1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Quản trị vận hành

7 948 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 244,14 KB

Nội dung

Môn học này được thiết kế trong chương trình đào tạo cử nhân kinh tế kế hoạch – đầu tư nhằm giúp cho sinh viên có được đầy đủ kiến thức hiện đại nhất, và những kỹ năng, công cụ cụ thể nhằm hoạch định sản xuất và vận hành tại các công ty, đặc biệt trong các công ty đa quốc gia thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp hay dịch vụ. Môn học cũng bao gồm các nội dung về thiết kế và cải tiến quy trình sản xuất nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của sản phẩm; thiết kế chuỗi giá trị; và vận hành chuỗi giá trị. Môn học cũng trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết để hình thành và vận hành doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp: thiết kế sản phẩm và dịch vụ, hoạch định năng lực sản xuất, hoạch định địa điểm, lựa chọn quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng, hoạch định tổng hợp, hoạch định nhu cầu vật tư và nguồn lực doanh nghiệp, quản trị chuỗi cung ứng, lịch trình sản xuất, quản trị chất lượng…Môn học này cũng rất cần thiết cho các sinh viên chuyên ngành kinh tế lao động và quản trị nguồn nhân lực ở Khoa Kinh tế phát triển

1 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT 1. Tên môn học: Quản trị vận hành 2. Giảng viên:  Ths. Nguyễn Khánh Duy, Ths. Nguyễn Ngọc Danh, Ths. Đỗ Hoàng Minh Các giảng viên thỉnh giảng:  Ths. Lê Văn Khoa (chuyên gia thực tiễn về vận hành, quản lý dự án, tài chính, MRP, ERP)  Ths. Nguyễn Hồng Phúc (chuyên gia thực tiễn về tư vấn quản lý, tư vấn chất lượng)  Ths. Huỳnh Thanh Điền (chuyên gia quản lý dự án bất động sản)  Ths. Phạm Xuân Diện (chuyên gia quản lý dự án dự án xây dựng) và một số chuyên gia khác về quản trị vận hành ở các tập đoàn đa quốc gia 3. Bậc đào tạo: Đại học Hệ đào tạo: Chính quy Khóa: K35 4. Thời lượng: 3 tín chỉ 5. Điều kiện tiên quyết (các môn học phải học trước): - Quản trị học, Nguyên lý kế toán, lý thuyết xác suất và thống kê toán, tối ưu hoá - Dự báo kinh tế & phân tích dữ liệu 6. Mô tả môn học Môn học này được thiết kế trong chương trình đào tạo cử nhân kinh tế kế hoạch – đầu tư nhằm giúp cho sinh viên có được đầy đủ kiến thức hiện đại nhất, và những kỹ năng, công cụ cụ thể nhằm hoạch định sản xuất và vận hành tại các công ty, đặc biệt trong các công ty đa quốc gia thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp hay dịch vụ. Môn học cũng bao gồm các nội dung về thiết kế và cải tiến quy trình sản xuất nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của sản phẩm; thiết kế chuỗi giá trị; và vận hành chuỗi giá trị. Môn học cũng trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết để hình thành và vận hành doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp: thiết kế sản phẩm và dịch vụ, hoạch định năng lực sản xuất, hoạch định địa điểm, lựa chọn quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng, hoạch định tổng hợp, hoạch định nhu cầu vật tư và nguồn lực doanh nghiệp, quản trị chuỗi cung ứng, lịch trình sản xuất, quản trị chất lượng…Môn học này cũng rất cần thiết cho các sinh viên chuyên ngành kinh tế lao động và quản trị nguồn nhân lực ở Khoa Kinh tế phát triển. Môn học chủ yếu sử dụng tài liệu tiếng Anh trong học tập và giảng dạy. Giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy tương tác, học tập bằng tình huống là chính; và trong quá trình học, sinh viên sẽ thuyết trình, thảo luận nhiều dự án nghiên cứu đã ứng dụng kiến thức của quản trị vận hành vào những doanh nghiệp cụ thể (đa số là các luận văn thạc sĩ có chất lượng tốt của học viên tốt nghiệp từ Khoa Quản lý công nghiệp; ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp của Khoa Cơ khí - ĐH Bách Khoa TPHCM, Khoa Quản trị Kinh doanh - UEH). Học viên được khuyến khích làm đồ án môn học áp dụng kiến thức của quản trị vận hành vào một doanh nghiệp cụ thể, đọc và báo cáo các bài báo 2 khoa học liên quan đến quản trị vận hành được đăng tải trên các tạp chí quốc tế có uy tín trong những năm gần đây. 7. Mục tiêu Sau khi học xong môn học, sinh viên sẽ có khả năng tốt hơn trong việc:  Trình bày được quy trình lập kế hoạch sản xuất từ việc dự báo, kế hoạch tổng hợp đến kế hoạch vật liệu, năng lực sản xuất, và lao động.  Áp dụng được kiến thức của quản trị vận hành vào một doanh nghiệp cụ thể. Ví dụ: phân tích được chuỗi cung ứng của doanh nghiệp; phân tích được quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng, địa điểm sản xuất của doanh nghiệp; hoạch định được kế hoạch vật tư, tồn kho, kế hoạch nguồn lực; phân tích được hệ thống công việc; lập được lịch trình sản xuất.  Trình bày và lý giải được được hệ thống JIT, hệ thống sản xuất tinh giản  Sử dụng được 7 công cụ quản lý chất lượng, trình bày được một số hệ thống tiêu chuẩn chất lượng thông dụng như ISO 9000, ISO 14000  Giải thích được và vận dụng được một số công cụ quản trị dự án vào công việc. Đó là quản trị tổng hợp dự án, quản trị phạm vi dự án, quản trị thời gian thực hiện dự án, quản trị chi phí dự án, quản trị chất lượng dự án, quản trị nguồn nhân lực của dự án, quản trị rủi ro, quản trị truyền thông và giao tiếp, quản trị giá trị kiếm được của dự án.  Sử dụng được những phần mềm thông dụng hỗ trợ quản trị vận hành.  Sử dụng được các kỹ thuật quản trị dự án, sử dụng được phần mềm Microsoft Project trong quản lý dự án  Sinh viên có ý thức hơn trong việc rèn luyện tác phong công nghiệp trong cuộc sống và trong công việc. Phát triển các kỹ năng quản trị dự án như: kỹ năng truyền thông và giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý sự thay đổi, xử lý xung đột, và kỹ năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, kỹ năng lãnh đạo. 8. Phương pháp giảng dạy Giảng viên là người hỗ trợ việc học tập và nghiên cứu của sinh viên với các phương pháp: (1) diễn giảng, (2) diễn giảng có nêu vấn đề; (3) tổ chức thảo luận nhóm, (4) giảng dạy bằng tình huống, (5) tổ chức giao lưu/ tham quan doanh nghiệp cho sinh viên, và các hoạt động khác nhằm tăng tính tích cực, sáng tạo của sinh viên. Bên cạnh việc tham gia nghe giảng, thảo luận nhóm, thuyết trình, làm các bài tập thực hành; sinh viên cần chủ động tìm hiểu tài liệu, trao đổi với các giảng viên, các chuyên gia báo báo tại các buổi báo cáo chuyên đề ngoại khóa (do Đoàn-Hội sinh viên khoa KTPT tổ chức), những người có kinh nghiệm thực tế, bạn bè trong nhóm để có thể nắm vững kiến thức. Sinh viên cần tìm hiểu thêm các chủ đề của môn quản trị vận hành mà giảng viên yêu cầu mặc dù chủ đề đó không được giảng trên lớp. Sinh viên được khuyến khích làm theo nhóm (hoặc cá nhân) một đồ án môn học áp dụng kiến thức đã học 3 vào một doanh nghiệp cụ thể. Sinh viên được khuyến khích đọc/ dịch những bài báo khoa học liên quan đến quản trị vận hành được đăng tải trên các tạp chí quốc tế có uy tín trong 10 năm gần đây và đề nghị được tham gia báo cáo tại lớp (các bài báo khoa học này đã được giảng viên tập hợp trong 1 đĩa CD, hoặc sinh viên tự tìm kiếm) 9. Phương pháp đánh giá - Phương pháp đánh giá quá trình (chuyên cần, bài tập, làm việc nhóm, thảo luận, kiểm tra giữa kỳ…): 50% - Thi hết môn: 50% Tổng cộng : 100% 10. Tài liệu đọc bắt buộc 1 : Tài liệu đọc bắt buộc  Quỹ hoà bình Sasakawa, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Nông nghiệp Hà Nội, ĐH Kinh tế Huế (2009); Các tình huống giảng dạy cao học quản trị kinh doanh tại Việt Nam, NXB ĐHQG TPHCM  Cẩm nang kinh doanh Harvard (2006) Quản lý dự án lớn và nhỏ, NXB Tổng Hợp TPHCM  Đặng Đình Cung (2002), Bảy công cụ quản lý chất lượng, NXB Trẻ  Nguyễn Văn Dung (2009) Quản trị kinh doanh – Quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB Tài chính  Clifford F.Gray (2006), Project Management – The Managerial Process, McGraw-Hill  Lê Văn Hiền, Đào Duy Huân (2007), Quản lý dự án công nghiệp theo hình thức tổng thầu EPC, NXB Thống Kê  Bùi Nguyên Hùng (2000), Phòng ngừa khuyết tật trong sản xuất bằng các công cụ thống kê, NXB Thống kê  Bùi Nguyên Hùng, Nguyễn Thuý Quỳnh Loan (2004), Quản lý chất lượng, NXB ĐHQG TPHCM  William J. Stevenson (2005), Operations Management, McGraw-Hill Irwin  Nguyễn Như Phong (2005), Quản lý vật tư tồn kho, NXB ĐHQG TPHCM  Barry Render, Ralph M.Stair, Jr. , Michael E. Hanna (2006) Quantitative Analysis for Management, Ninth Edition, Pearson Prentice Hall  Phạm Ngọc Tuấn, Nguyễn Như Mai (2005), Đảm bảo chất lượng, NXB ĐHQG TPHCM  Dương Quang Thiện (2008), Phân tích & thiết kế hệ thống thông tin quản trị xí nghiệp toàn tập – Hoạch định nguồn lực xí nghiệp, tập 3, tập 4, NXB Văn hoá Sài Gòn  Cao Hào Thi, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2004), Quản lý dự án, NXB ĐHQG TPHCM  Lưu Trường Văn, Lê Hoài Long (2006), Ứng dụng MS Project 2003 trong quản lý dự án xây dựng, NXB LĐ-XH Tài liệu tham khảo 1 Các tài liệu đọc bắt buộc đều sẵn có tại thư viện Khoa Kinh tế phát triển – Trường ĐH Kinh tế TPHCM 4  Project Management Institute (2004), A Guide to the Project Management Body of Knowledge, Third Edition (PMBOK guide)  Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (2002) Điều kiện hợp đồng FIDIC, NXB Xây dựng  Donald J. Bowersox, David J.Closs, M. Bixby Cooper (2007), Supply Chain Logistics Management, McGraw-Hill  Shoshanah Cohen, Joseph Roussel (2008) Quản trị chuỗi cung ứng – 5 nguyên tắc đạt hiệu quả hoạt động tốt nhất, bản dịch tiếng Việt, NXB Lao động xã hội  Jay Heizer, Barry Render (2004), Operations Management, Pearson Prentice Hall  Lee J. Krajewski, Larry P. Ritzman (2005), Operations Management Process and Value Chains, Pearson Prentice Hall  Jeffrey K. Linker (2006), Phương thức Toyota, những nguyên lý quản trị nổi tiếng của Toyota – tập đoàn đã tạo ra dây chuyền sản xuất tinh gọn (Lean Production), NXB Tri thức  Trần Văn Hùng (2004), Bài tập quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB LĐ-XH  Lê Văn Kiểm, Ngô Quang Tường (2008), Quản trị dự án bằng sơ đồ mạng, NXB ĐHQG TPHCM  Nguyễn Hoàng Lâm (2004), Tự học lập kế hoạch và quản lý các dự án với Microsoft Project 2003, NXB Thống Kê  Huỳnh Trung Lương (2002), Phương pháp định lượng trong quản lý và vận hành, NXB Khoa học và kỹ thuật  Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Hữu Hiền (2006) Quản trị sản xuất, NXB Tài chính  Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Hữu Hiền (2006) Bài tập Quản trị sản xuất, NXB Tài chính  Đỗ Duy Việt, Phan Sơn (2006), Quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB Thống Kê  Trịnh Đình Tuấn (2006), Lập kế hoạch và quản lý dự án bằng Microsoft Project 2002, NXB Thống Kê  Trương Đoàn Thể (2005), Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB LĐ-XH  Đặng Minh Trang (2005), Quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB Thống Kê 5 11. Nội dung môn học Ngày (số tiết) Nội dung giảng dạy (tên chương, phần, phương pháp giảng dạy) Tài liệu đọc (chương, phần) Chuẩn bị của sinh viên (bài tập, thuyết trình, giải quyết tình huống…) Ghi chú Ngày 1 (4 tiết) Giới thiệu về quản trị vận hành (Introduction to Operation Management) Thiết kế sản phẩm và dịch vụ (Product and Service Design) Stevenson (2005): chapter 1, 4 Nguyễn Văn Dung (2009): chương 1, 2, 3, 8 Ngày 2 (4 tiết) Hoạch định chiến lược năng lực sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ (Strategic Capacity Planning for products and services) Lựa chọn quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng (Process Selection and Facility Layout) Stevenson (2005): chapter 5, 6 Nguyễn Văn Dung (2009): chương 7 Nhóm sinh viên tự chọn, đọc và thuyết trình một nghiên cứu về quản trị vận hành, quản trị dự án được giảng viên giao. Ví dụ: nâng cao năng suất lao động dây chuyền may áo Jacket ở cty TNHH Minh Châu, Áp dụng QFD vào quá trình phát triển sản phẩm Blue chip tại Cty ATVN, áp dụng Lean ở công ty Liksin, quản lý chuyền may theo JIT, xây dựng hệ thống TPM cho nhà máy PWP ở Fujitsu Việt Nam, áp dụng ISO 9001:2000 ở Ajnomoto Việt Nam, Triển khai ERP tại Cty CP nhựa Bình Minh, Quản lý chất lượng theo TQM, các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dự án xây dựng ở Việt Nam … Ngày 3 (4 tiết) Thiết kế các hệ thống công việc (Design of Work Systems) Hoạch định địa điểm và phân tích (Location Planning and Analysis) Stevenson (2005): chapter 7, 8 Nguyễn Văn Dung (2009): chương 6, 9, chương 10 Quỹ hoà bình Sasakawa (2009): tình huống của Công ty SAPACO – làm thế nào để cân đối dây chuyền sản xuất bao bì màng nhựa? Ngày 4 (4 tiết) Quản trị chất lượng (Management of Quality) Stevenson (2005): Quỹ hoà bình Sasakawa (2009): tình huống về nâng 6 chapter 9, 10 Đặng Đình Cung (2002): chương 1 đến 7 Phạm Ngọc Tuấn, Nguyễn Như Mai (2005): chương 5, 6, 7, 8 cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh thương hiệu ở Cty Cổ phần Eden – Global Holidays Ngày 5 (4 tiết) Quản trị tồn kho (Inventory Management) Stevenson (2005): chapter 11, 12 Nguyễn Như Phong (2005): chương 1 đến 6 Render & ctg (2006): chaper 6 Quỹ hoà bình Sasakawa (2009): tình huống của công ty cổ phần giầy Thái Bình – Kế hoạch và điều hành sản xuất Ngày 6 (4 tiết) Hoạch định tổng hợp (Aggregate Planning) Nguyễn Văn Dung (2009): chương 11, 12, 13 Ngày 7 (4 tiết) Hoạch định nhu cầu vật tư và nguồn lực doanh nghiệp (MRP and ERP) Hệ thống Just-In-Time và hệ thống tinh giản (JIT and Lean Operations) Stevenson (2005): chapter 14, 15 Nguyễn Văn Dung (2009): chương 14, 15 Dương Quang Thiện (2008): chương 1, 2 Quỹ hoà bình Sasakawa (2009): tình huống triển khai ERP ở công ty Kimberly Clark Việt Nam Ngày 8 (4 tiết) Hoạch định lịch trình (Scheduling) Stevenson (2005): chapter 15, 16 Ngày 9 (4 tiết) Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) Nguyễn Văn Dung (2009): chương 9 7 Cohen & Roussel (2008) Ngày 10 (4 tiết) Quản lý dự án (Project Management) Stevenson (2005): chapter 17, 18 Cao Hào Thi, Nguyễn Thuý Quỳnh Loan (2004): chương 1, 2, 3 Clifford F.Gray (2006): Chapter 1, 2, 3, 4 Cẩm nang kinh doanh Harvard (2006): chương 1 đến 12 Render & ctg (2006): chaper 13 Sinh viên đọc thêm về quản lý dự án công nghiệp theo hình thức tổng thầu EPC của Lê Văn Hiền, Đào Duy Huân (2007), Sinh viên tìm hiểu thêm về những kiến thức cơ bản của quản trị dự án trong Project Management Institute (2004) Sinh viên tìm hiểu về điều kiện hợp đồng FIDIC trong Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (2002) Ngày 11 (4 tiết) Quản lý dự án (Project Management) Cao Hào Thi, Nguyễn Thuý Quỳnh Loan (2004): chương 4, 5, 6 Clifford F.Gray (2006): Chapter 5, 6, 7, 8, 9 Sinh viên đọc các chương của quyển sách Lưu Trường Văn, Lê Hoài Long (2006) và thực hành các bài tập có liên quan bằng Microsoft Project

Ngày đăng: 03/04/2015, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w