Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 45 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
45
Dung lượng
398,5 KB
Nội dung
1 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ TÀI: HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÔN SINH HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ CAO Người thực hiện: Nguyễn Bá Hân MỤC LỤC *&* Trang 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến ……………… 01 2. Phạm vi triển khai thực hiện …………………………………………01 3. Mô tả sáng kiến kinh nghiệm…………………………………… 01 - 41 4. Kết quả, hiệu quả mang lại…………………………………………….41 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến kinh nghiệm……… 41 6. Kiến nghị, đề xuất………………………………………………………42 2 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT *&* - ADN: Axit đêôxiribônuclêic - ARN: Axit ribônuclêic - mARN: ARN thông tin - tARN: ARN vận chuyển - rARN: ARN ribôxôm - aa: Axit amin - HVG: Hoán vị gen - NST: Nhiễm sắc thể - CLTN: Chọn lọc tự nhiên - CLNT: Chọn lọc nhân tạo 3 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: - Môn Sinh học vừa có đặc thù của một môn khoa học tự nhiên với những hệ thống lý thuyết tổng quát, với những công thức và hệ thống bài tập tương đối phức tạp vừa mang đặc thù của một môn khoa học thực nghiệm, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực nghiệm. Ở cấp độ phổ thông, đó là sự kết hợp giữa hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập vận dụng tương ứng. - Ôn thi tốt nghiệp là thời gian vất vả nhất với học sinh, bởi chỉ trong một giai đoạn ngắn, các học sinh phải tiếp thu, sắp xếp một khối lượng kiến thức lớn ở nhiều môn. Vậy, làm thế nào để ôn thi có hiệu quả nhất trong thời gian nước rút và đạt được kết quả cao nhất? - Nội dung được biên soạn trong sách giáo khoa sinh học 12 cơ bản rất dài, trong khoảng thời gian ngắn ôn thi tốt nghiệp, nếu giáo viên giảng dạy không có phương pháp hướng dẫn hợp lí thì học sinh không thể nắm hết tất cả nội dung trong sách giáo khoa. Từ đó học sinh không thể làm bài thi đạt kết quả tốt. - Từ những lí do trên, cùng với sự đút kết từ những kinh nghiệm thực tế của bản thân qua một số năm dạy ôn thi tốt nghiệp và sự trăn trở với nghề, lòng nhiệt tình mong muốn các em học sinh đạt được kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nên tôi chọn đề tài là: “ Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn sinh học đạt hiệu quả cao” làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân và cho đồng nghiệp tham khảo và áp dụng. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Sáng kiến kinh nghiệm này đã được triển khai và áp dụng trong nhà trường cho học sinh khối 12 trong các năm học: 2008 – 2009; 2010 – 2011. 3. Mô tả sáng kiến kinh nghiệm: + Phần 1: Xây dựng kế hoạch ôn tập hợp lí Dựa vào khoảng thời gian cho phép, giáo viên lập kế hoạch, hướng dẫn học sinh ôn tập. + Phần 2: Nội dung ôn tập A. Tóm tắt kiến thức trọng tâm Tóm tắt kiến thức của từng bày một cách ngắn gọn, nhưng đầy đủ, dễ nhớ dựa trên nền tảng cơ bản là sách giáo khoa sinh học 12 cơ bản và chuẩn kiến thức, kĩ năng bộ môn. B. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Sau phần lí thuyết, tôi đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho từng bài, với hệ thống câu hỏi vừa gắn liền với kiến thức trọng tâm, đồng thời đưa ra những câu hỏi vận dụng mở rộng vấn đề. C. Một số đề thi tham khảo Cuối cùng tôi đưa ra một số đề thi thử để học sinh tham khảo: Giúp học sinh ôn lại kiến thức toàn bộ chương trình đã học, đồng thời giúp học sinh kiểm tra lại kiến thức xem phần nào chưa nắm chắc, để có biện pháp khắc phục. + Phần 3: Hướng dẫn học sinh cách học và cách làm bài 4 Giáo viên hướng dẫn học sinh một số cách học để nắm kiến thức và vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề gặp phải, đồng thời hướng dẫn các “ mẹo” khi làm bài. Nội dung sáng kiến được biên soạn như sau: PHẦN 1: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ÔN TẬP HỢP LÍ Thời gian ôn thi tốt nghiệp khoảng 2 tháng, dựa vào khoảng thời gian đó tôi lập kế hoạch ôn tập như sau: Phần Tuần Nội dung ôn tập V 1 Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị 2 Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền Chương 3: Di truyền học quần thể 3 4 Chương 4: Ứng dụng di truyền học Chương 5: Di truyền học 5 Cho học sinh thi thử lần 1 toàn bộ chương trình VI 6 Chương 1: Cơ chế và bằng chứng tiến hóa Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất VII 7 Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật Chương 2: Quần xã sinh vật Chương 3: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường 8 Cho học sinh thi thử lần 2 toàn bộ chương trình PHẦN 2: NỘI DUNG ÔN TẬP A. TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Một số công thức cần nắm: 1) Tổng số nuclêôtit : N = M/300 đv.C ⇒ M = N x 300 đv.C ( m : khối lượng của gen) 2) Chiều dài của phân tử ADN(gen) : L = N/2x 3,4 A 0 ⇒ N = 2L/3,4 A 0 (1 m µ = A 0 10 4 ) 3) Số liên kết hyđrô của phân tử ADN(gen) : H = 2A + 3G; H = N + G 4) Số vòng xoắn (Chu kỳ xoắn) : C = N/20 ⇒ N = C x 20 5) Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho gen nhân đôi n lần là : A = T = (2 n – 1)A gen ; G = X = (2 n – 1)G gen 6) Số nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi n lần là : N Mt = (2 n – 1)N gen Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN, QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI AND 1. Khái niệm về Gen: là một đoạn phân tử AND mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác đinh ( chuỗi pôlipeptit hay ARN) 5 2. Gen phân mảnh và không phân mảnh: - Gen phân mảnh: gen ở sinh vật nhân thực vùng mã hoá không liên tục các đoạn mã hoá aa (êxôn )xen kẽ với các đoạn không mã hoá aa (intron) - Gen không phân mảnh: gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục 3. Mã di truyền: + Khái niệm: Trình tự các nu quy định trình tự các aa trong chuỗi polypeptit + Có 4 đặc điểm - Mã di truyền là mã bộ 3: Ba nu liền kề mã hoá một axít amin - Mã di truyền có tính đặc hiệu: 1 bộ 3 mã hoá một axít amin - Mã di truyền có tính thoái hoá: nhiều bộ 3 khác nhau mã hoá cho một axít amin - Mã di truyền có tính phổ biến: các loài đều có chung một bộ mã di truyền 4. Quá trình nhân đôi AND: a. Nguyên tắc: - Theo nguyên tắc bổ sung, bán bảo tồn - AND nhân đôi tạo thành 2 AND con giống nhau giống AND mẹ b. Quá trình nhân đôi AND: - AND pôlimêraza: lắp ráp nu tự do của môi trường với nu mạch khuôn. - Enzim nối ligaza: nối các đoạn okazaki - Một mạch có chiều 3’ đến 5’ được tổng hợp liên tục, mạch có chiều 5’ đến 3’ được tổng hợp từng đoạn ngắn ( AND pôlimêraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ đến 3’). Bài 2: PHIÊN MÃ, DỊCH MÃ 1. Phiên mã: gồm 3 giai đoạn: khởi đầu, kéo dài, kết thúc là quá trình truyền thông tin di truyền từ ADN sang phân tử ARN theo nguyên tắc bổ sung ( A-U, G-X) - Các loại ARN: tARN, mARN, rARN - Phiên mã tổng hợp nên mạch mARN từ mạch mã gốc ( 3’ đến 5’) - Enzim tham gia: ARN pôlimeraza - Sinh vật nhân thực cắt intron nối êxôn. Sinh vật nhân sơ không có cắt. - mARN của sinh vật nhân sơ dài hơn sinh vật nhân thực vì nó có vùng mã hóa liên tục. 2. Dịch mã: là quá trình tổng hợp prôtêin ( chuổi pôlipeptit) có sự tham gia của các thành phần: mARN, tARN, Ribôxôm - Hoạt hoá aa xảy ra ở tế bào chất - tARN : có bộ 3 đối mã, mang aa đến đúng vị trí bổ sung trên khuôn mARN - Poliriboxom làm tăng hiệu suất tổng hợp Pr - Bộ 3 mở đầu: AUG: SV nhân thực mã hóa aa Met; SV nhân sơ mã hóa aa Foocmin Met - Bộ 3 kết thúc: UAA; UAG; UGA. Bài 3: ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GEN 1. Khái niệm: Là điều hoà lượng sản phẩm do gen tạo ra. 2. Cấu taọ opêron Lac theo Jacôp và Mônô: Có các thành phần sau: Vùng khởi động (P) - Vùng vận hành (O) - Các gen cấu trúc Z, Y, A 6 3. Cơ chế hoạt động của opêron Lac ở Ecoli: - Khi môi trường không có lactozơ: gen R tổng hợp nên một loại prôtêin ức chế gắn vào O gen cấu trúc không hoạt động - Khi môi trường có lactozơ thì opêron chuyển sang trạng thái hoạt động Bài 4: ĐỘT BIẾN GEN 1. Khái niệm: Là những biến đổi trong cấu trúc của gen. 2. Các dạng đột biến: Thêm, mất, thay thế một cặp nu ( mất đoạn là gây hậu quả nghiêm trọng nhất: gây chết hoặc giảm sức sống) 3. Nguyên nhân: Do các tác nhân vật lí, hoá học, rối loạn trao đổi chất trong tế bào 4. Cơ chế: - Chất 5-BU làm thay thế cặp A-T thành G-X - Các bazơ dạng hiếm bắt đôi bổ sung sai (G * - X -> G * - T -> A – T) - Tia tử ngoại làm cho 2 bazơ nitơ T trên cùng một mạch liên kết với nhau. 5. Hậu quả và vai trò của đột biến gen: - Đột biến gen có thể có lợi, có hại, trung tính( đa số đột biến có hại) - Là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và tạo giống - Đột biến xôma: xảy ra ở 1 tế bào sinh dưỡng biểu hiện ra ở 1 bộ phận của cơ thể gọi là thể khảm. Bài 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ 1. Cấu trúc siêu hiển vi của NST: - NST cấu tạo từ chất nhiẽm sắc chứa phân tử AND mạch kép chiều ngang 2nm - AND quấn quanh khối prôtêin tạo nên nuclêôxôm( 8 phân tử prôtêin và 1 đoạn AND chứa 146 cặp nu quấn quanh 7/4 vòng) - Giữa 2 nuclêôxôm liên tiếp là 1 đoạn AND và 1 phân tử prôtêin histôn - Chuỗi nuclêôxôm tạo thành sợi cơ bản chiều ngang 11nm, sợi cơ bản cuộn xoắn bậc 2 tạo sợi nhiễm sắc chiều ngang 30nm, sợi nhiễm sắc cuộn lần nửa tạo thành sợi có chiều ngang 300nm, xoắn tiếp lần nửa tạo thành crômatit chiều ngang 700nm - NST tại kì giữa ở trạng thái kép gồm 2 crômatit chiều ngang 1400nm - Với cấu trúc cuộn xoắn chiều dài của NST được rút ngắn 15000-20000 so với chiều dài của AND 2. Khái niệm đột biến cấu trúc NST: là những biến đổi trong cấu trúc của NST 3. Các dạng đột biến cấu trúc NST: - Mất đoạn : Là đột biến làm mất từng đoạn NST. Giảm số lượng gen trên NST - Lặp đoạn: Là đột biến 1 đoạn NST được lặp lại một hay nhiều lần. Tăng số lượng gen - Đảo đoạn: Một đoạn NST đứt ra quay ngược 180 0 rồi gắn lại - Chuyển đoạn: Trao đổi đoạn trong 1 NST hoặc giữa các NST tương đồng 4. Nguyên nhân, hậu quả và vai trò: a. Nguyên nhân: do các tác nhân vật li, hoá học, sự biến đổi sinh lí nội bào 7 b. Hậu quả: - Mất đoạn NST: Gây chết hoặc giảm sức sống VD: Mất đoạn NST 21 gây ung thư máu hoặc mất phần vai dài NST 5 gây hội chứng tiếng mèo kêu; mất phần vai dài NST 22 gây ung thư máu. - Lặp đoạn: Tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện của tính trạng. VD: Ở Đại mạch lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzim amilaza có ý nghĩa trong sản xuất bia. - Đảo đoạn: ít ảnh hưỡng tới sức sống. - Chuyển đoạn: chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc giảm sức sống, chuyển đoạn nhỏ ít ảnh hưỡng đến sức sống. C. Vai trò: - Mất đoạn: Xác định vị trí của gen trên NST, Mất đoạn nhỏ loại khỏi những gen không mong muốn ở một số cây trồng. - Lặp đoạn: Có ý nghĩa trong tiến hoá . - Đảo đoạn: Tạo ra sự đa dạng giữa các thứ các loài trong cùng một loài. - Chuyển đoạn: có vai trò trong sự hình thành loài mới ứng dụng trong tạo giống. Bài 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST 1. Lệch bội: a. Khái niệm: - Là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST tương đồng. - Các dạng: + Thể một: 2n-1(1NST/1 cặp), thể một kép: 2n-1-1 + Thể không: 2n-2( thiếu hẳn NST của 1 cặp) + Thể ba: 2n+1(3NST/ Cặp), thể ba kép: 2n+1+1 + Thể bốn: 2n+2( 4NST/ Cặp), thể bốn kép: 2n+2+2 b. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh: + Nguyên nhân: Tác nhân vật lí, hoá học, rối loạn của môi trường nội bào làm cản trở sự phân li của một hoặc một số cặp NST. + Cơ chế phát sinh: Do sự không phân li của một hoặc một số cặp NST trong giảm phân tạo ra các giao tử thừa hay thiếu một hoặc vài NST. Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường tạo ra thể lệch bội ( xảy ra ở cả NST thường , NST giới tính) c. Hậu quả và vai trò: + Hậu quả: Làm mất cân bằng toàn bộ hệ gen nên các thể lệch bội thường không sống được hay sống được nhưng giảm khả năng sinh sản tuỳ loài. VD: - Hội chứng đao: ba NST21: cổ ngắn, mắt một mí, khe mắt xếch, lưỡi dài và dày, ngón tay ngắn, chậm phát triển, si đần , vô sinh ( phụ nữ 35 tuổi không nên có con : sinh lí tế bào dễ bị rối loạn) - Ở NST giới tính XX, XY: Hội chứng Claiphentơ: XXY, Tơcnơ: OX, Siêu nữ: XXX , OY: không thấy ở người + Vai trò: Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá, xác định vị trí gen trên NST 8 2. Đa bội: a. Khái niệm: Là dạng đột biến tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n b. Phân loại đa bội: - Tự đa bội: (đa bội cùng nguồn) + Đa bội chẳn: 4n, 6n, 8n; VD: 2n = aa -> 4n = aaaa; 2n = Aa -> 4n = AAaa + Đa bội lẻ: 3n, 5n, 7n. ; VD: 2n = aa -> 3n = aaa - Dị đa bội: ( đa bội khác nguồn) là hiện tượng khi cả hai bộ NST của hai loài khác nhau cùng tồn tại trong một tế bào; VD: AABB c. Nguyên nhân, cơ chế phát sinh, hậu quả, vai trò: + Nguyên nhân: Tác nhân vật lí, hoá học, rối loạn của môi trường nội bào hoặc do lai xa giữa hai loài khác nhau. + Cơ chế: Trong giảm phân NST không phân li (2n) kết hợp với giao tử 2n thành 4n, với n thành 3n hoặc trong nguyên phân các cặp NST không phân li ( 2n thành 4n) + Hậu quả và vai trò: - Đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản ( cây ăn quả không hạt như dưa hấu, nho…) - Tế bào đa bội có kích thước lớn hơn tế bào bình thường: cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt. Bài 8-9: QUY LUẬT PHÂN LI VÀ PHÂN LI ĐỘC LẬP 1. Phương pháp nghiên cứu của Menđen: - Tạo dòng thuần chủng - Lai các dòng thuần với nhau - Phân tích các thế hệ lai 2. Nội dung quy luật phân li: Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền ( alen) quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ, các alen của bố, mẹ tồn tại trong cơ thể con một cách riêng rẽ không hoà trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, cặp alen này phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen có nguồn gốc từ bố, 50% số giao tử chứa alen có nguồn gốc từ mẹ. 3. Nội dung của quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử 4. Ý nghĩa của các quy luật Menđen: Giải thích được tính di truyền của sinh vật 5. Công thức tổng quát: Số cặp gen dị hợp tử Số loại giao tử của F1 Số loại kiểu gen ở F2 Số loại kiểu hình ở F2 Tỉ lệ kiểu hình ở F2 1 2 3 2 3:1 2 4 9 4 9:3:3:1 3 8 27 8 27:9:9:9:3:3:3:1 9 … … … … … n 2 n 3 n 2 n (3:1) n Bài 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN 1. Tác động của nhiều gen lên 1 tính trạng: - Tương tác bổ sung : Tỉ lệ (9:7): Khi có mặt 2 alen trội trong một kiểu gen quy định kiểu hình khác, có mặt một trong hai alen trội trong kiểu gen hoặc không có elan trội nào quy định kiểu hình khác. - Tương tác cộng gộp: Tỉ lệ (15:1): Mỗi alen trội làm tăng sự biểu hiện kiểu hình lên một chút ít. 2. Tính đa hiệu của gen: Là trường hợp một gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng Vd: Thể đồng hợp tử HbS gây hàng loạt các rối loạn bệnh lí ở người: Rối loạn thần kinh, liệt, viêm phổi, thấp khớp, suy thận. Bài 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN 1. Di truyền liên kết hoàn toàn: Lai phân tích ruồi đực F1 xám, dài với ruồi cái đen, cụt. - Các gen nằm trên cùng một NST tạo thành một nhóm gen liên kết, số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn bội của loài đó Vd: 2n = 46 có 23 nhóm gen liên kết - Phép lai phân tích 2 tính trạng cho tỉ lệ 1:1=> Các gen liên kết với nhau cùng nằm trên một NST 2. Di truyền liên kết không hoàn toàn:( hoán vị gen): Lai phân tích ruồi cái F1 xám, dài với ruồi đực đen, cụt. - HVG do sự trao đổi chéo trong cặp NST kép tương đồng ở kì đầu của lần phân bào 1 trong giảm phân. - Phép lai phân tích ruồi cái( 2 tính trạng) không theo tỉ lệ nhất định, khác 1:1:1:1 - Cách tính tần số HVG = số lượng cá thể biến dị/ tổng số cá thể x 100 - Hai gen nằm càng gần thì tần số HVG càng thấp và ngược lại. Tần số HVG không bao giờ vượt quá 50% ( vì chỉ trao đổi đoạn giữa hai trong bốn crômatit.) - Ở các loài khác nhau HVG xảy ra khác nhau. (Tần số HVG 1% = 1cM) - Hoán vị gen ở ruồi giấm: con cái, ở bướm, tằm: con đực; ở cà chua, người: cả 2 giới 3. Ý nghĩa: - Liên kết gen : Giúp duy trì sự ổn định của loài - Hoán vị gen: + Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp,tạo nên nguồn biến dị di truyền trong tiến hóa. + Giúp các nhà khoa học lập bản đồ di truyền có ý nghĩa trong chọn giống cũng như trong nghiên cứu khoa học. 10 [...]... Nguyên Sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh B đại Cổ sinh, đại Thái cổ, đại Nguyên Sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh C đại Thái cổ, đại Nguyên Sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh D đại Nguyên Sinh, đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh Câu 19: Loài người xuất hiện vào đại nào sau đây? A Đại Cổ sinh B Đại Tân sinh C Đại Trung sinh D Đại Nguyên sinh, ... sinh và phát triển của sự sống bao gồm những giai đoạn chính A tiến hoá học và tiến hoá tiền sinh học B tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học C tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học D tiến hoá hoá học và tiến hoá sinh học Câu 16: Sự tương tác giữa các loại đại phân tử nào dẫn đến sự hình thành các dạng sinh vật phức tạp như hiện nay? A Prôtêin – lipit B Prôtêin – saccarit... luôn luân chuyển theo vòng tuần hoàn - Nước không chỉ điều hoà khí hậu cho toàn hành tinh mà còn cung cấp nước cho sự phát triển của sinh giới 2 Sinh quyển: Gồm toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước, không khí của trái đất - Sinh quyển được chia thành nhiều khu sinh học (biôm): + Khu sinh học trên cạn: Đông rêu, rừng lá kim phương Bắc(taiga), rường ẩm thường xanh nhiệt đới + Các khu sinh học. .. có khả năng điều chỉnh hướng tiến hoá của chính mình - Với sự phát triển của khoa học, công nghệ thông qua quá trình học tập và trong đời sống: tuổi thọ tăng cao ( tiến hoá sinh học) Bài 35: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1 Môi trường và các nhân tố sinh thaí a Khái niệm: - Là phần không gian bao xung quanh sinh vật, có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên cơ thể sinh vật - Các loại môi... cấu trúc nên hệ sinh thái: - Thành phần vô sinh ( sinh cảnh): nước, khí hậu, ánh sáng… - thành phần hữu sinh: quần xã sinh vật, chúng được xếp thành 3 nhóm: + Sinh vật sản xuất + Sinh vật tiêu thụ + Sinh vật phân giải 3 Các kiểu hệ sinh thái: a Hệ sinh thái tự nhiên: - Hệ sinh thái trên cạn: rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương Bắc,... sinh học, đó là A các khu rừng nhiệt đới, rừng rụng lá ôn đới, rừng lá kim và vùng đại dương B toàn bộ các khu sinh học trên cạn, khu sinh học nước ngọt và khu sinh học biển C toàn bộ các khu sinh học trên cạn phân bố theo vĩ độ và mức khô hạn của các vùng trên Trái Đất D toàn bộ các hồ, ao và các khu nước chảy là các sông, suối 34 Câu 24: Điều nào sau đây không đúng với dòng năng lượng trong hệ sinh. .. dưỡng trong hệ sinh thái C tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng của sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ bậc một trong hệ sinh thái D tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái C MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO *&* ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Môn: Sinh học Thời gian làm bài:60 phút ĐỀ SỐ 1: Câu 1 Gen phân mảnh có đặc tính là: a vùng mã hoá xen đoạn không mã hoá... đại thái cổ đại nguyên sinh đại cổ sinh đại trung sinh đại tân sinh 2 Sinh vật trong các đại địa chất: - Đại Thái cổ: phát hiện hoá thạch sinh vật nhân sơ cổ nhất, trái đất hình thành - Đại Nguyên sinh: sinh vật điển hình động vật không xương sống thấp ở biển, tảo phát hiện hoá thạch động vật cổ nhất, hoá thạch sinh vật nhân thực cổ nhất - Đại cổ sinh: + Kỉ Cambri: phát sinh các ngành động vật,... khỉ không khác so với người? A Gôrila B Khỉ Rhesut C Tinh tinh D Vượn III PHẦN SINH THÁI HỌC: Câu 1: Giới hạn sinh thái là gì? A Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được B Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một hoặc một số nhân tố sinh thái của môi trường; nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh. .. nước: Khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn Bài 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONH HỆ SINH THÁI VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI 1 Dòng năng lượng trong hệ sinh thái: Bắt nguồn từ môi trường sinh vật sản xuất, qua các bậc dinh dưỡng trở lại môi trường 2 Hiệu suất sinh thái: Là tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái B HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM I PHẦN DI TRUYỀN HỌC: Câu . do – Hạnh phúc ĐỀ TÀI: HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÔN SINH HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ CAO Người thực hiện: Nguyễn Bá Hân MỤC LỤC *&* Trang 1. Sự cần thi t, mục đích của việc. dạy ôn thi tốt nghiệp và sự trăn trở với nghề, lòng nhiệt tình mong muốn các em học sinh đạt được kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nên tôi chọn đề tài là: “ Hướng dẫn ôn. nên tôi chọn đề tài là: “ Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn sinh học đạt hiệu quả cao làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân và cho đồng nghiệp tham khảo và áp dụng. 2. Phạm