Những biện pháp thực hiện tốt Vệ sinh an toàn thực phẩm trong Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật

17 591 0
Những biện pháp thực hiện tốt Vệ sinh an toàn thực phẩm trong Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TRƯỜNG NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng: a/ Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo tỉnh, ngành tạo điều kiện về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng mức chế độ tiền ăn, sinh hoạt phí cho học sinh. Sự chỉ đạo sâu sát của Ban lãnh đạo nhà trường trong việc tổ chức nuôi, dạy chăm sóc sức khỏe cho học sinh. - Bếp ăn được xây dựng đảm bảo theo quy trình bếp một chiều, có nơi chế biến, nấu chín, phân chia thực phẩm và phòng ăn của học sinh riêng biệt, rộng rãi và sạch sẽ. - Nhà trường trang bị đầy đủ các dụng cụ phục vụ bếp ăn (có dụng cụ chế biến thức ăn sống, thức ăn chín riêng). - Nhân viên cấp dưỡng được nhà trường tạo điều kiện cho dự các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, học tập ở đơn vị tỉnh bạn. - Học sinh ngoan ngoãn, hầu hết các em có ý thức giữ vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn, vệ sinh nhà ăn… 1 - Tổng số Cán bộ giáo viên – nhân viên của trường hiện có là 24 đồng chí, có 01 khu nhà ăn, với số học sinh được ăn, ở sinh hoạt tại tường là 65 em và có 02 đồng chí cấp dưỡng phục vụ nấu ăn cho các em. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn phối hợp chặt chẽ công tác nuôi, chăm sóc sức khỏe cho học sinh. b/ Khó khăn: - Điều kiện trường xa những chợ lớn, thực phẩm hàng ngày nhà trường mua ở điểm chợ nhỏ gần trường, vì vậy việc đi chợ theo thực đơn có ngày gặp khó khăn (không có loại rau, củ, quả theo thực đơn). - Nhân viên cấp dưỡng chưa được qua lớp đào tạo nghề nên kinh nghiệm trong chế biến thức ăn và cân đối khẩu phần ăn cho học sinh còn hạn chế. - Hầu hết các em học sinh của trường ở các huyện, số đông các em là con nhà nghèo, gia đình không có điều kiện quan tâm chăm sóc, giáo dục. Một số em học sinh mới đến trường năm đầu nên chưa có nền nếp, thói quen vệ sinh trong ăn, uống và ý thức giữ vệ sinh chung. - Bản thân tôi khi được phân công phụ trách công tác chăm sóc, nuôi dạy và vệ sinh an toàn thực phẩm của trường tôi gặp không ít khó khăn, chưa qua trường lớp đào tạo thiếu kinh nghiệm trong khâu quản lý, giám sát, kiểm tra ăn uống theo khẩu phần, theo thực đơn và chế độ ăn của học sinh. 2. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe: 2 Ngày 08/12/2005 của Bộ y tế về việc ban hành quyết định số 41/2005/QĐ- BYT “Quy định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống”; Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT/BYT-BGDĐT về hướng dẫn công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục và các văn bản của ngành, địa phương về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục. Quyết định số 734/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 34/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của Quốc Hội khóa XII về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến sức khỏe con người, nó cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội. Có sức khỏe tốt , con người mới có thể làm việc, học tập và sinh hoạt tốt. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có sự quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là quan tâm đến chăm sóc sức khỏe cho con cái để chúng có cơ thể thật sự khỏe mạnh, phát triển cân đối để học tập tốt. Trong toàn xã hội nói chung, Ngành giáo dục nói riêng. Các cơ sở trường học có tổ chức cho học sinh ăn, ở bán, nội trú luôn đặt vấn đề về vệ sinh an 3 toàn thực phẩm lên hàng đầu trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh. Đây cũng là vấn đề được Ban lãnh đạo, đội ngũ giáo viên, nhân viên cuả trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật Cà Mau từ bao năm nay luôn quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt. Trường nằm cách xa thành phố điều kiện đi lại khó khăn, nằm xa chợ nên điều kiện tiếp cận thực phẩm tươi ngon hợp vệ sinh gặp nhiều khó khăn. Học sinh của trường là những em có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, ở vùng sâu vùng xa, chế độ dinh dưỡng cho các em chưa phù hợp và ý thức vệ sinh cá nhân của các em chưa cao, khi các em được tiếp cận vào môi trường giáo dục, dần dần các em có ý hơn trong việc đảm bảo vệ sinh đó là nhờ sự lãnh chỉ đạo rất tâm huyết của lãnh đạo nhà trường và các bộ phận đoàn thể trong đơn vị. Xuất phát từ những thực trạng và tầm quang trọng nêu ở trên, tôi trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ nuôi, chăm sóc sức khỏe cho các em học sinh của trường ngày càng đạt hiệu quả, vì vậy tôi đề ra: ” Những biện pháp thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường nuôi dạy trẻ khuyết tật ”. II. NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ: 1. Xây dựng kế hoạch thực hiện Vệ sinh an toàn thực phẩm: - Chấp hành sự chỉ đạo của Lãnh đạo nhà trường, ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện Vệ sinh an toàn thực phẩm trong 4 công tác: Nuôi, chăm sóc sức khỏe của học sinh. Thông qua nội dung Kế hoạch và phối hợp tốt các bộ phận của nhà trường để cùng thực hiện. - Xây dựng kế hoạch để đề ra các mục tiêu, nội dung, phương pháp, biện pháp thực hiện Vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác: Nuôi, chăm sóc sức khỏe của học sinh cụ thể, khoa học. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện các qui định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học. - Căn cứ Quyết định số 2544/UBND-VX ngày 30/06/2011 về hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí cho học sinh Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Cà Mau, trong đó tiền ăn là 22.000đ/ngày/em/3 bữa ăn, sinh hoạt phí 3.000đ/ngày/em. - Hàng tuần lên thực đơn ăn uống hợp lý, phù hợp với tình hình thời tiết, theo mùa, cân đối chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng đảm bảo 4 nhóm thức ăn cần thiết cho cơ thể. Dựa trên tháp dinh dưỡng về chế độ ăn uống hợp lý của Bộ y tế để làm cơ sở căn cứ cân đối khẩu phần ăn cho học sinh. - Ví dụ: Hàng tuần nhà ăn lên thực đơn thông qua bộ phận văn phòng kiểm tra, giám sát có phù hợp với chế độ dinh dưỡng cho các em hay không, bảng thực đơn này được thay đổi hàng tuần. THỰC ĐƠN TUẦN:…… Thứ Ăn sáng Ăn trưa Ăn chiều Thứ hai Mì nấu thịt, giá Canh cải xanh nấu tép. Cá rô kho. Đậu đũa xào thịt. Cá lóc kho. 5 Thứ ba Xôi chả lụa Canh chua cá lóc. Cá ba thú chiên. Canh khoai lang nấu thịt. Thịt gà kho. Thứ tư Nui nấu thịt Canh bí đau nấu tép. Thịt heo kho. Canh rau dền, mồng tơi nấu thịt. Cá hồng kho. Thứ năm Cơm xào hột vịt Canh cà rốt, củ cải trắng nấu thịt. Cá lóc kho khô. Canh bồ ngót, mướp nấu thịt. Tép rang củ cải. Thứ sáu Bành dừa Bí rợ, khoai lang hầm dừa. Cá lù đù chiên. Canh bầu nấu thịt. Thịt gà kho gừng. Thứ bảy Hủ tiếu nấu thịt Bắp cải nấu tép. Thịt heo kho. Cải ngọt nấu tép. Cá rô kho Chủ nhật Cháo tép Đậu que xào thịt. Thịt vịt kho gừng. Đu đủ hầm xương. Cá phi chiên. 2. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường. - Vệ sinh môi trường có ảnh hưởng không nhỏ đến vệ sinh an toàn thực phẩm, ở nơi nào vệ sinh môi trường được quan tâm, bảo vệ tốt thì nơi đó sức khỏe của người dân cũng tốt bởi vì môi trường không bị ô nhiễm thì thực phẩm, nguồn nước cũng không bị ô nhiễm. - Nhận thức được tầm quan trọng của vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người. Hàng năm nhà trường liên hệ Trung tâm y tế dự phòng của tỉnh, thành phố đến trường để kiểm định nguồn nước, phun thuốc chống dịch bệnh. - Biết tự lao động để giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi trường như: Không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy định, vệ sinh lớp học hàng ngày… biết được công tác giữ vệ sinh rất quan trọng đối với sức khoẻ của mình. 6 a- Nguồn nước: - Vào đầu năm học tôi đề xuất với Hiệu trưởng lấy mẫu nước gữi đến Trung tâm y tế dự phòng của thành phố để kiểm định chất lượng nguồn nước, nguồn nước của nhà trường lấy từ giếng khoan đảm bảo chất lượng để phục vụ trong khâu chế biến thức ăn và nước sinh hoạt hàng ngày đảm bảo hợp vệ sinh. - Học sinh sử dụng nguồn nước thông qua hệ thống lọc để cung cấp nước uống cho học sinh. Mỗi phòng ở đều có bình, ca để các em lấy nước từ hệ thống lọc nước để uống. Hàng ngày nhân viên tạp vụ có nhiệm vụ kiểm tra, vệ sinh các dụng cụ (ca, khăn ở hệ thống máy nước lọc), nước các em uống luôn đảm bảo hợp vệ sinh. - Hàng tuần giao nhiệm vụ bộ phận quản lý lao động tổ chức làm vệ sinh khuôn viên trường, khai thông các đường cống thoát nước. Tổ chức cho học sinh vệ sinh trong và ngoài khu vực nhà ăn, phòng ở sạch sẽ. b- Xử lý chất thải: - Nước thải từ nhà bếp, khu vệ sinh tự hoại nếu không có biện pháp xử lý tốt sẽ làm ô nhiễm môi trường. Vấn đề này được nhân phục vụ vệ sinh dọn dẹp hàng ngày, nhằm tránh các loại côn trùng gây bệnh khi chúng bay đến đậu vào thức ăn cũng sẽ gây nên các mầm bệnh, ngộ độc thức ăn. - Các loại rác thải từ rau, củ, quả, rác từ lá cây thiên nhiên là nơi tập trung và phát triển của các loại côn trùng gây bệnh khi chúng bay đến đậu vào thức ăn cũng sẽ gây nên các mầm bệnh, ngộ độc thức ăn. Còn các loại rác thải dể 7 phân hủy được bỏ vào một túi ni long riêng, được bỏ vào thùng rác riêng biệt để xử lý. - Các loại rác không bị phân hủy được phải bỏ vào túi ni long riêng, có thùng chứa riêng. - Đồ sinh hoạt thừa được đỗ vào thùng nhựa có nắp đậy để riêng. - Nhà trường ký kết hợp đồng với công trình đô thị, hàng ngày nhà trường thu gom và đem ra nơi quy định để nhân viên của công trình đến đem rác thải đến nơi xử lý. - Xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp là một trong các tiêu chí hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhà trường đã phát động phong trào đến toàn thể cán bộ giáo viên - nhân viên và học sinh cùng nhau xây dựng môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp. - Thực hiện bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc và bảo vệ cây xanh là việc làm lành mạnh, thường xuyên được tất cả cán bộ giáo - nhân viên và học sinh hưởng ứng. 3. Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm: Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường là giúp các em khỏe mạnh, chính vì vậy mỗi chúng ta cần phải quan tâm, đầu tư có hiệu quả vào công tác chăm sóc để giúp các em có một sức khỏe tốt để học tập và sinh hoạt. 8 Để đảm bảo tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, trước hết phải làm tốt các khâu vệ sinh bếp, vệ sinh dụng cụ chế biến thực phẩm và vệ sinh cá nhân. - Nhân viên cấp dưỡng hàng ngày phải vệ sinh dụng cụ chế biến thức ăn sạch sẽ trước khi đưa vào sử dụng. Nơi để dụng cụ chế biến thức ăn sống và dụng cụ chế biến thức ăn chín phải được tách biệt. - Khi chế biến thức ăn nhân viên cấp dưỡng phải đeo bảo hộ lao động đảm bảo vệ sinh khi chế biến và nấu chín thức ăn. - Dụng cụ sau khi chế biến phải được rửa sạch để đúng nơi qui định. - Hàng năm, vào đầu năm học nhà trường hợp đồng nơi cung cấp thực phẩm hàng ngày (thịt, cá, rau, gạo…) đảm bảo đủ điều kiện: thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng, được qua kiểm dịch (đối với thịt heo, gà, vịt…) - Thực phẩm đưa đến trường phải đảm bảo quy trình bếp một chiều: Tiếp nhận thực phẩm từ cửa bên hông nhà bếp - qua kiểm tra chất lượng, số lượng – sơ chế biến – chế biến – nấu chín – phân chia thức ăn. - Đối với thực phẩm đã được nấu chín, hàng ngày nhân viên cấp dưỡng phải lưu mẫu thức ăn để tủ lạnh trong 24 tiếng đồng hồ. - Đảm bảo thức ăn của học sinh phải được nấu chín, hạn chế cho các em ăn rau sống đối với mùa nắng hạn. - Nếu thực phẩm đem đến trường không đảm bảo các điều kiện trong hợp đồng thì kịp thời báo với nơi cung cấp để yêu cầu đổi lại. Nếu nơi cung cấp 9 thực phẩm không đổi lại hoặc cung cấp thực phẩm không đúng theo các điều kiện trong hợp đồng thì đề xuất với Hiệu trưởng cắt hợp đồng với bên cung cấp thực phẩm. - Khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên cấp dưỡng một năm 2 lần. 4. Làm tốt công tác tuyên truyền kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm: - Cung cấp các tài liệu về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân viên cấp dưỡng, cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên – nhân viên và các em học sinh ở tại trường. - Tuyên truyền chế độ dinh dưỡng (tháp dinh dưỡng), 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thức ăn và 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho cán bộ giáo viên - nhân viên, phụ huynh và học sinh. NGUYÊN TẮC VÀNG VÀ DINH DƯỠNG HỢP LÝ 10 nguyên tắc vàng về ATVSTP 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý Chọn thực phẩm an toàn. Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng. Nấu kĩ thức ăn. Phối hợp thức ăn nguồn đạm động vật và thực vật, nên ăn tôm, cua, cá và đậu đỗ. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín. Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý, nên ăn vừng lạc. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín. Nên sử dụng muối Iốt, không ăn mặn. 10 [...]... Kết quả: Qua vận dụng thực hiện các biện pháp để khắc phục những khó khăn đã nêu ở phần thực trạng trong công tác thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Cà Mau Từ những biện pháp và việc làm cụ thể tôi đã gặt hái được những kết quả sau: - 100% cán bộ giáo viên – nhân viên và học sinh hiểu và nắm được nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm - Tập thể cán bộ... tinh thần, trách nhiệm cao trong việc lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong chương trình dạy học, hướng dẫn học sinh ý thức giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong ăn, uống - Nhà bếp được công nhận đạt bếp vệ sinh an toàn thực phẩm theo qui định - Nhân viên cấp dưỡng được khám sức khỏe định kỳ đúng quy định Thực hiện tốt quy trình chế biến thực phẩm theo 10 nguyên tắc vàng... chức tốt công tác tuyên truyền kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và học sinh 3 Thường xuyên kiểm tra chất lượng, số lượng thực phẩm, giám sát việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm 4 Xây dựng thực đơn hàng tuần nhằm thay đổi các món ăn, cân đối chế độ ăn hợp lý 5 Thường xuyên quan tâm đến thực hiện tốt khâu vệ sinh môi trường, ... nước và xử lý rác thải 6 Làm tốt công tác phối kết hợp các bộ phận, tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở nhà trường 16 Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra được trong công tác quản lý nhằm giúp đội ngũ nhà trường thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần làm tốt công tác nuôi, chăm sóc sức khỏe cho học sinh. / 3 Phạm vi ảnh hưởng: -... 5 Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát: - Kiểm tra, giám sát thực hiện Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc làm cần được thực hiện thường xuyên, liên tục - Qua kiểm tra đánh giá được kết quả thực hiện kế hoạch có hiệu quả chưa hoặc còn hạn chế, từ đó có biện pháp kịp thời điều chỉnh, nhắc nhở để cùng thực hiện tốt nhiệm vụ 12 - Đề xuất với Hiệu trưởng thành lập Tổ kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. .. vào chương trình giáo dục và hoạt động tập thể nhằm giúp các em có kiến thức về vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó các em tích cực tham gia giữ vệ sinh chung, vệ sinh phòng ở, vệ sinh nhà ăn và vệ sinh cá nhân và các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong trường học - Đảm bảo thực hiện ăn chín, uống sạch, ở sạch - Từ các nguyên tắc chế biến và lời khuyên dinh...Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn Không để lẫn thực phẩm sống và Cần ăn rau quả hàng ngày Đảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, thực phẩm chín Luôn giữ tay chế biến thực phẩm chế biến và bảo quản thực phẩm Uống đủ nước sạch hàng ngày sạch sẽ Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú mẹ ráo, sạch sẽ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn bổ sung Bảo quản thực phẩm khỏi các... + Kiểm tra việc thực hiện lưu mẫu thức ăn hàng ngày + Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản nguồn nước - Qua kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất giúp đánh giá việc thực hiện quy định trong vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân viên cấp dưỡng có đảm bảo theo quy định hay không, từ đó có những đề xuất, biện pháp nhắc nhở kịp thời để nhân viên cấp dưỡng luôn thực hiện tốt 6 Thực hiện tốt công tác phối... dưỡng đối với học sinh theo 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý - Hàng năm không xảy ra trường hợp học sinh nào bị ngộ độc thực phẩm - 100% học sinh của trường được quan tâm chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng theo quy định - Hầu hết các em biết giữ vệ sinh chung, vệ sinh phòng ở, vệ sinh nhà bếp và vệ sinh cá nhân 15 - 100% các em có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn - Thực phẩm đảm bảo... tra vệ sinh an toàn thực phẩm thành phần gồm: + 1 đ/c trong Ban lãnh đạo + 1 đ/c phụ trách y tế học đường + 1 đ/c kế toán + 1 đ/c văn phòng + 1 đ/c đại diện BCH công đoàn + 1 đ/c trưởng ban TTND - Tổ kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống các dịch bệnh trong nhà trường - Tổ kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng ngày, định kỳ và . đề ra: ” Những biện pháp thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường nuôi dạy trẻ khuyết tật ”. II. NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ: 1. Xây dựng kế hoạch thực hiện Vệ sinh an toàn thực phẩm: -. dụng thực hiện các biện pháp để khắc phục những khó khăn đã nêu ở phần thực trạng trong công tác thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Cà Mau. Từ những. sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngày đăng: 04/04/2015, 10:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Nhân viên cấp dưỡng được khám sức khỏe định kỳ đúng quy định. Thực hiện tốt quy trình chế biến thực phẩm theo 10 nguyên tắc vàng. Cân đối chế độ dinh dưỡng đối với học sinh theo 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan