...bài giảng đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam được tóm tắt một cách đầy đủ chi tiết.Để có được điều này là nhờ ngay từ khi ra đời, Đảng đã đề ra được đường lối cách mạng đúng đắn phù hợp với yêu cầu của lịch sử dân tộc và đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân
Chương mở đầu ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CSVN 1. Khái niệm “đường lối cách mạng của Đảng CSVN”. - Trong hoạt động lãnh đạo của một chính đảng, vấn đề cơ bản trước hết là đề ra đường lối và hoạch định đường lối. Đây là công việc quan trọng hàng đầu vì nếu đề ra được đường lối đúng đắn và hoạch định kế hoạch thực hiện đường lối phù hợp sẽ giúp củng cố vai trò lãnh đạo cũng như đưa đất nước tiến lên hoặc ngược lại. - Kể từ khi ra đời vào đầu năm 1930 đến nay, Đảng CSVN đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Để có được điều này là nhờ ngay từ khi ra đời, Đảng đã đề ra được đường lối cách mạng đúng đắn phù hợp với yêu cầu của lịch sử dân tộc và đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Điều này tiếp tục được thể hiện trong các giai đoạn sau tuy có lúc mắc phải sai lầm song đã kịp thời sửa chữa. Bởi vì, như tác giả Vũ Phong trong cuốn Tư duy kinh tế Việt Nam: chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975-1989 (NXB Tri thức, Hà Nội, 2008) đã viết: “Đoàn quân vạch đường vào lịch sử không giống với một đoàn đồng diễn thể dục, với những con người mặc đồng phục và với những động tác đều răm rắp theo một nhịp điệu đã định sẵn. Đoàn quân này giống với những đoàn thám hiểm, đi trên những con đường mà nhiều đoạn chưa có biển chỉ đường, thậm chí cũng chưa có vết chân người… Đó là đội hình của những con người can trường, đầy tâm huyết. Những vấp váp, nhỡ bước… đều là những trả giá khó tránh của sứ mệnh này và đáng được nhìn nhận bằng thiện cảm. Cách nhìn hằn học, đả kích đối với những cái cũ, cái sai sẽ không giúp cho thấy rõ con đường lịch sử, mà chỉ làm cho tầm nhìn hẹp lại và tầm vóc bản thân thấp xuống”. - Đảng lãnh đạo trước hết là lãnh đạo bằng đường lối. Đường lối của Đảng được đề thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết của Đảng, là hệ thống quan điểm, chủ 1 trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. Đường lối cách mạng của Đảng bao gồm đường lối đối nội và đường lối đối ngoại nhằm thực hiện những mục tiêu do Đảng đề ra. Trong đó có đường lối chung, xuyên suốt cả quá trình cách mạng (như đường lối ĐLDT gắn liền với CNXH), có đường lối cho từng thời kỳ lịch sử (đường lối cách mạng DTDCND, đường lối cách mạng XHCN, đường lối đổi mới), có đường lối cho từng lĩnh vực hoạt động (đường lối CNH, đường lối phát triển kinh tế-xã hội, đường lối đối ngoại…). - Đường lối cách mạng chỉ có giá trị khi nó đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Vì vậy trong quá trình lãnh đạo phải luôn kịp thời điều chỉnh, phát triển đường lối. Khi không còn phù hợp phải kịp thời sửa đổi hoặc thay thế. 2. Đối tượng nghiên cứu. Môn học Đường lối cách mạng của Đảng CSVN chủ yếu nghiên cứu đường lối do Đảng đề ra trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay. Do đó, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của môn học là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng kể từ khi ra đời đến nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Một là, làm rõ sự ra đời tất yếu của ĐCSVN - chủ thể hoạch định đường lối. Hai là, làm rõ quá trình hình thành, bổ sung và phát triển đường lối cách mạng của Đảng. Ba là, làm rõ kết quả thực hiện đường lối trong từng thời kỳ, thành tựu và hạn chế. 4. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của Đảng CSVN dựa trên thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, các quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng. Ngoài ra các phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc cũng như các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh cũng được sử dụng. 5. Ý nghĩa của môn học. 2 Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về sự ra đời của Đảng, về đường lối của Đảng qua các thời kỳ. Qua hiểu rõ quá trình ra đời cũng như quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng giúp bồi dưỡng niềm tin cho sinh viên vào sự lãnh đạo của Đảng, định hưưóng phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng, nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước. 3 Chương I SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 1. Hoàn cảnh quốc tế. - Từ cuối thế kỷ XIX, CNTB đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Các nước tư bản bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì đẩy mạnh xâm lược thuộc địa nhằm mở rộng thị trường, vơ vét tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân công rẻ mạt nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho tư bản chính quốc. Công cuộc thực dân được biện hộ bởi luận điệu đi khai hoá văn minh cho các dân tộc lạc hậu, kém phát triển. Nó được hỗ trợ đắc lực bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật: phát minh ra tàu đồng chạy bằng hơi nước, súng đạn, đại bác… (CNTD là khái niệm dùng để chỉ quá trình bánh trướng của một dân tộc, một quốc gia này đối với một dân tộc hoặc một quốc gia khác. Như giai cấp tư sản Anh, nước có nhiều thuộc địa nhất gấp 252 lần dân tộc nước anh, đã không hề giấu diếm mục đích của mình như sau: “Để cứu 40 tr người dân vương quốc Anh khỏi một cuộc nội chiến chết chóc, chúng ta, những người thực dân phải chiếm được những vùng đất mới để đưa số dân dư thừa đó sang ở, để tìm được những nơi tiêu thụ mới cho sản phẩm của các nhà máy và hầm mỏ của chúng ta… Nếu các anh muốn tránh một cuộc nội chiến, các anh phải trởp thành những kẻ đế quốc”. Và “Thật không tự nhiên và công bằng khi những người văn minh phương tây lại chồng chất lên nhau vô tận và nghẹt thở trong những không gian chật hẹp vốn là nơi cư trú đầu tiên của họ và để cho đến ½ thế giới cho những nhóm nhỏ ngu dốt, bất lực sống rải rác trên những dtích mênh mông”). Mặt khác, mặc dù không hề mong muốn, song CNTD đi xâm lược và thống trị đã tạo cho các dân tộc bị chinh phục những phương tiện và phương pháp để tự giải 4 phóng: làm thay đổi các QHXH ở các nước đó; làm tăng mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa và thực dân; làm thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc. Sự thức tỉnh của các dân tộc thuộc địa càng lên cao khi CTTG bùng nổ (1/8/1914). Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa nhằm tranh giành thuộc địa của các nước đế quốc với nhau, lôi kéo 38 nước tham gia, huy động 37 tr quân và làm trên 10 tr người chết và trên 20 tr người bị thương. Thực tế đó làm tăng tinh thần cách mạng, tạo điều kiện cho các cuộc đấu tranh GPDT ở các thuộc địa, trong đó có sự thức tỉnh của nhân dân châu Á. - Vào đầu thế kỷ XX, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng ngày càng mạnh. Với tư cách là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống CNTB, Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra đảng cộng sản với nhiệm vụ chủ yếu là lãnh đạo giai cấp công nhân giành lấy chính quyền và xây dựng xã hội mới. Song giai cấp công nhân chỉ có thể giải phóng được mình nếu đồng thời giải phóng cho các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội. Những điều đó đã có sức lay chuyển, lôi cuốn quần chúng nhân dân và cả những người ưu tú, tích cực ở các nước thuộc địa vào phong trào cộng sản. - Trong bối cảnh đó, thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 càng có sức cổ vũ và ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình thế giới, nhất là đối với các dân tộc đang rên xiết dưới ách nô lệ, mở đầu một thời đại mới, “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Tháng 3-1919, Quốc tế cộng sản (Quốc tế III) được thành lập với Cương lĩnh GPDT được Lênin chỉ rõ trong bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa đã chỉ ra phương hướng đấu tranh GPDT cho các dân tộc thuộc địa, trên lập trường cách mạng vô sản. Điều đó đã có tác động lớn đến nhiều nhà yêu nước đang tìm kiém con đường cứu nước cho dân tộc mình, trong đó có Hồ Chí Minh: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật, không 5 phải tự do và bình đẳng giả dối… Cách mạng Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi lại ra sức cho công nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mạng để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới”. “An Nam muốn cách mạng thành công thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế”. 2. Hoàn cảnh trong nước. - Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Đến năm 1897, sau khi cơ bản bình định xong Việt Nam bằng vũ lực, thực dân Pháp đã thiết lập bộ máy cai trị và tiến hành công cuộc KTTĐ ở Việt Nam. Chính sách đó được thể hiện trên các mặt: Về chính trị: thực hiện chính sách chuyên chế, cai trị trực tiếp bằng bộ máy đàn áp nặng nề do các viên cai trị người Pháp đứng đầu. Vua quan nhà Nguyễn chỉ là bù nhìn, tay sai cho chúng. Về kinh tế, thi hành chính sách độc quyền về kinh tế, biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ dành riêng cho hàng hoá Pháp. Duy trì PTSXPK và du nhập hạn chế PTSXTBCN nhằm duy trì Việt Nam trong vòng lạc hậu để dễ bề cai trị. Về văn hoá, thi hành chính sách nô dịch về văn hoá, xã hội, gây tâm lý tự ti không dám chống lại Pháp. Ngoài ra chúng còn đầu độc nhân dân bằng rượu cồn và thuốc phiện nhằm làm cho họ quên đi thân phận nô lệ, điều này đã được Hồ Chí Minh vạch rõ: “Chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm… bằng thuốc phiện, bằng rượu… Chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập” 1 . - Dưới tác động của chính sách cai trị trên, xã hội Việt Nam phân hoá sâu sắc: + Kết cấu giai cấp thay đổi với sự ra đời của những giai cấp mới bên cạnh các giai cấp cũ: địa chủ, nông dân, tiểu tư sản, tư sản và giai cấp công nhân. + Xã hội Việt Nam từ xã hội phong kiến thuần tuý trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến, trong đó tính chất thuộc địa bao trùm. + Mâu thuẫn xã hội ngày càng diễn ra gay gắt với hai mâu thuẫn cơ bản: một là mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXBCTQG, H, tập 1, tr 22-23. 6 kiến (mâu thuẫn giai cấp); hai là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược (mâu thuẫn dân tộc). Trong hai mâu thuẫn đó, mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn gay gắt nhất đòi hỏi phải giải quyết. - Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh của nhân dân ta đã diễn ra mạnh mẽ với ba khuynh hướng: + Khuynh hướng phong kiến: Mặc dù triều đình nhà Nguyễn hèn nhát đầu hàng ký Hiệp ước Patơnốt (6-6-1884) song phong trào yêu nước vẫn diễn ra mạnh mẽ. Điều đó đã khích lệ những người chủ chiến trong triều đình Nguyễn đứng lên chống Pháp. Sau khi phế bỏ các vua Hiệp Hoà, Dục Đức, Kiến Phúc vừa lên ngôi đã bộc lộ tư tưởng thân Pháp, ngày 2-8-1884, Tôn Thất Thuyết đưa vua Ưng Lịch lên ngôi khi 14 tuổi (1885 lấy niên hiệu Hàm Nghi) và chuẩn bị sửa soạn khởi nghĩa. Ngày 5-7- 1885 cuộc khỏi nghĩa bùng nổ tại kinh thành Huế, sau đó rút lên phòng tuyến Sơn Phòng (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13-7-1885, chiếu Cần Vương được phát đi kêu gọi sỹ phu, văn thân cùng nhân dân ra sức giúp vua cứu nước. Phong trào đã phát triển mạnh mẽ từ nam chí bắc, trong đó ba cuộc khởi nghĩa tiêu biểu là: khởi nghĩa Ba Đình (Mỹ Khê, Mậu Thịnh và Thượng Thọ tại Nga Sơn, Thanh Hoá) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo (1886-1887); khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo (1885-1892); khởi nghĩa Hương Sơn (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng và cao Thắng lãnh đạo. Một cuộc khởi nghĩa cũng có tiếng vang lớn là khởi nghĩa Yên Thế (1884- 1913) và sau đó là các cuộc khởi nghĩa ccủa vua Duy Tân (1916), khởi nghĩa Thái Nguyên cũng đều thất bại. Nguyên nhân thất bại là do hệ tư tưởng tư sản lúc này đã lỗi thời nên không còn lôi cuốn được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Phương thức đấu tranh vũ trang là chủ yếu nhưng nặng về thủ hiểm, phòng ngự, đánh nhỏ lẻ, phân tán đống khung trong từng địa phương nên dễ bị cô lập tiến tới bị tiêu diệt. Mặt khác, kẻ thù là thực dân Pháp hơn hẳn ta về mọi mặt, chúng lại được sự hậu thuẫn của triều đình phong kiến, đại diện cho giai cấp địa chủ phong kiến, vì quyền lợi ích kỷ đã bán rẻ 7 quyền lợi của dân tộc, cam tâm làm tay sai cho Pháp chống lại phong trào đấu tranh của nhân dân ta. + Khuynh hướng dân chủ tư sản: Giai đoạn 1897-1918 với hai khuynh hướng bạo động và ôn hoà do Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh lãnh đạo. Giai đoạn 1919-1930, do tác động của hai cuộc khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam tiếp tục phân hoá sâu sắc, giai cấp tư sản và tiểu tư sản hình thành với lực lượng ngày càng đông đảo tạo điều kiện cho sự đổi mới trong đường lối, phương pháp và tổ chức của phong trào yêu nước theo khuynh hướng này. Theo đó, những hình thức và phương pháp đấu tranh mới đã xuất hiện như: phong trào tẩy chay khách trú (1919), chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và độc quyền xuất khẩu gạo… đòi cải cách tự do dân chủ… Hình thức đấu tranh cũng rất mới mẻ như lập hội, lập đảng (Đảng Lập hiến năm 1923, Đảng Thanh Niên năm 1926, Đảng An Nam độc lập thành lập ở Pháp năm 1926, Tân Việt và Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1927), ra báo chí, mít tinh, biểu tình, diến thuyết, mở trường, lập hiệu buôn… Mặc dù phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả nhất định (thức tỉnh nhân dân tiếp tục đấu tranh theo tư tưởng, nội dung và hình thức mới, xây dựng một đội ngũ chiến sỹ yêu nước mới, tạo cơ sở xã hội thuận lợi cho hệ tư tưởng vô sản vào Việt Nam) song cuối cùng vẫn thất bại. Nguyên nhân chủ yếu là do không đề ra được một đường lối, một phương pháp cách mạng đúng đắn (chủ yếu là cải lương, bạo động thì phiêu lưu); mặt khác, lãnh đạo phong trào không phải do giai cấp tư sản mà do giai cấp tiểu tư sản lãnh đạo, điều đó cho thấy địa vị chính trị và kinh tế yếu ớt của giai cấp tư sản Việt Nam (trong số 22 vạn công nhân chỉ có 2 vạn nằm trong các cơ sở kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam); hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ, không lôi kéo được công nhân và nông dân, có chăng chỉ là sự tham gia của cá nhân hoặc một bộ phận xuất phát từ lòng yêu nước. 8 + Khuynh hướng vô sản: Sự thất bại của các phong trào yêu nước theo hai khuynh hướng trên thất bại càng thúc đẩy các nhà yêu nước Việt Nam phải tìm kiếm một con đường, một giải pháp mới để cứu nước. Trong đó nổi bật vai trò của Nguyễn Ái Quốc. Sau khi tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã tìm cách truyền bá con đường cứu nước mới về trong nước với những nội dung cơ bản: * Xác định kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam là thực dân Pháp. * Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp công nhân. Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của cách mạng vô sản. * Giải phóng dân tộc là bước mở đầu để đi tới cách mạng XHCN nhằm mục tiêu xây dựng chế độ XHCN, chế độ mà ở đó không còn sự áp bức, bóc lột, bất công, không còn cảnh người bóc lột người. * Mục tiêu của cách mạng là đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân chúng số nhiều chứ không để trong tay một số ít người. * Lực lượng cách mạng là toàn thể dân chúng, những người thiết tha với độc lập dân tộc, trong đó công nông là lực lượng chính, song giai cấp công nhân phải đóng vai trò lãnh đạo. * Phương pháp cách mạng trước hết phải làm cho dân chúng giác ngộ, phải tổ chức quần chúng, phải giảng giải lý luận cho dân chúng hiểu, từ đó biết đồng tâm hiệp lực để đánh đổ kẻ áp bức mình. Khi thời cơ thuận lợi sẽ phát động khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. * Phải thực hiện đoàn kết quốc tế, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Song trước khi muốn người ta giúp mình thì mình phải tự giúp lấy mình trước. * Muốn cách mạng thành công phải có đảng cách mạng lãnh đạo, để trong thì lãnh đạo nhân dân, ngoài thì liên lạc với các các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản ở khắp mọi nơi. Đảng phải có chủ nghĩa làm cốt, không có chủ nghĩa cũng như người 9 không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Trong thế giới hiện nay, chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin. Để truyền bá con đường cứu nước mới về trong nước, Người đã về Quảng Châu, Trung Quốc và thành lập tại đây một tổ chức yêu nước lấy tên Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Dưới ảnh hưởng của Hội VNCMTN, phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản ngày càng phát triển, đi từ tự phát giai đoạn 1919-1925 sang tự giác với hình thức bãi công đã trở nên phổ biến diễn ra trên quy mô lớn hơn và thời gian dài hơn. Những năm 1928-1929 cả nước có hơn 40 cuộc đấu tranh của công nhân với tính chất chính trị ngày càng rõ rệt, có sự liên kết giữa các nhà máy, các ngành và các địa phương. Phong trào công nhân cũng có sức lôi cuốn các phong trào yêu nước khác đi theo con đường cách mạng vô sản, làm phân hoá các tổ chức yêu nước khác chuyển sang lập trường vô sản, trong đó có Tân Việt. Đây chính là những điều kiện thuận lợi chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản. II. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. - Đến năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất của một đảng cách mạng. Nhận thức được yêu cầu đó, tháng 3-1929, những người lãnh đạo trong tổ chức Hội VNCMTN ở Bắc Kỳ đã thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên gồm 7 người. Tháng 5-1929, tại Đại hội I Hội VNCMTN diến ra tại Hương Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kỳ do Ngô Gia Tự đứng đầu đề nghị giải tán Hội để thành lập đảng cộng sản song không được chấp nhận, họ liền rút khỏi đại hội về nước, tuyên bố ly khai và tháng 6-1929 ra tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Trước sự ra đời của ĐDCSĐ, những hội viên còn lại của HVNCMTN ở Trung và Nam Kỳ đã quyết định cải tổ lại và thành lập An Nam CSĐ vào tháng 8-1929. 10 [...]... Đảng ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng Cách mạng Việt Nam từ đây trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới Đảng ra đời với đường lối cách mạng đúng dắn là sự chuẩn bị cho những thắng lợi về sau của cách mạng Việt Nam 13 Chương II ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 – 1945) I... của cách mạng gồm: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc Ngoài ra còn có những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ Những giai cấp, tầng lớp và phần tử đó họp lại thành nhân dân, mà nền tảng là công nông, lao động trí óc Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng + Sắp xếp loại hình cách mạng: Đảng ta căn cứ vào 3 loại hình cách mạng của Lênin (cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng. .. Phương pháp cách mạng: Võ trang bạo động, theo khuôn phép nhà binh - Quan hệ quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới vì thế giai cấp vô sản Đông Dương phải gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là vô sản Pháp Liên hệ với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa • Ý nghĩa của Luận cương : Luận cương đã vạch ra được nhiều vấn đề căn bản của cách mạng Việt... nghĩa giành chính quyền 26 CHƯƠNG III ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975) I Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) 1 Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945 - 1954) a Hoàn cảnh Việt Nam sau cách mạng Tháng Tám • Thuận lợi: - Với thắng lợi của cách mạng Tháng Tám, nước Việt Nam dân chủ... chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày tại Đại hội của Đảng lao động Việt Nam đã kế thừa và phát triển đường lối cách mạng trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng thành đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Đường lối đó được phản ánh trong chính cương của Đảng lao động Việt Nam • Nội dung của Chính cương Đảng lao động Việt Nam 35 + Tính chất xã hội Việt... có quan hệ khăng khít với nhau Trong đó “vấn đề thổ địa cách mạng là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền” - Lực lượng cách mạng: Vô sản và nông dân là lực lượng chính, trong đó vô sản lãnh đạo cách mạng Bỏ qua, phủ nhận vai trò của tư sản, tiểu tư sản, địa chủ và phú nông 14 - Vai trò của Đảng: “điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản” Đảng... căn cứ vào 3 loại hình cách mạng của Lênin (cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng tư sản kiểu mới và cách mạng vô sản) gọi cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân Đồng chí Trường Chinh giải thích: Gọi là cách mạng dân tộc vì nó đánh đổ đế quốc giành độc lập cho dân tộc Gọi là cách mạng dân chủ vì nó đánh đổ giai cấp phong kiến giành lại ruộng đất cho nông dân 36 ... Tổng Bí thư • Nội dung Luận cương chính trị: - Phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương: lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền”, có “tính chất thổ địa và phản đế” Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển bỏ qua thời kỳ tư bản mà đấu tranh thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa - Nhiệm vụ cách mạng: Xoá bỏ tàn tích phong kiến và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm... đấu tranh lắng xuống Thành quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 mà quân thù không thể xoá bỏ được là: Khẳng định trong thực tế vai trò và khả năng lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản, của Đảng; Hình thành một cách tự nhiên khối liên minh côngnông trong đấu tranh cách mạng; Đem lại cho nhân dân niềm tin vững chắc vào Đảng, vào cách mạng Bị địch khủng bố nhưng một số nơi tổ chức cơ sở Đảng... hướng công nông hoá - Lực lượng cách mạng: bao gồm công nhân, nông dân là lực lượng chính Ngoài ra phải hết sức lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản dân tộc chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít nhất là trung lập họ Chỉ có những bộ phận nào đã lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ - Về lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông