Xuất phát từ sự quan tâm về thương mại dịch vụ, trên cơ sở những kiến thức đã học cũng như thời gian thực tế tại Công ty Luật TNHH IMC, đề tài nghiên cứu: “Một số vấn đề pháp lý về hợp đ
Trang 1TÓM LƯỢC
Cùng với tiến trình tự do hóa thương mại và sự phát triển ngày càng đa dạng củacác loại hình thị trường trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ đóng vai trò ngày càngquan trọng trong nền kinh tế của hầu hết các nước phát triển Gia nhập tổ chức Thươngmại thế giới (WTO), Việt Nam đã đạt được một bước tiến dài trong việc nâng cao tỷtrọng ngành dịch vụ Hiệp định về thương mại dịch vụ (GATS) ra đời cung cấp mộtcách tiếp cận mới về dịch vụ dựa trên khái niệm thương mại dịch vụ, đã mở rộng nộidung, phạm vi hoạt động và cơ hội trong lĩnh vực này cho các doanh nghiệp Việt Nam.Dịch vụ đã trở thành hàng hóa và việc trao đổi, mua bán dịch vụ ngày càng trở nên sôiđộng, phổ biến khi thị trường thương mại dịch vụ được mở cửa, tạo sự cạnh tranhmạnh mẽ giữa các doanh nghiệp Việt nam với nhau cũng như giữa các doanh nghiệpcung cấp dịch vụ Việt Nam với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài
Xuất phát từ sự quan tâm về thương mại dịch vụ, trên cơ sở những kiến thức đã
học cũng như thời gian thực tế tại Công ty Luật TNHH IMC, đề tài nghiên cứu: “Một
số vấn đề pháp lý về hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại Thực tiễn áp dụng tại Công ty Luật TNHH IMC” đã làm rõ được những nội dung
-sau:
Qua việc nghiên cứu tài liệu, hệ thống các văn bản luật và dưới luật có liên quan,
đề tài đã trình bày tổng quát những vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến hợp đồngcung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, cácnguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại cũngnhư trách nhiệm pháp lý khi có vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh Như vậy về mặt lý luận liên quan đến pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ đã đượcquy định khá đầy đủ và chi tiết trong các văn bản quy phạm pháp luật
Ngoài ra, đề tài đã làm rõ thực trạng thực hiện pháp luật về vấn đề giao kết vàthực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ pháp lý tại Công ty Luật TNHH IMC : nhữngmặt thuận lợi, tích cực cũng như những khó khăn, hạn chế Từ đó, đưa ra một số kiếnnghị nhằm góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng cung ứng dịch vụ trongthương mại nói chung đồng thời nâng cao hiệu quả quá trình giao kết và thực hiện hợpđồng cung ứng dịch vụ pháp lý tại Công ty Luật TNHH IMC với các khách hàng.Vấn đề hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại rất rộng lớn và còn nhiềuvấn đề Với khoảng thời gian nghiên cứu không nhiều, em chưa thể đề cập được chitiết, mọi khía cạnh vấn đề nghiên cứu và không tránh khỏi những sai sót, em rất mongnhận được sự chỉ bảo cũng như ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô
i
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, bên cạnh những nỗ lực và cố gắng của bản thân emcòn nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các anh chị trong Công ty Luật TNHHIMC và đặc biệt là cô giáo - ThS Đinh Thị Thanh Thủy
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – ThS Đinh Thị ThanhThủy Cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em thực hiện bài khóa luận này
Sau đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học ThươngMại, Khoa Kinh tế - Luật, Bộ môn Luật Căn Bản Trường Đại học Thương Mại đã tạođiều kiện giúp em hoàn thành bài khóa luận này
Cuối cùng, em xin cảm ơn toàn thể cán bộ nhân viên trong Công ty Luật TNHHIMC đã tạo điều kiện để em có cơ hội tìm hiểu kiến thức thực tế tại công ty để hoànthành bài khóa luận này
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian nên bài luận sẽ không tránh khỏinhững sai sót Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các anh chị trongcông ty cũng như bạn bè để bài luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
ii
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
3 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 5
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI 6
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại 6
1.1.1 Khái niệm về hợp đồng 6
1.1.2 Khái niệm hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại 7
1.1.3 Đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại 8
1.1.4 Vai trò của hợp đồng cung ứng dịch vụ đối với các doanh nghiệp thương mại 9
1.1.5 Phân loại hợp đồng cung ứng dịch vụ 13
1.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh về hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại 13
1.2.1 Pháp luật điều chỉnh về hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại 13
1.2.2 Một số nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại 14
1.2.2.1 Vấn đề về giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ 14
1.2.2.2 Vấn đề về thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ 16
1.2.2.3 Sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng 18
1.2.2.4 Các chế tài áp dụng khi vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại 19
1.2.2.5 Tranh chấp hợp đồng và các hình thức giải quyết tranh chấp 19
iii
Trang 41.3 Một số các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH IMC 25 2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến hợp đồng cung ứng dịch
vụ trong hoạt động thương mại 25 2.2 Thực trạng áp dụng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng cung ứng dịch vụ tại Công ty Luật TNHH IMC 26
2.2.1 Giới thiệu chung về công ty 26 2.2.1.1 Một số nét khái quát về tình hình kinh doanh của Công ty Luật TNHH IMC 27 2.2.1.2 Các quy phạm pháp luật điều chỉnh về hợp đồng cung ứng dịch vụ tại Công ty Luật TNHH IMC 28 2.2.2 Thực trạng của việc thực hiện pháp luật liên quan đến giao kết và thực hiện các hợp đồng cung ứng dịch vụ pháp lý tại Công ty Luật TNHH IMC 29 2.2.2.1 Quá trình giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ pháp lý tại Công ty Luật TNHH IMC 29 2.2.2.2 Quá trình thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ pháp lý tại Công ty Luật TNHH IMC 30 2.2.2.3 Tranh chấp phát sinh trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ tư vấn pháp lý tại công ty, cách giải quyết và xử lý 31
2.3 Một số nhận xét và đánh giá về thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ tại Công ty TNHH IMC 32
2.3.1 Những thành tựu mà công ty đạt được trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ pháp lý 32 2.3.2 Một số bất cập trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ pháp lý tại công ty 33 2.3.2.1 Trong việc áp dụng các quy phạm pháp luật về dịch vụ thương mại 33 2.3.2.2 Trong việc triển khai giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ của công ty 36
iv
Trang 5CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY LUẬT
TNHH IMC 38
3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại 38
3.2 Một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật điều chỉnh về hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại 40
3.2.1 Về phía nhà nước 40
3.2.2 Về phía công ty 43
3.2.2.1 Về công tác soạn thảo hợp đồng cung ứng dịch vụ pháp lý tại công ty 43
3.2.2.2 Về công tác thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ pháp lý tại công ty 45
3.2.2.3 Về vấn đề nhân sự 45
KẾT LUẬN 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
Trang 65 Tòa án nhân dân: TAND
6 Viện kiểm sát nhân dân: Viện KSND
7 Cán bộ nhân viên: CBNV
8 Xã hội chủ nghĩa: XHCN
vi
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Cùng với tiến trình tự do hóa thương mại và sự phát triển ngày càng đa dạng củacác loại hình thị trường trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ đóng vai trò ngày càngquan trọng trong nền kinh tế của hầu hết các nước phát triển Gia nhập tổ chức Thươngmại thế giới (WTO), Việt Nam đã đạt được một bước tiến dài trong việc nâng cao tỷtrọng ngành dịch vụ Hiệp định về thương mại dịch vụ (GATS) ra đời cung cấp mộtcách tiếp cận mới về dịch vụ dựa trên khái niệm thương mại dịch vụ, đã mở rộng nộidung, phạm vi hoạt động và cơ hội trong lĩnh vực này cho các doanh nghiệp Việt Nam.Dịch vụ đã trở thành hàng hóa và việc trao đổi, mua bán dịch vụ ngày càng trở nên sôiđộng, phổ biến khi thị trường thương mại dịch vụ được mở cửa, tạo sự cạnh tranhmạnh mẽ giữa các doanh nghiệp Việt nam với nhau cũng như giữa các doanh nghiệpcung cấp dịch vụ Việt Nam với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài Để cóthể nâng cao sức cạnh tranh trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ trong các hoạt độngthương mại các doanh nghiệp đã sử dụng hợp đồng dịch vụ như một công cụ pháp lýnhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia thị trường thương mạidịch vụ Hợp đồng cung ứng dịch vụ là một chế định nhằm tạo ra cơ sở pháp lý giúpcho các chủ thể kinh doanh dịch vụ có được môi trường kinh doanh lành mạnh và bìnhđẳng Tuy nhiên trong thực tiễn hoạt động kinh doanh dịch vụ vẫn còn tồn tại nhữngkhuyết điểm nhất định, môi trường chính sách dịch vụ ở Việt Nam là một hệ thống kháphức tạp với nhiều loại luật, văn bản dưới luật… Các văn bản quy phạm pháp luật vềcung ứng dịch vụ, hợp đồng dịch vụ còn nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luậtkhác nhau với hiệu lực pháp lý cao thấp cũng khác nhau, xong vẫn chưa tạo được tínhthống nhất và tính hệ thống, chưa thể bắt kịp được với sự phát triển của nền kinh tế thịtrường Do đó, khi áp dụng các quy phạm pháp luật về cung ứng dịch vụ vào thực tếcho thấy rất nhiều vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện của các doanh nghiệp, các tổchức và trong công tác quản lý của nhà nước tạo ra những hạn chế nhất định gây kìmhãm sự phát triển của các hoạt động dịch vụ trong thương mại Xuất phát từ thực tếnêu trên và từ thực tiễn trong các hoạt động cung ứng dịch vụ pháp lý về thương mại
mà em nhận thấy được trong quá trình thực tập tại Công ty Luật TNHH IMC Em chorằng việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng thương mại nóichung và hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại nói riêng là việc làm
vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển kinh tế của một đất nước đang hộinhập kinh tế với nền kinh tế thế giới như Việt Nam ta
Trang 82 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Tính đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đếnhợp đồng và các hoạt động thương mại dịch vụ Sau đây là một số các công trìnhnghiên cứu khác nhau liên quan đến hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt độngthương mại:
1/ Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Yến – Khoa Luật Kinh tế,
Viện đại học mở Hà Nội (2013), “Pháp luật về hợp đồng dịch vụ du lịch và thực tiễn
áp dụng tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thăng Long – GTC” Đề tài chỉ
tập trung vào việc nghiên cứu pháp luật về hợp đồng dịch vụ du lịch và thực tiễn kýkết và thực hiện hợp đồng này tại công ty TNHH nhà nước một thành viên ThăngLong – GTC
2/ Chuyên đề tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Mơ - Khoa luật, Trường đại học Quốc gia Hà Nội (2011), “Những vấn đề pháp lý về hợp đồng dịch vụ - thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng dịch vụ” Ngoài việc tìm hiểu những vấn đề pháp
lý về hợp đồng dịch vụ, đề tài đi sâu vào việc phân tích những vụ việc thực tế về giảiquyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ
3/ Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Chiều – Khoa Luật Kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2010): “Chế độ pháp lý về hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn thiết kế trang trí nội thất - thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Mộc Dũng” Đề tài tập trung phân tích về hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn thiết kế
trang trí nội thất và thực tiễn quá trình thực hiện tại Công ty TNHH Mộc Dũng
Ngoài những công trình nghiên cứu điển hình ở trên còn có những bài phát biểu,những bài báo và một số bài viết có liên quan như:
1/ Bài viết của Th.S Hà Công Bảo Anh (2013) “Hợp đồng thương mại dịch vụ và vai trò của nó đối với doanh nghiệp”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại Bài viết đưa ra một
khái niệm mới về thương mại dịch vụ, từ đó phân tích vai trò và tầm quan trọng củaloại hợp đồng này đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
2/ Nguyễn Thị Mơ (2004), “Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại”, NXB Lý luận chính trị Bài viết tập trung phân tích
ngành dịch vụ thương mại ở Việt Nam, từ đó nêu nên những giải pháp để Việt Nam
mở cửa, hội nhập ngành dịch vụ với thế giới
Hầu hết các công trình nghiên cứu liên quan đến cung ứng dịch vụ trong hoạtđộng thương mại chỉ đưa ra những khái quát về hoạt động thương mại dịch vụ và nêulên thực trạng tại Việt Nam hay tại các doanh nghiệp Việt Nam và đưa ra một số giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thương mại dịch vụ mà chưa đi sâu vào
Trang 9nghiên cứu các quy định pháp lý đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt độngthương mại nên các thông tin về hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thươngmại còn bị hạn chế Do đó, có nhiều cách hiểu khác nhau trong việc áp dụng các quyđịnh của pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ vào thực tiễn cũng là điều tất yếu.Nhằm hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật về việc giao kết và thực hiệncác hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại thế nào là đúng, là hợp lý?Các đặc điểm pháp lý của hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại làgì? Vai trò của hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt đông thương mại là như thếnào? Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng cung ứng các dịch
vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH IMC diễn ra như thế nào? Các đề xuất giải pháphoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động
thương mại là gì? Trả lời cho các câu hỏi nêu trên em xin trình bày đề tài: “Một số vấn
đề pháp lý về hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại - Thực tiễn áp dụng tại Công ty Luật TNHH IMC”
3 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện các quy định của phápluật về hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại và thực tiễn thực hiệntại Công ty Luật TNHH IMC
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về hợp đồng cung ứng dịch vụ trong
hoạt động thương mại và nội dung pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ
Thứ hai, phân tích thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng
cung ứng dịch vụ, thực trạng thực hiện tại Công ty Luật TNHH IMC Từ đó đánh giánhững bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật, của công ty
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, khóa luận đưa ra
một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về hợpđồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại tại Công ty Luật TNHH IMC
- Việc thực hiện pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ tại Công ty LuậtTNHH IMC
Trang 104 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng các phương pháp của Chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác - LêNin để giải quyết những vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến các quy định về hợpđồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại Trong đó, chú trọng sử dụngphương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp so sánh pháp luật để làm rõ mốiquan hệ giữa quy định về hợp đồng dịch vụ trong BLDS 2005 với các quy định vềcung ứng dịch vụ trong luật thương mại 2005
Ngoài ra đề tài cũng sử dụng các phương pháp thu thập, xử lý số liệu và phươngpháp khảo sát đánh giá thực tiễn để tìm hiểu thêm thực tiễn áp dụng các quy phạmpháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ tại Công ty Luật TNHH IMC, nhằm góp phầnlàm rõ thêm thực trạng áp dụng các qui định của pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch
vụ trong các hoạt động thương mại Qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nhằm tăngcường hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụtrong hoạt động thương mại tại công ty Luật TNHH IMC
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trìnhnghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội Phương pháp thu thập thông tin là việc nghiêncứu, tìm hiểu thông tin về các vấn đề tại doanh nghiệp Việc thu thập dữ liệu giúp ngườinghiên cứu nắm được vấn đề cần nghiên cứu, có phương pháp luận hay luận cứ chặtchẽ hơn, có thêm kiến thức sâu rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu,…Người nghiên cứu
có thể thu thập các tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp Có nhiều phương pháp thu thập
dữ liệu, khi tiến hành thu thập dữ liệu thường phải sử dụng phối hợp nhiều phươngpháp với nhau để đạt mong muốn
Thu thập dữ liệu sơ cấp: Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các văn bản quy phạm
pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ cũng như việc nắm bắt thực trạng áp dụng tạiCông ty Luật TNHH IMC, đã thu thập các dữ liệu sơ cấp từ việc đọc các văn bản quyphạm pháp luật, các tài liệu của công ty, các báo cáo hàng năm…để lấy cơ sở dữ liệuhoàn thành đề tài khóa luận
Thu thập dữ liệu thứ cấp: việc nghiên cứu thông thường bắt đầu từ việc thu thập
thông tin thứ cấp Nguồn tài liệu này bao gồm: nguồn tài liệu bên trong của Công ty(Báo cáo về tình hình hoạt động, thực hiện cung ứng các dịch vụ tư vấn pháp lý chocác khách hàng của công ty) và nguồn tài liệu bên ngoài của công ty (các văn bản quyphạm pháp luật của nhà nước, sách báo thường kỳ, sách chuyên ngành, thông in thống
kê, báo cáo khoa học,…) Trong bài khóa luận em đã sử dụng phương pháp này trongphần phân tích thực trạng áp dụng tại Công ty Luật TNHH IMC
Trang 11 Phương pháp phân tích dữ liệu.
Đây là một trong các thao tác được áp dụng lên các thông tin để nhằm chuyển thôngtin về một dạng trực tiếp, sử dụng được làm cho chúng trở thành dễ hiểu, dễ tổng hợp hơn,
có thể truyền đạt được Thông tin sau khi đã thu thập được cần phải chọn lọc và xử lý cácthông tin đó cho phù hợp với mục tiêu mà mình hướng tới Sau khi các thông tin, dữ liệu đãđược chọn lọc và xử lý thì cần được phân tích để phục vụ cho việc nghiên cứu Trong đề tài,
em đã sử dụng một số phương pháp phân tích thông tin như:
Phương pháp thống kê: đây là phương pháp quan sát các hiện tượng kinh tế một
cách gián tiếp, từ đó chọn lọc các thông tin cần thiết, có liên quan phục vụ cho mụcđích nghiên cứu Phương pháp này sử dụng các công cụ thống kê như: ghi chép,
nghiên cứu tài liệu có sẵn… trong một giai đoạn Theo phương pháp này, các thông tin
sẽ được khai thác một cách gián tiếp thông qua internet, sách báo, tạp chí Nắm đượcnội dung cơ bản của vấn đề nghiên cứu, tiến hành tìm kiếm thông tin liên quan phục
vụ cho việc viết bài thông qua mạng internet Tham khảo những thông tin, tin tứctrong các bản tin từ đó có những đánh giá riêng của bản thân về vấn đề nghiên cứu.Bên cạnh đó còn tham khảo thêm các thông tin thông qua một số bài báo, tạp chíthương mại liên quan như tạp chí luật học…
Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để phân tích
và đánh giá thực trạng áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt độngcung ứng dịch vụ tại Công ty Luật TNHH IMC
Phương pháp so sánh: phương pháp được sử dụng để so sánh dữ liệu giữa các
văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt độngthương mại và đối chiếu với các văn bản pháp luật có liên quan
Phương pháp khác: quan sát, điều tra, phỏng vấn, khảo sát đánh giá thực tiễn để
tìm hiểu thêm thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch
vụ tại Công ty Luật TNHH IMC
5 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài chương mở đầu và những mục có liên quan như lời cảm ơn, mục lục, danhmục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, bài viết gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng cung ứng dịch vụ tronghoạt động thương mại và pháp luật điều chỉnh hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạtđộng thương mại
Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh về hợp đồng cung ứng dịch vụ tronghoạt động thương mại và thực tiễn áp dụng tại Công ty Luật TNHH IMC
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả áp dụng các quy định củapháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại tại Công ty LuậtTNHH IMC
Trang 12CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI 1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại
1.1.1 Khái niệm về hợp đồng
Hợp đồng là một khái niệm xuất hiện từ rất lâu và hiện tại có khá nhiều khái
niệm về hợp đồng Trên thực tế, sự tiếp cận khái niệm hợp đồng trong các hệ thống
pháp luật cũng khác nhau Quan niệm của các luật gia thuộc hệ thống Civil Law xemhợp đồng như một kết quả phức hợp của ý chí tự do cá nhân cùng nhiều nguyên tắc
pháp lý cơ bảncủa Luật Tư Theo Geoffrey Samuel: “Khái niệm hợp đồng trong hệ thống Civil law bị chi phối bởi ba nguyên tắc Thứ nhất,hợp đồng được xem là kết quả chung của sự gặp gỡ ý chí của các bên Thứ hai, đó là pháp luật do các bên lập ra để ràng buộc chính các bên trong hợp đồng Vì sự ràng buộc của hợp đồng không chỉ là hiệu lực pháp lý được dự liệu bởi các bên, mà đó còn là hiệu lực được đảm bảo bởi pháp luật, bởi tập quán hoặc bởi yêu cầu của nguyên tắc thiện chí, nhằm xác lập trách nhiệm thực thi hợp đồng phù hợp với bản chất của hợp đồng Nguyên tắc thứ ba là tự
do hợp đồng: các bên được tự do, trong phạm vi giới hạn của luật công và trật tự công cộng, để tạo ra loại hợp đồng mà họ muốn, thậm chí điều đó có thể là vô lý theo cách nhìn nhận của người khác 1
Khác với quan niệm của các nước theo hệ thống Civil Law, trong hệ thốngCommon Law (Thông luật), ban đầu người ta xem hợp đồng như là kết quả của cáccam kết đơn giản, thể hiện bằng những hành vi pháp lý cụ thể của mỗi bên Sau
này,“các thẩm phán theo chủ nghĩa thực dụng (pragmatic) ở Anh đã xem xét hợp đồng như là một nghĩa vụ được tạo ra bởi sự gặp gỡ ý chí giữa các bên” 2
Có thể nói, thuật ngữ ‘hợp đồng’ là một phạm trù đa nghĩa và có thể được xem xét nhiều góc độ khác nhau Các luật gia Việt Nam thường hiểu khái niệm ‘hợp đồng’
theo hai nghĩa: nghĩa khách quan và nghĩa chủ quan Theo nghĩa khách quan, ‘hợp
đồng’ là một bộ phận của chế định nghĩa vụ trong Luật Dân sự, bao gồm các “qui phạm pháp luật được qui định cụ thể trong BLDS nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội (chủ yếu là quan hệ tài sản) trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau” Theo nghĩa chủ quan, hợp đồng “là sự ghi nhận kết quả của việc cam kết, thỏa thuận giữa các chủ thể giao kết hợp đồng” hay “là kết quả của việc thỏa
1 Sammuel, Geoffrey, Law of Obligations and legal Remedies, 2nd ed., Cavendish,
London 2001 (Tr 278)
2 Sammuel, Geoffrey, Law of Obligations and legal Remedies, 2nd ed., Cavendish,
London 2001 (tr.283 – 284)
Trang 13thuận, thống nhất ý chí của các bên, được thể hiện trong các điều khoản cụ thể về quyền và nghĩa vụ mỗi bên để có cơ sở cùng nhau thực hiện” 3
Ở Việt Nam, khái niệm hợp đồng không được định nghĩa cụ thể trong văn bản
pháp luật nào, BLDS 2005 định nghĩa về hợp đồng dân sự như sau: “Hợp đồng dân sự
là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.4
Xét về bản chất, hợp đồng được tạo ra bởi sự thỏa thuận của các bên, là kết quảcủa quá trình thương thảo và thống nhất ý chí giữa các bên để làm phát sinh, thay đổi,chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với nhau, trừ những quyền và nghĩa vụ mà phápluật có qui định là không thể thay đổi hoặc chấm dứt bằng thỏa thuận của các bên Xét
về vị trí, vai trò của hợp đồng, theo nghĩa hẹp, thì hợp đồng là một loại giao dịch dân
sự, là một căn cứ pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.Như vậy, hợp đồng là phương tiện pháp lý để các bên tạo lập quan hệ nghĩa vụ
Có thể nói, định nghĩa trên đã hàm chứa tất cả dấu hiệu mang tính bản chất của hợpđồng và thể hiện rõ chức năng, vai trò của hợp đồng trong việc làm phát sinh, thay đổi,chấm dứt quan hệ pháp luật
1.1.2 Khái niệm hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại
LTM 2005 đưa ra định nghĩa về cung ứng dịch vụ như sau: “Cung ứng dịch vụ
là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận” 5
Theo định nghĩa tại điều 518 BLDS 2005 thì “Hợp đồng dịch vụ trong dân sự là
sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.
Theo đó, ta có thể rút ra cách hiểu về hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương
mại như sau: “Hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện, cung cấp dịch vụ cho bên sử dụng dịch vụ (khách hàng), còn bên sử dụng dịch vụ phải thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ” Hợp đồng dịch vụ trong thương mại là hình thức
pháp lý của quan hệ cung ứng dịch vụ trong thương mại, nó gắn liền với hoạt độngthương mại là hoạt động cung ứng dịch vụ
3 Đinh Văn Thanh, Đặc trưng pháp lý của hợp đồng dân sự, Luật học, số 4/1999,
(Tr.19)
4 Điều 388, BLDS 2005 về: “Hợp đồng dân sự”
5 Khoản 9, Điều 3 - LTM 2005 về khái niệm “Cung ứng dịch vụ”
Trang 141.1.3 Đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại
1.1.3.1 Đặc điểm chung:
Hợp đồng dịch vụ trong thương mại cũng mang những đặc điểm pháp lý cơ bảncủa hợp đồng dịch vụ trong dân sự, đó là :
Là hợp đồng song vụ: Cả bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ đều có
quyền và nghĩa vụ nhất định khi tham gia giao dịch, trong đó quyền của bên này tươngứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại ( Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện cáchành vi pháp lí theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ còn bên thuê dịch vụ có nghĩa vụtiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ Cụ thể quyền
và nghĩa vụ của các bên đều được BLDS 2005 quy định tại các Điều 520 đến Điều523)
Là hợp đồng ưng thuận: có hiệu lực ngay từ thời điểm các bên thỏa thuận xong
các điều khoản chủ yếu của hợp đồng
1.1.3.2 Đặc điểm riêng:
Thứ nhất, đối tượng của hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại là dịch vụ.
Đối tượng dịch vụ của hợp đồng dịch vụ trong thương mại có phạm vi hẹp hơn đốitượng công việc của hợp đồng dịch vụ trong dân sự Như vậy, đối tượng của hợp đồngcung ứng dịch vụ - sản phẩm vô hình không tồn tại dưới dạng vật chất, do đó rất khóxác định chất lượng dịch vụ bằng những tiêu chí được lượng hóa Bên cạnh đó, khácvới hàng hóa hữu hình, dịch vụ là sản phẩm vô hình nên không thể lưu trữ được, vìvậy, trong việc mua bán hay cung ứng dịch vụ người ta không cần quan tâm đến nơichứa dịch vụ Điều quan trọng nhất là các bên mua bán dịch vụ phải mô tả rất kỹ vềdịch vụ, đặt ra những yêu cầu cụ thể mà mục tiêu các bên muốn hướng tới khi mua bándịch vụ và điều này đòi hỏi các bên phải có sự am hiểu về tính chất của công việc đó.Tuy nhiên các dịch vụ này phải là các dịch vụ có thể thực hiện được, không bị phápluật cấm và không trái đạo đức xã hội
Thứ hai, chủ thể của hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại thường được
gọi là bên cung cấp dịch vụ và bên thuê dịch vụ hay còn gọi là khách hàng Đây là mộtđiểm khác biệt so với hợp đồng mua bán hàng hóa Chủ thể của hợp đồng mua bánhàng hóa thường được gọi là bên bán và bên mua Cách gọi này thể hiện được sựchuyển giao quyền sở hữu hàng hóa trong quan hệ mua bán hàng hóa giữa hai bên, khinghĩa vụ của người bán không chỉ đơn thuần là giao hàng mà còn gắn liền với nghĩa
vụ chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa đó cho người mua Còn cách gọi các chủ thểcủa hợp đồng cung ứng dịch vụ phần nào cho thấy bản chất của hoạt động cung ứng
Trang 15dịch vụ, đó là việc một bên cung cấp dịch vụ nhưng không chuyển giao quyền sở hữudịch vụ đó, bên kia sử dụng và có nghĩa vụ thanh toán.
Thứ ba, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động
thương mại có thể là nghĩa vụ theo kết quả công việc hoặc theo nỗ lực và khả năng caonhất Theo Luật Thương mại 2005 thì nghĩa vụ theo kết quả công việc là trừ khi cóthỏa thuận khác trong hợp đồng, nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầubên cung ứng dịch vụ phải đạt được một kết quả nhất định thì bên cung ứng phải thựchiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với các điều khoản và mục đích củahợp đồng Còn nghĩa vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất là nếu tính chất của loại dịch
vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải nỗ lực cao nhất để đạt được kếtquả mong muốn thì bên cung ứng dịch vụ phải nỗ lực thực hiện nghĩa vụ cung ứngdịch vụ đó với sự nỗ lực và khả năng cao nhất
Thứ tư, hợp đồng cung ứng dịch vụ có thể chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc
tế về thương mại dịch vụ, luật quốc gia, tập quán thương mại quốc tế và thậm chí cả án
lệ Tuy nhiên, cần nhấn mạnh thêm rằng, đối với hoạt động cung ứng dịch vụ, ngoàicác nguồn luật nói trên thì hợp đồng mẫu được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là cáchợp đồng cung ứng dịc vụ vận chuyển hoặc các quy tắc của các tổ chức cung cấp dịch
vụ cũng là một trong những cơ sở đển xác định quyền và nghĩa vụ của các bên
1.1.4 Vai trò của hợp đồng cung ứng dịch vụ đối với các doanh nghiệp thương mại
Thứ nhất, Hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại (hay còn gọi
là hợp đồng thương mại dịch vụ) là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thực hiện việc cungứng dịch vụ thương mại cho khách hàng: Thương mại dịch vụ phát triển dẫn đến nhucầu giao lưu trao đổi dịch vụ là cơ hội để cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháttriển, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của mình Tuy nhiên, các doanh nghiệp cung cấpdịch vụ sẽ không cung cấp dịch vụ cho khách hàng của mình nếu không dựa trên mộtcam kết cụ thể nào, và hợp đồng cung ứng dịch vụ chính là công cụ, là cơ sở pháp lý
để các doanh nghiệp này thực hiện việc cung cấp dịch vụ này Thông qua hợp đồngcung ứng dịch vụ trong các hoạt động thương mại, các doanh nghiệp bước vào mộtthỏa thuận với những đối tác của mình thông qua niềm tin mà chúng ta gọi là luật đểđảm bảo rằng những thỏa thuận cung cấp dịch vụ đó sẽ được thực hiện Hợp đồngcung ứng dịch vụ sẽ bao gồm cả một quá trình đàm phán liên quan đến rất nhiều điềukhoản mà các bên phải tình tới Quá trình đàm phán có thể mất nhiều ngày, nhiều tuầnhoặc nhiều tháng phụ thuộc vào nội dung và sự hợp tác của các bên Hợp đồng cungứng dịch vụ này còn là quá trình đấu tranh nhằm thay đổi hoặc thêm bớt trong thỏa
Trang 16thuận Trên cơ sở những thỏa thuận đã đạt được, doanh nghiệp sẽ xác định cụ thể vềsản phẩm dịch vụ mình cung cấp như thế nào, từ một sản phẩm “vô hình” như dịch vụ,thông qua hợp đồng “dịch vụ” sẽ được cụ thể hóa, mô tả hóa giúp cho các bên mườngtượng được sản phẩm đó như thế nào, sự thỏa thuận đó đảm bảo sự bình đẳng thực sựcủa các bên, thể hiện ý chí nguyện vọng của họ và góp phần hạn chế rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh Hợp đồng cung ứng dịch vụ này là cơ sở để doanh nghiệp xác địnhquyền và nghĩa vụ của mình Trong một chừng mực nào đó, hợp đồng cung ứng dịch
vụ này cho phép các doanh nghiệp tạo ra một luật lệ riêng – thông qua những điềukhoản của thỏa thuận mà các bên đã giao kết – điều chỉnh mối quan hệ giữa doanhnghiệp và đối tác Bên cạnh những quyền và nghĩa vụ cơ bản mà pháp luật quy định vềhợp đồng cung ứng dịch vụ thì các bên sẽ quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ nhưcung cấp dịch vụ trong bao lâu, mức độ hài lòng được đánh giá như thế nào, tiến độthanh toán, trách nhiệm của các bên nếu không thực hiện cam kết của mình
Hợp đồng có giá trị pháp lý như luật (contract = law) là công thức để giúp chocác doanh nghiệp có cơ sở bảo vệ các lợi ích hợp pháp của mình khi có tranh chấp xảy
ra Nếu như sự an toàn của con người, tài sản được bảo đảm trên cơ sở những quy định
trong Bộ Luật hình sự thì sự an toàn và trật tự trong thế giới kinh doanh lại phụ thuộcvào hợp đồng Trong kinh doanh, để đi đến hợp đồng là điều khó, nhưng để hoànthành một hợp đồng mà các bên đều hài lòng lại là điều khó hơn, thực vậy, khi ký kếthợp đồng các doanh nghiệp không thể lường trước hết mọi tình huống sẽ xảy ra trongtương lai, nguyên nhân dẫn đến việc không hoàn thành hay không thực hiện nhữngthỏa thuận có thể là khách quan nhưng cũng có thể là chủ quan dẫn để dẫn đến tranhchấp Vì vậy, hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại sẽ giúp cho cácbên xác định được ai sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp của mình và các cơ quangiải quyết tranh chấp là tòa án hay trọng tài cũng không thể giải quyết một vụ tranhchấp nếu không có bằng chứng về sự thỏa thuận, cam kết của các bên và một lần nữahợp đồng hợp đồng dịch vụ này sẽ trở nên vô cùng quan trọng để qua đó cơ quan giảiquyết tranh chấp sẽ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp
Thứ hai, hợp đồng thương mại dịch vụ là công cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mình trong hoạt động kinh doanh: Tài chính là một trong
những yếu tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Thông qua hợpđồng, các doanh nghiệp dịch vụ sẽ xác định được chi phí, giá cả theo một thời giannhất định trong quá trình cung cấp dịch vụ, tránh được những rủi ro tiềm ẩn trong việctăng chi phí khi hoạt động Từ đó giúp cho doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch tàichính chủ động, là điều quan trọng nhất trong việc thực hiện chiến lược cạnh tranh
Trang 17tổng quát của doanh nghiệp Hợp đồng thương mại dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp loại
bỏ được những đối tác có tư duy “ăn thật làm giả” khi tham gia vào thị trường dịch vụ:như đã đề cập, sự khó khăn trong vấn đề xác định “hình dáng” dịch vụ cũng chính là
cơ hội để nhiều doanh nghiệp lợi dụng cung cấp những sản phẩm không như mongmuốn của khách hàng Tuy nhiên, thông qua hợp đồng các doanh nghiệp chân chính sẽđược pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của mình từ đó tránh được những nguy cơ bịlường gạt Ngoài ra, hợp đồng giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xây dựng uy tín vàthương hiệu: dịch vụ là một lĩnh vực nhạy cảm khi được đo đếm bằng sự hài lòng củakhách hàng, đối tác, có nhiều trường hợp khách hàng chỉ cần sử dụng dịch vụ một lần
là nhớ mãi và có thể trở thành kênh quảng cáo cho doanh nghiệp Việc thực hiện đúng,tốt những cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng sẽ mang tới sự thỏa mãn, tin tưởng chokhách hàng, đối tác của doanh nghiệp và chính họ sẽ là cầu nối cho doanh nghiệp vớinhững khách hàng, đối tác mới, từ đó giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranhtrong kinh doanh
Những thỏa thuận trong hợp đồng sẽ là cơ sở để doanh nghiệp rằng buộc và giữchân những khách hàng của mình và gia tăng thị trường cung cấp dịch vụ: khi kinh tếphát triển, sẽ kéo theo số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường cung cấp dịch
vụ sẽ gia tăng, đồng thời sức ép cạnh tranh sẽ ngày càng lớn Hợp đồng trước tiên sẽgiúp cho doanh nghiệp giữ chân được cách khách hàng cũ của mình, thông qua cácđiều khoản ràng buộc về thời gian và cách thức sử dụng dịch vụ Sau đó nó cũng làcông cụ để lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh bằng những thỏa thuận mangtính thuyết phục đối với các bên “Thương trường là chiến trường” là câu ngạn ngữ màcác thương nhân đều nắm được và hợp đồng là “vũ khí” cho các thương nhân trongchiến trường đó Trong hoạt động kinh tế, khi một giám đốc doanh nghiệp cầm bút kýtên vào một hợp đồng thương mại dịch vụ mà không đọc nghiên cứu kỹ, có sơ hở, sẽ
có thể dẫn đến thiệt hại cực kỳ to lớn, bởi vì khi một hợp đồng đã được ký kết thì nó
có hiệu lực pháp luật đối với cả hai bên Do đó, nắm vững về hợp đồng là đã nâng caomột phần lớn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Hợp đồng thương mại dịch vụ sẽ cơ sở để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cungứng sản phẩm và ký kết các hợp đồng khác: thương mại hoạt động dịch vụ ngày càngđóng vai trò quan trọng cả trong quá trình sản xuất, nó bổ trợ cho hoạt động sản xuất.Khi sản xuất phát triển, bên cạnh việc thường xuyên tham gia vào các hợp đồng muabán, các doanh nghiệp sản xuất luôn chú trọng tham gia vào các quan hệ để bảo đảmcung ứng những điều kiện cần thiết cho sản xuất, vận tải, áp dụng tiến bộ khoa học kỹthuật và công nghệ mới, tăng năng suất lao động, cải tiến các dây chuyền sản xuất và
Trang 18phục vụ các nhu cầu sinh hoạt xã hội do đó nhu cầu cần các hoạt động dịch vụ bổ trợcũng sẽ tuân theo ví dụ như dịch vụ phân phối, dịch vụ đại diện, logicstic cũng tănglên và hợp đồng thương mại dịch vụ sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụtham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm.
Thứ ba, hợp đồng thương mại dịch vụ là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp Việt
Nam thâm nhập thị trường dịch vụ nước ngoài: Cùng với xu hướng phát triển của nền
kinh tế đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì hoạt độngcung cấp dịch vụ không chỉ gói gọn trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia mà đượcrộng sang thị trường quốc tế Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận
mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ của mình Thâm nhập thị trường dịch vụ nướcngoài không phải là điều dễ làm khi ở một môi trường mới khác biệt về văn hóa, phápluật, chính trị Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải nắm bắt những cơ hội mà mình cóđược, đồng thời phải đảm bảo cho mình những quyền lợi, lợi ích và loại bỏ những rủi
ro tiềm tàng trong kinh doanh, hợp đồng vẫn chính là câu trả lời cuối cùng cho nhữngmục tiêu đó Ở chiều ngược lại, Việt Nam hiện nay cũng là điểm đến của nhiều doanhnghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp này mang đến nhiều nét mới cho thị trường dịch
vụ ở Việt Nam, việc giao kết những hợp đồng với các doanh nghiệp này sẽ giúp chodoanh nghiệp Việt Nam đặt nền móng cho mối quan hệ với công ty có quy mô lớn, từ
đó tạo tiền đề cho sự phát triển ra nước ngoài Trong thương trường quốc tế, doanhnghiệp Việt Nam vẫn bị đánh giá là yếu thế hơn về tiềm lực tài chính, quan hệ bạnhàng do đó chúng ta thường bị rơi vào tình trạng bị động trong quá trình đàm phàn.Pháp luật của các nước hiện nay đều thừa nhận sự thỏa thuận của các bên trong hợpđồng dù thỏa thuận đó là không công bằng, ở một số nước có quy định loại bỏ nhữngđiều khoản mang tính không công bằng đó nhưng chỉ đối với loại hợp đồng giữadoanh nghiệp và người tiêu dùng ví dụ như theo điều khoản Luật về các điều khoảnkhông công bằng của Anh năm 1977 (Unfair Contract Term Act 1977) hoặc Luật muabán hàng hóa và dịch vụ của Australia năm 1982 (Supply of Good and services Act1982) không cho phép các doanh nghiệp đưa vào hợp đồng những điều khoản bất côngtrong hợp đồng nhằm loại bỏ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng
Do đó, thông qua hợp đồng thương mại dịch vụ thì doanh nghiệp mới tránh rơi vàotình trạng bị chèn ép trong kinh doanh và nó sẽ là công cụ bảo vệ cho các doanhnghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường nước ngoài
1.1.5 Phân loại hợp đồng cung ứng dịch vụ
Trang 19Có rất nhiều cách phân loại hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thươngmại:
- Căn cứ vào tính chất quốc tế của hợp đồng gồm có: Hợp đồng cung ứng dịch
vụ nội địa và hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế
- Căn cứ vào dịch vụ quy định trong LTM 2005 gồm có: Hợp đồng dịch vụ
khuyến mại (Điều 90), hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại (Điều 110), hợp đồngdịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ (Điều 124), hợp đồng dịch vụ tổ chứcđấu giá hàng hóa (Điều 193); hợp đồng dịch vụ quá cảnh (Điều 251), hợp đồngnhượng quyền thương mại (Điều 285)
- Căn cứ vào BLDS 2005 gồm có: mặc dù đây là các hợp đồng dân sự, tuy
nhiên nếu mục đích của hợp đồng là gắn với mục đích sinh lợi thì các hợp đồng này sẽ
là hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại hay hợp đồng thương mạidịch vụ: Hợp đồng bảo hiểm (Điều 567), hợp đồng vận chuyển gồm vận chuyển hànhkhách (Điều 527) và vận chuyển tài sản (Điều 535); hợp đồng gia công (Điều 547),hợp đồng gửi giữ tài sản (Điều 559) , hợp đồng ủy quyền (Điều 581), hợp đồng dịch
vụ là một hoạt động thương mại mà một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho mộtbên khác và nhận thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏathuận
Hoạt động cung ứng dịch vụ là một hoạt động thương mại do đó chịu sự điềuchỉnh của LTM 2005 và pháp luật có liên quan Tùy từng lĩnh vực cụ thể như dịch vụ
tư vấn, dịch vụ thiết kế, dịch vụ giám định… chịu sự điều chỉnh của các quy định cụthể khác nhau Các hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại cụ thểchịu sự điều chỉnh của LTM 2005 và BLDS 2005 Trường hợp điều ước quốc tế màCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luậtnước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định củaLTM, BLDS thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế Các bên trong giao dịch nướcngoài được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế nếu pháp luật
Trang 20nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản củapháp luật Việt Nam.
Như vậy, hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại chịu sự điềuchỉnh của LTM 2005, BLDS 2005, Điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế
Nguyên tắc giao kết hợp đồng
Nguyên tắc giao kết hợp đồng đó là những tư tưởng chỉ đạo được quán triệt trongnhững quy phạm pháp luật về hợp đồng, có tính chất bắt buộc đối với các chủ thểtrong khi tiến hành ký kết hợp đồng Trong nền kinh tế thị trường, việc giao kết hợpđồng, về nguyên tắc không còn là kỷ luật của nhà nước, là nhiệm vụ của các tổ chức,
cơ quan và các đơn vị kinh tế nữa Đó là quyền tự do hợp đồng, một trong những nộidung quan trọng của quyền tự do kinh doanh
Theo điều 389, BLDS 2005, thì việc giao kết hợp đồng phải tuân thủ các nguyêntắc: tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; Tựnguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng
Căn cứ giao kết hợp đồng
Căn cứ để giao kết hợp đồng đó là: theo định hướng kế hoạch của nhà nước, cácchính sách chế độ, các chuẩn mực kinh tế kỹ thuật hiện hành; căn cứ theo nhu cầu thịtrường, đơn đặt hàng, đơn chào hàng của bạn hàng; căn cứ vào khả năng phát triển sảnxuất kinh doanh, chức năng hoạt động kinh tế của đơn vị mình; căn cứ vào tính hợppháp của hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng bảo đảm về tài sản của các bêncùng ký kết hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng là các bên tham gia quan hệ hợp đồng bình đẳng, tựnguyện thỏa thuận để xác định những quyền và nghĩa vụ với nhau Chủ thể của hợpđồng dịch vụ là các thương nhân Theo điều 6, LTM 2005 thì thương nhân gồm tổchức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độclập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh Để trở thành thương nhân các cá nhân từ
đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia
Trang 21đình có đủ điều kiện để kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêucầu hoạt động thương mại thì cơ quan nhà nước có toàn quyền cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân.
Ngoài ra, chủ thể của hợp đồng dịch vụ có thể là chi nhánh của thương nhânnước ngoài Theo khoản 3, điều 19, LTM 2005 thì chi nhánh của thương nhân nướcngoài có quyền giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động quyđịnh trong giấy phép thành lập chi nhánh và theo quy định của pháp luật
Đối tượng của hợp đồng
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không bịpháp luật cấm, không trái với đạo đức xã hội Theo điều 75, LTM 2005, thương nhân
có quyền cung ứng các dịch vụ sau: cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam
sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam; cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại ViệtNam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam; cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam
và sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài; cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việtnam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài
Nội dung của hợp đồng
Nội dung của hợp đồng dịch vụ đó là những thỏa thuận của các bên Các bên cóthể thỏa thuận về các nội dung chủ yếu (theo điều 402 Bộ Luật dân sự 2005) như:+ Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc khôngđược làm;
+ Số lượng, chất lượng;
+ Giá, phương thức thanh toán;
+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
+ Phạt vi phạm hợp đồng;
+ Các nội dung khác;
6 Điều 74, LTM 2005 về: “Hình thức hợp đồng”
Trang 22Sau khi các bên đàm phán và ghi trong hợp đồng, mọi thỏa thuận ghi trong hợpđồng ràng buộc các bên Hợp đồng thể hiện rõ quyền lợi cũng như nghĩa vụ mà mỗibên trong hợp đồng có được Các bên bắt đầu tiến hành thực hiện hợp đồng theo đúngthỏa thuận ghi trong hợp đồng.
1.2.2.2 Vấn đề về thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ
Nguyên tắc thực hiện
Những thỏa thuận trong hợp đồng cung ứng dịch vụ có hiệu lực sẽ có giá trị ràngbuộc các bên Các bên phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận theo đúng hợp đồng Đểđảm bảo việc thực hiện hợp đồng thì pháp luật quy định những nguyên tắc bắt buộccác chủ thể phải tuân theo trong quá trình thực hiện hợp đồng Đó là:
- Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, thời hạn, phương thức và cácthỏa thuận khác do các bên chủ thể thỏa thuận;
- Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho cácbên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau;
- Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác
Thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên
Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ:
Bên cung ứng dịch vụ sau khi giao kết hợp đồng phải có nghĩa vụ cung ứng cácdịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ phù hợp nhữngthỏa thuận như thực hiện công việc đúng số lượng, chất lượng, thời hạn, địa điểm vàcác thỏa thuận khác Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc, nếukhông có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ Sau khi hoàn thành công việc, bên cung ứngdịch vụ phải bảo quản và giao lại cho khách hàng những tài liệu và phương tiện đượcgiao để thực hiện dịch vụ Nếu những thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiệnkhông bảo đảm để hoàn thành công việc thì phải thông báo ngay cho bên thuê dịch vụ.Trong thỏa thuận có yêu cầu cần giữ bí mật về thông tin mà mình biết thì trong quátrình cung ứng dịch vụ phải giữ bí mật theo đúng thỏa thuận Trường hợp mất mát, hưhỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin thì phải bồi thườngthiệt hại 7
Để thực hiện tốt công việc của mình, bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầukhách hàng cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện có liên quan Hoặc được thay đổiđiều kiện dịch vụ vì lợi ích của khách hàng mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của
7 Điều 78, LTM 2005 & Điều 522 , BLDS 2005 về: “Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ”
Trang 23khách hàng, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho khách hàng, nhưng phải báo ngaycho khách hàng 8
Theo điều 82, LTM 2005 quy định về thời hạn hoàn thành dịch vụ Cụ thể: bêncung ứng dịch vụ phải hoàn thành đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.Trường hợp không có thỏa thuân về thời hạn hoàn thành dịch vụ thì bên cung ứng dịch
vụ phải hoàn thành dịch vụ trong một thời hạn hợp lý trên cơ sở tính đến tất cả cácđiều kiện và hoàn cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biết được vào thời điểm giao kết hợpđồng, bao gồm bất kỳ nhu cầu cụ thể nào của khách hàng có liên quan đến thời gianhoàn thành dịch vụ Trường hợp một dịch vụ chỉ có thể được hoàn thành khi kháchhàng hoặc bên cung ứng dịch vụ khác đáp ứng các điều kiện nhất định thì bên cungứng dịch vụ đó không có nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ của mình cho đến khi các điềukiện đó được đáp ứng
Sau khi hết thời hạn hoàn thành việc cung ứng dịch vụ mà dịch vụ vẫn chưa hoànthành, nếu khách hàng không phản đối thì bên cung ứng dịch vụ phải tiếp tục cung ứngdịch vụ theo nội dung đã thỏa thuận và phải bồi thường thiệt hại, nếu có
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ (khách hàng):
Khách hàng phải có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền cung ứng dịch vụ như đãthỏa thuận trong hợp đồng Nếu có yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết choviệc thực hiện thì phải cung cấp kịp thời Trường hợp một dịch vụ do nhiều bên cungứng dịch vụ cùng tiến hành hoặc phối hợp với bên cung ứng dịch vụ khác, khách hàng
có nghĩa vụ điều phối hoạt động của bên cung ứng dịch vụ để không gây cản trở đếncông việc của bất kỳ bên cung ứng dịch vụ nào và phải trả tiền dịch vụ cho bên cungứng dịch vụ theo như thỏa thuận trong hợp đồng 9
Theo tinh thần điều 86, LTM 2005 và khoản 3, điều 524, BLDS 2005 thì trườnghợp không có thỏa thuận về giá dịch vụ, không có thỏa thuận về phương pháp tính giádịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ đượcxác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thứccung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điềukiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ
Khách hàng phải trả tiền dịch vụ tại thời điểm hoàn thành dịch vụ, nếu không cóthỏa thuận khác Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận
8 Điều 523, BLDS 2005 về: “Quyền của bên cung ứng dịch vụ”
9 Điều 520, BLDS 2005 về: “Nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ”
Trang 24hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì khách hàng có quyền giảmtiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại 10
1.2.2.3 Sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng
Chấm dứt hợp đồng
Điều 525, BLDS 2005 quy định: trong trường hợp việc thực hiện công việckhông có lợi cho khách hàng thì khách hàng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiệnhợp đồng nhưng phải báo ngay cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp
lý, khách hàng phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng đã thực hiện vàbồi thường thiệt hại Nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thựchiện không đúng thỏa thuận thì bên cung ứng có quyền đơn phương chấm dứt thựchiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại
Điều 424, BLDS 2005 quy định, hợp đồng chấp dứt trong các trường hợp:
+ Hợp đồng đã được hoàn thành
+ Theo thỏa thuận của các bên
+ Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt màhợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện
+ Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện
+ Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn vàcác bên có thể thỏa thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại
+ Các trường hợp khác do pháp luật quy định
Hủy bỏ hợp đồng
Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên
kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật cóquy định
Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết việc hủy bỏ hợpđồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
10 Điều 521, BLDS 2005 về: “Quyền của bên thuê dịch vụ”
Trang 25Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không còn có hiệu lực từ thời điểm giao kết
và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiệnvật thì phải trả tiền
Bên có lỗi trong việc dẫn đến hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
Điều 426 BLDS 2005 quy định chi tiết việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợpđồng Cụ thể:
Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thỏathuận hoặc pháp luật có quy định Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báongay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệthại thì phải bồi thường
Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt tại thờiđiểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt các bên không phải tiếp tục thực hiệnnghĩa vụ Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán Bên có lỗitrong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại
1.2.2.4 Các chế tài áp dụng khi vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại
Trong trường hợp vi phạm hợp đồng mà một bên gây thiệt hại cho bên kia đếnmức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, thì bên viphạm có thể bị áp dụng một trong các chế tài sau, tùy theo mức độ vi phạm: buộc thựchiện đúng hợp đồng; phạt vi phạm; buộc bồi thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiệnhợp đồng; đình chỉ thực hiện hợp đồng; hủy bỏ hợp đồng; các biện pháp khác Bên viphạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp: xảy ra trường hợp miễntrách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận; xảy ra sự kiện bất khả kháng; hành vi vi phạmcủa một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; hành vi vi phạm của một bên do thực hiệnquyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không biết đượcvào thời điểm giao kết hợp đồng
Trong trường hợp bên vi phạm không chứng minh được hành vi vi phạm củamình thuộc trường hợp miễn trách thì bị áp dụng các hình thức chế tài trên Các hìnhthức này được quy định cụ thể trong các điều 297, 300, 302, 307, 308, 310, 312, củaLTM 2005
1.2.2.5 Tranh chấp hợp đồng và các hình thức giải quyết tranh chấp
Trường hợp, nếu các bên thực hiện đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng thìtranh chấp xảy ra là một điều không thể có Trong trường hợp nếu xảy ra tranh chấp,các cơ quan quản lý nhà nước sẽ căn cứ vào vào điều khoản ghi trong hợp đồng và
Trang 26những quy định của pháp luật để xác định xem bên nào vi phạm, bên nào bị vi phạm.
Từ đó, đưa ra những cách giải quyết có lợi nhất cho cả hai bên
Các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng chứng tỏquan hệ hợp tác kinh doanh của các chủ thể kinh tế có vấn đề, tức là đã có bất công, cómâu thuẫn mà nếu không giải quyết kịp thời thì quan hệ hợp tác kinh doanh này có thể
bị phá vỡ Điều quan trọng là việc giải quyết các tranh chấp đó hoàn toàn phụ thuộcvào thiện chí của các bên, sự can thiệp của Nhà nước có thẩm quyền hay trung gian chỉ
là giải pháp cuối cùng Các quan hệ làm hợp tác kinh doanh này đều dựa trên sự thỏathuận ý chí bình đẳng của các bên chủ thể, các quan hệ này luôn biến đổi theo sự thayđổi của thị trường, thời gian và tiền bạc, nên các tranh chấp cũng cần được giải quyếtnhanh chóng, kịp thời Do vậy, Nhà nước luôn khuyến khích các chủ thể trong quan hệhợp động sử dụng các biện pháp tự giải quyết với nhau, chỉ khi không giải quyết đượcthì có thể nhờ chuyên gia có kinh nghiệm giải quyết hoặc thông qua trọng tài thươngmại
Trong điều kiện kinh tế thị trường, các bên tham gia quan hệ thương mại, đầu tư
và hợp tác vừa cạnh tranh với nhau nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa cho mình, cáctranh chấp xảy ra là một điều không thể tránh khỏi Trong điều kiện đó, việc giải quyếtcác tranh chấp phải bảo đảm: giải quyết nhanh, thuận lợi, hạn chế mức tối đa sự giánđoạn của quá trình thực hiện hợp đồng, đảm bảo dân chủ trong quá trình giải quyếttranh chấp, bảo vệ uy tín của các bên trên thương trường, bảo đảm yếu tố bí mật trongkinh doanh, đạt hiệu quả thi hành cao nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả lợi ích hợppháp của các bên
Trước yêu cầu đó, mục tiêu đặt ra là tạo ra nhiều phương thức giải quyết tranhchấp khác nhau để các nhà kinh doanh có thể thực hiện quyền tự do của mình Đồngthời, bảo đảm các phương thức đó được xây dựng theo hướng từng bước phù hợp vớithông lệ, tập quán quốc tế
Thể chế kinh tế thị trường cho phép các chủ thể kinh doanh có quyền tự do kinhdoanh trong khuôn khổ pháp luật không cấm Xuất phát từ quyền tự do kinh doanh,các chủ thể tự do thỏa thuận và đưa ra các nguyên tắc xử sự, các chủ thể có những lựachọn khác nhau cho hành vi của mình trên cơ sở các quy phạm pháp luật mang tính tùynghi, các chủ thể có những hành vi và thỏa thuận mà pháp luật không dự liệu nhữngvẫn không bị xem là trái pháp luật Đứng trước góc độ Nhà nước thì Nhà nước đượcquyền chủ động đưa các tranh chấp đó ra xét xử Tuy nhiên, quyền tự do thỏa thuậncủa các chủ thể kinh doanh phù hợp với pháp luật là một quyền trong quyền tự do kinhdoanh được pháp luật bảo hộ Vì vậy, các chủ thể kinh doanh có quyền lựa chọn hình
Trang 27thức giải quyết các tranh chấp nhằm bảo vệ lợi ích cho mình mà không chịu sự áp đặt
ý chí của Nhà nước Theo quy định của pháp luật, các phương thức được sử dụng đểgiải quyết tranh chấp gồm thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án
- Theo đó, thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không cần đến vaitrò của người thứ ba Đặc điểm cơ bản của thương lượng là các bên cùng nhau trìnhbày quan điểm, chính kiến, tìm các biện pháp thích hợp và đi đến thỏa thuận thốngnhất Yêu cầu của quá trình thương lượng là: đòi hỏi các bên phải có thiện chí, hợp tác
và có đầy đủ những am hiểu cần thiết về chuyên môn Kết quả của thương lượng lànhững cam kết, thỏa thuận về những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ bế tắc hoặcbấtđồng phát sinh mà các bên thường không ý thức được trước đó
- Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp một cách thân thiện nhằm tiếp tụcgìn giữ và phát triển các quan hệ kinh doanh trong một thời gian dài vì lợi ích chungcủa cả hai bên Các giao dịch thương mại ngày càng gia tăng với tốc độ phức tạp ngàycàng cao, việc các bên không chỉ đạt được thỏa thuận trong một tranh chấp, mà còngìn giữ các quan hệ làm ăn lâu dài là điều cơ bản và nhạy cảm với các nhà kinh doanh
Để đạt được mục tiêu này, các bên phải có được cơ hội để bộc lộ, giải tỏa, xóa bỏnhững hiểu lầm, xác định các lợi ích nền tảng của mình và những lĩnh vực có thể thỏathuận để tìm ra giải pháp chung
- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp tạitrung tâm trọng tài trong đó các bên tranh chấp sẽ lựa chọn trọng tài viên cho mình đểgiải quyết tranh chấp Hai trọng tài viên được chọn sẽ chọn một trọng tài viên làm chủtịch hội đồng trọng tài để giải quyết tranh chấp
- Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thôngqua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa
ra phán quyết buộc các bên phải có nghĩa vụ thi hành, trong trường hợp cần thiết cóthể sử dụng sức mạnh cưỡng chế Đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của Tòa ánnhư một giải pháp cuối cùng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi họkhông thể giải quyết thông qua cơ chế hòa giải, thương lượng hay không muốn lựachọn trọng tài để giải quyết tranh chấp
Theo điều 29, BLTTDS sửa đổi bổ sung năm 2011 thì Tòa án có thẩm quyền giảiquyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại với nhau vàđều có mục đích lợi nhuận bao gồm: mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phân phối;đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; vậnchuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; vậnchuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu,
Trang 28trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khaithác;
Phương thức giải quyết thông qua Tòa án hay Trung tâm Trọng tài là những thủtục giải quyết tranh chấp mang tính chất tài phán Trong đó, Trọng tài được coi là Tòa
án tư trong việc giải quyết tranh chấp Thẩm quyền của Tòa án và Trọng tài đều là giảiquyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại, tuy nhiên thủ tục tố tụng của haiphương thức này được tiến hành khác nhau Tòa án nhân danh quyền lực của Nhànước trong việc xét xử, còn trọng tài nhân danh ý chí tối cao của các bên đương sự.Trong quá trình xét xử tại Tòa án, các bên không có quyền lựa chọn Thẩm phán vàTòa án xét xử, còn trọng tài thì ngược lại, các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên,trung tâm trọng tài để giải quyết tranh chấp của mình
Mỗi phương thức đều có những ưu thế cũng như những hạn chế của nó, do đókhi tranh chấp xảy ra các bên có thể thỏa thuận chọn phương thức giải quyết tranhchấp phù hợp cho các bên
1.3 Một số các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch
vụ trong hoạt động thương mại
Việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của các bên nhằm thoả mãn những nhu cầu vềvật chất, văn hoá tinh thần của mỗi bên và phải hướng tới lợi ích chung của toàn xãhội Ngoài ra các bên còn phải thể hiện việc chấp hành pháp luật, thể hiện tinh thần tôntrọng truyền thống đạo đức xã hội của trong quá trình thực hiện các giao dịch dân sự.Khi giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại, các bên có liên quan phảituân theo những nguyên tắc cơ bản khi giao kết hợp đồng dân sự và những nguyên tắc
cơ bản trong hoạt động thương mại
- BLDS 2005 quy định việc giao kết hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắcsau: 11
Thứ nhất, tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã
hội: Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của hợp đồng Theo nguyên tắcnày thì các bên đủ tư cách chủ thể có quyền tự do quyết định việc giao kết hợp đồngtheo ý muốn chủ quan và vì lợi ích của chính họ Các bên chủ thể có quyền tự do lựachọn việc giao kết với ai, với nội dung như thế nào, hình thức ra sao Mọi cam kết thoảthuận hợp pháp đều được nhà nước bảo hộ và khi không có sự tự nguyện của các bên
có thể bị tuyên bố vô hiệu Tuy nhiên, sự tự do đó không được trái với pháp luật vàđạo đức xã hội Khi đó thì hợp đồng giao kết mới được pháp luật thừa nhận và bảo vệ
11 Điều 389, BLDS 2005 về “Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự”
Trang 29Thứ hai, nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng: Theo nguyên tắc này các bên tự nguyện cùng nhau xác lập quan hệ hợp đồng và
bảo đảm nội dung của quan hệ đó Hợp đồng phải thể hiện được sự tương ứng vềquyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các bên Các bên khi giao kết không được đedọa, cưỡng ép bên kia giao kết hợp đồng với mình mà không theo ý chí của họ Nếuphát hiện hợp đồng được giao kết mà bị đe dọa, cưỡng ép, lừa dối để giao kết thì hợpđồng đó sẽ bị vô hiệu
Bên cạnh đó, trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng các bên phải thểhiện rõ thái độ trung thực và ngay thẳng Trung thực và ngay thẳng có nghĩa là cácphải nói rõ cho nhau biết về tình trạng và đặc tính của đối tượng, không được lừa dốinhau, nếu che dấu khuyết tật của đối tượng hợp đồng nhằm mục đích tư lợi mà gâythiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường
Ngoài ra, các bên phải có tinh thần hợp tác lẫn nhau Trong quá trình thực hiệnhợp đồng, các bên tương trợ, giúp đỡ và thông tin cho nhau để đáp ứng nhu cầu và bảođảm lợi ích cho các bên Theo nguyên tắc này, các bên phải luôn quan tâm đến nhau,tạo điều kiện giúp nhau khắc phục khó khăn trong quá trình thực hiện nghĩa vụ hợpđồng Hơn nữa, nguyên tắc này đòi hỏi cả hai bên phải cùng nhau tìm và thực hiện mọibiện pháp cần thiết để ngăn chặn, hạn chế khi có thiệt hại xảy ra Nếu bên nào có điềukiện mà không thực hiện các biện pháp ngăn chặn sẽ bị coi là có lỗi và phải gánh chịuthiệt hại
- LTM 2005 quy định các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại từĐiều 10 đến Điều 15
Thứ nhất, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng (Điều 10): Quyền bình đẳng thể hiện ở chỗ mọi cá nhân, pháp nhân, tổ chức
đều được hoạt động thương mại trong khuôn khổ pháp lý chung và được Nhà nước bảo
hộ, không có sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể khác nhau
Thứ hai, nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận giao kết hợp đồng cung ứng dịch
vụ tong họa động thương mại (Điều11): Trong quá trình giao kết hợp đồng các bên cần
hoàn toàn tự nguyện, không bên nào thực hiện hành vi áp đặt cưỡng ép, đe dọa, ngăncản bên nào Nguyên tắc này được tuân thủ theo tinh thần chung của BLDS 2005 Các cá nhân, cơ quan, tổ chức được tự do lựa chọn đối tác, hình thức, xác lậpquyền và nghĩa vụ của các bên cũng như việc tự thoả thuận cơ quan có thẩm quyềngiải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có) Việc thoả thuận này luôn được pháp luật bảođảm nếu nó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội