1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp lập kế hoạch quản lý hoạt động các chuyên đề tại trường Mẫu giáo Hoa Mai

12 423 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 83,5 KB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến: “Một số biện pháp lập kế hoạch quản lý hoạt động các chuyên đề tại trường Mẫu giáo Hoa Mai”. Tên người thực hiện: Lê Hồng Loan Thời gian triển khai thực hiện: Từ ngày 01/09/2011 đến ngày 10/12/2012. I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN: - Đất nước đang trong thời kỳ phát triển; vì vậy, đòi hỏi mỗi người dân Việt Nam cũng phải được phát triển một cách toàn diện; Để đầu tư cho sự phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai, thì việc đầu tư phát triển đối với lớp người kế cận là việc làm không thể thiếu, mà trong đó trẻ Mẫu giáo là ưu tiên hàng đầu. Bởi đây mới thật sự là lớp người kế cận để phát triển đất nước. Để giáo dục trẻ mẫu giáo phát triển một cách toàn diện cần có sự giáo dục của người lớn nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Trong đó, trường Mầm non là nơi thuận tiện để cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ cao cả này đòi hỏi rất nhiều vấn đề như: Cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ giáo viên …; nhưng vấn đề cốt lõi nhất đó là đội ngũ giáo viên. Trong những năm qua với tình yêu thương trẻ thơ và sự gắn bó với nghề tôi luôn trăn trở nhằm tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ cho giáo viên thông qua các chuyên đề. Để thực hiện được điều đó thì ưu tiên hàng đầu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ thông qua việc mở các chuyên đề; mà các chuyên đề trong trường phải có sự chỉ đạo tốt về mọi mặt, đặc biệt là việc tổ chức quản lý hoạt động là một nhiệm vụ không thể thiếu được của người Hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trong trường. Trong đó vai trò quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng đóng một vai trò quan trọng trong công tác tổ chức chuyên đề. - Xây dựng hoạt động chuyên đề trong nhà trường là giải quyết những vấn đề riêng biệt trong từng lĩnh vực chuyên môn. Vì vậy khi thực hiện chuyên đề cần giải quyết những thiếu sót còn tồn tại để xây dựng một mô hình hoạt động ngày càng hoàn chỉnh hơn. Từ những vấn đề trên tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp lập kế hoạch quản lý các chuyên đề” với mong muốn nâng cao tay nghề cho giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng dạy để hoàn thành tốt vai trò người quản lý. II. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN: Đề tài đã được áp dụng tại trường mẫu giáo Hoa Mai, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau; trong thời gian từ ngày 01/9/2011 đến ngày 10/12/2012. III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN: 1. Thực trạng: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đơn vị đã được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo, sự nhiệt tình tâm huyết của đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường tuy nhiên đơn vị cũng gặp nhiều khó khăn như: - Trường chưa có Phó Hiệu trưởng nên việc triển khai chuyên đề còn gặp nhiều khó khăn. - Đội ngũ giáo viên phần lớn mới ra trường, chưa có kinh nghiệm giảng dạy, chưa nắm vững nội dung và phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục mầm non mới. - Giáo viên chưa mạnh dạn sáng tạo khi lên lớp, các tiết dạy còn rập khuôn máy móc. - Phòng học chưa đủ so với yêu cầu, còn nhiều điểm trường phải mượn cơ sở vật chất của Tiểu học. - Diện tích sân chơi dành cho trẻ còn hạn chế, đồ chơi ngoài trời chưa đủ cho trẻ vui chơi. - Đồ dùng dạy học còn thiếu nhiều, đa số đồ dùng dạy học tự làm, tự sáng tạo. Nhưng không vì lẽ đó mà tôi nản lòng. 2. Nội dung các chuyên đề cần thực hiện trong năm: Căn cứ chương trình Giáo dục mầm non và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp quản lý để xác định các chuyên đề cần thực hiện trong năm. Đặc biệt thông qua các hoạt động như dự giờ, thăm lớp, trao đổi với giáo viên,… để nắm lại tình hình thực hiện các chuyên đề của giáo viên, những thuận lợi, khó khăn vướng mắc cần được tháo gỡ trong quá trình thực hiện. Từ đó, xác định các chuyên đề cần được triển khai, quán triệt và quản lý chặt chẽ như: - Chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường - Chuyên đề giáo dục lễ giáo - Chuyên đề làm quen chữ cái - Chuyên đề tạo hình - Chuyên đề âm nhạc - Chuyên đề làm quen với toán, … 3. Nắm vững nhiệm vụ chủ yếu của các chuyên đề: Để triển khai tốt các chuyên đề trong nhà trường người Hiệu trưởng cần nắm vững mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ chủ yếu của từng chuyên đề để quản lý và chỉ đạo thực hiện một cách chặt chẽ. Đây là nhiệm vụ hàng đầu của Hiệu trưởng để thực hành và rút kinh nghiệm, từng bước giải quyết những khó khăn về lĩnh vực chuyên môn, nâng cao hiểu biết và nâng cao tay nghề cho giáo viên đồng thời để̉ xây dựng trường ngày càng hoàn chỉnh hơn. Xuất phát từ thực tế của trường về cơ sở vất chất trình độ đội ngũ hiện tại việc tổ chức hoạt động các chuyên đề là một giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đồng thời cũng là biện pháp tháo gỡ những khó khăn hạn chế trong quá trình tổ chức chuyên môn trong nhà trường. 4. Lập kế hoạch triển khai và quản lý các chuyên đề: * Bước 1: Chuẩn bị: - Bồi dưỡng cốt cán: Hiệu trưởng dự nghe triển khai các chuyên đề của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, nắm vững nội dung của từng chuyên đề. Nắm vững được nội dung, xác định mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu của từng chuyên đề và lên kế hoạch cho trường là cơ sở cho việc thực hiện đạt kết quả mong muốn. - Đầu tư cơ sở vật chất phù hợp chuyên đề. - Chọn lớp, giáo viên thực hiện thí điểm. * Bước 2: Thực hiện chuyên đề: - Triển khai kế hoạch thực hiện trong hội đồng sư phạm và nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Tổ chức bồi dưỡng lý thuyết giúp giáo viên nắm chắc được mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp của từng chuyên đề sắp thực hiện. - Tổ chức dự giờ và xây dựng tiết mẫu để cho giáo viên dự, đóng góp và rút kinh nghiệm, thảo luận để thống nhất nội dung và phương pháp của từng chuyên đề. - Triển khai thực hiện đại trà tại các lớp, các giáo viên đều phải thực hiện theo chuyên đề và được đánh giá theo chuẩn. * Bước 3: Tổng kết đánh giá: - Theo dõi kiểm tra việc thực hiện của giáo viên, hướng phấn đấu của giáo viên đạt đến mức độ như thế nào? - Đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề thông qua các hoạt động và giờ dạy của giáo viên; thông qua kết quả đạt được của trẻ như: kiến thức, kỹ năng, thái độ, … - Rút ra những ưu khuyết điểm, đề ra hướng giải quyết, đề xuất ý kiến và những kinh nghiệm rút ra trong quá trình chỉ đạo thực hiện đồng thời chỉ ra những thiếu sót cần tiếp thu và khắc phục. - Tổng kết khen thưởng kịp thời lớp, giáo viên đạt thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện chuyên đề. 5. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên: Do đặc điểm riêng từng chuyên đề có những yêu cầu khác nhau nên việc phân công nhiệm vụ tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng chuyên đề và phụ thuộc vào tình hình thực tế của trường. 5.1. Đối với Hiệu trưởng: - Viết dự thảo nhiệm vụ. - Chỉ tiêu thực hiện. - Lên kế hoạch cụ thể nội dung trọng tâm của từng chuyên đề trong năm học. - Lên kế hoạch đầu tư kinh phí. - Phối hợp với tổ chuyên môn lên kế hoạch kiểm tra, bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức, kỹ năng thực hiện các chuyên đề. - Triển khai kế hoạch trong hội đồng. - Chọn lớp điểm và thực hiện thí điểm tại trường. - Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để có kế hoạch hỗ trợ. - Tổng kết rút kinh nghiệm sau từng năm thực hiện chuyên đề. 5.2. Đối với tổ trưởng chuyên môn: - Dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng và phối hợp với giáo viên đề ra biện pháp thực hiện chuyên đề lễ giáo, chuyên đề giáo dục âm nhạc, chuyên đề tạo hình và chuyên đề làm quen chữ cái - Triển khai kế hoạch cụ thể, phân công từng nội dung đối với giáo viên. - Tổ chức dự giờ giáo viên, kết hợp phương pháp lồng ghép các nội dung giáo dục vào các hoạt động và bài học. - Là người phụ trách bản tuyên truyền giáo dục lễ giáo. - Phối hợp với các bộ phận tổ chức sinh hoạt cho trẻ theo nội dung của chuyên đề. VD: Chuyên đề Lễ giáo: Tổ chức các hoạt động như “Bé nói lời hay - Làm việc tốt”, “Bé khoẻ đẹp lễ phép” … - Tổ chức thao giảng các tiết chuyên đề thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn định kì. - Đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề của giáo viên thông qua việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng của trẻ thể hiện qua các Kì thi, Hội thi dành cho trẻ. 5.3. Đối với giáo viên : - Nắm vững nội dung của từng chuyên đề thực hiện tốt các chỉ tiêu hàng tháng đề ra. - Thực hiện bảng tuyên truyền của lớp với đầy đủ nội dung và thay đổi theo từng tháng với nhiều chủ đề khác nhau. - Nâng cao nhận thức và xác định đúng đắn vai trò, vị trí của từng cá nhân đối với từng chuyên đề. - Lồng ghép nội dung giáo dục cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi và trong sinh hoạt, học tập. - Rèn cho cháu có thói quen hành vi văn minh đối với bản thân và đối với mọi người. 100% giáo viên tích cực tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các môn theo từng chuyên đề. - Dự họp thảo luận, rút kinh nghiệm việc thực hiện các chuyên đề 6. Tổ chức thực hiện một số chuyên đề trong năm: 6.1. Chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường: Tổ chức bồi dưỡng lý thuyết giúp giáo viên nắm chắc được mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp của từng chuyên đề. Tổ chức dự giờ và xây dựng tiết mẫu có lồng ghép nội dung GD bảo vệ môi trường để cho giáo viên dự, đóng góp và rút kinh nghiệm, thảo luận để thống nhất nội dung và phương pháp. Thực hiện đại trà ở các lớp học; tạo điều kiện cho trẻ thực hiện nội dung chuyên đề trong thực tế cuộc sống. 6.2. Chuyên đề giáo dục lễ giáo: Tổ chức bồi dưỡng lý thuyết giúp giáo viên nắm chắc được mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp của từng chuyên đề. Thực hiện đại trà ở các lớp học; tạo điều kiện cho trẻ thực hiện nội dung chuyên đề trong thực tế trong cuộc sống. Tổ chức triển khai chuyên đề tại các lớp điểm. 6.3. Chuyên đề Làm quen chữ cái: Tổ chức bồi dưỡng lý thuyết giúp giáo viên nắm chắc được mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp của từng chuyên đề Làm quen chữ cái. Tổ chức dự giờ và xây dựng tiết mẫu để cho giáo viên dự, đóng góp và rút kinh nghiệm, thảo luận để thống nhất nội dung và phương pháp. Phát động giáo viên sáng tạo các trò chơi trong tiết dạy Làm quen chữ cái để gây hứng thú cho trẻ giúp trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Tổ chức triển khai chuyên đề tại các lớp điểm. Triển khai thực hiện đại trà ở các lớp. Vận động giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn làm quen chữ cái để phổ biến và áp dụng rộng rãi trong đội ngũ. Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi môn Làm quen chữ cái vòng trường. Hội thảo, họp thảo luận rút kinh nghiệm kết quả thực hiện chuyên đề. 6.4. Chuyên đề Tạo hình: Tổ chức bồi dưỡng lý thuyết giúp giáo viên nắm chắc được mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp của từng chuyên đề. Tổ chức dự giờ và xây dựng tiết mẫu để cho giáo viên dự, đóng góp và rút kinh nghiệm, thảo luận để thống nhất nội dung và phương pháp. Thực hiện đại trà ở các lớp học; tạo điều kiện cho trẻ tự nhận xét sản phẩm của mình và của bạn nhằm kích thích hứng thú và sự sáng tạo của trẻ. Đầu tư trang thiết bị phục vụ chuyên đề tạo hình cho các lớp, GV trang trí lớp học bằng các sản phẩm của trẻ tạo nên. 6.5. Chuyên đề giáo dục âm nhạc: Tổ chức bồi dưỡng lý thuyết giúp giáo viên nắm chắc được mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp của từng chuyên đề. Tổ chức dự giờ và xây dựng tiết mẫu để cho giáo viên dự, đóng góp và rút kinh nghiệm, thảo luận để thống nhất nội dung và phương pháp. Phát động làm đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết âm nhạc. Tổ chức Hội diễn văn nghệ cho trẻ nhân các dịp lễ, hội 6.6. Chuyên đề làm quen với toán, Tổ chức bồi dưỡng lý thuyết giúp giáo viên nắm chắc được mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp của từng chuyên đề Làm quen với toán. Tổ chức dự giờ và xây dựng tiết mẫu để cho giáo viên dự, đóng góp và rút kinh nghiệm, thảo luận để thống nhất nội dung và phương pháp Triển khai thực hiện đại trà ở các lớp. IV. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI: Với hình thức và biện pháp tổ chức thực hiện như trên trong những năm qua trường mẫu giáo Hoa Mai đã từng bước thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Chất lượng chuyên môn của giáo viên ngày càng được nâng cao, tinh thần đoàn kết luôn được thắt chặt. Thiết bị phục vụ cho công tác dạy trẻ được trang bị đáp ứng yêu cầu dạy và học, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kết quả: - Trình độ nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên được nâng lên; giáo viên nắm vững được nội dung các chuyên đề, vận dụng vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của từng lớp, tỷ lệ giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường và cấp huyện hàng năm tăng. Cụ thể năm học 2010-2011 có 03 GV dạy giỏi vòng trường; năm học 2011-2012 có 05 GV dạy giỏi vòng trường và 03 GV dạy giỏi vòng huyện. - Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được cải thiện đáng kể trẻ chăm học, thích đi học, tỷ lệ chuyên cần đạt cao; số lượng trẻ đạt danh hiệu “Bé khỏe-Bé ngoan” cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh hàng năm tăng. Cụ thể trẻ chăm học, thích đến trường tỷ lệ chuyên cần năm học 2011-2012 đạt 99%; 100% trẻ nắm kiến thức và có kỹ năng đảm bảo theo yêu cầu của từng chuyên đề của từng khối lớp. Năm học 2010-2011 có 170 cháu đạt “Bé khỏe-Bé ngoan” vòng trường, 150 cháu đạt “Bé khỏe-Bé ngoan” vòng huyện, 78 cháu đạt “Bé khỏe-Bé ngoan” vòng tỉnh. [...]... biệt là huy động tốt sự quan tâm đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia - Quá trình thực hiện sáng kiến đòi hỏi mất một ít thời gian đáng kể, sự quan tâm sâu sắc của giáo viên đối với trẻ và sự chịu khó tìm tòi của giáo viên trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ Đòi hỏi sự năng động, sáng tạo của Hiệu trưởng trong quá trình quản lý và chỉ đạo các hoạt động dạy học trong trường mẫu giáo VI KIẾN... NGHỊ, ĐỀ XUẤT: - Phòng giáo dục cần có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho trường để đạt theo quy định nhằm giúp cho trường thực hiện tốt hơn về công tác chuyên môn - Tạo điều kiện cho trường và giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ và phù hợp với yêu cầu của ngành - Thường xuyên mở các chuyên đề lớn của huyện để cho giáo viên... kiến này dễ áp dụng đối với tất cả các trường mẫu giáo trong huyện, tỉnh… sau khi thực hiện giúp Hiệu trưởng có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo giáo viên trong quá trình thực hiện Trong quá trình thực hiện ít tốn kém về vấn đề cơ sở vật chất, kinh phí và các trang thiết bị liên quan Tạo được niềm tin yêu của cha mẹ học sinh đối với các nhà trường, giáo viên, góp phần thúc đẩy sự phát... “Bé khỏe-Bé ngoan” vòng trường, 220 cháu đạt “Bé khỏe-Bé ngoan” vòng huyện, 102 cháu đạt “Bé khỏe-Bé ngoan” vòng tỉnh V ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN: - Thực hiện tốt sáng kiến này sẽ đem đến hiệu quả cao đối với công tác chăm sóc và giáo dục trẻ trong các trường mẫu giáo; vì nâng cao chất lượng giáo dục trong trường là một yêu cầu cần thiết đối với công tác quản lý của Hiệu trưởng Sáng . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến: Một số biện pháp lập kế hoạch quản lý hoạt động các chuyên đề tại trường Mẫu giáo Hoa Mai . Tên người thực hiện: Lê Hồng Loan Thời gian triển. trưởng và phối hợp với giáo viên đề ra biện pháp thực hiện chuyên đề lễ giáo, chuyên đề giáo dục âm nhạc, chuyên đề tạo hình và chuyên đề làm quen chữ cái - Triển khai kế hoạch cụ thể, phân công. các chuyên đề: Để triển khai tốt các chuyên đề trong nhà trường người Hiệu trưởng cần nắm vững mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ chủ yếu của từng chuyên đề để quản lý và chỉ đạo thực hiện một cách

Ngày đăng: 04/04/2015, 09:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w