Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 55 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
55
Dung lượng
445 KB
Nội dung
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HOA QUẢ HỮU CƠ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2010-2015 1.1.Tính cấp thiết của đề tài. Với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, định hướng phát triển xuất khẩu, tận dụng mọi nguồn lực có sẵn đồng thời từng bước tham gia hội nhập kinh tế khu vực, kinh tế thế giới thì việc phát triển xuất khẩu những mặt hàng tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lao động phổ thông dồi dào trong nước là một vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã xác định là định hướng đẩy mạnh phát triển xuất khẩu các sản phẩm nông sản – sản phẩm thế mạnh của Việt Nam. Hiện nay, hoa quả hữu cơ là mặt hàng nông sản đặc biệt đang được ưa chuộng tại các nước phát triển, là mặt hàng xuất khẩu chiến lược, có khả năng tăng trưởng cao. Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân, góp phần ổn định kinh tế và giảm tệ nạn xã hội, mà phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ còn mở ra một hướng phát triển mới cho ngành nông nghiệp nước ta, giới thiệu với bạn bè thế giới biết thêm về văn hóa ẩm thực các loại trái cây hữu cơ đặc sản của Việt Nam. Với chính sách mở cửa nền kinh tế và tích cực tham gia vào tiến trình khu vực hóa, toàn cầu hóa, đã mở ra nhiều cơ hội cho mặt hàng hoa quả hữu cơ xuất khẩu của nước ta. Hoa quả hữu cơ Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới, và xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Canada, EU, Trong đó, Hoa Kỳ là một trong những thị trường tiêu thụ hoa quả hữu cơ lớn của Việt Nam. Thị trường Hoa Kỳ được đánh giá là thị trường tiêu thụ hoa quả lớn nhất trên thế giới trong một vài năm trở lại đây, người Mỹ rất ưa chuộng các loại hoa quả hữu cơ chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe và dễ ăn như: Thanh long, Dứa, Mẵng cầu, Xoài, Bưởi, Vú sữa, Măng cụt, Chuối…Hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu lượng hoa quả hữu cơ lên tới hàng tỷ đô la từ hầu hết các nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Hơn thế nữa Hoa Kỳ là nước có nên kinh tế lớn mạnh và có sức ảnh hưởng lớn tới các nên kinh tế khác trên thế giới. Một khi đã chinh phục được thị trường khó tính và đầy tiềm năng này thì việc mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới là điều hoàn toàn có thể thực hiện được đối với ngành 1 hoa quả nước ta. Đây là lý do mà tôi lựa chọn Hoa Kỳ là thị trường chính cho đề tài nghiên cứu của mình. Xuất phát từ các vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Phát triển xuất khẩu hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2010 – 2015” làm luận văn tốt nghiệp. Với mong muốn đề tài sẽ góp phần tìm ra hướng đi mới, phù hợp và hiệu quả cho ngành hoa quả nước ta trong thời gian tới. Góp phần nâng cao giá trị kinh tế của mặt hàng hoa quả hữu cơ, cải thiện cán cân thương mại, góp phần bình ổn nền kinh tế vĩ mô. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài. Từ khi tiến hành nghiên cứu đề tài và trong suốt quá trình thực hiện đề tài này có rất nhiều các câu hỏi liên quan tới nội dung nghiên cứu được đặt ra như sau: Tại sao Việt Nam là quốc gia có tiềm lực về sản xuất nông nghiệp, nhưng sản lượng nông sản xuất khẩu hàng năm không đem lại giá trị kinh tế cao như mong đợi. Vì sao hiện tượng được mùa thì mất giá, mà được giá lại mất mùa vẫn kéo dài liên tục trong suốt thời gian qua. giải pháp khắc phục tình trạng này là gì. Năng lực cạnh tranh của hoa quả Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới còn yếu là xuất phát từ lý do gì. Phải chăng chất lượng hoa quả của chúng ta còn chưa đảm bảo các tiêu chuẩn để xuất khẩu hay năng lực tìm kiếm thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn yếu kém. Nhà nước nên có những chính sách thiết thực gì để hỗ trợ phát triển xuất khẩu cho ngành hoa quả và các ngành có liên quan. Tại sao thị trường Hoa Kỳ được đánh giá là thị trường nhập khẩu hoa quả tiềm năng nhất trên thế giới. Thực tế họat động xuất khẩu hoa quả hữu cơ của nước ta sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 2006-2009 đạt được thành tựu gì và vấp phải những khó khăn nào. Ngành hoa quả nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng cần có những biện pháp gì để vượt qua các rào cản thương mại cũng như các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu sang thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng như thị trường Hoa kỳ. Nhà nước cần có những giải pháp gì thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại xuất khẩu hoa quả hữu cơ việt Nam sang Hoa Kỳ trong giai đoạn tới. Để trả lời cho các câu hỏi trên đề tài: “ Phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2015”tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau: Về mặt lý luận: Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng hoa quả hữu cơ xuất khẩu. Đồng thời xây dựng các chỉ tiêu đánh giá kết quả phát triển xuất khẩu hoa quả hữu cơ Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng cũng như năng 2 lực cạnh tranh của ngành xuất khẩu và các ngành liên quan để từ đó làm cơ sở cho việc tiếp cận vấn đề đang nghiên cứu. Về mặt thực tiễn: Dựa trên các cơ sở lý luận và chỉ tiêu đánh giá đưa ra, tiến hành nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa qủa hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2006-2009, đồng thời đánh giá kết quả phát triển xuất khẩu sản phẩm hoa quả hữu cơ Việt Nam. Xuất phát từ việc đánh giá tình hình phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam, phát hiện những thành công và hạn chế của công tác xuất khẩu hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2006-2009. Từ đó có những dự báo triển vọng và đề xuất các giải pháp phát triển xuất khẩu hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2015. 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu. Thứ nhất: Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về phát triển xuất khẩu mặt hàng xuất khẩu nói chung và mặt hàng hoa quả hữu cơ nói riêng. Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng thương mại xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam, đánh giá hiệu quả phát triển xuất khẩu hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2006-2009. Thứ ba: Xem xét, đánh giá tồn tại, xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2010- 2015. 1.4. Phạm vi nghiên cứu. * Về nội dung: Về mặt nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng xuất khẩu, phân tích thực trạng thương mại xuất khẩu hoa qủa hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2006-2009, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2015. * Về không gian: Tiến hành nghiên cứu phân hoạt động thương mại xuất khẩu trong lĩnh vực xuất khẩu hoa quả hữu cơ của Việt Nam. *Về thời gian: Về mặt thời gian, tiến hành nghiên cứu thực trạng hoạt động thương mại xuất khẩu hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2006-2009, và đề xuất giải pháp phát triển hoạt động này cho giai đoạn 2010-2015. 1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp. Ngoài phần tóm lược, mục lục, danh mục sơ đồ, hình vẽ và bảng biểu thì luận văn bao gồm 4 chương với nội dung từng chương như sau: 3 Chương 1: Tổng quan nghiên cứu phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng thương mại xuất khẩu hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2006-2009. Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2015. 4 CHƯƠNG 2 TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HOA QUẢ HỮU CƠ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 2.1.1. Mô tả mặt hàng hoa quả hữu cơ Khái niệm hoa quả hữu cơ: Hoa quả hữu cơ là loại hoa quả được gieo trồng theo phương pháp sản xuất hữu cơ. Theo chương trình hữu cơ Quốc gia (NOP) của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản xuất hữu cơ là một hệ thống sản xuất được điều hành phù hợp với các điều kiện riêng của từng khu vực, thông qua việc phối hợp các yếu tố như trang thiết bị, kiến thức sinh học, kiến thức canh tác truyền thống để tạo ra các sản phẩm sạch, đồng thời hỗ trợ tái tạo các nguồn tài nguyên, tạo cân bằng sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học. Các loại hoa quả tươi được chia làm hai loại là: hoa quả hữu cơ và hoa quả thường. (Theo chương trình hữu cơ Quốc gia (NOP) của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ( USDA) ). Cách phân loại trên dựa vào phương pháp canh tác, gieo trồng, theo chương trình hữu cơ Quốc gia (NOP) của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ: - Hoa quả hữu cơ được gieo trồng theo phương pháp sản xuất hữu cơ phương pháp canh tác này không chỉ đơn thuần là loại trừ các loại thuốc trừ sâu và phân bón tổng hợp mà là cách tiếp cận chủ động và có cân nhắc hình thức quản lý một hệ thống canh tác. Sự tiếp cận này bắt đầu từ việc quản lý tốt đất trồng dựa trên các yếu tố như khả năng tái tạo độ màu và độ dày của lớp đất; tiếp theo là sự tiếp cận việc quản lý và ngăn ngừa dịch bệnh nhằm đảm bảo có được vườn cây sai quả và không sâu bệnh. - Hoa quả thường là loại hoa quả được gieo trồng theo phương thức canh tác truyền thống, có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu và phân bón tổng hợp, không đảm bảo được các yếu tố về bảo tồn sinh học và an toàn sinh thái. Bảng 2.1: Mã hàng xuất khẩu của một số loại hoa quả hữu cơ xuất khẩu của Việt Nam Mặt hàng Mã xuất khẩu Mặt hàng Mã xuất khẩu Dứa 08043000 Nhãn 08109010 Chuối 08030000 Vải 08109020 Ổi xoài và măng cụt 08045000 Loại khác 081090 ( Nguồn: Tổng cục hải quan ) 5 2.1.2. Bản chất của xuất khẩu và phát triển xuất khẩu 2.1.2.1. Bản chất của xuất khẩu Xét về đặc trưng, xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hóa và dịch vụ qua biên giới Quốc gia, giữa một Quốc gia này với một Quốc gia khác trên thế giới. Trong đó ngoại tệ là phương tiện trao đổi chính. Xét về chức năng, xuất khẩu có vai trò cầu nối trung gian giữa thị trường trong và ngoài nước về hàng hóa và dịch vụ. 2.1.2.2. Bản chất của phát triển xuất khẩu Trên thực tế, hiện nay chưa có một khái niệm chính thống nào về phát triển xuất khẩu được đưa ra, vì vậy chúng ta có thể hiểu bản chất của phát triển xuất khẩu dựa trên bản chất của sự phát triển kinh tế như sau: Phát triển kinh tế: Là quá trình lớn lên( hay biến đổi) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm sự tăng lên về quy mô sản lượng ( tăng trưởng) và sự thay đổi về cơ cấu kinh tế xã hội. (1) Do đó phát triển xuất khẩu được hiểu là sự tăng lên của xuất khẩu trong nước ra thị trường quốc tế trên tất cả các phương diện: quy mô - tốc độ xuất khẩu, tính tối ưu hiệu quả của xuất khẩu, và chất lượng của xuất khẩu nhằm tối đa hóa tiêu thụ và lợi ích mà khách hàng mong đợi trên thị trường mục tiêu. Trong đó nội hàm của phát triển xuất khẩu được hiểu cụ thể như sau: -Gia tăng quy mô-tốc độ xuất khẩu: Quy mô xuất khẩu thể hiện ở cả phạm vi vi mô và vĩ mô của nền kinh tế. Cụ thể, ở tầm vĩ mô, sự gia tăng quy mô và tốc độ xuất khẩu thể hiện ở sự tăng lên trong tổng mức lưu chuyển hàng hóa; còn ở phạm vi vi mô lại được điều này lại được thể hiện ở sự gia tăng trong tổng doanh thu và kim ngạch xuất khẩu hàng năm,(kim ngạch của năm sau cao hơn so với năm trước đó). Nói cách khác, sự gia tăng quy mô- tốc độ của xuất khẩu ở phạm vi vi mô chính là sự gia tăng một cách hợp lý với lợi thế của ngành hàng xuất khẩu. - Tính tối ưu và hiệu quả của xuất khẩu: Là sự phát triển xuất khẩu một cách bền vững theo hướng hài hòa các mục tiêu: kinh tế- xã hội và môi trường. Thể hiện ở việc tốc độ kim ngạch tăng cao và ổn định ở hiện tại và trong tương lai, không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố bên ngoài. Có thể kim ngạch xuất khẩu tuy tăng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài như biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại của các nước đối tác xuất khẩu…thì lúc đó tính bền vững của xuất khẩu chưa cao. -Chất lượng của phát triển xuất khẩu: thể hiện ở sự phát triển về sản phẩm như 1): Phạm Thị Tuệ, Giáo trình kinh tế phát triển, (2005),Nxb Thống Kê, trường Đại học Thương mại, Tr 14 6 chuyển dịch cơ cấu mặt hàng khẩu theo hướng đạt hiệu quả tối ưu, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và khai thác tốt nhất các tiềm năng thị trường về thị phần và giá cả sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó, các nguồn lực thương mại phục vụ cho xuất khẩu cũng được khai thác và sử dụng một cách hợp lý tiết kiệm và hiệu quả. * Cơ sở để phát triển mặt hàng hoa quả hữu cơ. Có thể nói thực chất của phát triển xuất khẩu chính là mở rộng quy mô và chất lượng của xuất khẩu, vậy để phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ cần có các chính sách phát triển thị trường (hay tác động vào nhu cầu thị trường); phát triển nguồn hàng đảm bảo nguồn cung hàng hóa ổn định phục vụ tốt nhu cầu xuất khẩu và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu về luật pháp, môi trường chính sách vĩ mô, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại phục vụ cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam. -Phát triển thị trường hoa quả hữu cơ: Hoa quả hữu cơ là mặt hàng khá mới mẻ đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước, để người tiêu dùng hiểu đúng bản chất và lợi ích của việc tiêu dùng mặt hàng này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc kích thích cầu thị trường về mặt hàng này. Hiện nay có khoảng hơn 20 quốc gia canh tác và tiêu dùng mặt hàng hoa quả hữu cơ, tuy nhiên sản lượng của các quốc gia này còn ít, hầu như mới chỉ đáp ứng như cầu tiêu dùng trong nước và kim ngạch xuất khẩu còn hạn chế. Hoa Kỳ là quốc gia sản xuất rất nhiều các mặt hàng hoa quả hữu cơ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang các nước khác. Tuy nhiên, vào mùa hè sản lượng hoa quả hữu cơ trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ do nhu cầu tiêu thụ cao. Mặt khác, người tiêu dùng Hoa Kỳ rất ưa chuộng các loại trái cây nhiệt đới mà trong nước không sản xuất được. Do đó, các nhà xuất khẩu hoa quả hữu cơ của Việt Nam có thể tận dụng các yếu tố trên để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường đầy tiềm năng này, tích cực thăm dò và tìm kiếm thị trường ngách, nắm bắt kịp thời nhu cầu và thị hướng của người tiêu dùng Hoa Kỳ, từ đó phát triển thị trường xuất khẩu cho mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam. Và cũng như các mặt hàng khác thị trường hoa quả hữu cơ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà xuất khẩu từ các nước có khí hậu nhiệt đới và có giá nhân công rẻ trên thế giới. Do đó, để có thể cạnh tranh và tồn tại buộc mỗi quốc gia phải nghiên cứu, phát triển thương mại và mở rộng thị trường theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. - Phát triển nguồn hàng hoa quả hữu cơ xuất khẩu: Khi đã xác định được nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ thì việc tiếp theo là phải xây dựng và phát triển nguồn hàng hoa quả hữu cơ xuất khẩu. Có được nguồn cung cấp hoa quả hữu cơ ổn định và đáp ứng những tiêu chuẩn, yêu cầu của phía nhập khẩu Hoa Kỳ sẽ là cơ hội để các nhà xuất 7 khẩu hoa quả hữu cơ nước ta thâm nhập sâu vào thị trường tiềm năng này để từ đó mở rộng sang các thị trường ngách tại Hoa Kỳ. Phát triển nguồn hàng nghĩa là đảm bảo các yếu tố về sản lượng hoa quả hữu cơ đáp ứng được yêu cầu của các hợp đồng xuất khẩu với số lượng lớn, giao hàng đúng hạn; chất lượng hoa quả hữu cơ; giá cả và phương tiện phục vụ xuất khẩu cũng là yêu cầu được đặt ra hàng đầu của phía Hoa Kỳ. - Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu: Môi trường cho hoạt động xuất khẩu bao gồm các yếu tố luật pháp, chính sách vĩ mô, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại phục vụ cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ…Yếu tố môi trường tác động tới cả thị trường xuất khẩu và nguồn hàng cho xuất khẩu, nghĩa là tác động vào cả bên cung lẫn bên cầu và đồng thời là chất xúc tác cho hoạt động xuất khẩu diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả. Chính vì thế Nhà nước cần xây dựng hệ thống luật pháp phù hợp theo các quy định của Hoa Kỳ về xuất nhập khẩu để các doanh nghiệp trong nước dễ dàng đáp ứng các quy định giao lưu thương mại quốc tế nói chung và đặc biệt là với Hoa Kỳ; có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc canh tác và thu gom sản phẩm chuẩn bị cho xuất khẩu, xây dựng các chính sách hỗ trợ xuất khẩu phù hợp đối với từng mặt hàng và từng thị trường xuất khẩu, cắt giảm một số loại thuế xuất khẩu, giảm chi phí xuất khẩu cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới hoạt động vận chuyển lưu thông hàng hóa xuất khẩu, như hệ thống các nhà kho, bến cảng… nếu được trang bị tốt sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu. Nhà nước cũng cần kết hợp với các doanh nghiệp sản xuất- xuất khẩu tạo lập hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại như: cửa hàng trưng bày sản phẩm, hệ thống máy lạnh để bảo quản hoa quả, phương tiện vận chuyển hoa quả hữu cơ, hệ thống chợ…tạo môi trường thuận lợi cho phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam. 2.2. Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Lý thuyết về lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế Trên thực tế, một số nhà kinh tế gia có tên tuổi trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra các lý thuyết về lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế, với các cách tiếp cận vấn đề và lập luận khác nhau nhưng đều đưa ra một nội dung cơ bản về lợi thế so sánh và lợi thế so sánh tuyệt đối trong thương mại quốc tế. Dưới đây, đề tài luận văn xin đề cập tới ba học thuyết được đánh gía là tiêu biểu về lợi thế so sánh của các tác giả nổi tiếng. 2.2.1.1. Lý thuyết lợi thế so sánh tuyệt đối của Adam smith 8 Adam Smith là người đầu tiên sáng lập ra lý thuyết lợi thế so sánh tuyệt đối. Đây là lý thuyết đầu tiên chứng minh cho sự trao đổi quốc tế về mặt lý luận. Theo lý thuyết này các nước chỉ sản xuất và xuất khẩu mặt hàng nào mà mình sản xuất tốn ít chi phí hơn và các quốc gia sẽ nhập khẩu những loại hàng hóa mà việc sản xuất chúng có chi phí cao hơn, có chất lượng đầu vào kém hơn. Do các nước có điều kiện không giống nhau đã tạo ra một sự chuyên môn hóa dựa trên lợi thế tuyệt đối của các nước. Khi tiến hành trao đổi hàng hóa mà quốc gia mình có lợi thế sẽ tạo lợi ích cho cả 2 quốc gia. (1) Nhược điểm của lý thuyết về lợi thế so sánh tuyệt đối của A.Smith là không giải thích được hoạt động thương mại khi một trong hai nước có lợi thế tuyệt đối sản xuất tất cả các mặt hàng 2.2.1.2. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo David Ricardo kế thừa lý thuyết của Adam Smith và phát triển nó thông qua việc khám phá tìm hiểu xem điều gì sẽ đến với một quốc gia có lợi thế so sánh tuyệt đối trong sản xuất hàng hóa? Lý thuyết lợi thế so sánh tuyệt đối của Smith gợi ý rằng một quốc gia có thể không thu được lợi nhuận từ thương mại quốc tế. Nhưng, trong cuốn sách Lý thuyết kinh tế chính trị của Ricardo, xuất bản năm 1817, ông chỉ ra rằng trường hợp này là không đúng. Theo lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, thì lợi thế so sánh tạo ra ý thức cho một quốc gia trong việc chuyên môn hóa sản xuất những hàng hóa mà nó có lợi thế trong sản xuất, rằng quốc gia này nên sản xuất một cách hiệu quả nhất và để mua những hàng hóa mà quốc gia sản xuất kém hiệu quả hơn từ các quốc gia khác, thậm chí điều này có nghĩa là việc mua hàng hóa từ các nước khác có thể đem lại nhiều lợi ích hơn cho quốc gia đó. Thông điệp của lý thuyết lợi thế so sánh là : “tiềm năng sản xuất trên thế giới trong tự do thương mại là lớn hơn trong nền thương mại có nhiều rào cản”. Lý thuyết của Ricardo cũng gợi ý rằng người tiêu dùng ở tất cả các quốc gia có thể tiêu dùng nhiều hơn nếu không có các rào cản thương mại. Điều này thậm chí đúng với cả các quốc gia không có lợi thế so sánh tuyệt đối trong sản xuất bất kỳ một loại hàng hóa nào. Như vậy lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo đã chứng minh rằng, các nước dù không có lợi thế tuyệt đối cũng có thể tham gia vào thương mại quốc tế nếu biết chọn mặt hàng mà nước mình có lợi thế so sánh. (2) 2.2.1.3 Lý thuyết lợi thế so sánh của Heckscher và Ohlin (H-O) Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo được phát triển bởi hai nhà kinh tế học (1):Charles.W.L.Hill,(2002) Global Business Plan-second edition, Nxb:Irwin/McGraw-Hill, Tr 129 (2): Charles.W.L.Hill,(2002) Global Business Plan-second edition,Nxb:Irwin/McGraw-Hill, Tr 133. 9 Heckscher và Ohlin. Hai ông đã giải thích nguồn gốc và lợi ích thương mại bằng cách dựa vào sự khác biệt giữa các nhân tố có sẵn của các quốc gia. Giả sử hai nước A và B cùng sản xuất hàng hoá X và Y. Hai nhân tố đầu vào là vốn K và lao động L. X là hàng hoá cần nhiều lao động, Y là hàng hoá cần nhiều vốn Tỷ lệ các yếu tố sản xuất có sẵn ở mỗi nước là khác nhau. Một nước có nguồn lao động dồi dào, còn nước kia dư thừa nguồn vốn. Và nước có nhiều lao động sẽ tập trung sản xuất hàng hoá X, còn nước kia sẽ sản xuất hàng hoá Y vì dư thừa vốn. Cả hai nước tiến hành trao đổi hàng hoá với nhau thì sẽ đem lại lợi ích cho cả hai nước. (3) 2.2.2. Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá phát triển xuất khẩu Để đánh giá phát triển xuất khẩu của một sản phẩm xuất khẩu thì có rất nhiều các tiêu chí đánh gía khác nhau. Tùy vào từng hoàn cảnh và điều kiện thực tiễn cụ thể mà người ta lựa chọn tiêu chí đánh giá phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đó. Để đánh giá tổng quát và phản ánh rõ nét nhất tình hình phát triển xuất khẩu hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2006-2010 dựa trên các tiêu chí như: sự phát triển về quy mô; đảm bảo tăng trưởng ổn định; phát triển hài hòa các mục tiêu kinh tế- xã hội- môi trường, đây chính là các tiêu chí để xây dựng hệ thống các chỉ tiêu cơ bản sau: - Chỉ tiêu phản ánh quy mô xuất khẩu: + Sản lượng xuất khẩu: Là tổng khối lượng hàng hóa doanh nghiệp đã xuất khẩu trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này phản ánh mặt định lượng của phát triển xuất khẩu. Để đánh giá quy mô xuất khẩu tăng hay giảm theo chỉ tiêu sản lượng người ta dựa vào tỷ lệ gia tăng sản lượng. Trong đó: Q t : Khối lượng hàng hóa xuất khẩu năm t Q t-1 : Khối lượng hàng hóa xuât khẩu năm (t-1) + Kim ngạch xuất khẩu: Là chỉ tiêu phản ánh tổng gia trị tiền tệ khối lượng hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Đây là chỉ tiêu phản ánh mặt giá trị về xuất khẩu của doanh nghiệp. Đánh gía quy mô phát triển xuất khẩu người ta dựa vào chỉ tiêu : Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu: (3): Charles.W.L.Hill,(2002) Global Business Plan-second edition,Nxb:Irwin/McGraw-Hill, Tr 139 Tỷ lệ gia tăng sản lượng = (Q t –Q t-1 )/Q t-1 10 Tốc độ = ( KNXK t –KNXK t-1 )/KNXK t [...]... với phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ sang Hoa Kỳ STT Nội dung câu hỏi 1 Đánh giá về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hoa quả hữu cơ sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn 2006-2009 của ngành xuất khẩu hoa quả nước ta 2 Đánh giá về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hoa quả hữu cơ sang Hoa Kỳ trong những năm qua 3 Đánh giá về chất lượng hoa quả hữu cơ xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong... với phát triển xuất khẩu cà phê sang Mỹ STT Nội dung câu hỏi phỏng vấn 1 Đánh giá về thuận lợi khó khăn của doanh nghiệp trong phát triển xuất khẩu sang Hoa Kỳ 2 Đánh giá về triển vọng phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ sang thị trường Hoa Kỳ của doanh nghiệp 3 Những định hướng của Bộ, Ngành, Nhà nước về phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2015. .. xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2006-2009 Thứ tư:Các kết luận và đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2015 19 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HOA QUẢ HỮU CƠ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2006-2009 3.1.Phương pháp hệ nghiên... nhân tố ảnh hưởng tới phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ của Việt Nam sang Mỹ 5 Đánh giá về tiềm lực phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ sang Hoa Kỳ của Việt Nam Phương thức doanh nghiệp thực hiện để tổ chức phát triển xuất khẩu hoa quả hữu cơ sang Hoa Kỳ trong những năm qua 6 7 Cách thức phát triển và tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu 27 Việt Nam Bảng 3.3 Nội dung... lớn tới hiệu quả phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ thời gian qua Trong số các nhân tố thuộc năng lực cạnh tranh của ngành xuất khẩu thì nhân tố nguồn cung hoa quả hữu cơ và chất lượng hoa quả hữu cơ là hai nhân tố có tác động trực tiếp và ảnh hưởng lớn đến phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ - Nguồn cung hoa quả: là một... cho ngành sản xuất hoa quả hữu cơ nhằm phát triển sản xuất hoa quả hữu cơ phục vụ cho xuất khẩu của Nhà Nước 5 Các hướng chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp xuất khẩu hoa quả hữu cơ nhằm phát triển xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn tới 3.3.2 Kết quả điều tra trắc nghiệm 1 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hoa quả hữu cơ sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn 2006-2009... xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ chịu sự tác động của rất nhiều các nhân tố thuộc môi trường vi mô cũng như vĩ mô Mỗi nhân tố lại có sự tác động khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam sang Hoa Kỳ Các nhân tố... và các sản phẩm hoa quả hữu cơ được canh tác theo phương pháp sản xuất hữu cơ Mặt hàng hoa quả hữu cơ tỏ ra khá được ưa chuộng trên thị trường Hoa Kỳ, dưới đây là biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất khẩu mặt hàng hoa quả tươi nước ta sang thị trường này giai đoạn 2006-2009: 31 Biểu đồ 3.1: Kim ngạch xuất khẩu trái cây hữu cơ Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2006-2009 ( Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương)... xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 3.2.1 Tổng quan tình hình thương mại mặt hàng hoa quả hữu cơ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Trong những năm gần đây, xuất khẩu hoa quả hữu cơ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ tăng cả vào thời điểm chính vụ lẫn trái vụ do nhu cầu trái cây tăng cao và cạnh tranh từ những nước đang phát triển như Việt Nam có chi phí lao động thấp... ngạch xuất khẩu hoa quả hữu cơ sang Hoa Kỳ của ngành hoa quả Việt Nam Đồng thời nghiên cứu đánh giá xu thế phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ nước ta trong thời gian tới 17 Về mặt lý thuyết: Đề tài đi sâu vào nghiên cứu mặt hàng hoa quả tươi mà cụ thể là hoa quả hữu cơ, loại hoa quả được gieo trồng dựa trên phương pháp hữu cơ thân thiện với môi trường; nghiên cứu các vấn đề lý luận về phát triển . trạng phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa qủa hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2006-2009, đồng thời đánh giá kết quả phát triển xuất khẩu sản phẩm hoa quả hữu cơ Việt Nam. Xuất phát. cứu phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam sang. hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2006-2009. Thứ tư:Các kết luận và đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2015. 19 CHƯƠNG