Bình luận về hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn của ASEAN dưới các góc độ

5 1.1K 8
Bình luận về hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn của ASEAN dưới các góc độ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. MỞ ĐẦU. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ra đời ngày 8/8/1967 trên cơ sở Tuyên bố Bangkok nhằm liên kết các nước trong khu vực Đông Nam Á, duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia. Ban đầu gồm 5 quốc gia sáng lập, trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển hiện nay các Hiệp hội đã gồm 10 quốc gia nằm trong khu vực, qua quá trình hợp tác các quốc gia Đông Nam Á đã đạt được nhiều thành tựu, hiện nay các quốc gia Đông Nam Á đang trong quá trình phấn đấu thực hiện việc xây dựng thành công một cộng đồng ASEAN vào năm 2015, trong cộng đồng này có 3 trụ cột chính. Trong bài viết này em sẽ đi tìm hiểu về vấn đề hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn của ASEAN. II. NỘI DUNG. Để tìm hiểu vấn đề này em sẽ tìm hiểu dưới các góc độ sau: 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý. 1.1. Những vấn đề lý luận. Thị trường chung là cấp độ liên kết kinh tế trong đó có sự tự do di chuyển cả hàng hóa, tư bản, vốn, sức lao động giữa các nước thành viên với nhau cũng như chính sách thương mại chung. Ý tưởng về một AEC đã bắt đầu được hình thành cùng Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN 2020 vào năm 1997. Rất nhiều học giả và nhóm tư vấn đã bàn tới ý tưởng thành lập ở Đông Nam Á một cộng đồng kinh tế tương tự như cộng đồng kinh tế Châu Âu EEC. Kế thừa các mục tiêu đã đạt được khi hoàn thành AFTA vào năm 2010, AEC bổ sung các nội dung tiếp tục phải được hoàn thành vào năm 2015 để đạt được mục tiêu trở thành “một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất” là “tự do di chuyển lao động có tay nghề và tạo điều kiện tự do dịch chuyển hơn các dòng vốn”. Như vậy, ta thấy trong Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC có bổ sung thêm việc hợp tác tự do di chuyển dòng vốn, việc bổ sung này nhằm đáp ứng những đòi hỏi tất yếu bên trong của quá trình hội nhập ASEAN, theo xu thế tất yếu của liên kết kinh tế khu vực từ cấp độ thấp đến cấp độ cao. Hay nói cách khác việc hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn chính là sự phát triển khách quan của hợp tác kinh tế ASEAN. 1.2. Những vấn đề pháp lý. Hiến chương ASEAN thông qua vào ngày 20/11/2007 và Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho hợp tác kinh tế của các nước ASEAN nói chung và hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn trong ASEAN nói riêng nhằm tiến tới xây dựng thành công cộng đồng kinh tế AEC vào năm 2015. Theo khoản 5 Hiến chương thì xây dựng AEC là: “Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư; di chuyển thuận lợi của các doanh nhân, những người có chuyên môn cao, những người có tài năng và lực lượng lao động và sự chu chuyển tự do hơn các dòng vốn”. Để thực hiện mục tiêu nêu trên, Ban thư ký ASEAN đã dự thảo bản Kế hoạch tổng thể Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC Blueprint) và Lộ trình chiến lược triển khai AEC đến năm 2015 (Strategic Schedule) nhằm 1 đẩy nhanh tiến độ hội nhập trong khu vực vào năm 2015, thay vì 2020. Các văn kiện này trở thành các văn bản quan trọng của ASEAN để các nước thành viên thực hiện theo lộ trình. Các văn kiện đã được hoàn thành và thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) ngày 24/8/2007 và được các nhà lãnh đạo cấp cao của ASEAN ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ XIII tại Singapore tháng 11/2007. Trong nội dung chính của các văn bản này có đề cập đến hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn. Nội dung hoạt động liên quan tới lĩnh vực tài chính bao gồm: (i) tự do hoá dịch vụ tài chính, và (ii) tự do hoá hơn nữa các luồng chu chuyển vốn. Trong đó, các nội dung về tự do hoá dịch vụ tài chính chỉ đưa ra các nguyên tắc chung mang tính chất khá thận trọng, cho phép các nước lựa chọn phương thức phù hợp với trình độ phát triển khu vực tài chính của mình và có tính đến các biện pháp thận trọng bảo đảm ổn định tài chính, kinh tế xã hội, bảo vệ cán cân thanh toán. Thời gian thực hiện cũng đã được cân nhắc kỹ sao cho các nước có thời gian để đàm phán giữ lại những hạn chế cần thiết đối với từng phân ngành dịch vụ trong Danh mục các loại trừ thoả thuận trước. 2. Các sáng kiến, biện pháp, chương trình và liên kết đã được triển khai. Như một bước để đạt được tự do di chuyển hơn về vốn, ASEAN đã thông qua Kế hoạch thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn hội nhập ASEAN vào tháng 4/2009. ASEAN đã tăng cường những nỗ lực tự do hàng hóa và dịch vụ, công nhận lẫn nhau của các chuyên gia về thị trường, điều này cũng làm thị trường vốn được tự do hơn, thị trường trái phiếu được phát triển hơn. Các nước ASEAN đã thực hiện các biện pháp để tự do hóa tài khoản vốn cho phép di động nguồn vốn lớn hơn trong khu vực. Nguồn vốn lớn được đầu tư đã cho thấy rằng hầu hết các nước ASEAN không có hạn chế nào với đầu tư nước ngoài cả trong và ngoài khối. Ở một số nước còn hạn chế thì những quy tắc để dòng vốn được lưu chuyển tự do hơn đã được xác lập. Về tự do di chuyển vốn hơn đến nay ASEAN trong Lộ trình xây dựng AEC mới chỉ đưa ra những mục tiêu chung chung mà chưa đưa ra các chỉ số và kế hoạch cụ thể để xây dựng nó. Để thực hiện Lộ trình này các nhóm công tác đã được thành lập về phát triển thị trường vốn; tự do hóa tài khoản vốn và tự do hóa dịch vụ tài chính. Nhiệm vụ của nhóm công tác về phát triển thị trường vốn là nhằm theo dõi , đôn đốc các hoạt động trong hợp tác phát triển thị trường vốn khu vực ASEAN. Nhóm công tác này đã có các cuộc họp và thảo luận cấp kĩ thuật và xác định một trong các hành động ưu tiên trong năm 2010-2011 là thúc đẩy thị trường trái phiếu thông qua bộ “Các chỉ số thị trường vốn ASEAN”. Nước chủ trì Singapore đã xây dựng bộ chỉ số này giúp đánh giá mức độ phát triển thị trường vốn, mức độ mở cửa cũng như thanh khoản của thị trường. Bộ chỉ số sẽ được sử dụng như một “biểu đánh giá” để cập nhật tình hình phát triển thị trường vốn tại các nước ASEAN từ nay cho đến năm 2015. 2 Tiến trình tự do hóa tài khoản vốn trong ASEAN được thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm phù hợp với kế hoạch phát triển và mức độ sẵn sàng của các quốc gia. Tính đến tháng 3 năm 2010 trong khuôn khổ về hợp tác tự do hóa tài khoản vốn, các nước đã hoàn thành báo cáo quốc gia xác định các quy định liên quan đến luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đồng thời các nước ASEAN đã áp dụng điều VIII của IMF về loại bỏ các hạn chế đối với các thanh toán và chuyển tiền để thực hiện các giao dịch vãng lai quốc tế. Tính tới nay, với nội dung tự do hóa tài hóa tài khoản vốn các mục tiêu đề ra trong kế hoạch tổng thể AEC đã đạt được theo đúng tiến độ. Trong thời gian tới, ASEAN cũng phải tích cực triển khai thực hiện thông tin giữa các thị trường trái phiếu, sau đó sẽ tiến tới kết nối về giao dịch và thanh toán. Tự do di chuyển vốn chính là một trong hai nội dung quan trọng được bổ sung nhằm nâng cao mức độ liên kết kinh tế trong khu vực từ AFTA lên AEC chính là việc cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn được di chuyển hơn. Trong nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho tự do di chuyển vốn hơn, ASEAN đã đặt mục tiêu cuối cùng là hội nhập và phát triển thị trường vốn khu vực. Một phần của mục tiêu này được thực hiện cùng với việc tự do hóa các lĩnh vực đầu tư và dịch vụ tài chính. 3. Vai trò của hoạt động này đối với việc xây dựng thành công cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn là một lĩnh vực hợp tác nhỏ trong các lĩnh vực hợp tác được đặt ra trong Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC. Hoạt động hợp tác này có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng thành công cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Hoạt động hợp tác này được triển khai trong thực tế và được thực hiện nghiêm túc của các quốc gia thành viên sẽ thúc đẩy điều kiện và là tiền đề của việc xây dựng thành công AEC vào năm 2015. Hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn được triển khai sẽ thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác trong lĩnh vực khác cùng tiến triển. Hoạt động hợp tác này được triển khai và thực hiện cũng có vai trò là thể hiện được quyết tâm và mong muốn của các nước ASEAN trong việc tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất trong mục tiêu xây dựng AEC. III. KẾT LUẬN. Với các hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn nói riêng và hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nói chung, các nước ASEAN đã và đang hợp tác triển khai một cách tích cực các sáng kiến, lộ trình đã đề ra nhằm xây dựng thành công cộng đồng kinh tế AEC vào năm 2015. Việc AEC được hình thành sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho sự phát triển các quốc gia thành viên ASEAN, trong đó việc hợp tác thành công trong tự do di chuyển dòng vốn cũng là một tiền đề quan trọng để AEC trở thành hiện thực. 3 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa pháp luật quốc tế, Trung tâm Luật Châu Á – Thái Bình Dương, Tập bài giảng Pháp luật cộng đồng ASEAN. Hà Nội – 2011. 2. Nguyễn Thu Trang, Khóa luận tốt nghiệp “Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)- Từ tầm nhìn tới hành động”. Hà Nội – 2011. 3. Phan Thị Bích, Khóa luận tốt nghiệp “Tiến trình xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN và những đóng góp của Việt Nam”. Hà Nội – 2010. 4.http://www.baomoi.com/Phat-trien-thi-truong-von-tu-do-hoa-cac-dich-vu-tai-chinh-trong- ASEAN/126/4086798.epi 5.http://www.caobang.gov.vn/wps/wcm/connect/web+content/caobang/tintucsukien/doingoai/ 14340480439d13e8a28eef89a1e8e1f7 4 Đề bài 09: Bình luận về hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn của ASEAN dưới các góc độ: - Những vấn đề lý luận và pháp lý. - Các sáng kiến, biện pháp, chương trình và liên kết đã được triển khai. - Vai trò của hoạt động này đối với việc xây dựng thành công cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. 5 . kinh tế ASEAN vào năm 2015. Hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn là một lĩnh vực hợp tác nhỏ trong các lĩnh vực hợp tác được đặt ra trong Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC. Hoạt động hợp tác này. là tự do di chuyển lao động có tay nghề và tạo điều kiện tự do dịch chuyển hơn các dòng vốn . Như vậy, ta thấy trong Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC có bổ sung thêm việc hợp tác tự do di chuyển. mong muốn của các nước ASEAN trong việc tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất trong mục tiêu xây dựng AEC. III. KẾT LUẬN. Với các hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn nói

Ngày đăng: 03/04/2015, 22:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan