Cảnh đẹp Tây hồ viên ngọc quí của Hàng Châu

10 860 0
Cảnh đẹp Tây hồ viên ngọc quí của Hàng Châu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trung Quốc có đến 30 hồ với tên gọi là Tây Hồ, nhưng Tây Hồ ở Hàng Châu mới thật là một tuyệt tác vì ba mặt được bao bởi núi, một mặt gần phố thị nằm ở phía tây tỉnh Chiết Giang. Không chỉ làm say mê lòng người bởi sự quyến rũ mà dân gian còn tương truyền rằng chính hồ nước này do nàng Tây Thi một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc hoa thân thành. Tây Hồ được bình bầu là một trong 5 hồ đẹp nhất Trung Quốc trên các tiêu chí về thiên nhiên, vẻ đẹp, sạch, sự đa dạng các loài và tính độc đáo về văn hóa. Cảnh quan văn hóa Tây Hồ đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới năm 2011, và nó được miêu tả là có “ảnh hưởng tới việc thiết kế vườn ở phần còn lại của Trung Quốc cũng như ở Nhật Bản và Triều Tiên trong nhiều thế kỷ.”

Tây Hồ - viên ngọc quý của thành phố Hàng Châu Trung Quốc có đến 30 hồ với tên gọi là Tây Hồ, nhưng Tây Hồ ở Hàng Châu mới thật là một tuyệt tác vì ba mặt được bao bởi núi, một mặt gần phố thị nằm ở phía tây tỉnh Chiết Giang. Không chỉ làm say mê lòng người bởi sự quyến rũ mà dân gian còn tương truyền rằng chính hồ nước này do nàng Tây Thi - một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc hoa thân thành. Tây Hồ được bình bầu là một trong 5 hồ đẹp nhất Trung Quốc trên các tiêu chí về thiên nhiên, vẻ đẹp, sạch, sự đa dạng các loài và tính độc đáo về văn hóa. Cảnh quan văn hóa Tây Hồ đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới năm 2011, và nó được miêu tả là có “ảnh hưởng tới việc thiết kế vườn ở phần còn lại của Trung Quốc cũng như ở Nhật Bản và Triều Tiên trong nhiều thế kỷ.” Tây Hồ bốn mùa đều đẹp, như viên ngọc quý của thành phố Hàng Châu. Bởi vậy nhà thơ Tô Đông Pha đã từng nói: “Hàng Châu có Tây Hồ cũng giống như con người có khuôn mặt… Hàng Châu không có Tây hồ cũng như người ta mất đi khuôn mặt vậy”, bởi vậy khi đến với Hàng Châu mà chưa ghé đến Tây Hồ thì coi như chưa được gặp “ người đẹp”. Tây Hồ có diện tích khoảng 6,3 km2. Hồ có 2 con đê dài lấy tên của hai nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc là Tô Đông Pha và Bạch Cư Dị, tức là Đê Bạch và Đê Tô. Hai con đê này giống như hai vành đai màu xanh nổi trên hồ, du khách đi trên đê, nhìn gần hoa nở như gấm, nhìn xa núi hồ xanh biếc, được ngắm nhìn phong cảnh thay đổi theo từng bước đi. Phong cảnh bốn mùa của Tây Hồ rất đẹp, làm say đắm không biết bao nhiêu người đã từng một lần ghé thăm. Nơi đây vào đời nhà Thanh, chính vua Càn Long đã đặt cho 10 cảnh đẹp của Hồ, mỗi nơi được đánh dấu bằng một cái bia với những tên gọi đầy chất thi ca: Tô đê xuân hiêu (Buổi sáng mùa xuân trên đê Tô); Liêu lãng văn oanh (Chim oanh hót trong bụi liễu); Hoa cảng quan ngư (xem cá tại ao hoa); Lôi Phong tịch (Lôi Phong trong ánh sáng buổi chiều); Tam Đàn ấn nguyệt (Ba đầm nước phạm)…. Cùng với nhiều cảnh đẹp, Tây Hồ còn ghi dấu với những câu chuyện tình yêu đầy si mê. Dạo bước trên cầu Đoạn - một trong 10 cảnh đẹp của Tây Hồ, du khách sẽ nghe chuyện tình đầy sóng gió của nàng Bạch Tô Trân và chàng Hứa Tiên hay đến với Cầu Trường gắn với tình yêu thấm đẫm nước mắt của Lương Sơn Bá - Trúc Anh Đài. Cái đẹp của Tây Hồ thể hiện ở sự khác biệt về bốn mùa trong năm,về thời điểm trong ngày và yếu tố nắng mưa của thời tiết.Vào những mùa khác nhau du khách đều có thể cảm thụ được cái đẹp đặc thủ riêng của Tây Hồ ở những góc độ khác nhau,và mỗi du khách đến với Tây Hồ đều có được những thu hoạch riêng độc đáo của mình. Vẻ đẹp của Tây Hồ được thể hiện đầy đủ hơn vào mỗi độ xuân sang. Bên bờ đê là hai hàng liễu xanh rờn chạy dài cùng những bồn hoa mọc đầy các loại hoa Phù Dung, Anh Đào, Ngọc Lan, Tử Vi, Hoa Quế và những bụi cây quất.Trong khung cảnh mùa xuân đào tía liễu xanh,tản bộ trên bờ đê người ta cứ ngỡ rằng mình đang được chứng kiến nàng Tây Thi thức tỉnh,những cành liễu mới mơn mởn với đáng thướt tha đu đưa giỡn đùa trong làn gió xuân,những cánh chim chao lượn cùng tiếng hót trong trẻo đem lại sự xốn xang trong cõi lòng du khách. Mùa hè gọi về ánh nắng chang chang với cái nóng bức hầm hập,thế nhưng nếu bạn có mặt trong cảnh Đầm sen Khúc Viện thì mức độ nắng nóng đã vợi bớt vài phần. Khúc Viện nằm ở mé Tây Bắc của Tây Hồ,tiếp ghép với Tô Đề ở phía Đông Nam,là một công viên ven hồ có diện tích lớn nhất với chủ đề ngắm cảnh đầm sen vào mùa hè. Ngày từ những năm vua Khang Hi đời nhà Thanh (năm 1662-1722) nơi đây đã trồng nhiều sen. Hiện nay,tại đây tập trung hơn 40 giống cây sen chất lượng cao bông to sắc thắm như Sen liền gốc, Sen chữ Phẩm, sen Trùng Đài, sen Thiên Phùng Đến Hàng Châu vào mùa thu du khách đừng quên ngắm cảnh trăng nước Tây Hồ. Mỗi độ trăng đầy thì trên mặt hồ lại xuất hiện kỳ quan “Trên vòm trời một vầng trăng tỏ,dưới mặt nước ba bóng trăng soi”. Vào mùa đông, du ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ bạn sẽ được ngắm cảnh tuyết phủ. Đến Tây Hồ - Hàng Châu, dạo bước trên những cây cầu, ngắm khung cảnh tuyệt diệu kết hợp giữa thiên nhiên và bàn tay của con người, du khách sẽ tạm quên đi những ưu phiền trong cuộc sống và xuyến xao cảm giác như đang cảm nhận được tình yêu đôi lứa đã đi vào huyền thoại, in hằn trên từng phiến đá, bờ đê, ngọn cây, hoa lá và con nước nơi đây. Tây Hồ (hồ Hàng Châu) Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Tây Hồ và Tây Hồ (Trung Quốc). Tọa độ: 30°14′15″B 120°8′27″Đ Cảnh quan văn hóa Tây Hồ Hàng Châu Di sản thế giới UNESCO Quốc gia Trung Quốc Kiểu Văn hóa Hạng mục ii, iii, vi Tham khảo 1334 Vùng UNESCO Châu Á-Thái Bình Dương Lịch sử công nhận Công nhận 2011 (kì thứ 35) Tây Hồ (chữ Hán: 西西; bính âm: Xī Hú) là một hồ nước ngọt nổi tiếng nằm về phía tây thành phố Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, thuộc miền đông Trung Quốc. Chiều dài lớn nhất theo hướng bắc-nam là 3,3 km còn chiều rộng lớn nhất theo hướng đông-tây là 2,8 km. Diện tích của khu vực hồ khoảng 6,3 km², trong đó phần diện tích chứa nước khoảng 5,66 km². Cảnh quan văn hóa Tây Hồ đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới năm 2011, và nó được miêu tả là có "ảnh hưởng tới việc thiết kế vườn ở phần còn lại của Trung Quốc cũng như ở Nhật Bản và Triều Tiên trong nhiều thế kỷ." [1] . Hồ được chia ra 3 phần bởi ba con đê ngăn là đê Tô (苏堤-Tô đê), đê Bạch (西西-Bạch đê), và đê Dương Công (西 西西-Dương Công đê). Hồ cũng có thể chia thành 5 hồ nhỏ gọi là Ngoại Tây Hồ, Lí Tây Hồ, Hậu Tây Hồ, Tiểu Nam Hồ và Nhạc Hồ. Trong hồ có 1 ngọn núi thấp (đồi) gọi là Cô Sơn chiếm diện tích khoảng 200.000 m² và 3 đảo là Hồ Tâm Đình, Tiểu Doanh Châu, Nguyễn Công Đôn. Tên gọi "Tây Hồ" cũng được sử dụng cho một số hồ khác ở Trung Quốc và các nước láng giềng khác như Nhật Bản với hồ Saiko, Việt Nam với Hồ Tây. Theo thống kê của Lonely Planet, có 800 hồ ở Trung Quốc với tên gọi này. Tuy nhiên, Tây Hồ ở Hàng Châu nổi tiếng nhất do đó tên gọi này thường chỉ áp dụng cho hồ này. Người ta còn gọi nó là nhất núi, nhị đê, tam đảo, ngũ hồ. Mục lục • 1 Lịch sử • 2 Mười cảnh đẹp của Tây Hồ • 3 Các phong cảnh khác • 4 Tây Hồ trong văn hóa • 5 Các hồ khác • 6 Thư viện ảnh • 7 Liên kết ngoài Lịch sử Cảnh nổi tiếng nhất Tây Hồ: một trong ba Tam đàn ấn nguyệt-để canh nước trong hồ không quá cao cũng không quá cạn Vào giữa thời nhà Đường, trong khoảng các niên hiệu Trường Khánh (821-824) và Bảo Lịch (825-826), nhà thơ Bạch Cư Dị đã tới Hàng Châu làm thứ sử (822-825). Cùng với việc ông là một nhà thơ tài năng, thì các thành tích lớn của ông tại Hàng Châu đã làm cho ông trở thành một thứ sử lớn. Ông nhận ra rằng vùng đất trồng trọt cận kề phụ thuộc vào nguồn nước của Tây Hồ, nhưng do sự cẩu thả của viên thứ sử tiền nhiệm, nên con đê cũ đã sụp đổ, lượng nước của Tây Hồ vì thế mà bị cạn kiệt đi, và những người nông dân địa phương đã phải gánh chịu nạn hạn hán khủng khiếp. Ông đã ra lệnh cho đắp con đê cao và to hơn, với đập ngăn nước để kiểm soát lượng nước chảy và vì thế đã giải quyết được vấn đề khô hạn. Cuộc sống của cư dân địa phương vì thế đã được cải thiện trong những năm sau đó. Từ đó Bạch Cư Dị có thêm thời gian nhàn rỗi để thưởng thức cảnh đẹp của Tây Hồ, gần như là mọi ngày ông đều đến Tây Hồ. Ông ra lệnh cho đắp một con đường đắp cao nối liền Đoạn kiều (cầu gãy) với Cô Sơn, để thuận tiện cho việc đi bộ, thay vì phụ thuộc vào thuyền. Sau đó ông cho trồng những cây đào và liễu dọc theo đê, làm cho nó trở thành một phong cảnh đẹp của Tây Hồ. Con đường đắp cao này sau này được gọi là đê Bạch để ghi nhớ công ơn của ông. Trên 200 năm sau, vào thời kỳ bắt đầu của niên hiệu Nguyên Hựu (1086-1094) nhà Tống, một nhà thơ lớn khác, Tô Đông Pha (Tô Thức), cũng đã đến Hàng Châu làm thứ sử. Vào thời gian đó, những người nông dân lại phải gánh chịu hạn hán, do sự phát triển quá mạnh của các loại rong rêu dưới đáy hồ đã cản trở các đường dẫn tưới tiêu. Ông ra lệnh nạo vét hồ và chồng chất các loại bùn rác thành một con đường đắp cao khác, theo kiểu của đê Bạch, nhưng rộng hơn và gần như là dài gấp ba lần, ông cũng cho trồng các cây liễu dọc theo các bờ đất của nó. Con đường đắp cao mới này ngày sau cũng được đặt theo họ ông là đê Tô. Có 6 chiếc cầu dọc theo chiều dài 2,6 km của đê Tô. "Tô đê xuân hiểu" là một trong những cảnh đẹp của Tây Hồ. Mười cảnh đẹp của Tây Hồ Mười cảnh đẹp của Tây Hồ (西西西西-Tây Hồ thập cảnh), mỗi phong cảnh này đều được đánh dấu bằng một cái bia với tên gọi được chính hoàng đế Càn Long nhà Thanh viết theo kiểu thư pháp, là: • 西西西西-Tô đê xuân hiểu: Buổi sáng mùa xuân trên đê Tô • 西西西西-Liễu lãng văn oanh: Chim oanh hót trong bụi liễu • 西西西西-Hoa cảng quan ngư: Xem cá tại ao hoa • 西西西西-Khúc viện phong hà: Hương sen thổi nhẹ tại sân cong • 西西西西-Nam Bình vãn chung: Chuông chiều ở núi Nam Bình • 西西西西-Bình hồ thu nguyệt: Trăng mùa thu trên hồ yên bình • 西西西西-Lôi Phong tịch chiếu: [Tháp] Lôi Phong trong ánh sáng buổi chiều • 西西西西-Tam đàm ấn nguyệt: Ba đầm nước phản chiếu ánh trăng • 西西西西-Đoạn kiều tàn tuyết: Tuyết còn sót lại trên cầu gãy • 西西西西-Song phong sáp vân: Hai ngọn núi đâm vào mây Tam đàn ấn nguyệt được in trên mặt sau tờ 1 nhân dân tệ Các phong cảnh khác Miếu thờ Nhạc Phi. Các phong cảnh khác còn có: • Nhạc Vương Miếu , mộ và miếu thờ Nhạc Phi. • Chùa Linh Ẩn (Linh Ẩn tự), một ngôi chùa cổ của Phật giáo tại Trung Quốc cùng các ngọn núi, đồi và vườn bao quanh. • Các trang trại trồng chè Long Tỉnh, một loại chè nổi tiếng vì chất lượng và hương vị. • Mộ Tô Tiểu Tiểu (479-502?), một ca kĩ nổi tiếng thuộc Nam Tề thời Nam-Bắc triều. • Mộ Võ Tòng (Võ Nhị Lang, cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12), người nổi tiếng vì đã tay không giết hổ trên đồi Cảnh Dương, một trong số 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Ngôi mộ đã bị phá hủy trong Cách mạng văn hóa, được xây dựng lại năm 2004. • Suối Hổ Bào, một dòng suối nổi tiếng vì nước của nó. Tây Hồ trong văn hóa Các công trình theo phong cách cổ điển Trung Hoa bên trong Tây Hồ Tây Hồ được cho là sự hóa thân của Tây Thi, một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa thời Trung Quốc cổ đại. Kể từ thời cổ đại, Tây Hồ đã gắn liền với nhiều nhà thơ lãng mạn, nhà triết học thâm thúy, các vị anh hùng dân tộc. • Nhà triết học Cát Hồng thời Đông Tấn đã tu luyện các phép thuật Đạo giáo và viết ra công trình triết học nổi tiếng nhất của ông là Bão Phác Tử (西西西) tại khu vực núi xung quanh Tây Hồ. • Nhà thơ Lạc Tân Vương thời Đường đã ẩn dật tại Linh Ẩn tự. • Nhà thơ kiêm thứ sử thời Đường Bạch Cư Dị đã cho xây dựng con đê đầu tiên, ngày nay gọi là đê Bạch. • Nhà thơ kiêm thứ sử thời Tống Tô Đông Pha, đã nạo vét hồ và cho xây dựng đê Tô, biến nó trở thành một phong cảnh đẹp khác của Tây Hồ. Ông cũng là người nghĩ ra một loại thực đơn đặc biệt để chế biến thịt lợn với tên gọi trong thực đơn là 西西西 (Đông Pha nhục), bằng tiếng Anh là Dongpo pork. Món thịt lợn kiểu Đông Pha này là thực đơn trong mọi khách sạn ở Hàng Châu. • Anh hùng dân tộc Trung Hoa thời Tống là Nhạc Phi cũng đã được mai táng gần Tây Hồ. Hoa sen tỏa hương tại sân cong • Một nhà văn thời cuối Minh đầu Thanh là Trương Đại, đã viết các tác phẩm lớn về Tây Hồ, như trong Đào Am mộng ức (西西西西), và toàn bộ cuốn sách Tây Hồ mộng tầm (西湖苏苏). Các hồ khác • Hồ Côn Minh (西西西), hồ trung tâm trong khu vực Di Hòa Viên tại Bắc Kinh, đã được tạo ra bằng cách mở rộng một hồ có sẵn theo kiểu Tây Hồ ở Hàng Châu. Thư viện ảnh • Chùa Tiễn Vương, lối vào một trong mười cảnh đẹp của Tây Hồ: Liễu lãng văn oanh. • Các bức tượng bên trong Tây Hồ • • • Phong cảnh tháp Lôi Phong buổi chiều tà • Một cổng vào truyền thống của Tây Hồ • Tam đàm ấn nguyệt • Liên kết ngoài 1. ^ “Ancient Chinese cultural landscape, the West Lake of Hangzhou, inscribed on UNESCO’s World Heritage List”. UNESCO. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2011. Di sản thế giới tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Di sản văn hóa Ân Khư | Công viên quốc gia Lư Sơn | Cố cung nhà Minh-nhà Thanh | Cố cung Thẩm Dương và Cố Cung (Bắc Kinh) | Cung điện Potala | Di chỉ người Bắc Kinh tại Chu Khẩu Điếm | Di Hoà Viên | Điêu lâu Khai Bình | Hang đá Long Môn | Hang đá Vân Cương | Hang Mạc Cao | Khổng Miếu, Khổng Phủ, Khổng Lâm | Khu lịch sử Ma Cao | Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly | Vườn cây cảnh cổ điển Tô Châu | Lăng tẩm hoàng gia Minh-Thanh | Lăng mộ Tần Thủy Hoàng cùng các tượng binh mã | Núi Thanh Thành và công trình thủy lợi Đô Giang Yển | Quần thể kiến trúc cổ núi Vũ Đang | Carxtơ Nam Trung Quốc gồm Thạch Lâm (Vân Nam), Carxtơ ở Quý Châu và Quảng Tây | Thành cổ Bình Dao | Thành cổ Lệ Giang | Thiên Đàn | Thôn cổ Nam An Huy (Hoản Nam): Tây Đệ, Hoành thôn | Tị Thử Sơn Trang Thừa Đức cùng Ngoại Bát Miếu | Tượng khắc đá Đại Túc | Vạn Lý Trường Thành | Thổ lâu Phúc Kiến | Ngũ Đài sơn | Các công trình lịch sử ở Đăng Phong | Cảnh quan văn hóa Tây Hồ Hàng Châu | Di tích Xanadu | Ruộng bậc thang Ha Ni Hồng Hà | Con đường tơ lụa: Mạng đường Hành lang Trường An- Thiên Sơn (chung với Kazakhstan, Kyrgyzstan) | Đại Vận Hà Di sản tự nhiên Khu bảo hộ Tam Giang Tịnh Lưu tại Vân Nam | Khu bảo tồn Gấu Trúc Lớn tại Tứ Xuyên | Khu thắng cảnh Cửu Trại Câu | Khu thắng cảnh Hoàng Long | Vườn quốc gia Tam Thanh Sơn | Khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên | Trung Quốc Đan Hà | Di chỉ hóa thạch Trừng Giang | Thiên Sơn Di sản hỗn hợp Hoàng Sơn | Khu thắng cảnh Vũ Di Sơn | Nga Mi Sơn cùng Lạc Sơn Đại Phật | Thái Sơn . và con nước nơi đây. Tây Hồ (hồ Hàng Châu) Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Tây Hồ và Tây Hồ (Trung Quốc). Tọa độ: 30°14′15″B 120°8′27″Đ Cảnh quan văn hóa Tây Hồ Hàng Châu Di sản thế. Tô. "Tô đê xuân hiểu" là một trong những cảnh đẹp của Tây Hồ. Mười cảnh đẹp của Tây Hồ Mười cảnh đẹp của Tây Hồ (西西西西 -Tây Hồ thập cảnh), mỗi phong cảnh này đều được đánh dấu bằng một cái. kỷ." [1] . Hồ được chia ra 3 phần bởi ba con đê ngăn là đê Tô (苏堤-Tô đê), đê Bạch (西西-Bạch đê), và đê Dương Công (西 西西-Dương Công đê). Hồ cũng có thể chia thành 5 hồ nhỏ gọi là Ngoại Tây Hồ, Lí Tây Hồ,

Ngày đăng: 05/04/2015, 08:19

Mục lục

  • Tây Hồ - viên ngọc quý của thành phố Hàng Châu

  • Tây Hồ (hồ Hàng Châu)

    • Mục lục

    • Mười cảnh đẹp của Tây Hồ

    • Các phong cảnh khác

    • Tây Hồ trong văn hóa

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan