Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn.
Trang 1Chương 3:
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI SACOMBANK- CHI NHÁNH CHỢ LỚN 72
3.1 Cấp độ vĩ mô 72
3.1.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 72
3.1.2 Kiến nghị đối với nhà nước 73
3.2 Cấp độ vi mô 75
3.2.1 Nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc, quy trình tín dụng 75
3.2.2 Thẩm định chặt chẽ, cẩn thận 75
3.2.3 Kiểm tra sau khi cho vay một cách thường xuyên 76
3.2.4 Áp dụng các biện pháp phân tán rủi ro 77
3.2.5 Đào tạo lựa chọn cán bộ có năng lực và đạo đức nghề nghiệp 78
3.2.6 Tăng cường kiểm soát nội bộ 80
3.2.7 Đẩy mạnh các hoạt động Marketing cho Ngân hàng 80
3.2.8 Chú trọng đầu tư, trang bị cơ sở vật chất 81
3.2.9 Đa dạng hóa các loại hình sẩn phẩm, chú trọng nhóm sản phẩm phục vụ nhóm khách hàng cá nhân, khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ 82
3.2.10 Đơn giản hóa các thủ tục cấp tín dụng cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng 82
3.3 Một số kiến nghị khác 83
Trang 23.1 CẤP ĐỘ VĨ MÔ
3.1.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
- Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi sai phạm trong hoạt động tín dụng, lành mạnh hóa các Ngân hàng Thương mại, đưa hoạt động tín dụng ngân hàng vào đúng quỹ đạo pháp luật
- Tiếp tục công tác chấn chỉnh hoạt động các Ngân hàng Thương mại trên cơ sở nhanh chóng tiến hành sát nhập các Ngân hàng Thương mại có vốn điều lệ thấp, quy mô hoạt động nhỏ hẹp
- Mở rộng cho vay ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu, mở rộng cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu …
- Hoàn hiện quy chế vè thương phiếu, chiết khấu thương phiếu cùng các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề này nhằm tạo ra môi trường pháp lý để các khách hàng vay vốn có nhiều sự lựa chọn trong vay vốn
- Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trình Quốc hội các luật tổ chức tín dụng nội dung quyền được phát mãi tài sản thế chấp của bên đi vay trong quá trình thu hồi nợ khi cần thiết
- Cần có biện pháp chế tài bắt buộc các Ngân hàng Thương mại tham gia vào công tác thông tin tín dụng, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) để hỗ trợ tốt hơn cho các Ngân hàng trong việc tra cứu thông tin khách hàng
- Tăng cường quản lý của NHNN đối với các NHTM nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Cụ thể NHNN cần kiểm tra các hoạt động của NHTM trong các phương diện sau:
Vốn tự có và biện pháp tăng cường Vốn tự có của các Ngân hàng Thương mại trong việc phòng chống rủi ro Vốn tự có là yếu tố quyết định đối với hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Một Ngân hàng có vốn tự có càng lớn sẽ càng làm tăng uy tín của Ngân hàng và làm tăng quy mô hoạt động nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng đó Về mặt rủi ro, nếu có rủi ro xảy ra thì vốn tự có là điểm tựa
an toàn để phòng ngừa sự sụt giảm tạm thời giá trị của những tài sản có, nếu không có
Trang 3hàng mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế chung của xã hội Thực tế, trước các chủ trương tăng cường vốn tự có của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng Thương mại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng này trước bối cảnh hội nhập kinh tế, một số Ngân hàng đã khá vội vàng, đưa ra các biện pháp tăng cường vốn tự có khá nóng khi chưa định giá chính xác giá trị của Ngân hàng Điều này đã gây tình trạng sốt cổ phiếu Ngân hàng dẫn tới việc đẩy giá trị các cổ phiếu Ngân hàng lên giá trị cao hơn giá trị thật gây không ít xáo động trên thị trường vốn trong nước
Trích lập quỹ dự phòng phòng ngừa rủi ro: NHNN cần kiểm soát chặt chẽ các NHTM trong việc trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo đúng tỷ lệ quy định do NHNN ban hành Để nâng cao nhận thức cũng như vai trò của các khoản dự phòng đối với việc đề phòng rủi ro tín dụng, Ngân hàng nhà nước cũng có thể phối hợp tổ chức các buổi giới thiệu, hướng dẫn về việc trích lập dự phòng cho các NHTM
3.1.2 Kiến nghị đối với nhà nước
- Cần có biện pháp hữu hiệu trong chính sách vĩ mô, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, an toàn phù hợp với cơ chế thị trường và hoàn thiện các bộ luật nhằm tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho các Tổ chức tín dụng hoạt động thuận lợi hơn
- Có các chính sách hợp lý nhằm duy trì nền kinh tế phát triển ổn định vững chắc, khuyến khích hình thành và phát triển thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán tạo tiền đề thúc đẩy đổi mới công nghệ Ngân hàng Việt Nam từng bước hội nhập vào nền tài chính hiện đại trên thế giới
- Cần ban hành chế chộ kiểm toán bắt buộc, trước mắt là các doanh nghiệp lớn phải cung cấp thông tin cho các Ngân hàng Thương mại và các cơ quan nhà nước, áp dụng kỹ thuật trong báo cáo và cung cấp thông tin
- Cho phép các ngân hàng tự bán tài sản bảo đảm thế chấp để xử lý nợ quá hạn chỉ qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản khi có sự thỏa thuận giữa ngân hàng và bên tham gia thế chấp tài sản
- Nhà nước nhanh chóng ban hành các văn bản dưới luật quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước về sở hữu tài sản, quản lý quá trình mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố, bảo lãnh về tài sản cho tất cả các thành phần kinh
Trang 4tế, cũng như quy định rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể trong việc phát mãi tài sản bảo đảm để đảm bảo quyền lợi của người cho vay
- Nhà nước sớm ban hành chính sách cụ thể về việc cho thuê đất hoặc giao đất trong thời gian dài ổn định, để các doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ phát triển kinh tế
- Cần có chính sách và chỉ đạo việc khoanh nợ và xóa nợ, nâng cao vai trò của chính phủ trong việc giải quyết nợ tồn đọng Tuy nhiên việc xử lý phải đúng đối tượng, đúng thực tế để tránh tình trạng dựa dẫm vào nội dung xử lý nợ của chính phủ
Trang 53.2 CẤP ĐỘ VI MÔ
3.2.1 Nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc, quy trình tín dụng
Trong công tác tín dụng, việc chấp hành triệt để các nguyên tắc, chế độ, quy định của nghiệp vụ NHNN và hướng dẫn thực hiện của Sacomabnk ban hành là cần thiết, trong đó chú trọng thẩm định kỹ khách hàng trước khi vay vốn bằng cách kết hợp thông tin từ nhiều phía, nguồn thông tin từ khách hàng cung cấp, từ nguồn thông tin trong hệ thống ngân hàng và thông tin ngoài hệ thống Qua đó Ngân hàng đánh giá một cách chính xác bản chất, năng lực trình độ sản xuất kinh doanh, vốn, điều kiện, môi trường tác động đến hoạt động sản xuất của đơn vị Kiên quyết từ chối cho vay đối với những khách hàng
có bảng báo cáo tài chính không rõ ràng, thiếu trung thực hay làm ăn không hiệu quả Hoàn chỉnh hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng là việc làm cần thiết để đảm bảo chất lượng tín dụng Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro không chỉ dừng lại ở cấp số liệu dư nợ khách hàng mà còn cung cấp thêm một số thông tin về khách hàng như: lịch sử vay vốn của khách hàng, khả năng trả nợ, uy tín của khách hàng qua nhiều năm, đối tác khách hàng … cũng như thông tin về tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng … có như vậy hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro mới phát huy tác dụng tích cực trong việc ngăn chặn và hạn chế rủi ro cho Ngân hàng
3.2.2 Thẩm định chặt chẽ, cẩn thận
Đây là công việc đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của khoản vay Nếu công tác thẩm định không tốt sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả, sai mục đích, dẫn đến nợ quá hạn hay bị khách hàng lừa đảo
Đối với khách hàng có quan hệ lần đầu tại chi nhánh thì nên cho cán bộ có năng lực
và có kinh nghiệm thực hiện
Trong khi thẩm định cán bộ tín dụng cần tập trung vào bốn vấn đề sau:
Tư cách pháp lý của người đi vay: Đây là vấn đề căn bản đảm bảo quyền lợi cho Ngân hàng khi có tranh chấp xảy ra
Tình hình về tài chính: đây là yếu tố đảm bảo khả năng thanh toán nợ của khách hàng cho Ngân hàng khi đến hạn Cán bộ tín dụng cũng cần xem xét tỷ trọng nguồn vốn tham gia của khách hàng vào dự án có phù hợp với qui định
Trang 6của Ngân hàng không, đơn vị khác chiếm dụng vốn của khách hàng hay khách hàng bị chiếm dụng vốn bởi đơn vị khác Cán bộ tín dụng cần đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu về tài chính, chỉ tiêu hoạt động, tỷ lệ lợi tức trên vốn kinh doanh, tỷ suất sinh lời …
Tình hình về sản xuất kinh doanh và dự án kinh doanh của khách hàng có khả thi không? Trong trường hợp này cán bộ tín dụng cần xem xét loại sản phẩm
mà khách hàng sản xuất kinh doanh, tình hình tiêu thụ, giá cả thị trường, thị phần tiêu thụ loại sản phẩm mà khách hàng đang kinh doanh
Tài sản thế chấp hay cầm cố: cán bộ tín dụng cần kiểm tra chặt chẽ các giấy tờ
có liên quan đến quyền sở hữu tài sản bảo đảm khoản vay của khách hàng và đánh giá tài sản thế chấp cẩn thận dựa vào bảng giá đất và giá xây dựng của thành phố kết hợp với giá tham khảo thị trường Việc định giá tài sản bảo đảm của khách hàng phải tuyệt đối tuân thủ quy trình và quy chế của Ngân hàng nhằm bảo đảm tính khách quan và trung thực của báo cáo định giá Ngoài việc thẩm định, đánh giá khách hàng thông qua các tài liệu, báo cáo tài chính, cán
bộ tín dụng cần phải phỏng vấn trực tiếp, giám sát cơ sở sản xuất kinh doanh, thu thập từ những nguồn thông tin khác có liên quan để có cái nhìn chính xác
về thực trạng của khách hàng
Kiểm tra sau khi cho vay một cách thường xuyên
- Đa số các trường hợp phát sinh nợ quá hạn có thể do nguyên nhân từ sự lơ là của cán bộ tín dụng sau khi giải ngân Điều này dẫn đến sự thiếu trách nhiệm của khách hàng đối với một khoản vay mà đó là kết quả của việc sử dụng vốn không hiệu quả của khách hàng và không đúng mục đích theo hợp đồng tín dụng đã ký ban đầu
- Có thể nói công tác kiểm tra sau khi cho vay là biện pháp tốt nhất sau khi thẩm định để hạn chế rủi ro có thể xảy ra Ngoài việc yêu cầu khách hàng cung cấp các báo biểu tài chính có liên quan, cán bộ tín dụng cần định kỳ kiểm tra cơ sở sản xuất để phát hiện ra những sai phạm trong việc sử dụng vốn hay những khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh để có biện pháp kịp thời, hạn chế sự thiệt hại của khách hàng và phòng ngừa rủi ro cho chính ngân hàng
Trang 7- Trong quá trình kiểm tra cần chú ý xem xét thái độ của khách hàng có trung thực không hoặc có thái độ hợp tác với Ngân hàng khi khai báo không, đồng thời đánh giá thiện chí của khách hàng đối với việc trả nợ cho Ngân hàng Khi sắp đến kỳ hạn trả nợ thì cán bộ phụ trách hồ sơ phải theo dõi, đôn đốc việc trả nợ của khách hàng, phải có trách nhiệm thông báo nhắc nhở cho khách hàng đó biết để khách hàng chuẩn bị thanh toán nợ Nếu có khó khăn gì thì cán bộ tín dụng trực tiếp cùng khách hàng tìm biện pháp tháo gỡ Một khoản nợ có vấn đề khi hội đủ 4 đặc trưng sau:
Cam kết trả nợ đến hạn mà khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình
Tình hình tài chính của khách hàng đang có chiều hướng xấu dẫn tới khả năng Ngân hàng không thu hồi được vốn và lãi
Tài sản đảm bảo được đánh giá, giá trị phát mãi không đủ trang trải cả gốc và lãi
Thông thường về mặt thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày
Áp dụng các biện pháp phân tán rủi ro
- Đối với những hồ sơ tín dụng quá lớn vượt ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng thì Ngân hàng nên tiến hành đồng tài trợ với các Ngân hàng hay các Tổ chức tín dụng khác
để phân tán rủi ro
- Mua bảo hiểm cho món vay: bên cạnh việc mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm, Ngân hàng cũng có thể mua bảo hiểm cho món vay khi lòng tin của Ngân hàng đối với một món vay nào đó phát sinh vấn đề (sau khi phát hành tiền vay mới phát hiện) để tránh rủi ro cho bản thân Ngân hàng
- Bán nợ (áp dụng khi đã phát hành tiền vay cho khách hàng)
Trong một số trường hợp Ngân hàng có thể bán lại các hợp đồng tín dụng cho các tổ chức tín dụng hoặc các cá nhân nào đó mà Ngân hàng cảm thấy khách hàng
dó có việc bất ổn trong việc thu hồi nợ, việc làm này dẫn đến lợi nhuận ngân hàng bị giảm sút do có sự chia sẻ rủi ro nhưng điều này sẽ tránh cho Ngân hàng những tổn thất không đáng có
Trước khi cho vay mà Ngân hàng cảm thấy chưa tin tưởng khách hàng của mình, thì lúc đó Ngân hàng có thể bán hợp đồng tín dụng này cho tổ chức tín dụng khác
để được hưởng hoa hồng nhằm tránh rủi ro sau này khi khách hàng không trả được nợ
Trang 8Đào tạo lựa chọn cán bộ có năng lực và đạo đức nghề nghiệp
3.2.5.1 Nâng cao năng lực cán bộ:
Hiện nay do yêu cầu của thị trường đòi hỏi hoạt động của ngân hàng phát triển nhanh chóng nhiều mặt, nhất là phải đa dạng hóa các hoạt động tín dụng để tạo ra thị trường tiền tệ dồi dào nhằm đáp ứng các yêu cầu về vốn cho nền kinh tế Muốn thực hiện tốt điều này, trước hết phải nâng cao năng lực cán bộ của ngân hàng bằng cách:
Tăng cường đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ hiểu biết về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng và các ngành có liên quan đến hoạt động của ngân hàng
Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho các cán bộ tín dụng về một số kiến thức
như: phương pháp phân tích tín dụng, phương pháp xác định giá tài sản thế chấp… Đồng thời thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm
thực tế giữa các cán bộ tín dụng kỳ cựu và các cán bộ tín dụng trẻ để rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác cho vay hay các nghiệp vụ có liên quan khác, tạo điều kiện cho các cán bộ học tập kinh nghiệm của nhau, để tránh những sai sót trong công tác, góp phần hoàn thiện công tác tín dụng của Ngân hàng
Mạnh dạn lựa chọn những người có đức có tài vào vị trí chủ chốt của Ngân hàng, không vị nể bè phái
Người lãnh đạo phải có kiến thức uyên bác, nhìn xa trông rộng, người thừa hành phải có nghiệp vụ tín dụng cơ bản
Hoàn thiện nghiệp vụ tín dụng: trước khi phán quyết cho vay một khách hàng nào đó, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải được trang bị công cụ phân tích cơ cấu ngành để có tầm quan sát rộng hơn, nhận biết được dấu hiệu rủi ro của thị trường Phân tích cơ cấu ngành giúp cho cán bộ tín dụng đo được lợi nhuận và rủi ro, qua
đó lựa chọn được khách hàng có uy tín
Ngân hàng nên thường xuyên luân chuyển các cán bộ tín dụng trong thời gian ngắn, xem đây là lớp học ngoại khóa dành cho các cán bộ trong Ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho các cán bộ làm việc trong Ngân hàng am hiểu hết tất cả các nghiệp vụ trong ngân hàng, cũng như nắm được quy tắc luân chuyển hồ sơ, các quy trình thao tác cơ bản,…
Trang 93.2.5.2 Thực hiện chính sách ưu đãi cán bộ:
Theo lộ trình gia nhập WTO, năm 2007 được đánh giá là năm các Ngân hàng nước ngoài ồ ạt đầu tư vào thị trường Việt Nam Điều này cũng làm tăng sự lo ngại của các Ngân hàng trong nước trước thực trạng chảy máu chất xám và khan hiếm nguồn nhân lực, đặc biệt khi các Ngân hàng với tiềm lực về tài chính sẵn sàng trả mức lương cao và
ưu ái nhiều chính sách ưu đãi cho nguồn nhân lực có chất lượng cao từ các Ngân hàng trong nước
Vì vậy, Ngân hàng cần điều chỉnh chính sách đãi ngộ, có chính sách tiền lương hợp
lý để các cán bộ Ngân hàng yên tâm công tác Ngân hàng cần thực hiện chính sách thưởng phạt công minh nhằm kích thích năng suất và khả năng làm việc của nhân viên đồng thời hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của Ngân hàng Các cấp lãnh đạo phải có nghĩa vụ đảm bảo quyền lợi chính đáng của các cán bộ tín dụng Người lãnh đạo phải nghiêm túc không phân biệt đối xử với các nhân viên nhằm đưa các quan hệ giữa các nhân viên sẽ đi vào nề nếp và trật tự
3.2.5.3 Chú trọng nguồn nhân lực trẻ:
Nguồn nhân lực trẻ tuy không có nhiều kinh nghiệm so với các nhân viên kỳ cựu, nhưng hiện nay nguồn nhân lực trẻ đang ngày càng được coi trọng và trở thành xu thế tuyển dụng mới của nhiều Ngân hàng Người trẻ ngày nay ngày càng có tham vọng, tự tin, có hoài bão, có khả năng làm việc theo nhóm cũng như khả năng chịu áp lực công việc cao Không những thế, họ còn là những người năng động, sáng tạo, dễ tiếp thu cái mới và có khả năng trở thành người truyền lửa tại đơn vị mà mình công tác Đối với sinh viên mới ra trường, họ còn được đánh giá là những người mới như những tờ giấy trắng, chưa bị tiêm nhiễm bởi quan điểm kinh doanh, làm việc của bất kỳ công ty nào nên dễ truyền đạt cho họ kinh nghiệm, phương pháp làm việc cũng như văn hóa kinh doanh của riêng ngân hàng Hơn nữa, nguồn nhân lực trẻ nếu được đối đãi tốt ngay từ đầu sẽ là những người trung thành và gắn bó lâu dài với Ngân hàng mà họ công tác
Từ những nhận định đó, Ngân hàng cần chú trọng hơn đến nguồn nhân lực trẻ, nhất
là nguồn sinh viên mới ra trường Để thu hút và tìm kiếm được nguồn nhân lực trẻ đồng đời có năng lực, Ngân hàng cần có nhiều chính sách hấp dẫn hơn để thu hút sinh viên ngay khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường thông qua các hình thức như:
Trang 10- Tài trợ cho các học bổng khuyến học, khuyến tài, các hoạt động học thuật và các hoạt động giúp sinh viên trang bị kỹ năng kiến thức thực tế cho công việc của họ sau khi ra trường
- Đẩy mạnh các chương trình kiến tập, thực tập cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên thực tập thể hiện khả năng trong quá trình thực tập
- Tổ chức các hoạt động, chương trình giới thiệu về Ngân hàng cũng như chính sách tuyển dụng, cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến tại Ngân hàng
- Mạnh dạn ký hợp đồng với các sinh viên ngay khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường nếu họ thể hiện được năng lực vượt trội thông qua các hoạt động học thuật hoặc văn hóa – xã hội
Đối với lực lượng nhân viên trẻ, Ngân hàng cần tăng cường hơn nữa các khóa huấn luyện kỹ năng làm việc, đào tạo nghiệp vụ, nâng cao năng lực làm việc đồng thời mạnh dạn giao việc, tạo điều kiện cho họ phát huy sở trường và năng lực Ưu tiên bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao cho các cán bộ trẻ có năng lực và phẩm chất tốt
3.2.6 Tăng cường kiểm soát nội bộ
Ngân hàng cần tăng cường hoạt động kiểm soát nội bộ thường xuyên hơn, xây dựng
nề nếp làm việc với phương châm "kỷ cương, kỷ luật, sáng tạo và hiệu quả" Kiên quyết
xử lý những tiêu cực, tham nhũng trong nội bộ Ngân hàng Có như vậy việc đảm bảo tín dụng tại Ngân hàng mới thực sự hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng
3.2.7 Đẩy mạnh các hoạt động Maketing cho Ngân hàng
Hiện nay, công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh cho Ngân hàng vẫn còn tập trung chủ yếu dành cho các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế Thời gian tới, Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác maketing, giới thiệu hình ảnh của Ngân hàng thông qua các hình thức sau:
- Tăng cường các hoạt động quảng cáo, giới thiệu hình ảnh, sản phẩm của Ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí, internet, panô, áp phích,…
- Đẩy mạnh các hoạt động nhằm đánh bóng và nâng cao tên tuổi của Ngân hàng như tài trợ cho các hoạt động vì cộng đồng, vì xã hội,…