trả các khoản nợ ngắn hạn nên khoản dự phòng phải trả ngắn hạn giảm 3.387.607.372 đồng tương ứng 100%
• Bên cạnh đó, chi phí phải trả cũng giảm 853.211.707 đồng tương đương với 12,32%
Ngoài ra, một số chỉ tiêu khác tăng như:
• Vay và nợ ngắn hạn tăng 44.232.282.470 đồng tương ứng với tỷ lệ 26,97%
• Người mua trả tiền trước tăng 4.408.318.490 đồng tương ứng với tỷ lệ 9%, điều này chứng tỏ DN đã tạo dựng được niềm tin cho khách hàng
• Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 2.762.308.999 đồng tương ứng với 28,86%, trong kỳ DN chưa nộp các khoản thuế TNDN và thuế GTGT đầu ra
• Phải trả người lao động tăng 319.646.577 đồng tương ứng với tỷ lệ 263,24%
+ Nợ dài hạn: Chỉ tiêu này tăng do khoản doanh thu chưa thực hiện tăng
41.346.739.556 đồng
* Vốn chủ sở hữu
Trang 19Vốn chủ sở hữu giảm 2.878.979.837 đồng tương ứng với 1,77%, nguyên nhân do:
• Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm 7.893.140.501 đồng tương ứng với 33,66% DN nên xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của mình để thu được lợi nhuận cao hơn
• Trong kỳ, DN trích lập thêm các quỹ đầu tư phat triển và quỹ dự phòng tài chính dẫn đến các chỉ tiêu này tăng lần lượt là 3.854.753.050 đồng và 1.159.407.614 đồng
* Lợi ích cổ đông thiểu số: Chỉ tiêu này cuối năm so với đầu năm tăng 117.678.827
đồng tương ứng với tỷ lệ 1,16%
b) Phương pháp phân tích kết cấu và biến động kết cấu
* Tỷ lệ khoản mục tài sản/ tổng tài sản = ( Giá trị của khoản mục tài sản/ Giá trị tổng tài sản) x 100
* Tỷ lệ khoản mục nguồn vốn/ tổng nguồn vốn = ( Giá trị của khoản mục nguồn vốn/ Giá trị tổng nguồn vốn) x 100
* Mức tăng, giảm về kết cấu = Tỷ lệ cuối kỳ - Tỷ lệ đầu kỳ
Trang 20* Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của các chỉ tiêu tài sản trên bảng CĐKT:
Tài sản 31/12/2013 1/1/2013
Quan hệ kết cấu (%) Cuối
năm
Đầu năm
Biến động A.TÀI SẢN NGẮN HẠN
652,464,647,15
8
690,933,424,39
9 97.17 97.58 (0.41) I-Tiền và các khoản tương đương tiền 46,795,343,168 16,067,856,983 6.97 2.27 4.70
1 Tiền 40,295,343,168 10,067,856,983 6.00 1.42 4.58
2 Các khoản tương đương tiền 6,500,000,000 6,000,000,000 0.97 0.85 0.12
II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 4,423,000,000 1,865,000,000 0.66 0.26 0.40
2 Trả trước cho người bán 22,653,446,827 20,888,504,280 3.37 2.95 0.42
5 Các khoản phải thu khác 5,565,524,478 35,641,616,263 0.83 5.03 (4.20)
6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (439,079,000) (439,079,000) (0.07) (0.06) (0.00)
2 Thuế GTGT được khấu trừ 0 1,780,180,479 0.00 0.25 (0.25)
3 Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước 5,215,732 0 0.00 0.00 0.00
5 Tài sản ngắn hạn khác 69,983,141,201 48,913,843,531 10.42 6.91 3.51
B TÀI SẢN DÀI HẠN 19,004,919,327 17,116,419,338 2.83 2.42 0.41 II- Tài sản cố định 7,651,045,156 6,738,178,025 1.14 0.95 0.19
1 Tài sản cố định hữu hình 3,017,854,020 1,878,123,709 0.45 0.27 0.18
4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 4,633,191,136 4,860,054,316 0.69 0.69 0.00
IV- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 11,231,416,175 9,468,410,679 1.67 1.34 0.34
2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 3,621,416,175 1,858,410,679 0.54 0.26 0.28
3 Đầu tu dài hạn khác 7,610,000,000 7,610,000,000 1.13 1.07 0.06
V- Tài sản dài hạn khác 122,457,996 909,830,634 0.02 0.13 (0.11)
1 Chi phí trả trước dài hạn 122,457,996 909,830,634 0.02 0.13 (0.11)
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 671,469,566,48 5 708,049,843,737 100.00 100.00
Trang 21Nhận xét: Qua bảng phân tích khát quát kết cấu và biến động kết cấu của các khoản
mục trên bảng cân đối kê toán ta có thế thấy mặc dù có sự biến động, nhưng kết cấu tài sản của DN cuối năm so với đầu năm vẫn thiên về tài sản ngắn hạn
Tỷ trọng (%)
Nếu như ở đầu năm, TSNH chiếm tỷ trọng 97,58% và TSDH chiếm 2,42% thì ở
cuối năm 2 chỉ tiêu này lần lượt chiếm tỷ trọng là 97,17% và 2,83% Sự biến động này không lớn, ta đi sâu phân tích nguyên nhân
*Tài sản ngắn hạn
Kết cấu tài sản ngắn hạn cuối năm so với đầu năm giảm 0,41% nguyên nhân chủ yếu là
do tỷ trọng của các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho giảm
+ Các khoản phải thu ngắn hạn: tỷ trọng của chỉ tiêu này cuối năm là 22,12% giảm
7,81% so với đầu năm ( 29,93%) trong đó:
• Tỷ trọng khoản phải thu của khách hàng cuối năm so với đầu năm giảm 4,03%
Trang 22• Tỷ trọng các khoản phải thu khác cuối năm so với đầu năm giảm 4,2 %, trong
kỳ, khoản phải thu về tiền ủy thác của nhà đầu tư và phải thu về chi phí ban điều hành dự án giảm dẫn đến kết cấu của chỉ tiêu này giảm
• Bên cạnh đó, do khoản trả trước cho người bán tăng 1.764.942.547 đồng dẫn đến
tỷ trọng của chỉ tiêu này cuối năm so với đầu năm tăng 0,42%
• Chỉ tiêu Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi về mặt số tuyết đối thì không giảm vẫn là 439.079.000 đồng nhưng về mặt kết cấu thì tỷ trọng của chỉ tiêu này giảm nhẹ, giảm 0,01%
+ Hàng tồn kho: Tỷ trọng hàng tồn kho cuối năm so với đầu năm giảm 0,97% do chi
phí sản xuất dở dang trong kỳ của doanh nghiệp giảm
Bên cạnh các chỉ tiêu có tỷ trọng giảm thì các chỉ tiêu khác đều tăng nhẹ như chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền , các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản dài hạn khác
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Tỷ trọng của chỉ tiêu này cuối năm là 6,97%
tăng 4,7% so với đầu năm ( 2,27%), chủ yếu là do tiền gửi ngân hàng của DN trong kỳ tăng mạnh
+ Do trong kỳ DN tích cực cho vay ngắn hạn nên tỷ trọng của chỉ tiêu Đầu tư ngắn hạn tăng 0,4%
+ Tài sản dài hạn khác : tỷ trọng của chỉ tiêu này cuối năn so với đầu năm tăng 3,27 %
do:
• Chi phí trả trước ngắn hạn về mặt tuyệt đối tăng 60.000.000 nên dẫn đến tỷ trọng tăng 0,01%
• Tỷ trọng của khoản mục thuế GTGT được khấu trừ giảm 0,25%
• Trong kỳ, DN tăng khoản tạm ứng và các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược nên làm cho tỷ trọng của chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác tăng 3,51%
Trang 23• Mặc dù nguyên giá tài sản cố định giảm dẫn đến số trích khấu hao trong kỳ của
DN cũng giảm nên làm cho tỷ trọng của chỉ tiêu tài sản cố định hữu hình tăng 0,18%
• Chi phí xây dựng cơ bản dở dang về mặt số tuyệt đối thì giảm 226.863.180 đồng nhưng về tỷ trọng thì giảm rất ít, hầu như không đáng kể
+ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: chỉ tiêu này có tỷ trọng tăng 0,34%
• Tỷ trọng của khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh tăng 0,28% từ 0,26% lúc đầu năm lên 0,54% ở cuối năm
• Chỉ tiêu đầu tư tài hạn khác mặc dù về mặt tuyệt đối không giảm nhưng về tỷ trọng lại tăng 0,06%
+ Tài sản dài hạn khác: Do tỷ trọng của khoản mục chi phí trả trước dài hạn khác
giảm nên tỷ trọng của chỉ tiêu này giảm 0,11% từ 0,13% lúc đầu năm xuống còn 0,02% lúc cuối năm
Trang 24* Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của các chỉ tiêu nguồn vốn trên bảng
CĐKT
Nguồn vốn 31/12/2013 1/1/2013 Quan hệ kết cấu (%)
Cuối năm Đầu năm
Biến động
A NỢ PHẢI TRẢ
501,133,717,42
9 534,952,693,671 74.63 75.55 (0.92) I- Nợ ngắn hạn 459,786,977,873 534,952,693,671 68.47 75.55 (7.08)
1 Vay và nợ ngắn hạn 208,218,619,703 163,986,337,233 31.01 23.16 7.85
2 Phải trả người bán 47,558,110,834 119,226,027,978 7.08 16.84 (9.76)
3 Người mua trả tiền trước 53,369,033,112 48,960,714,622 7.95 6.91 1.03
4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 12,334,153,576 9,571,844,577 1.84 1.35 0.49
5 Phải trả người lao động 441,074,577 121,428,000 0.07 0.02 0.05
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 99,999,440,000 99,999,440,000 14.89 14.12 0.77
7 Quỹ đầu tư phát triển 34,581,232,915 30,726,479,865 5.15 4.34 0.81
8 Quỹ dự phòng tài chính 9,899,281,683 8,739,874,069 1.47 1.23 0.24
10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 15,553,422,452 23,446,562,953 2.32 3.31 (1.00)
C- LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 10,302,472,006 10,184,793,179 1.53 1.44 0.10 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
671,469,566,48
5 708,049,843,737 100.00 100.00