Quan điểm và định hướng thực hiện phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2015 (Trang 47)

- Khó khăn về nguồn cung trong nước:

4.2.2. Quan điểm và định hướng thực hiện phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Theo chủ chương của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế và xác định nhiệm vụ: “Chủ động và khẩn trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và trình độ quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy lợi thế so sánh của nước ta, ra sức phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và dịch vụ…đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”

Để thực hiện nội dung đường lối của Đảng và Nhà nước và thúc đẩy hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có đề án xây dựng phát triển các vùng sản xuất theo hướng hình thành các vùng trồng trái cây hữu cơ khá tập trung, cho sản lượng hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy lợi thế và tiềm năng của từng loại cây trồng ở từng vùng. Qua nghiên cứu lợi thế sản xuất và xuất khẩu, Bộ đã chỉ ra 11 loại trái cây hữu cơ có lợi thế cạnh tranh bảo đảm cho tiềm năng xuất khẩu trong tương lai:

- Vải thiều: là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng, ăn rất ngon, vỏ mỏng, đỏ, vị ngọt đậm đà và hương thơm thì đặc biệt khó quên. Những năm gần đây nhiều thị trường trên thế giới đã biết đến vải thiều của nước ta, và có nhu cầu nhập khẩu với khối lượng lớn. Vải thiều được xuất khẩu dưới dạng quả tươi hoặc chế biến đóng hộp, ngoài ra sản phẩm vải thiều sấy khô cũng được người tiêu dùng quốc tế ưa chuộng. Trong thời gian tới cần chú trọng tới việc gieo trồng và phát triển vùng trồng cũng như quy mô trồng giống cây này, đáp ứng nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu.

- Thanh long: Là loại trái cây có giá trị xuất khẩu cao vì sự hấp dẫn về hình dáng, hương vị, màu sắc và dinh dưỡng, quả thanh long chứa nhiều nước và chất khoáng, có thành phần dinh dưỡng phong phú,vị ngọt thanh. Đây là loại trái cây hữu cơ đang rất được ưa chuộng tại thị trường Hoa Kỳ, thanh long hiện là loại trái cây hữu cơ có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất so với các loại quả khác

- Bưởi: Việt Nam có nhiều giống bưởi ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao như Năm Roi, Da Xanh, Phúc Trạch, Thanh Trà, Diễn, Đoan Hùng…Tuy nhiên, chỉ có bưởi Năm Roi là có sản lượng mang ý nghĩa hàng hóa lớn. Trong tương lai Việt Nam sẽ định hướng phát triển rộng rãi mô hình trồng bưởi ở các vùng canh tác bưởi nổi tiếng trên, đồng thời áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào việc lai tạo và nhân giống bưởi ngon-quý không sâu bệnh cho năng suất cao, chất lượng quả đồng đều phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.

- Măng cụt: Là loại trái cây nhiệt đới rất ngon và bổ, tuy măng cụt là sản phẩm rất được giá trên thị trường nhưng việc mở rộng diện tích loại cây này hiện nay đang gặp nhiều trở ngại do thời gian kiến thiết cơ bản dài (5-6 năm), là cây thân gỗ lớn, chiếm nhiều diện tích đất và chỉ thích hợp với đất mầu ở các cù lao. Theo dự án phát triển sản xuất và xuất khẩu hoa quả hữu cơ của Việt Nam dự kiến phát triển diện tích trồng măng cụt ở cả hai vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Nam Bộ tại các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bình Dương…lên khoảng 11,3 nghìn ha, cho sản lượng 24 nghìn tấn.

- Cam sành: Theo dự kiến quy hoạch phát triển cây cam sành tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 là 31 nghìn ha, đạt sản lượng 277,2 nghìn tấn, tập trung tại các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang và Cần Thơ.

Ngoài ra, còn có một số loại cây ăn quả khác cũng có khả năng xuất khẩu tươi như: sầu riêng cơm vàng hạt lép, vú sữa Lò rèn, nhãn xuồng cơm vàng…đang được định hướng quy hoạch vùng trồng và mở rộng quy mô, nâng cao sản lượng đẩy mạnh xuất khẩu.

Bên cạnh đó, phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ còn được thực hiện theo định hướng cụ thể sau:

+ Thực hiện gắn sản xuất với xuất khẩu, kết hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với xuất khẩu với nhà vườn để đảm bảo nguồn cung ổn định. Tìm hiểu rõ về mặt hàng hoa quả hữu cơ , chủ động quản lý về giá cả và chất lượng hoa quả.

+ Đa dạng hóa các loại trái cây hữu cơ xuất khẩu, áp dụng linh hoạt các phương thức xuất khẩu trong kinh doanh, đồng thời chú trọng đến việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu.

+ Tiếp tục củng cố quan hệ với các bạn hàng trên phân đoạn thị trường tiềm năng trên đất Mỹ, chú trọng thâm nhập vào thị trường Bắc Mỹ.

Bảng 4.1: Bảng mục tiêu xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ năm 2015

Đơn vị: Triệu USD

Mặt hàng Năm 2015 Dứa 2000 Thanh long 1200 Bưởi 500 Xoài 750 Măng cụt 200

Vải 900

Các loại trái cây khác 1500

( Nguồn: Vụ kế hoạch thống kê – Bộ Công thương)

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2015 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w