1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Dụng cụ cần thiết sử dụng trong phòng xét nghiệm và thí nghiệm

84 8K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 8,77 MB

Nội dung

DỤNG CỤ THUỶ TINH GIỚI THIỆU: Dụng cụ thuỷ tinh có rất nhiều loại. Người kỹ thuật viên phải biết cách sử dụng đúng để mang lại kết quả chính xác. Việc rửa và bảo quản dụng cụ thuỷ tinh phải tuân theo những quy định riêng của từng loại. MỤC TIÊU THỰC HIỆN : Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Mô tả các loại dụng cụ thuỷ tinh thường dùng. 2. Trình bày đúng qui trình sử dụng các loại dụng cụ thuỷ tinh. 3. Thao tác đúng qui trình sử dụng, rửa các dụng cụ thuỷ tinh. NỘI DUNG I.DỤNG CỤ THUỶ TINH: 1. Bình chứa: Có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Bình chứa dùng để pha hoá chất, thuốc nhuộm, thuốc thử, đựng môi trường. Có nhiều loại như: - Bình nón - Cốc có mỏ - Bô can - Bình cầu - Cốc có chân- Chậu nhuộm màu - Hộp Petri. 2. Dụng cụ đong thể tích 2.1. ống đong chia độ: ống đong có nhiều loại: 5, 10, 25, 50,100, 200, 250, 500, 1000ml . Dùng để đong các chất lỏng , thân ống có chia vạch, trên miệng có mổ để dễ rót, có loại có nắp đậy để đong các chất lỏng dễ bay hơi thân ống đong càng lớn thì độ chính xác càng kém. Trên cổ ống đong có ghi 20 0 C nhiệt độ tiêu chuẩn để đong thể tích chính xác nhất đến vạch qui định. 2.2. Bình định mức (bình có ngấn): Có nhiều loại dùng để pha các dung dịch chuẩn độ , dung dịch mẫu, cần độ chính xác cao. Có loại có nút thuỷ tinh mài để pha các dung dịch bay hơi. Bình có ngấn có cổ dài , nhỏ, đáy bằng , trên cổ có ngấn khoang tròn đánh dấu dung tích nhất định của bình ở nhiệt độ 20 0 ghi trên cổ bình. 3. Dụng cụ đo thể tích. 3.1. Pipet chia độ (ống hút chia độ): phía đầu có ghi thể tích toàn phần và thể tích giữa các vạch . Có 2 loại: • Loại chia độ đến tận cùng: khi dùng loại pipet này ta phải thả hết mới đủ thể tích ghi trên pipet. • Loại chia độ không tận cùng: khi dùng loại pipet này ta không thả hết mà chỉ đến vạch qui định đúng thể tích toàn phần ghi trên thân pipet. 3.2. Pipet bầu: có ngấn trên thân (một hay hai ngấn). • Pipet bầu 2 ngấn; dung tích của pipet tính từ ngấn trên đến ngấn dưới. Dung tích đó được đo chính xác và ghi trên bầu pipet ở nhiệt độ20 0 ghi trên pipet (dùng loại pipet này chính xác nhất). • Pipet bầu 1 ngấn: dung tích của pipet tính từ ngấn trên đến đầu pipet (khi pipet bị sứt ở phía đầu thì thể tích sẽ không chính xác nữa). 3.3. Micropipet: là loại pipet nhỏ (0,1ml; 0,2ml) dùng để hút bệnh phẩm. Khi sử dụng nó phải mao dẫn không được hút để tránh bọt khí làm mất độ chính xác. 3.4. Pipet tự động: Loại pipet này bằng nhựa có những nấc vặn khác nhau điều chỉnh thể tích theo ý muốn. Có đầu nhựa lắp vào khi sử dụng. Loại pipet này sử dụng đơn vị đo là "microlit" viết tắt là µl Thường có hai loại pipet tự động: • Loại 1: có thể tích cố định: 1000µl, 500µml, 100µl, 10µl… • Loại 2: có thể tích thay đổi: có 3 loại pipet thường dùng là: 1000 -200µl . 50 -5µl . 200 -1µl. 3.5. Buret: nó giống như pipet chia độ nhưng có khoá trên thân, có giá đỡ buret. Dùng để đo thể tích khi định lượng, phải kiểm tra chỗ nhọn của vòi khoá để cho giọt thoát ra lớn hơn thể tích giữa 2 vạch, có loại vi buret chia độ nhỏ là 0,05ml = 50µl. 3.6. ống nhỏ giọt chuẩn (pipet pasteur): loại này có nắp quả bóp cao su nhỏ khi hút 20 giọt tương ứng bằng 1ml; 1 giọt = 0,05ml = 50µl. 4. Dụng cụ làm tiêu bản 4.1. Lam kính; là một mảnh kính hình chữ nhật có kích thước là : 8 x2,5cm có đặc điểm là trong suốt dùng nó để đặt giọt bệnh phẩm đưa lên kính hiển vi soi. 4.2. Lam kéo: nó là lam kính nhưng ở một đầu có vát 2 góc dùng để dàn máu (làm cho máu không bị tràn ra phía ngoài lam kính). 4.3. Lamen: có loại mỏng hoặc dây hình vuông kích thước là 20 x 20mm dùng để đậy buồng đếm, đậy bệnh phẩm khi soi kính hiển vi ở vật kính 40X 5. Các ống nghiệm: tuỳ theo yêu cầu dùng các loại ống nghiệm khác nhau. Có loại ống nghiệm to, nhỏ, có nắp hoặc không có nắp. Có loại ống nghiệm dùng để ly tâm với tốc độ vòng cao( ống nghiệm dày, ống nghiệm nhựa, ống nghiệm thót đáy) 6. Các dụng cụ khác: ngoài các dụng cụ trên, các dụng cụ thuỷ tinh có liên quan tới xét nghiệm như phễu thuỷ tinh , mặt kính đồng hồ, các chai lọ đựng hoá chất; bình hút ẩm (có 2 ngăn, có vòi thông hơi ra ngoài, có khoá vặn để đóng kín bình hút ẩm)… II.SỬ DỤNG DỤNG CỤ THUỶ TINH:. 1. Sử dụng ống đong 1- Đổ dụng dịch cần đong thể tích vào ống đong gần sat vạch . 2- Đặt ống đong trên mặt bàn bằng phẳng. 3- Dùng pipet nhỏ giọt, nhỏ dung dịch đến đúng vạch, ngang tầm mắt. 4- Đổ dung dịch vào lọ, tráng rửa ống đong. Chú ý: đọc dung dịch mầu thì miệng của vòng khua trùng với vạch cần đong (mặt thoáng chất lỏng tạo ra một vòng khum lõm) Đọc dung dịch không màu thì đáy của vòng khum trùng với vạch cần đong 2. Sử dụng bình định mức: 1- Pha hoá chất vớimột lượng Đọc dung dịch màu dung môi trong một cốc thuỷ tinh Đọc dung dịch không màu (nếu chất dễ tan có thể cho thẳng vào bình và thêm dung môi vào) 2- Đổ vào bình định mức 3- Đổ tiếp dung môi gần đến vạch. 4- Dùng pipet thêm từ từ dung môi cho tới vạch (cách đọc giống như khi sử dụng ống đong) 5- Trộn đều, rót dung dịch vừa pha vào, lọ sạch. 6- Rửa bình định mức. Chú ý : không cho dung dịch quá nóng , quá lạnh vào bình định mức và ống đong. 3. Sử dụng pipet 1- Hút dung dịch vào pipet bằng quả bóp. 2- Cầm pipet thẳng đứng để điều chỉnh chất lỏng đến vạch "O" 3- Thả dung dịch vào bình hoặc ống nghiệm đến vạch cần dùng (pipet cầm thẳng đứng, ống nghiệm cầm nghiêng, đầu pipet tỳ vào thành ống nghiệm) Chú ý : - Những pipet có ghi chữ EX hoặc TD không được tráng khi dùng - Những pipet có ghi chữ IN hoặc TC phải tráng ít nhất 1 lần. - Những pipet có ghi chữ Blowoat phải thổi hết khi sử dụng. 4. Sử dụng pipet tự động 1- Xoay núm điều chỉnh về số thể tích cần hút. 2- Lắp đầu nhựa vào (đầu nhựa phải khô, sạch- đầu nhựa nên dùng một lần là tốt nhất). 3- Hút từ từ dung dịch vào đầu nhựa. 4- Thả nhanh vào ống nghiệm (không để dính giọt dung dịch trong đầu nhựa) 5- Ngâm đầu nhựa vào cốc đựng cloramin B 5%. 5. Sử dụng buret 1- Kiểm tra khoá buret (khoá phải trơn và khít, khi đổ nước không bị dò nước ở khoá) 2- Tráng buret bằng nước cất. 3- Tráng buret bằng dung dịch định dùng. 4- Đổ dung dịch lên quá vạch "O" của buret. 5- Mở khoá cho dung dịch chảy từ từ tới vạch "O" của buret (hứng cốc có mỏ ở dưới). 6- Khi chuẩn độ - mở khoá cho dung dịch chảy nhỏ giọt từ từ. 7- Mắt theo dõi sự chuyển màu của dung dịch cần định lượng. 8- Khi đạt yêu cầu: vặn chặt khoá buret, để buret thẳng đứng - đọc - ghi vào giấy. 9 - Cho chảy hết dung dịch còn lại vào bình chứa tháo khoá ra khỏi buret (có dây buộc khoá treo khoá trên thân buret) 10- Tráng rửa buret bằng nước cất. 11- Chụp một mũ giấy lên miệng buret sâu chừng 5cm để tránh bụi. Chú ý: - Muốn kết quả chính xác thể tích dung dịch dùng để đong đo không được vượt quá dung tích của ống đong, bình định mức, pipet, buret… - Mức đọc đầu tiên của dung dịch phải bắt đầu từ số "O". 6. Sử dụng ống nhỏ giọt chuẩn. 1- Hút dung dịch vào ốngnhỏ giọt bằng quả bóp nhỏ. 2- Cầm pipet thẳng đứng để nhỏ giọt ( có bọt khí phải đẩy hết bọtkhí ra và hút lại). III.RỬA VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ THUỶ TINH: 1. Rửa bình chứa (bình nón, bình cầu). Dụng cụ mới: 1 -Ngâm dụng cụ vào dung dịch acid clohydric 2% trong 24giờ. 2- Rửa 2 lần bằng nước thường - tráng một lần bằng nước cất hoặc nước khử chất khoáng. 3- Sấy khô ở nhiệt độ 60 0 . Dụng cụ bẩn: 1- Hấp tiệt khuẩn. 2- Rửa sơ bộ 2 lần bằng nước thường. 3- Ngâm trong dung dịch kiềm (2 thìa canh bột kiềm trong 1lít nước) khoảng 2-3 giờ dùng chổi lông cọ rửa. 4- Rửa kỹ bằng nước thường - ngâm trong nước 30 phút. 5- Tráng lại bằng nước khử chất khoáng hay nước cất - dốc ngược dụng cụ trên giá hay rổ nhựa. 6- Sấy khô ở nhiệt độ 60 0 C. 7-Đậy nút bằng bông mỡ để tránh bụi hoặc để vào tủ ấm. 2. Rửa pipet , buret: 1- Sau khi dùng xong rửa ngay dưới vòi nước. 2- Nếu pipet bẩn phải ngâm trong ống đựng dung dịch sulfocromic trong 24 giờ (nếu là buret bẩn đổ đầy dung dịch sulfocromic), rửa kỹ dưới vòi nước, ngâm nước 30 phút, tráng nước cất, sấy khô 60 0 . 3- Khi dụng cụ dính hợp chất hữu cơphải ngâm dung dịch cồn Kali 10%. 4- Trường hợp pipet, buret ướt thì phải tráng 2-3 lần bằng dung dịch định dùng. 3. Cách pha dung dịch sulfocromic. Loại đậm đặc (dùng ngâm các dụng cụ thuỷ tinh rất bẩn) + Kalidicromat (K 2 CR 2 O 7 ): 40g. + Nước cất: 180ml + Acid sulfuric (H 2 SO 4 ): 180ml. Hoà tan kalidicromat trongnước trước sau đó đổ từ từ acid vào dung dịch trên. Loại thông thường (cách pha như trên) + Kalidicromat:50 g + Nước cất: 1000ml. + Acid sulfuric: 50ml. 4. Cách giữ các khoá thuỷ tinh khỏi bị két: Các dụng cụ thuỷ tinh có khoá, sau khi dùng không được rửa và lau chùi cẩn thận dễ bị két, không mở được. Để tránh két, hỏng vỡ sau mỗi lần dùng phải rửa sạch, lau khô, bôi một loại mỡ thích hợp. - Mỡ bôi khoá buret: Lanolin, vaselin lượng bằng nhau đun cách thuỷ cho tan hết. 5. Rửa lam kính. - Lam mới: ngâm trong hỗn hợp sulfocromic 24 giờ. - Lam bẩn: ngâm trong dung dịch kiềm 24 giờ (lam có dầu phải lau dầu trước khi rửa). - Lam mỡ ngâm trong hỗn hợp cồn- ete lượng bằng nhau đậy hộp, lắc kỹ để 10 phút lấy ra laukhô bằng gạc sạch. + Các loại lam trên sau khi ngâm được rửa dưới vòi nước và ngâm trong nước 30 phút, lau từng lam, sấy khô, đóng gói để tránh bụi. 6. Rửa lamen - Lamen được ngâm trong một cốc rửa đựng dung dịch kiềm ngâm trong 2- 3 giờ, thỉnh thoảng lắc nhẹ. - Rửa lại nhiều lần bằng nước thường. - Rửa lại bằng nước cất. - Sấy khô 60 0 C, đóng hộp tránh bụi. 7. Rửa bơm tiêm. - Khi lấy máu xong ngâm ngay bơm kim tiêm vào khay nước. - Nếu pittông bị kẹt; ngâm trong dung dịch acid acetic pha loãng 1/2 (cho acid vào đầu ampu dốc ngược để 10 phút). - Ngâm trong nước oxy già trong nhiều giờ. - Nếu kim bị tắc dùng dây kim loại thông từ mũi kim lên. *Chú thích: ngoài các dụng cụ thuỷ tinh thông thường ở trên ta còn có dụng cụ để xác định tỉ trọng của một chất gọi là phù kế tuỳ theo cách chia độ có tên gọi riêng. - Tỉ trọng kế: đo tỉ trọng của nước chia vạch từ 1,000 - 1,500. - Phù kế Banmé: có 2 loại: + Loại đo các chất lỏng có tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của nước chia vạch từ 0- 66. Mỗi vạch ứng với một độ banmé. + Loại đo các chất lỏng có tỉ trong nhỏ hơn tỉ trọng của nước chia vạch từ 0-20. mỗi vạch ứng với một độ banmé. - Phù kế đo nước tiểu (tỉ niệu kế): chia vạch theo tỉ trọng từ 1000- 1,060. - Cồn kế gay lussac (cồn kế bách phân): chia vạch từ 0-100 mỗi vạch trên cồn kế ứng với một độ cồn. Ngoài phù kế còn có bộ cất nước dùng để tách một chất bay hơi, để thu hồi dung môi, tinh chế một thuốc thử , nó gồm có bình cất có dung tích 1000ml, 500ml, 250ml. Các loại ống sinh hàn: thẳng, nghiêng, có bầu, xoắn, ống sinh hàn để cất chân không, ống sinh hàn để cất phân đoạn. TỰ LƯỢNG GÍA Trả lời các câu sau: 1. Trình bày các loại dụng cụ thuỷ tinh. 2. Trình bày cách sử dụng dụng cụ thuỷ tinh. 3. Trình bày cách rửavà bảo quản dụng cụ thuỷ tinh. Phân biệt đúng sai các câu sau: 6. Pipet chia độ không tận cùng là loại pipet chính xác nhất 7. Bình định mức là dụng cụ đong thể tích chính xác nhất 8. Phải chụp mũ giấy lên miệng buret để tránh bụi KHỬ KHUẨN TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM Mã bài: XN2 14.09 - Thời lượng : LT : 2 , TH : 4 GIỚI THIỆU: Công việc khử khuẩn trong phòng xét nghiệm được áp dụng theo nhiều cách Người kỹ thuật viên phải biết cách áp dụng đúng để việc khử khuẩn đạt hiệu quả cao nhất ,phòng chống việc lây nhiễm ,góp phần mang lại kết quả xét nghiệm chính xác MỤC TIÊU THỰC HIỆN : Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Trình bày đầy đủ các phương pháp khử khuẩn bằng nhiệt độ. 2. Trình bày đúng phương pháp khử khuẩn bằng lọc. 3. Trình bày đầy đủ các phương pháp khử khuẩn bằng lý học, hóa học. 4. Làm được công tác khử khuẩn hàng ngày theo quy trình đã học. .NỘI DUNG: I. KHỬ KHUẨN BẰNG NHIỆT ĐỘ 1.Khử khuẩn bằng nhiệt khô. 1.1. Đốt: áp dụng đối với dụng cụ bằng kim loại như dao, kéo, kẹp… Cách làm: đổ một lượng cồn vừa đủ vào khay men, láng đều rồi châm lửa đốt. - Đối với que cấy đốt trên ngọn lửa đèn cồn. - Các chất phế thải đốt bằng lò đốt. 1.2. Sấy khô: áp dụng đối với dụng cụ thủy tinh. Dùng tủ sấy (xem bài tủ sấy). Có thể kiểm tra độ tiệt khuẩn bằng màu giấy gói. - Tiệt khuẩn đạt yêu cầu: giấy gói màu nâu. - Tiệt khuẩn chưa đạt yêu cầu: giấy gói màu vàng. - Tiệt khuẩn quá mức: giấy gói màu đen. 2. Khử khuẩn bằng nhiệt ẩm. 2.1. Đun sôi (Luộc):Đun sôi ở nhiệt độ 100 0 C trong vòng 20 - 30 phút có thể diệt được các vi khuẩn. Đối với nha bào uốn ván không diệt được. 2.2. Hấp ướt. Là phương pháp khử khuẩn tốt nhất, khắc phục được các trở ngại của các phương pháp khác vì có thể diệt được tất cả các mầm bệnh. Thường áp dụng để hấp các dụng cụ, đồ vải, môi trường. Duy trì ở nhiệt độ 120 0 C trong vòng 20 - 30 phút (Xem bài nồi hấp ướt). 2.3. Hấp cách thuỷ (phương pháp tyndal): áp dụng để khử khuẩn các dung dich có albumin. Vì ở nhiệt độ cao albumin sẽ bị biến tính. Hấp cách thủy duy trì ở nhiệt độ 50 - 60 0 C trong 1 - 2 giờ. Hấp trong 3 ngày liền: - Ngày đầu: diệt được những vi khuẩn yếu, làm yếu các vi khuẩn mạnh - Ngày hai: diệt tiếp các vi khuẩn yếu, làm yếu hẳn các vi khuẩn mạnh. - Ngày ba: diệt nốt các vi khuẩn còn lại.(diệt các bào tử của vi khuẩn) Dung dịch đem khử khuẩn vẫn giữ nguyên tính chất của nó. II. KHỬ KHUẨN BẰNG LỌC Áp dụng cho những dung dịch dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ. Phương pháp này cho phép loại bỏ các chất có phân tử lượng lớn, hay những vi khuẩn ra khỏi dung dịch bằng cách cho dung dịch chảy qua một chất xốp có tác dụng lọc. Với phương pháp siêu lọc có thể giữ lại được cả virut. 1. Lọc bằng màng lọc (đĩa lọc) :Màng lọc có nhiều loại, có thể làm bằng amiăng hoặc bằng cellulose. Màng lọc là những khoanh tròn có hai mặt: một mặt nhẵn, một mặt sần. Mặt sần quay lên trên có tác dụng lọc. Cấu tạo: A: Phễu lọc B: Màng lọc: Trên mặt sần gồm nhiều lỗ lọc nhỏ, đường kính là 0,5 - 1µm. C: Doăng cao su: Đệm giữa phễu với miệng bình lọc. D: Bình lọc. E: Vòi hút chân không, nối với máy hút chân không. Cách làm - Bước 1: Cho màng lọc vào phễu lọc (mặt sần quay lên trên) - Bước 2: Lắp phễu vào bình chứa, doăng cao su có tác dụng làm khít miệng bình [...]... hoặc để vào tủ kín có để vôi clorua mới thay hàng ngày cũng có tác dụng hút ẩm • Khi sử dụng Silicazen cần kiểm tra xem còn tác dụng hút ẩm hay không: - Chất hút ẩm có màu xanh lơ là còn tác dụng hút ẩm - Chất hút ẩm chuyển màu hồng không còn tác dụng hút ẩm Đem sấy nóng cho bốc hơi nước các hạt Silicagen lại chuyển màu xanh lúc đó lại sử dụng được • Để sử dụng và bảo quản tốt kính hiển vi ta cần chú... của phòng xét nghiệm Eliênn Levy Lambert, 1978 2 Kỹ thuật cơ bảnở phòng khám đa khoa khu vực - Vụ khoa học và Đào tạo Bộ Y tế, 1991 3 Kỹ thuật xét nghiệm hoá sinh lâm sàng - Tài liệu đào tạo kỹ thuật viên Bệnh viện Bạch mai, 2001 4 Xét nghiệm cơ bản - Bộ Y tế, 1995 5 Thực tập hoá sinh- đại học y hà nội-2001 KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC GIỚI THIỆU: Kính hiển vi là loại trang thiết bị tối cần thiết của một phòng. .. không có bộ phận quang học 7 Kết quả xét nghiệm viết: Negative (+) 8 Khi đổ dung dịch vào cóng đo chỉ độ 2/3 cóng 9 Kết quả xét nghiệm viết: Positive (nhiều) V MÁY LY TÂM Máy ly tâm là một phương tiện rất cần cho một phòng xét nghiệm, dựa vào lực ly tâm để tách những thành phần hữu hình với phân tử lượng khác nhau trong một dung dịch để xác định nó Tuỳ theo yêu cầu và điều kiện khác nhau có thể trang... TAY : Máy rất thích hợp đối với phòng khám đa khoa khu vực Sử dụng để ly tâm xét nghiệm cặn nước tiểu, tìm ký sinh trùng trong phân với số vòng quay trung bình là 1000 vòng/ phút 1.1 Cấu tạo: gồm 4 bộ phận chính sau: A Trục quay B Giá đỡ ống ly tâm mang 2 hoặc 4 ống C Giá đỡ gắn vào mép bàn D Tay quay 1.2 Quy trình sử dụng: 1- Cố định máy ly tâm vào giá chắc chắn ở mép bàn 2- Cho dịch vào ống ly tâm... diệt khuẩn mạnh, dùng để tiệt khuẩn không khí như phòng mổ, phòng pha chế thuốc, tủ cấy vi khuẩn Cách sử dụng: Một mét khối cần 2 - 3 W trong thời gian 1 - 3 giờ Đèn treo cách mặt đất 2 - 2,3 mét • Cách tính số bóng đèn cần dùng cho một diện tích nhất định: W0 x V N= W -N: Số bóng đèn cần dùng -W0: Công suất cần thiết cho 1m3 không khí -V: Thể tích của phòng -W: Công suất bóng đèn Ngoài ra người ta có... tưởng nhất là cho kính vào phòng điều hoà nhiệt độ chạy thường xuyên + Để kính vào một tủ kính có ngọn đèn 25W hoặc 40W, thắp sáng liên tục Một tủ có từ 1- 4 kính hiển vi dùng một bóng là đủ Đèn thắp liên tục cả khi không có kính để môi trường không khí trong tủ luôn khô + Nếu phòng xét nghiệm không có điện: • Để kính ở phòng làm việc bình thường Tháo vật kính và thị kính cho vào bình hút ẩm, chứa... được sử dụng để đo bán định lượng các thông số trong nước tiểu bằng cách sử dụng que nhúng nước tiểu Các bóng đèn hai cực (diod) phát ra ánh sáng , nguồn ánh sáng và thời gian đo được tối ưu hóa để phản ứng hóa học và sự tạo màu xảy ra trong các khoanh giấy của thanh thử (Gọi là máy sinh hoá khô ) Đầu đo trong máy chứa bóng đèn có các bước sóng khác nhau Que thử được đặt ở một vị trí cố định và đầu... điểm (Two point kinetic, fixed time): Khiphản ứng không tuyến tính,không xác định được điểm cuối Trong xét nghiệm Ure và Creatinin thườg dùng phương pháp này • Phép đo động học enzym (enzymmatic kinetic) Phép đo này sử dụng khi xét nghiệm về enzym Phản ứng không tạo phức hợp màu mà chỉ làm độ đục của dung dịch trong khoảng thời gian nhất định Việc xác định hoạt độ của enzym không thể xác định bằng phép... lấy ánh sáng xa 14.Không xếp kính với dầu soi TÀI LIỆU ĐỌC THÊM: 1 Kỹ thuật cơ bản của phòng xét nghiệm Eliênn Levy Lambert, 1978 2 Kỹ thuật cơ bảnở phòng khám đa khoa khu vực - Vụ khoa học và Đào tạo Bộ Y tế, 1991 3 Kỹ thuật xét nghiệm hoá sinh lâm sàng - Tài liệu đào tạo kỹ thuật viên Bệnh viện Bạch mai, 2001 4 Xét nghiệm cơ bản - Bộ Y tế, 1995 5 Thực tập hoá sinh- đại học y hà nội-2001 TỔ CHỨC THỰC... cam-vàng -lục-lam-chàm-tím) Các máy này sử dụng các kính lọc màu theo nguyên tắc sau Màu của dung dịch đo Kính lọc - Đỏ, da cam Xanh, xanh ve - Xanh Đỏ - Màu ve Đỏ - Đỏ tía Ve - Vàng Tím Máy phải sử dụng bộ phận khuếch đại dòng quang điện và dòng điện này được đo lường bởi một điện kế hoặc một bộphận đã chuyển đổi từ cường độ dòng quang điện trực tiếp ra mặt độ quang E và độ . các loại dụng cụ thuỷ tinh thường dùng. 2. Trình bày đúng qui trình sử dụng các loại dụng cụ thuỷ tinh. 3. Thao tác đúng qui trình sử dụng, rửa các dụng cụ thuỷ tinh. NỘI DUNG I.DỤNG CỤ THUỶ TINH: . DỤNG CỤ THUỶ TINH GIỚI THIỆU: Dụng cụ thuỷ tinh có rất nhiều loại. Người kỹ thuật viên phải biết cách sử dụng đúng để mang lại kết quả chính xác. Việc rửa và bảo quản dụng cụ thuỷ tinh. cao( ống nghiệm dày, ống nghiệm nhựa, ống nghiệm thót đáy) 6. Các dụng cụ khác: ngoài các dụng cụ trên, các dụng cụ thuỷ tinh có liên quan tới xét nghiệm như phễu thuỷ tinh , mặt kính đồng hồ,

Ngày đăng: 02/04/2015, 08:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w