Chính sách lợi nhuận giữ lại: Doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi doanh nghiệp có các cơ hội đầu tư hứa hẹn các tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi mà các cổ đông đòi h
Trang 1CÁC CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRONG THỰC TIỄN
1. Chính sách lợi nhuận giữ lại:
Doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi doanh nghiệp có các cơ hội đầu tư hứa hẹn các tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi mà các cổ đông đòi hỏi
Tùy thuộc vào các cơ hội đầu tư mà doanh nghiệp thay đổi
Chính sách này có vẻ thiếu tính minh bạch với các cổ đông, chỉ có các nhà quản trị biết rõ, phù hợp với các công ty đã có vốn sẵn và chớp thời cơ khi có dự án
Ưu điểm:
- Chủ động trong việc sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư
- Giảm bớt nhu cầu huy động vốn từ bên ngoài vói chi phí sử dụng vốn cao
- Tăng mức độ vững chắc về tài chính
- Tránh thuế cho cổ đông
- Tránh phát hành thêm cổ phần mới
Nhược điểm:
- Tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ thay đổi tùy thuộc vào các cơ hội đầu tư, vào thu nhập; ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư, giá cổ phiếu và hình ảnh công ty
2. Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định:
Doanh nghiệp duy trì chi trả cổ tức liên tục qua các năm với mức chi trả các năm tương đối ổn định, có thể có sự biến động, song không đáng kể so với sự biến động của lợi nhuận
Hầu hết các doanh nghiệp và cổ đông thích chính sách cổ tức ổn định,lý do:
• Thay đổi cổ tức có ý nghĩa hàm chứa thông tin
• Nhà đầu tư cần tới dòng tiền mặt cổ tức
• Cổ tức ổn định là một đòi hỏi mang tính pháp lý
Ưu điểm:
- Trấn án nhà đầu tư và cổ đông
- Thành lập cổ đông ổn định
- Tạo cơ hội tăng giá cổ phần
Nhược điểm:
- Công ty không chủ động trong việc sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để đáp ứng các nhu cầu đầu tư cho tăng trưởng, bổ sung tăng vốn kinh doanh, phải huy động vốn từ bên ngoài
3. Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi:
Công ty duy trì một tỷ lệ phần trăm định sẵn giữa phần trả cổ tức và thu nhập mỗi cổ phần, tuy nhiên lợi nhuận thay đổi nhiều sẽ kéo theo cổ tức dao động
Ưu điểm:
- Hỗ trợ công tác quản lý
- Chủ động trong chính sách cổ tức
Trang 2Nhược điểm:
- Nếu tỷ lệ chi trả không đổi một cách cứng nhắc sẽ dẫn đến sự biến động thất thường trong cổ tức qua các kỳ, không chủ động trong việc giữ lại lợi nhuận cho các cơ hội đầu tư trong tương lai
4. Chính sách chi trả một cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm vào cuối năm:
Doanh nghiệp sẽ đặt ra mức chi trả cổ tức định kỳ rất thấp để có thể duy trì ở các thời điểm khác nhau và sau đó sẽ chi trả cổ tức “bổ sung” hay “phụ trội” khi kinh doanh đi lên
Thích hợp với công ty có lợi nhuận và nhu cầu tiền mặt biến động giữa các năm
Ưu điểm:
- Trấn an nhà đầu tư và cổ đông
- Thành phần cổ đông ổn định
- Tạo cơ hội tăng giá cổ phần
Nhược điểm:
- Công ty không chủ động trong việc sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để đáp ứng các nhu cầu đầu tư cho tăng trưởng, bổ sung tăng vốn kinh doanh, phải huy động vốn từ bên ngoài