1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC Hà Nội

69 460 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 706 KB

Nội dung

Trường ĐH Thương Mại Khoa Kế toán- Kiểm toán CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1Tính cấp thiết nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh : Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là thu được lợi nhuận cao. Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành và sử dụng VKD. VKD không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiêp mà hiệu quả sử dụng VKD còn là yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạt động và phát triển sản xuất của doanh nghiệp. Thời gian gần đây, kinh tế Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới: lạm phát tăng quá cao, lạm phát năm 2008 khoảng 22%; dấu hiệu của cuộc khủng hoảng lương thực do thời tiết, bệnh dịch; giá chứng khoán giảm mạnh; tình hình khủng hoảng tín dụng, các ngân hàng khan hiếm tiền mặt, gia tăng lãi suất cho vay. Điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình huy động và sử dụng vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp. Chi phí sản xuất gia tăng, gia tăng giá vốn bán hàng, giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, điều đó gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp để mở rộng nguồn vốn, phát triển sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, sự mở cửa kinh tế của Việt Nam khi ra nhập WTO tạo ra nhiều cơ hôi cho các doanh nghiệp trong nước trong việc hội nhập, học hỏi từ các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng cũng đặt ra 1 thách thức vô cùng lớn: sự cạnh tranh. Trong môi trường canh tranh của nền kinh tế mở cửa, việc bảo toàn vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là yếu tố sống còn với các doanh nghiệp thương mại. Làm sao đủ vốn hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục? Làm sao để sau khi kết thúc mỗi chu kì kinh doanh số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra phải sinh sôi nảy nở hơn so với ban đầu? Nói cách khác là làm sao để gia tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh luôn là câu hỏi được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu để giải quyết. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC, khảo sát tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty trong 3 năm: 2007, 2008 và 2009, em nhận thấy công ty đã rất chú trọng đến việc công tác quản lý và sử dụng Lê Thị Duyên- K42D 3 Luận văn tốt nghiệp 1 Trường ĐH Thương Mại Khoa Kế toán- Kiểm toán hiệu quả nguồn vốn kinh doanh. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế Việt Nam, gây khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó có công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC. Công ty cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, gia tăng lợi nhuận để mở rộng và phát triển hơn nữa trên thị trường. Và vấn đề tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đang là vấn đề cấp thiết với công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC. 1.2 Xác lập và tuyên bố các vấn đề nghiên cứu Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, và thực tế của công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC, em thực hiện nghiên cứu đề tài : “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC Hà Nội” 1.3 Mục tiêu nghiên cứu: Thông qua việc khảo sát, điều tra, thu thập dữ liệu và phân tích về tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây, em đã tiến hành hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về VKD. Từ đó đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC. Tìm ra những bất cập còn tồn tại trong sử dụng VKD hiệu quả của AVC để đề xuất 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty. 1.4 Phạm vi nghiên cứu: Để đảm bảo tính hiệu quả tiếp cận giải quyết vấn đề theo đối tượng và mục tiêu nghiên cứu, đảm bảo hiệu quả trong quá trình tiếp cận luận giải và phân tích vấn đề của đề tài, luận văn tập trung nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC. Dựa trên các số liệu tình hình thực tế và hiệu quả kinh doanh của công ty trong 3 năm : 2007, 2008, 2009. Luận văn của em đã đề cập đến hiệu quả sử dụng VKD trong các DN trong điều kiện kinh tế hiện nay. Nghiên cứu tình hình thực tế sử dụng vốn tại công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC trong những năm gần đây, đánh giá hiệu quả sử dụng Lê Thị Duyên- K42D 3 Luận văn tốt nghiệp 2 Trường ĐH Thương Mại Khoa Kế toán- Kiểm toán vốn của công ty, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, qua đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. 1.5Kết cấu luận văn: Ngoài phần giới thiệu khái quát, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn của em được bố cục gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về vốn kinh doanh. Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC. Chương 4: Các kết luận và các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC. Lê Thị Duyên- K42D 3 Luận văn tốt nghiệp 3 Trường ĐH Thương Mại Khoa Kế toán- Kiểm toán CHƯƠNG II: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 2.1 Một số khái niệm cơ bản: 2.1.1 Vốn kinh doanh: Trong nội dung hoạt động tài chính doanh nghiệp, việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là khâu quan trọng nhất quyết định tới mức độ tăng trưởng hay suy thoái của doanh nghiệp. Vậy vốn kinh doanh là gì? Dù nhìn ở góc độ nào thì các nhà kinh tế học trước đây đều giống nhau ở một điểm cơ bản: “Vốn là đầu vào của quá trình sản xuất”. Tuy nhiên, theo những quan điểm cũ vốn đồng nhất với tài sản của doanh nghiệp D.Begg nói “ Vốn là tài sản hữu hình của nền kinh tế, là hàng hoá hiện vật mà chúng ta có thể sờ thấy được và có tính lâu bền’” Thực chất ở đây vốn được biểu hiện bằng tiền, là giá trị tài sản mà doanh gnhiệp đang nắm giữ. Về tổng quát, vốn có thể được biểu hiện là toàn bộ giá trị ứng trước trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Quá trình này diễn ra thường xuyên liên tục, do đó vốn cũng được vận động không ngừng, tạo thành vòng tuần hoàn vốn: T H SX H’ T’ Vậy có thể khái quát lại:Vốn là giá trị được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời. Trong nền kinh tế thị trường mọi thứ đều được tiền tệ hoá do đó đòi hỏi DN phải dó một lượng tiền ứng trước nhất định, được gọi là vốn kinh doanh. Vốn sau khi ứng ra được sử dụng vào sản xuất kinh doanh thì sau một chu kỳ hoạt động phải được thu về để ứng tiếp cho chu kỳ hoạt động tiếp theo. VKD không thể tiêu mất đi như một số quỹ khác trong doanh nghiệp, mất vốn đối với DN đồng nghĩa với nguy cơ phá sản. Lê Thị Duyên- K42D 3 Luận văn tốt nghiệp 4 Trường ĐH Thương Mại Khoa Kế toán- Kiểm toán 2.1.2 Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của giá trị những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi và luân chuyển giá trị từ một năm trở lên hoặc 1 chu kì kinh doanh của DN. 2.1.3 Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền của giá trị những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi và luân chuyển giá trị dưới 1 năm hoặc 1 chu kì kinh doanh của DN. 2.1.4 Vốn bằng tiền : Là loại vốn lưu động bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền mặt gửi ngân hang, các khoản vốn trong thanh toán. 2.1.5 Khoản phải thu: Là một loại vốn lưu động thể hiện số vốn lưu động mà công ty bị khách hàng hoặc các đối tượng khác chiếm dụng trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.6 Hàng tồn kho: Hàng tồn kho là hàng hóa DN dự trữ để sản xuất hoặc để bán trong 1 kỳ nhất định. 2.1.7 Hiệu quả sử dụng VKD: Hiệu quả sử dụng VKD là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng sử dụng VKD của DN, được xác định bằng cách xác định bằng cách so sánh kết quả đầu ra với chi phí đầu vào. 2.1.8 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế - VKD: Được tính bằng tỉ số giữa lợi nhuận sau thuế với VKD bình quân sử dụng trong kì, phản ánh số đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ 1 đồng VKD trong kỳ. Lê Thị Duyên- K42D 3 Luận văn tốt nghiệp 5 Trường ĐH Thương Mại Khoa Kế toán- Kiểm toán 2.2 Một số lý thuyết về hiệu quả sử dụng VKD trong các DN: 2.2.1. Đặc điểm vốn kinh doanh. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cứ một DN nào cũng phải có vốn, đó là một tiền đề cần thiết. Trong thời kỳ bao cấp, phần lớn VKD của các DN được Nhà nước cấp phát hoặc cho vay với lãi suất thấp lên các DN không quan tâm đến tính hàng cũng như đặc trưng của vốn. Trong nền kinh tế thị trường vốn là yếu tố số 1 của mọi quá trình sản xuất kinh doanh, số vốn đó không tự nhiên mà có. Vì vậy để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, chúng ta cần phải nhận thức đủ hơn về những đặc trưng sau đây: - Vốn được biểu hiện bằng một lượng giá trị thực của những tài sản được sử dụng để sản xuất ra một lượng giá trị sản phẩm khác. Vốn chính là hàng hoá được biểu hiện dưới dạng nhà xưởng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, chất xám - Vốn vận động phải sinh lời: Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng để biến thành vốn thì đồng tiền đó phải vận động sinh lời. Tiền là dạng tiềm năng của vốn trong quá trình vận động, đồng vốn được biểu hiện dưới những hình thái khác nhau: Tiền, vật tư, hàng hoá. Nhưng đến khi kết thúc một vòng tuần hoàn vốn lại quay về hình thái tiền tệ nhưng phải lớn hơn thì sản xuất kinh doanh mới có lãi. Nếu đồng vốn bị ứ đọng, tài sản cố định không cần dùng, tài nguyên, sức lao động không được sử dụng, tiền, vàng bỏ vào dự trữ hoặc các khoản nợ khế đọng khó đòi chỉ là những đồng vốn ''chết''. Mặt khác tiền có vận động nhưng lại bị thất tán, không quay về nơi xuất phát với giá trị lớn hơn thì đồng vốn cũng không được bảo đảm chu kỳ vận động tiếp theo bị ảnh hưởng. - Vốn phải được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định thì mới có thể phát huy tác dụng. Không có đủ lượng vốn nhất định thì không thể đáp ứng được yêu cầu tối thiểu đặt ra trong sản xuất kinh doanh. Lê Thị Duyên- K42D 3 Luận văn tốt nghiệp 6 Trường ĐH Thương Mại Khoa Kế toán- Kiểm toán - Vốn phải có giá trị về thời gian: Điều này có nghĩa là phải xem xét yếu tố thời gian của đồng vốn. Trong cơ chế kế hoạch tập trung vấn đề này không được xem xét kỹ lưỡng vì Nhà nước đã tạo ra sự ổn định của đồng tiền một cách giả tạo trong nền kinh tế. Trong điều kiện cơ chế thị trường đều phải xem xét giá trị thời gian của tiền vốn, bởi vì do ảnh hưởng của sự biến động giá cả, lạm phát sức mua của đồng tiền ở những thời điểm khác nhau cũng khác nhau. - Vốn phải gắn với chủ sở hữu: Mỗi đồng tiền vốn phải gắn với chủ sở hữu nhất định. Trong nền kinh tế thị trường không thể có những đồng vốn vô chủ, bởi lẽ những đồng vốn vô chủ gây ra sự chi tiêu lãng phí kém hiệu quả. Khi xác định được chủ sở hữu thì đồng vốn mới được chi tiêu tiết kiệm có hiệu quả. - Vốn phải được quan niệm là hàng hoá đặc biệt. Những người có vốn có thể đưa vốn vào thị trường, những người cần tới vốn, tới thị trường vay nghĩa là người đi vay vốn được quyền sử dụng vốn của người chủ sở hữu hay quyền sở hữu của đồng vốn không di chuyển nhưng quyền sử dụng vốn được chuyển nhượng qua sự vay nợ; người vay phải trả một tỷ lệ lãi suất thoả thuận đối với người cho vay. Như vậy khác với hàng hoá thông thường, hàng hoá vốn khi được bán đi thì người bán không bị mất quyền sở hữu mà chỉ bị mất quyền sử dụng. Người mua được quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định và họ phải trả cho người chủ sở hữu vốn một khoản tiền, đó là lãi suất. Việc mua bán vốn diễn ra trên thị trường tài chính, do đó lãi suất cũng phải tuân theo quan hệ cung cầu của thị trường. Trong nền kinh tế thị trường vốn không những chỉ biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà nó còn biểu hiện bằng những tài sản vô hình như: vị trí kinh doanh, nhãn hiệu, bản quyền phát minh sáng chế, bí quyết công nghiệp, uy tính doanh nghiệp Những tài sản vô hình này góp phần vô cùng quan trọng trong quyết định đầu tư và phát triển vốn của doanh nghiệp 2.2.2 Phân loại vốn kinh doanh: Để nhận thức đúng đắn và đầy đủ về những hình thức tồn tại của VKD, người ta phải tiến hành phân loại vốn kinh doanh theo những tiêu thức khác nhau, Lê Thị Duyên- K42D 3 Luận văn tốt nghiệp 7 Trường ĐH Thương Mại Khoa Kế toán- Kiểm toán để từ đó có thể quản lý và khai thác triệt để vốn cũng như giúp cho việc phát triển tiềm năng về vốn, có thể căn cứ vào những tiêu thức khác nhau mà ta có những loại vốn khác nhau như sau: 2.2.2.1.Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển: - Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của giá trị những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi, luân chuyển giá trị từ một năm trở lên hay qua nhiều kì kinh doanh của doanh nghiệp. - Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của giá trị những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có thời gian sử dụng, thu hồi. luân chuyển giá trị trong vòng 1 năm hay 1chu kì kinh doanh. 2.2.2.2.Căn cứ vào nguồn hình thành: - Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ DN. Một phần cơ bản của số vốn này là do các chủ sở hữu doanh nghiệp góp khi thành lập DN và góp vốn bổ xung sau khi DN được thành lập, phần còn lại được tích lũy và bổ xung từ lợi nhuận của DN. Nguồn này bao gồm; + Vốn góp của các chủ sở hữu DN: để thành lập DN, các bên tham gia thành lập DN phải tiến hành góp vốn. Tổng số vốn họ góp được ghi vào trong điều lệ của DN và được gọi là vốn điều lệ. Nếu pháp luật có quy định về vốn pháp định thì vốn điều lệ của DN không được thấp hơn vốn pháp đinh. + Lợi nhuận để lại và các quỹ của DN: Sau mỗi chu kì kinh doanh, nếu kết quả kinh doanh là doanh nghiệp có lợi nhuận, DN sẽ tiến hành phân phối lợi nhuận này theo đúng cơ chế hiện hành của Nhà nước và những đòi hỏi hiện tại của DN. Một phần lợi nhuận được giữ lại để bổ sung vốn kinh doanh của DN, một phần khác được sử dụng để hình thành nên các quỹ DN. + Nguồn vốn khác: Là các nguồn vốn có được coi như thuộc quyền sở hữu của DN, chẳng hạn như nguồn vốn liên doanh, liên kết: đây là nguồn vốn do các đối tác đóng góp để tiến hành hoạt động liên doanh, liên kết. Lê Thị Duyên- K42D 3 Luận văn tốt nghiệp 8 Trường ĐH Thương Mại Khoa Kế toán- Kiểm toán - Nợ phải trả: là số vốn thuộc quyền sở hữu của các chủ sở hữu khác, DN được quyền sử dụng, chi phối trong 1 thời gian nhất định. Nợ phải trả thường bao gồm: + Nguồn vốn đi vay: Số vốn này có thể là các khoản vay nợ có kỳ hạn của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính khác hoặc là các khoản vay thông qua phát hành trái phiếu trên thị trường vốn. + Nguồn vốn chiếm dụng: là các khoản vốn phát sinh trong quan hệ thanh toán giữa DN và các đối tượng khác như người bán, người lao động, cán bộ công nhân viên Nhà nước… Đây là nguồn vốn mà DN có thể tạm thời sử dụng mà không phải trả chi phí sử dụng vốn. Do đó DN nên tận dụng tối đa nguồn này. + Nguồn vốn phát hành chứng khoán: đối với DN được quyền phát hành chứng khoán thì đây là một nguồn vốn khá hữu ích, nó giúp DN có thể huy động được vốn từ công chúng với chi phí sử dụng không cao lắm so với nguốn vốn vay. Thông thường, một DN phải phối hợp cả hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Sự kết hợp giữa 2 nguồn vốn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà DN đang hoạt động, cũng như quyết định của người quản lý DN trên cơ sở xem xét tình hình chung của nền kinh tế cũng như tình hình thực tế tại DN. 2.2.2.3. Phân loại theo hình thái biểu hiện: - Vốn được biểu hiện ở cả 2 hình thái: giá trị và hiện vật: nguyên liệu, vật liệu, công cụ, hàng gửi đi bán - Vốn được biểu hiện ở một hình thái như tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng ) các khoản nợ phải thu, các khoản đầu tư tài chính. 2.2.2.4. Căn cứ vào nội dung vật chất, vốn được chia thành * Vốn thực: Là toàn bộ hàng hoá phục vụ cho sản xuất và dịch vụ khác như: máy móc, thiết bị, đường xá Phần vốn này phản ánh hình thái vật thể của vốn, nó tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lê Thị Duyên- K42D 3 Luận văn tốt nghiệp 9 Trường ĐH Thương Mại Khoa Kế toán- Kiểm toán * Vốn tài chính: Biểu hiện dưới hình thức tiền, chứng khoán và các giấy tờ có giá trị khác dùng cho việc mua tài sản, máy móc và các tài nguyên khác. Phần vốn này phản ánh phương diện tài chính của vốn, nó tham gia gián tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các hoạt động đầu tư. 2.2.2.5. Căn cứ vào hình thái biểu hiện vốn được chia thành: * Vốn hữu hình: Bao gồm tiền, các giấy tờ có giá trị và những tài sản biểu hiện bằng hiện vật khác như: đất đai, nhà máy * Vốn vô hình: Gồm giá trị những tài sản vô hình như: vị trí đặt cửa hàng, uy tín kinh doanh, nhãn hiệu 2.2.2.6. Căn cứ vào thời gian luân chuyển, vốn được chia thành: Theo quy định hiện hành của Nhà nước và bộ tài chính thì vốn được chia thành những loại sau: * Vốn ngắn hạn: Là vốn có thời gian luân chuyển dưới 1 năm. * Vốn trung hạn: Là vốn có thời gian luân chuyển từ 1 đến 5 năm. * Vốn dài hạn: Là vốn có thời gian luân chuyển từ 5 năm trở lên. 2.2.3 Kết cấu của vốn kinh doanh: Căn cứ vào vai trò đặc điểm chu chuyển giá trị của vốn kinh doanh khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh có thể chia ra vốn kinh doanh của doanh nghiệp ra thành 2 bộ phận: vốn cố định và vốn lưu động. 2.2.3.1. Vốn cố định: * Khái niệm: Là một bộ phận của vốn kinh doanh được đầu tư hình thành tài sản dài hạn của DNTM. TSDH là những TS có thời gian sử dụng, thu hồi luân chuyển giá trị từ 1 năm trở lên hoặc tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh của DNTM. * Kết cấu của vốn cố định: Lê Thị Duyên- K42D 3 Luận văn tốt nghiệp 10 [...]... Kiểm toán đó rút ra các kết luận về hiệu quả sử dụng VKD của DN trong 03 năm gần đây, và đề xuất 1 số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của DN 3.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hiệu quả sử dụng VKD của công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC: 3.2.1 Tổng quan về công ty: 3.2.1.1 Lịch sử hình thành Công ty: Công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC có tên giao dịch quốc tế là Cranes... tài nghiên cứu: Để hoàn thành luận văn của mình, em đã tham khảo một số luận văn có gần chủ đề với luận văn của mình như: Luận văn: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng Ba Vì” của Nguyễn Thị Hằng- K41D1 Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị Thực trạng và giải pháp của Thái Thị HuệK41D4... pháp nâng cao hiệu quả VKD tại công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC, vẫn là một đề tài mang tính chất thời sự và cấn thiết Nhận thấy rằng muốn nâng cao hiệu quả sử dụng VKD, DN phải sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp Luận văn của em đi sâu giải quyết các vấn đề về VKD , tìm ra các giải pháp ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại AVC Lê Thị Duyên- K42D3 Luận văn tốt... giá hoạt động kinh tế người ta thường sử dụng hiệu quả kinh tế cùng với các chỉ tiêu của nó .Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực xã hội để đạt được kết quả cao nhất với chi phí nguồn lực thấp nhất Hiệu quả kinh tế có thể tính theo công thức sau: Kết quả đầu vào Hiệu quả kinh tế = Yêú tố đầu ra Vậy trong lĩnh vực vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn được quan... thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Trình độ quản lý còn thể hiện trên một số mặt củ thể như: quản lý hàng tồn kho, quản lý khâu sản xuất, quản ký khâu tiêu thụ Chỉ khi các khâu quản lý này tốt thì hiệu quả sử dụng vốn mới nâng cao rõ rệt Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp làm ảnh hưởng tới hiệu quả công tác tổ chức và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. .. viết tắt : Công ty AVC JSC Công ty có trụ sở chính đặt tại Đường 206, Lạc Hồng, Văn Lâm Hưng Yên, trụ sở giao dịch tại: Số 102, Ngõ 310 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội Quá trình phát triển của Công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC : * T6/2002 thành lập Công ty liên doanh cầu trục và thiết bị Việt NamAustralia theo Giấy phép đầu tư số 011/GP-HY ngày 6/9/2002 của UBND tỉnh Hưng Yên, với số vốn đầu tư... chính của Công ty là thiết kế chế tạo, cung cấp và lắp đặt các cầu trục tiêu chuẩn và cầu trục đặc biệt cỡ lớn, các thiết bị nâng hạ và các sản phẩm kết cấu thép Cụ thể là: - Thiết kế, chế tạo, cung cấp và lắp đặt các cầu trục tiêu chuẩn và cầu trục đặc biệt cỡ lớn, các thiết bị nâng hạ, - Thiết kế, chế tạo các sản phẩm kết cấu thép, - Xuất, nhập khẩu thiết bị, máy móc nâng vận chuyển và gia công cơ... sản phẩm thiết bị nâng vận chuyển, gia công cơ khí và phụ tùng cho các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài, - Liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, - Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá, - Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách theo hợp đồng 3.2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Sơ đồ 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC HĐQT Chủ... nào? 2.2.4.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng tới hiệu quả kinh tế trên cơ sở khai thác và sử dụng một cách triệt để mọi nguồn lực sẵn có Chính vì thế các nguồn lực kinh tế, đặc biệt là nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo lập, khai thác và sử dụng các tiềm lực về vốn hợp lý hay... giữa nợ và VCSH, vì vậy đồng thời với việc tìm kiếm thêm được một đồng nợ mới thì DN cũng phải có phương án tăng thêm vốn bằng cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi nhằm đảm bảo cơ cấu vốn mục tiêu không đổi 2.2.5 Một số nội dung chủ yếu về hiệu quả sử dụng vốn: 2.2.5.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở số lợi nhuận doanh . hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC. Tìm ra những bất cập còn tồn tại trong sử dụng VKD hiệu quả của AVC để đề xuất 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC. Chương 4: Các kết luận và các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao. phần cầu trục và thiết bị AVC, em thực hiện nghiên cứu đề tài : Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC Hà Nội 1.3 Mục tiêu nghiên cứu: Thông

Ngày đăng: 02/04/2015, 15:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, “Giải pháp vốn cho kích thích tăng trưởng và kiềm chế lạm phát”, Tháng 11/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp vốn cho kích thích tăng trưởng và kiềm chế lạm phát
9. Các luận văn của khóa trước:- Luận văn: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng Ba Vì” của Nguyễn Thị Hằng- K41D 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng Ba Vì
7. Một số web có liên quan: http://www.avc-crane.com; vnEconomy.vn; baothuongmai.com.vn; doanhnhanh360.com… Link
1. Giáo trình lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, Nhà xuất bản ĐH Kinh tế quốc dân năm 2007, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
2. Giáo trình Tài chính Doanh Nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính năm 2008, Học viện Tài chính Khác
3. Giáo trình tài chính Doanh Nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Đại học thương mại, PGS.TS Đinh Văn Sơn Khác
4. Giáo trình Kinh tế Doanh Nghiệp Thương Mại, Nhà xuất bản Thống kê 2004,PGS. TS Phạm Công Đoàn; TS. Nguyễn Cảnh Lịch Khác
6. Giáo trình Tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản thống kê 2006, Trường ĐH Thương Mại Khác
8. Tài liệu nội bộ công ty: Báo cáo tài chính các năm 2007,2008, và 2009 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w