1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Xây dựng hệ thống thông tin trong phòng xét nghiệm

125 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 2,82 MB

Nội dung

Ngoài ra, hiện nay các bệnh viện đã và đang được trang bị những thiết bị điện tử hiện đại, phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị như: máy siêu âm, X – quang, cộng hưởng từ, cắt lớp điện

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-

NGUYỄN ĐỨC ANH

XÂY DỰNG HỆU THỐNG THÔNG TIN TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành : Điện tử viễn thông

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : NGUYỄN ĐỨC THUẬN

Hà Nội – 2007

Trang 2

Lời nói đầu

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ điện tử hiện đại đã được ứng dụng rất thành công trong lĩnh vực y tế nhằm chăm sóc sức khỏe con người Từ trước đến nay, các thiết bị điện tử luôn là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho các bác sỹ trong việc chẩn đoán và điều trị cho người bệnh Ở nước ta hiện nay, nhu cầu về trang bị các thiết

bị điện tử y tế nhằm phục vụ người bệnh được tốt hơn ngày một lớn Tuy nhiên các thiết bị điện tử hầu hết được nhập từ nước ngoài, các tài liệu đi kèm hầu hết chỉ là hướng dẫn sử dụng mà chưa có các tài liệu phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu Ngoài ra, các mẫu bảng biểu dữ liệu xuất ra của các thiết bị này cũng không hoàn toàn tuân theo các mẫu văn bản của nước ta Ngoài ra, việc xử lý những dữ liệu thu được theo kiểu thông thường sẽ rất khó khăn cho việc tìm kiếm cũng như sao lục, thống kê, báo cáo Việc lưu trữ các dữ liệu này cũng rất hạn chế Việc nhập kết quả thủ công, phải ghi chép nhiều lần Ngoài ra, với mỗi bệnh nhân, với mỗi một xét nghiệm lại có một phiếu kết quả, điều này dẫn tới rất nhiều khó khăn cho bệnh nhân

Hiện nay trên thế giới, thông qua việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, việc quản lý các thông tin trong bệnh viện theo cách thông thường đã được thay thế bằng Hệ thống thông tin y tế trong bệnh viện HIS (Hospital Information System) Hệ thống này phục vụ trực tiếp công tác quản lý và cung cấp mọi thông tin hoạt động của bệnh viện Ngoài ra, hiện nay các bệnh viện đã và đang được trang bị những thiết bị điện tử hiện đại, phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị như: máy siêu

âm, X – quang, cộng hưởng từ, cắt lớp điện toán… Do đó, xuất hiện những hệ thống quản lý bằng kỹ thuật số như: Hệ thống thông tin về chẩn đoán hình ảnh (Radiology Information System), hệ thống lưu trữ và truyền ảnh PACS (Picture Archiving and Communication System), hệ thống thông tin trong phòng xét nghiệm (Laboratory Information System) Các hệ thống này phục vụ rất đắc lực cho công việc lưu trữ, chẩn đoán và nhất là khả năng ứng dụng trong hệ thống y tế từ xa, chia sẻ tài nguyên trong công tác nghiên cứu, đào tạo…

Trong nội dung luận văn này, em chỉ xin đi sâu vào tìm hiểu một phần của Hệ thống thông tin y tế trong phòng xét nghiệm LIS ( Laboratory Information System), chuẩn công nghiệp dùng cho hệ thống (chuẩn HL7 cho dữ liệu văn bản), các ứng dụng

và hướng phát triển của hệ thống.Ngoài ra, phần mềm S-LIS được xây dựng có khả

Trang 3

năng kết nối với các thiết bị xét nghiệm, phiên bản hiện tại chỉ có khả năng kết nối với máy xét nghiệm huyết học tự động SYSMEX của hãng Roche Health Care

Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đức Thuận, trưởng bộ môn Công Nghệ Điện Tử trường đại học Bách Khoa Hà Nội, thầy Nguyễn Việt Dũng- Giám đốc trung tâm Điện tử Y Sinh – đã quan tâm hướng dẫn và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn

Do trình độ còn hạn chế, và điều kiện nghiên cứu thực tế lĩnh vực này ở Việt Nam còn ít và khó khăn nên trong luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót Trong thời gian tới, em rất mong nhận được sự quan tâm của các thầy cô để có thể phát triển và hoàn thiện chương trình, kết nối được với hầu hết các thiết bị y tế hiện có

ở Việt Nam

Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2007

Nguyễn Đức Anh

Trang 4

Danh sách các hình vẽ

Hình 2-1: Một phòng thí nghiệm tự động truyền thống 20

Hình 2-2: Các thiết bị trong giải pháp cho phòng thí nghiệm 24

Hình 2-3:Hệ thống thông tin trong phòng xét nghiệm 25

Hình 2-4: Sơ đồ mạng LIS kết nối HIS 26

Hình 2-5: Sơ đồ mạng kết nối trong LIS 26

Hình 2-6: Quy trình dữ liệu LIS 27

Hình 2-7: Một sơ đồ kết nối vật lý hệ thống LIS 29

Hình 4-1: Sơ đồ khối của máy phân tích huyết học tự đông SYSMEX 42

Hình 4-2: Sơ đồ khối mạch tiền xử lý 47

Hình 4-3: Sơ đồ khối mạch điều khiển chính 48

Hình 5-1: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của quang kế 52

Hình 5-2: Nguyên lý đếm các tế bào máu hoạt động 53

Hình 4-3: Biểu đồ phân bố WBC 67

Hình 6-1: Định dạng ARGOS 68

Hình 7-1: Thiết lập thuộc tính mặc định của cổng COM 78

Hình 7-2: Cấu hình cổng COM theo người sử dụng 79

Hình 7-3: Lưu đồ thuật toán đón, phân tích và hiện thị dữ liệu 80

Hình 7-4: Module chẩn đoán kết quả xét nghiệm 84

Hình 7-5: Tạo database 85

Hình 7-6: Đặt tên database 85

Hình 7-7: Tạo bảng kết quả 86

Hình 7-8: Bảng kết quả trong database 86

Hình 7-9: Bảng kết quả xét nghiệm 87

Hình 7-10: Lưu đô thuật toán của module tìm kiếm 88

Hình 7-11: Tạo các query cho cơ sở dữ liệu 89

Hình 7-12: Bảng các query 90

Hình 7-13: Menu Tìm kiếm 90

Hình 7-14: Hộp thoại yêu cầu nhập thông tin nếu không nhập 91

Hình 7-15: Hộp thoại yêu cầu nhập dữ liệu khi nhập sai kiểu dữ liệu 91

Hình 7-16: Tìm kiếm theo giá trị SID chính xác 91

Hình 7-17: Tìm kiếm theo giải giá trị của SID 92

Hình 7-18: Tìm kiếm theo ngày làm xét nghiệm 92

Hình 7-19: Tìm kiếm theo giá trị kết quả xét nghiệm 93

Hình 7-20: Chức năng In kết quả 93

Hình 7-21: Mẫu báo cáo kết quả bệnh nhân 94

Hình 7-22: Giao diện khởi động của S-LIS 95

Hình 7-23: Kết quả xét nghiệm khi kết nối thiết bị 96

Hình 7-24: Xem kết quả 97

Hình 7-25: Tìm kiếm các SID trong khoảng từ 9 đến 11 97

Hình 7-26: Kết quả tìm kiếm 98

Trang 5

Danh sách các bảng biểu

Bảng 2-1: Mẫu phiếu yêu cầu xét nghiệm 30

Bảng 2-2: Mẫu phiếu trả lời kết quả 30

Bảng 4-1: Công thức bạch cầu của một người bình thường khỏe mạnh 62

Bảng 6-1: Định dạng kết quả ARGOS 68

Bảng 6-2: Ý nghĩa các thành phần trạng thái 71

Bảng 6-3: Bảng kết quả các thông số liên quan đến Bạch cầu 71

Bảng 6-4: Bảng kết quả các thông số liên quan đến tiểu cầu 72

Bảng 6-5: Bảng định dạng các cờ nhớ 72

Bảng 6-6: Bảng định dạng các thông số đồ hình 73

Bảng 6-7: Bảng định dạng các chứng thực cho bệnh nhân 73

Trang 6

Danh mục các từ viết tắt

PACS: Picture Archiving and Communication System

SGML: Standard Generalized Markup Language

MCHC: Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration

PDW: Platelet Distribution Width

Trang 7

Phần mở đầu

Hiện nay trên thế giới, thông qua việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, việc quản lý các thông tin trong bệnh viện theo cách thông thường đã được thay thế bằng Hệ thống thông tin y tế trong bệnh viện HIS (Hospital Information System) Hệ thống này phục vụ trực tiếp công tác quản lý và cung cấp mọi thông tin hoạt động của bệnh viện Ngoài ra, hiện nay các bệnh viện đã và đang được trang bị những thiết bị điện tử hiện đại, phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị như: máy siêu

âm, X – quang, cộng hưởng từ, cắt lớp điện toán… Do đó, xuất hiện những hệ thống quản lý bằng kỹ thuật số như: Hệ thống thông tin về chẩn đoán hình ảnh (Radiology Information System), hệ thống lưu trữ và truyền ảnh PACS (Picture Archiving and Communication System), hệ thống thông tin trong phòng xét nghiệm (Laboratory Information System) Các hệ thống này phục vụ rất đắc lực cho công việc lưu trữ, chẩn đoán và nhất là khả năng ứng dụng trong hệ thống y tế từ xa, chia sẻ tài nguyên trong công tác nghiên cứu, đào tạo…

Trong nội dung luận văn này, em chỉ xin đi sâu vào tìm hiểu một phần của Hệ thống thông tin y tế trong phòng xét nghiệm LIS ( Laboratory Information System), chuẩn công nghiệp dùng cho hệ thống (chuẩn HL7 cho dữ liệu văn bản), các ứng dụng

và hướng phát triển của hệ thống.Ngoài ra, phần mềm S-LIS được xây dựng có khả năng kết nối với các thiết bị xét nghiệm, phiên bản hiện tại chỉ có khả năng kết nối với

hệ thống xét nghiệm huyết học tự động SYSMEX của Roche

Luận văn này gồm 3 phần chính như sau:

Phần 1: Tổng quan về hệ thống thông tin y tế trong phòng xét nghiệm Phần 2: Tổng quan về máy xét nghiệm huyết học tự động SYSMEX

Phần 3: Chương trình S-LIS

Trang 8

1 Chương 1: Tổng quan về hệ thống thông tin y tế

1.1 Khái niệm chung về hệ thống thông tin y tế

Căn cứ vào hệ thống mẫu hồ sơ bệnh án dùng trong các bệnh viện, chúng ta có thể thấy được tính phức tạp của việc quản lý các thông tin, các hoạt động trong từng bệnh viện nói riêng và mạng các bệnh viện nói chung Có rất nhiều các thông tin cần được quản lý như:

Thông tin về bệnh viện: Quản lý hồ sơ, quản lý trang thiết bị

Thông tin quản lý hành chính: Quản lý đội ngũ y bác sĩ, quản lý vật tư kho tàng, quản lý tài chính…

Phần quan trọng nhất là việc quản lý dữ liệu của hình ảnh chụp, các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân Những hình ảnh, kết quả này giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và kịp thời đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân Chính vì thế, các hình ảnh chụp và kết quả xét nghiệm của các bệnh nhân cần được lưu trữ cẩn thận, đầy đủ nhằm phục vụ cho việc chẩn đoán đối chiếu sau này cũng như phục vụ công tác nghiên cứu giảng dạy

Để lưu trữ, quản lý các thông tin như đã nêu ở trên theo phương pháp thông thường như là việc lưu trữ trên giấy tờ, film, trong thời gian dài và số lượng lớn là rất khó khăn và tốn kém nhiều công sức

Để quản lý một cách hiệu quả các thông tin nêu trên, cần phải có các hệ thống lưu trữ hiện đại hơn như việc chuyển đổi sang tín hiệu điện tử để lưu trữ Từ những yêu cầu thực tế đó, các hệ thống thông tin lưu trữ hiện đại đã được nghiên cứu và xây dựng lên: Hệ thống thông tin bệnh viện HIS (Hospital Information System), hệ thông thông tin chẩn đoán hình ảnh RIS (Radiology Information System), hệ thống lưu trữ và truyền ảnh PACS (Picture Archiving and Communication System), hệ thống thông tin

y tế trong phòng xét nghiệm LIS (Laboratory Information System)

1.1.1 Hệ thống thông tin bệnh viện HIS

Hệ thống thông tin bệnh viện HIS (Hospital Information System) là hệ thống quản lý bằng máy tính các công việc trong môi trường chăm sóc sức khỏe bệnh nhân với mục đích:

Trang 9

Quản lý hồ sơ bệnh nhân, bệnh án, trang thiết bị, thuốc, quản lý vật tư, tài chính, đội ngũ y bác sỹ

Cho phép trao đổi thông tin, dữ liệu thống kê hai chiều giữa các phòn ban, các khoa nhằm phục vụ cho người bệnh một cách tốt hơn

Giúp Ban giám đốc của bệnh viện theo dõi kịp thời tình hình của bệnh viện về công tác chữa bệnh, quản lý bệnh nhân

Hỗ trợ cho công tác đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học tại các bệnh viện

Có khả năng liên kết với hệ thống thông tin của các cơ sở y tế khác như các bệnh viện trong bộ Y tế, các cơ sở y tế bên ngoài

Xây dựng các cơ sở dữ liệu về thông tin chuyên ngành y tế

Đánh giá hiệu quả và chi phí của bệnh viện để từ đó đề ra kế hoạch phát triển lâu dài cho bệnh viện

1.1.2 Hệ thống thông tin chẩn đoán bằng hình ảnh RIS

Các kết quả chẩn đoán sử dụng các thiết bị X – quang, chụp cắt lớp điện toán, cộng hưởng từ, siêu âm chẩn đoán, gamma camera, mammography… được gọi là chẩn đoán bằng hình ảnh Sau khi chiếp chụp, thiết bị sẽ tạo ra ảnh số hóa để đưa đi chẩn đoán và lưu trữ

RIS (Radiology Information System) được thiết kế nhằm mục đích hỗ trợ cho các công việc quản trị cũng như các hoạt động thăm khám bệnh nhân trong khoa chẩn đoán hình ảnh, để giảm chi phí quản trị và tăng khả năng chia sẻ thông tin Do đó, mạng RIS quản lý hồ sơ và các thông tin quan trọng của các bệnh nhân trong khoa chẩn đoán hình ảnh, tọa các báo cáo chẩn đoán, tạo danh mục bệnh nhân mới, nơi chứa phim, chuyển phim, danh mục phòng khám

Cấu hình của mạng RIS gần giống với mạng HIS nhưng ở mức độ nhỏ hơn Mạng RIS bao gồm một hệ thống máy tính với các thiết bị ngoại vi như các đầu cuối, máy in và các máy đọc mã vạch Trong đa số trường hợp, RIS là mạng độc lập với khả năng truy cập hạn chế tới mạng HIS

Các nhiệm vụ chính của mạng RIS thực hiện:

- Xử lý các bản ghi về bệnh nhân và danh mục phim

Trang 10

- Giám sát trạng thái của các bệnh nhân, các đợt thăm khám chẩn đoán của bệnh nhân và các thiết bị chẩn đoán

- Lập kế hoạch chẩn đoán

- Tạo, định dạng và lưu trữ các báo cáo về chẩn đoán

- Sắp xếp các danh mục phim

- Thực hiện phân tích thanh toán một cách đúng lúc

- Thực hiện phân tích sơ bộ và phân tích thống kê

Cả hai hệ thống thông tin HIS và RIS được điều khiển theo sự kiện, tức là khi

có sự kiện xảy ra HIS tự động gửi một bản tin HL7 tới RIS Đồng thời, RIS phân tích bản tin này rồi cập nhật, tổ chức lại dữ liệu bệnh nhân trong cơ sở dữ liệu theo sự kiện

1.1.3 Hệ thống lưu trữ và truyền ảnh PACS

Hệ thống lưu trữ và truyền ảnh PACS (Picture Archiving and Communication System) ra đời nhằm đáp ứng việc xử lý, lưu trữ và phân phối, hiển thị các dữ liệu hình ảnh trong thông tin y tế

Hệ thống lưu trữ và truyền ảnh PACS như tên gọi của nó là thực hiện nhiệm vụ thu nhận và lưu trữ ảnh (Picture Archiving) từ những thiết bị tạo ảnh gồm X – quang, ảnh huỳnh quang số, ảnh số C – Arm, ảnh MR, ảnh siêu âm, ảnh hạt nhân… Thực hiện việc chia sẻ phân phối ảnh thông qua hệ thống truyền thông linh động để phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân

Hệ thống PACS ra đời với mục đích:

- Dễ dàng truy cập tới một lượng thông tin lớn về hồ sơ và hình ảnh

- Giảm chi phí trong việc quản lý nhân sự, lưu trữ thông tin, lỗi do con người và mất mát tài liệu

- Đưa ra chẩn đoán một cách chính xác hơn nhờ sự kết hợp nhiều nhận định của các chuyên gia

- Có thể hoàn thiện hơn bằng cách thêm các chức năng điều trị vào hệ thống

Trang 11

1.1.4 Hệ thống thông tin trong phòng xét nghiệm

Hệ thống thông tin y tế trong phòng xét nghiệm LIS (Laboratory Information System) được thiết kế nhằm mục đích hỗ trợ cho công việc quản trị cũng như các công tác thăm khám bệnh nhân, giảm thiểu chi phí trong khoa xét nghiệm

Cấu hình của mạng LIS gần giống với HIS nhưng ở mức độ nhỏ hơn Mạng LIS bao gồm một hệ thống máy tính với các máy xét nghiệm được coi như là các thiết bị đầu cuối, máy in và các máy đọc mã vạch Trong đa số trường hợp, RIS là mạng độc lập với khả năng truy cập hạn chế tới mạng HIS

Hệ thống LIS được thiết kế nhằm một số mục đích sau:

- Xử lý các bản ghi về bệnh nhân và danh mục các xét nghiệm Giám sát trạng thái của các bệnh nhân, các đợt xét nghiệm của bệnh nhân và các thiết bị xét ngiệm

- Lập kế hoạch xét ngiệm

- Tạo, định dạng và lưu trữ các báo cáo về xét ngiệm

- Tăng độ chính xác, giảm thiểu thời gian

- Nâng cao chất lượng phục vụ bênh nhân

1.2 Chuẩn dữ liệu văn bản HL7

HL7 là một trong nhiều tổ chức phát triển chuẩn (SDOs) được ANSI công nhận HL7 là chuẩn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Hầu hết các tổ chức phát triển chuẩn tạo ra các chuẩn (đôi khi gọi là các specification hay các giao thức) cho một miền chăm sóc sức khỏe cụ thể ví dụ như quản lý ngành dược, các thiết bị y tế, tạo ảnh hoặc hợp đồng bảo hiểm Lĩnh vực của HL7 là dữ liệu về việc khám và điều trị bệnh nhân và việc quản lý hành chính Thuật ngữ HL7 đề cập đến tầng cao nhất của mô hình OSI (Open Systems Intercorrect) của ISO (International Standards Organization) Tầng 7 là tầng cao nhất của mô hình truyền thông cho việc liên kết các hệ thống mở (OSI) của tổ chức chuẩn quốc tế ISO- tầng ứng dụng Tầng ứng dụng gửi đi định nghĩa

về các dữ liệu được trao đổi, thời gian trao đổi và việc truyền các lỗi nhất định tới ứng dụng Tầng 7 hỗ trợ các chức năng như kiểm tra an ninh, xác minh người tham gia,

Trang 12

kiểm tra giá trị hiệu lực, dàn xếp các cơ chế trao đổi và quan trọng nhất là kết cấu việc trao đổi dữ liệu

Nhiệm vụ của HL7 là: Cung cấp các chuẩn cho việc trao đổi, quản lý và tích hợp dữ liệu hỗ trợ cho việc chăm sóc bệnh lý bệnh nhân và quản lý, phân phối, đánh giá các dịch vụ chăm sóc sức khỏe Đặc biệt là tạo ra các hướng tiếp cận, các chuẩn, chỉ dẫn, phương pháp và các dịch vụ liên quan linh hoạt với giá cả phải chăng cho việc thao tác trao đổi giữa các hệ thống thông tin y tế

Những quy định của chuẩn HL7 đã được phát triển theo thứ tự các mục tiêu định trước Sự mở rộng sau này của chuẩn cũng phải hỗ trợ cho các mục tiêu này Mục đích của chuẩn là thực hiện truyền thông trong các hệ thống y tế được thuận tiện và đơn giản Mục tiêu chính của chuẩn là cung cấp các tiêu chuẩn cho việc chuyển đổi dữ liệu trong các ứng dụng máy tính dùng trong y tế

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều chuẩn về y tế Vậy tại sao lại chọn HL7? HL7 đáng chú ý vì nó tập trung vào những yêu cầu về giao diện của toàn bộ một tổ chức y tế trong khi hầu hết những chuẩn khác chỉ tập trung vào những yêu cầu của một phòng ban cụ thể Hơn nữa, trên cơ sở vẫn đang được phát triển, HL7 hình thành và phát triển một bộ các giao thức theo cách nhanh nhất có thể mà có đáp ứng vừa nhanh vừa đáng tin cậy đối với các thành viên của nó Chuẩn này là nhằm đến các yêu cầu đặc biệt của các hệ thống phòng ban và bệnh viện đã được cài đặt trước, trong đó có một số sử dụng các công nghệ hiện đại Chuẩn HL7 hỗ trợ việc chuyển đổi dữ liệu giữa các hệ thống thực hiện trong môi trường kỹ thuật đa dạng Sự thực hiện của chuẩn phải phù hợp với tính đa dạng của ngôn ngữ lập trình và các hệ điều hành HL7 cũng hỗ trợ giao tiếp trong các môi trường truyền thông đa dạng, từ mô hình OSI 7 mức đến các môi trường nhỏ hơn như kết nối điểm – điểm RS 232

Trang 13

1.2.1 Các sáng kiến mới và đang được phát triển

Mô hình thông tin tham chiếu (RIM) là cơ sở của quá trình phát triển HL7 phiên bản 3 Là một mô hình đối tượng được tạo ra như một phần của hệ phương pháp luận phiên bản 3, RIM là một mô tả có tính hình tượng lớn của các dữ liệu về bệnh án và xác minh chu kì sống của các sự kiện mà một bản tin hoặc một nhóm các bản tin có liên quan sẽ mang Đó là một mô hình chia sẻ giữa tất cả các miền và nói cho đúng nghĩa ra nó là mô hình mà từ đó tất cả các miền tạo ra bản tin của chúng Đại diện rõ ràng cho các liên kết tồn tại giữa các thông tin được mang trong các trường của bản tin HL7, mô hình thông tin tham chiếu là thiết yếu đối với nhiệm vụ tăng độ chính xác và giảm chi phí thi hành

Một khuôn mẫu HL7 là một cấu trúc dữ liệu dựa trên mô hình thông tin tham chiếu HL7 và diễn tả nội dung dữ liệu cần thiết cho một ứng dụng quản lý hay bệnh án nhất định Chúng là các mô hình được quy định trước mà theo đó các đoạn OBX có thể được kết hợp để mô tả các quan sát tổng quát tùy chọn Một vài quan sát có thể rất đơn giản ví dụ như huyết áp- liên quan đến một loạt các quan sát được mong đợi như tâm thu, tâm trương, vị trí bệnh nhân, phương pháp… Những thủ tục chẩn đoán cao cấp hơn có thể liên quan đến hàng trăm mẩu thông tin liên quan bao gồm giải phẫu, định hướng, chuỗi các phép đo Các khuôn mẫu cung cấp một phương tiện để ghép nối các đoạn OBX cần thiết để gửi đi một quan sát với những quy tắc đóng gói riêng rẽ cho việc phối hợp và phê chuẩn chúng đối với các quan sát cụ thể Dựa trên nhu cầu và sự ưu tiên của người sử dụng, khuôn mẫu cung cấp cho người sử dụng thuận lợi của việc định nghĩa sự thu thập các đoạn OBX cần thiết và một loạt các quy tắc phê chuẩn tương ứng và một khi đã được định nghĩa thì cấu trúc có thể dùng lại nhiều lần Bởi vì chúng dựa trên những yêu cầu nhất định của người sử dụng nên các khuôn mẫu có thể được “cắm và chạy” ở một ví trí sử dụng cho trước

Trang 14

1.2.1.3 Từ vựng

Từ rất lâu, HL7 đã nhận thức được rằng trong khi dữ liệu có thể được trao đổi giữa các hệ thống thì tính hữu dụng của nó có thể bị hạn chế nếu không có một kiến thức rõ ràng, được định nghĩa tốt và được chia sẻ về ý nghĩa của dữ liệu được truyền đi Bởi vì rất nhiều dữ liệu truyền đi được mã hóa hoặc là bởi HL7 hoặc là bởi các tổ chức khác nên HL7 đã bắt đầu một nỗ lực tập trung thông qua việc hình thành Uỷ ban kĩ thuật từ vựng để tổ chức và duy trì các thuật ngữ từ vựng dùng trong các bản tin của nó Nhóm này đang làm việc để cung cấp một cơ cấu tổ chức

và lưu trữ nhằm duy trì một vốn từ vựng đã được mã hóa mà khi dùng kết hợp với HL7 và các chuẩn có liên quan sẽ cho phép việc trao đổi các dữ liệu bệnh án và các thông tin để hệ thống gửi và hệ thống nhận có được sự hiểu biết rõ ràng, được định nghĩa tốt và được chia sẻ về ý nghĩa của các dữ liệu được truyền Mục đích của việc trao đổi dữ liệu bệnh án bao gồm (nhưng không hạn chế) việc cung cấp chăm sóc bệnh lý, hỗ trợ bệnh lý và nghiên cứu quản lý…

HL7 đã và đang làm việc tích cực với công nghệ XML kể từ khi hình thành nhóm quan tâm đặc biệt SGML/XML vào tháng 9 năm 1996 Kể từ đó, nhóm SGML/XML đã phát triển thành hai nhóm riêng rẽ:

+ Nhóm quan tâm đặc biệt XML- hỗ trợ cho nhiệm vụ của HL7 thông qua việc giới thiệu sử dụng các chuẩn ngôn ngữ gia tăng có thể mở rộng (XML) cho tất cả các nền của HL7 và các thông số y tế độc lập với nhà cung cấp

+ Uỷ ban kĩ thuật tài liệu có cấu trúc- hỗ trợ cho nhiệm vụ của HL7 thông qua việc phát triển các chuẩn tài liệu có cấu trúc cho y tế Vào năm 1999, HL7 đã tán thành việc giới thiệu sử dụng XML như là một

cú pháp có thể lựa chọn cho các bản tin HL7 phiên bản 2.3.1

Cho phép rất nhiều tùy chọn và vì thế rất linh hoạt, các bản tin phiên bản 2.x được sử dụng rộng rãi và rất thành công Những bản tin này tiến hóa qua nhiều năm sử dụng một hướng tiếp cận “bottom-up” nhằm vào các nhu cầu của từng cá

Trang 15

nhân thông qua một phương pháp luận ad-hoc Các dữ liệu mà HL7 dịch chuyển và mối quan hệ của dữ liệu đó với các dữ liệu khác không không được xem xét theo dõi một cách nhất quán Thành công của HL7 một phần lớn cũng nằm ở chỗ nó rất linh hoạt Nó chứa rất nhiều đoạn dữ liệu và nguyên tố dữ liệu tuỳ chọn, khiến nó

dễ dàng thích ứng với hầu hết các ứng dụng Trong khi cung cấp sự linh hoạt lớn thì chính tính tuỳ chọn của nó làm ta không thể có được những kiểm tra đáng tin cậy về sự thi hành của nhà cung cấp và buộc những người thực hiện phải tốn nhiều thời gian hơn để phân tích và quy hoạch giao diện của họ để bảo đảm rằng các bên liên quan đều đang dùng một cấu hình tuỳ chọn giống nhau Phiên bản 3 giải quyết vấn đề này và một số vấn đề khác bằng cách sử dụng một hệ phương pháp luận được định nghĩa tốt dựa trên một mô hình thông tin tham chiếu Nó là chuẩn cuối cùng đang tồn tại hiện nay Sử dụng các kĩ thuật xây dựng bản tin và kĩ thuật phân tích nghiêm ngặt và kết hợp chặt chẽ với nhiều sự kiện kích hoạt hơn và các bản tin được định dạng với rất ít sự tuỳ chọn, mục đích cơ bản của HL7 ở phiên bản 3 là đưa ra một chuẩn được định nghĩa và có thể kiểm tra được đồng thời cung cấp khả năng chứng thực tính thích ứng của nhà cung cấp Phiên bản 3 dùng một phương pháp phát triển hướng đối tượng và một mô hình thông tin tham chiếu để tạo ra các bản tin Mô hình thông tin tham chiếu là một phần thiết yếu của phương pháp phát triển HL7 phiên bản 3 vì nó cung cấp một mô tả rõ ràng các liên kết về mặt từ vựng

và ngữ nghĩa tồn tại giữa các thông tin chứa trong các trường của các bản tin HL7 Phiên bản 3 đầu tiên được đề xuất vào tháng 12 năm 2001 chỉ sử dụng mã hóa XML

1.2.2 Cấu trúc của chuẩn HL7

Cấu trúc của HL7 gồm các phần sau:

- Điều khiển truy vấn: Mô tả cấu trúc chung của các bản tin, các quá trình tạo bản tin, các kiểu sự kiện

- Quản trị bệnh nhân: Cơ chế tạo và thành phần chi tiết của các bản tin liên quan đến quá trình nhập xuất, chuyển viện của bệnh nhân

Trang 16

- Nhập y lệnh: Cấu trúc của bản tin khi có y lệnh như theo dõi các dấu hiện sống, yêu cầu xét nghiệm, chụp chiếu Các y lệnh thường có liên quan mật thiết với từng bệnh nhân

- Quản trị tài chính: Mô tả các bản tin tài chính giữa các ứng dụng như viện phí, bảo hiểm…

- Các tập tin tham khảo: Các bản tin nhằm đồng bộ các tập tin tham khảo như tập tin về các bác sĩ, người sử dụng Các bản tin này nhằm đảm bảo môi trường đồng nhất giữa các ứng dụng

- Bệnh án và quản trị tài liệu: Cấu trúc mô tả các bản tin khi cần tạo các bệnh án hoặc tài liệu liên quan tới quá trình điều trị bệnh nhân

- Lập lịch: Mô tả các bản tin nhằm kết nối các sự kiện liên quan tới quá trình lập lịch, sử dụng dịch vụ như thăm khám, chiếu chụp và các tài nguyên khác

- Chuyển viện: Mô tả các bản tin cần tuân thủ khi bệnh nhân chuyển viện

- Chăm sóc bệnh nhân: Các bản tin phát sinh trong quá trình chăm sóc bệnh nhân

1.2.3 Định nghĩa trong bản tin HL7

1.2.3.3 Trường (Field)

Trang 17

Một trường là một chuỗi các ký tự Mỗi trường được xác định bằng đoạn mà

nó nằm trong đó và vị trí của nó nằm trong đoạn Ví dụ trường PID – 5 là trường thứ năm trong đoạn PID Các trường dữ liệu có thể bị bỏ đi nếu không cần thiết Một trường được xác định gồm có phần bắt buộc và phần tùy chọn, hoặc theo điều kiện cụ thể căn cứ vào các bảng thuộc tính Các giá trị là R (Required), O (Optional), C (Conditional) nằm trong sự kiện khởi đầu hoặc trong một trường khác Độ dài tối đa của một trường được định nghĩa bằng thông tin bình thường

1.2.3.4 Thành phần (Component)

Một thành phần làm một nhóm logic các đối tượng gồm có nhiều nội dung của một trường ghép hoặc mã hóa Trong một trường có nhiều thành phần và không phải tất cả các thành phần đều phải có giá trị

1.2.3.5 Item Number

Mỗi trường được quy thành một Item number duy nhất Các trường được sử dụng trong nhiều hơn một đoạn thì Item number của nó được duy trì qua các đoạn

1.2.3.6 Trường trống và trường rỗng (Null and Empty Field)

Giá trị NULL được truyền bằng dấu “”, một trường có giá trị NULL khác hẳn với một trường rỗng (Empty) Một trường rỗng chỉ ra rằng không nên ghi đè lên các giá trị đã có của trường này Trong khi đó một giá trị NULL thì lại chỉ ra là tất cả các giá trị trước đây của trường nên được ghi đè

1.2.3.7 Loại dữ liệu (Data Type)

Loại dữ liệu giới hạn nội dung và định dạng của trường dữ liệu Một số loại

dữ liệu là mã hoặc là kết hợp của các loại dữ liệu khác

1.2.3.8 Dấu ngăn cách (Delimiters)

Các giá trị về dấu ngăn cách được ghi trong MSH – 2 của bản tin và được sử dụng trong toàn bộ bản tin Các dấu ngăn cách nên dùng gồm: “<CR>” là kết thúc đoạn “|” là dấu ngăn cách trường, “^” là dấu ngăn cách thành phần, “&” là dấu ngăn cách thành phần con, “~” là dấu ngăn cách lặp, “\” là ký tự Escape

1.2.3.9 Cú pháp bản tin (Message Syntax)

Trang 18

Mỗi bản tin được định nghĩa trong một chú thích đặc biệt mà nó liệt kê các

ID của đoạn theo thứ tự mà chúng sẽ xuất hiện trong bản tin Các dấu móc {} chỉ ra rằng một hoặc nhiều nhóm các đoạn (nhóm này có thể chỉ là một đoạn) có thể được lặp lại Dấu ngoặc đơn [] chỉ ra rằng các nhóm đoạn này là tùy chọn

Tất cả các loại bản tin, các mã sự kiện khởi đầu và các mã ID của đoạn mà bắt đầu với chứ Z là dành cho việc định nghĩa cục bộ Có thể bỏ qua các đoạn cục

bộ này để chương trình có thể sử dụng dược rộng rãi hơn

1.2.3 Các quy tắc xây dựng bản tin HL7

1.2.3.1 Bước 1: Tạo ra các đoạn theo thứ tự đã được định nghĩa

a) Ba ký tự đầu tiên là mã ID của đoạn

b) Mỗi trường dữ liệu được chèn lần lượt vào các đoạn theo quy tắc:

- Đặt dấu ngăn cách các trường trong đoạn

- Nếu trường đó không có mặt thì bỏ qua

- Nếu trường có giá trị nhưng là NULL thì dùng dấu “” đặt tại vị trí đó

- Khi trường có giá trị và khác NULL thì các ký tự được đặt tại vào lớn nhất là bằng độ dài tối đa của trường đó Độ dài này được quy định trong định nghĩa kiểu trường

- Nếu trong định nghĩa trường cho phép chia thành các thành phần thì áp dụng quy tắc:

+ Các thành phần được phân tách bởi dấu ngăn “^”

+ Thành phần có mặt nhưng là NULL thì biểu diễn bằng “” + Thành phần không có mặt thì bỏ qua, không biểu diễn bằng ký tự nào

+ Các thành phần không có mặt nhưng ở vị trí cuối trong trường thì không cần dấu ngăn cách thành phần

- Nếu định nghĩa là thành phần cho phép chúng được chia nhỏ thành các thành phần con thì áp dụng quy tắc sau:

Trang 19

+ Các thành phần con được ngăn cách bởi dấu ngăn “&” + Các thành phần con có mặt nhưng có giá trị NULL thì biểu diễn bằng “”

+ Các thành phần con không có mặt thì bỏ qua nhưng vẫn dùng dấu ngăn cách thành phần con

+ Các thành phần con không có mặt nhưng ở vị trí cuối thì không cần dấu ngăn cách thành phần con

- Nếu trong định nghĩa trường có cho phép trường này được lặp lại thì áp dụng như sau: có một dấu chỉ định sự lặp lại được đặt vào giữa mỗi lần lặp, dấu lặp là dấu “~”

c) Lặp lại bước 1b khi có bất cứ trường có mặt nào được gửi đi Nếu tất cả các trường còn lại có trong định nghĩa đoạn nhưng lại không có mặt thì bỏ qua chúng

d) Kết thúc mỗi đoạn với một ký tự ACSII xuống dòng

1.2.4.2 Bước 2: Lặp lại bước 1 cho đến khi các đoạn được phát đi hết

Các quy tắc sau đây được áp dụng với bản tin nhận dạng HL7 và chuyển đổi nội dung các bản tin thành dữ liệu:

- Bỏ qua các đoạn, các trường, các thành phần, các thành phần con và các lặp lại của một trường nếu chúng không cần đến

- Nếu một đoạn thu được mà chúng ta lại không cần dùng thì hãy bỏ qua nó, đây không phải là lỗi

- Nếu các trường dữ liệu được tìm thấy ở cuối của một đoạn và chúng không cần thiết thì có thể bỏ qua chúng, đây cũng không phải là lỗi

Trang 20

2 Chương 2: Hệ thống thông tin y tế trong phòng xét nghiệm

Hòa nhập với sự phát triển của khu vực và thế giới, nền kinh tế Việt Nam ngày càng có sự tăng trưởng tiến bộ Kinh tế phát triển đồng nghĩa với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng nâng cao, đòi hỏi sự trang bị của các bệnh viện ngày càng cao, và sự phục vụ ngày càng hoàn thiện

Trong bất cứ một phòng khám hay bệnh viện nào hiện nay, số lượng trang thiết

bị ngày một nhiều hơn, số lượng xét nghiệm cũng ngày một tăng cao Hơn thế nữa, do chính nhu cầu của người dân về sức khỏe, họ thăm khám ngày càng nhiều chức năng Việc này dẫn đến nhiều bất cập trong công tác quản lý Ví dụ mỗi người bệnh do thăm khám nhiều chức năng khác nhau sẽ có nhiều phiếu khám, phiếu kết quả khác nhau Ngoài ra, số lượng người khám ngày càng nhiều khiến cho việc sao lục, thống kê, báo cáo rất khó khăn Việc nhập kết quả thủ công, ghi chép nhiều lần gây lãng phí nhân lực

và thời gian

Từ những nhu cầu thực tế đó, việc ứng dụng tin học trở thành một vấn đề cấp thiết, là một yêu cầu bắt buộc phải có trên hệ thông thông tin bệnh viện hoàn chỉnh

Hình 2-1: Một phòng thí nghiệm tự động truyền thống

Trang 21

2.1 Ứng dụng quản lý công nghệ thông tin trong quản lý xét

nghiệm

Việc quản lý xét nghiệm là một yêu cầu bắt buộc phải có trên hệ thống thông tin bệnh viện hoàn chỉnh, đây là một chức năng tương đối phức tạp vì liên hệ đến nhiều chức năng quản lý khác trong toàn bệnh viện như:

- Chức năng quản lý viện phí

- Chức năng quản lý vật tư , hóa chất dùng cho xét nghiệm, phần này liên kết với chức năng quản lý kho dược hoặc kho vật tư để quản lý tránh thất thoát trong quá trình sử dụng vật tư hóa chất

- Chức năng quản lý về chuyên môn phục vụ công tác điều trị và tiến đến phục vụ bệnh án điện tử và hội chẩn từ xa

Tuy nhiên công việc quản lý xét nghiệm về góc độ phục vụ công tác điều trị sẽ rất vất vả vì lượng công việc nhập liệu là hết sức lớn Nếu 100 % bệnh nhân nội trú có làm xét nghiệm và 50% bệnh nhân phòng khám có làm xét nghiệm Hàng ngày lượng bệnh nhân phòng khám thường gấp 3 lần số giường bệnh nội trú

Mỗi bệnh nhân có thể có nhiều phiếu xét nghiệm và một phiếu xét nghiệm sẽ có nhiều xét nghiệm Do đó chúng ta có thể thực hiện việc quản lý xét nghiệm ở giai đoạn sau cùng của hệ thống thông tin bệnh viện và phân chia việc đưa quản lý xét nghiện thành 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Quản lý tên xét nghiệm dùng cho từng bệnh nhân và chi phí đi kèm, đồng thời quản lý sử dụng vật tư hóa chất

Trang 22

- Giai đoạn 2: quản lý các kết quả xét nghiệm cho từng bệnh nhân và in phiếu kết quả trên máy hoặc đưa kết quả vào trang WEB quản lý bệnh nhân của bệnh viện để thiết lập bệnh án điện tử

2.1.1 Nhu cầu cần có để thực hiện quản lý xét nghiệm

Để thực hiện dược quản lý xét nghiệm, bệnh viện cần có hệ thống quản lý bệnh nhân tốt tại tất cả các khâu:

Khâu quản lý xuất nhập vật tư hóa chất cũng phải sẵn sàng để chuyển vật tư hóa chất đón phòng xét nghiệm và theo dõi việc sử dụng của xét nghiệm

Tại các phòng khám và các khoa phòng nội trú cần xây dựng được hệ thống yêu cầu xét nghiệm (laboratory order system) để chuyển thông tin đến phòng xét nghiệm khi có yêu cầu của bác sĩ điều trị nhằm giảm bớt áp lực nhập liệu tại khoa xét nghiệm Nếu có điều kiện nên sử dụng hệ thống hàng đợi (Queue management system) với các bảng điện tại khoa xét nghiệm giúp bệnh nhân chờ đợi một cách trật tự

Trang 23

Thí dụ : số hồ sơ 66009 nếu quay chiều ống nghiệm lại sẽ là 60099 hoặc lầm lẫn giữa tên Hương và Hường do nét bút chì bị mất Vì thế việc sử dụng mã vạch là rất cần thiết trong xét nghiệm

Việc triển khai mã vạch ở khâu nào tùy tình hình mỗi bệnh viện Tốt nhất là tại khâu tiếp đón cung cấp ngay cho bệnh nhân các mã vạch sẽ dùng trong quá trình điều trị mã vạch này cũng nên được dán vào sổ hoặc thể khám bệnh của bệnh nhân

Giải quyết vấn đề phần nhúng (embedded) trên các máy xét nghiệm

Các máy xét nghiệm hiện đại hiện nay có phần nhúng để đưa các kết quả xét nghiệm ra máy in hoặc cổng COM Tuy nhiên các hệ thống máy khác nhau sẽ có các định dạng (format) ra cổng COM khác nhau do đó cần có đội ngũ thực hiện chuyển các thông tin này vào ứng dụng Nếu đạt được việc này thì mới thực sự giảm nhẹ công việc cho khoa xét nghiệm và bệnh án điện tử mới khả thi.Việc làm này đòi hỏi phải tốn kém trong việc thực hiện phần mềm

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý xét nghiệm đòi hỏi bệnh viện đã

có hệ thống thông tin khá hoàn chỉnh Công việc này đòi hỏi có sự liên hoàn ở tất cả các khâu và nên thực hiện ở giai đoạn sau cùng của việc phát triển hệ thống quản lý thông tin bệnh viện

Trang 24

2.2 Hệ thống thông tin trong phòng xét nghiệm

Từ những yêu cầu thực tế đó, hệ thống LIS đã hình thành và đang phát triển một cách mạnh mẽ Hình dưới trình bày danh sách thiết bị có thể kết nối trong hệ thống LIS Các thiết bị đó bao gồm các máy xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch, huyết học, xét nghiệm nước tiểu, vv…

Một hệ thống thông tin phòng thí nghiệm (LIS) hoàn chỉnh, là một hệ thống bao gồm hạ tầng mạng, các thiết bị xét nghiệm và một phần mềm quản lý cho phép nhận,

xử lý và lưu trữ các thông tin được sinh ra trong phòng xét nghiệm Hệ thống này có giao diện giao tiếp với các thiết bị xét nghiệm cũng như các hệ thống khác như hệ thống thông tin trong bệnh viện HIS LIS là một ứng dụng được cấu hình tùy biến, tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng của công việc trong phòng xét nghiệm Việc xây dựng một hệ thống LIS hoàn chỉnh là khá phức tạp, phụ thuộc rất nhiều vào sự phức tạp của phòng xét nghiệm Một số nhà cung cấp đưa mọi thành phần, trong khi đó có những nhà cung cấp chỉ chuyên về những modun đặc biệt

Trang 25

Hình 2-3:Hệ thống thông tin trong phòng xét nghiệm

LIS cung cấp một giải pháp toàn diện cho phòng xét nghiệm với những tính năng nổi bật:

+ Thuận lợi cho việc tìm kiếm các mẫu đã xét nghiệm + Chia sẻ thông tin trên mạng LAN, mạng HIS của bệnh viện

- Kết nối dữ liệu tự động với máy XN

+ Nhận kết quả trực tiếp từ máy XN, không cần nhập thủ công + Gởi chỉ định XN từ máy tính xuống máy XN

Sơ đồ mạng kết nối LIS với HIS và quy trình dữ liệu trong hệ thống LIS được cho trong hình dưới đây

Trang 26

Hình 2-4: Sơ đồ mạng LIS kết nối HIS

Hình 2-5: Sơ đồ mạng kết nối trong LIS

Quản lý bệnh

viện (HIS) - Quản lý khoa XN (LIS)

Dữ liệu chung

Dữ liệu chung

LIS - Kết nối máy XN

Quản lý bệnh

viện (HIS)

Kết quả

Trang 27

Hình 2-6: Quy trình dữ liệu LIS

2.2.1 Quy trình trong phòng xét nghiệm

Đầu buổi làm việc, các nhân viên phòng xét nghiệm và phòng đón tiếp, điều hành bật máy tính của mình, đăng nhập vào chương trình quản lý với username và password được cung cấp Các hoạt động truy cập, ghi dữ liệu hay lấy dữ liệu ra đều được ghi vào log của hệ thống, tiện lợi cho người quản lý, dễ dàng khắc phục sự cố do người sử dụng gây ra Ngoài ra, các nhân viên phòng xét nghiệm phụ trách các máy xét nghiệm có thể tiến hành một số các thủ tục cho máy xét nghiệm như rửa máy, chạy chuẩn hóa chất,vv…

Khi bệnh nhân đưa ra các yêu cầu xét nghiệm, nhân viên phòng đón tiếp sẽ nhập thông tin bệnh nhân, các xét nghiệm cần thực hiện và in ra phiếu yêu cầu xét nghiệm Trên phiếu này có kèm bar code do máy tính sinh ra

Bệnh nhân đưa phiếu yêu cầu xét nghiệm vào phòng xét nghiệm

Nhân viên lấy mẫu sẽ tiến hành quét barcode trên phiếu và in ra barcode này, lấy mẫu bệnh phẩm (máu, nước tiểu, phân…), dán barcode này lên các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân tương ứng và gửi cho bộ phận xử lý sơ bộ

Các bệnh phẩm được xử lý sơ bộ (ví dụ quay ly tâm, tách huyết thanh, vv…) và chuyển cho nhân viên phụ trách các máy xét nghiệm kèm theo phiếu yêu cầu xét nghiệm

Dữ liệu chung

Trang 28

Tùy vào từng máy xét nghiệm có hay không có đầu đọc barcode, đầu đọc tự động hay đầu đọc bằng tay mà nhân viên xét nghiệm xử lý tương ứng:

- Với các máy không có đầu đọc barcode như SYSMEX, clintek… nhân viên xét nghiệm sẽ nhập các thông tin bằng tay và tiến hành chạy mẫu

- Với các máy có đầu đọc barcode bằng tay, nhân viên xét nghiệm sẽ quét barcode này và tiến hành chạy mẫu

- Với các máy có đầu đọc barcode tự động hay các hệ thống tự động hoàn chỉnh (ví dụ như hệ thống Modular của hãng Roche), nhân viên xét nghiệm chỉ cần đặt mẫu vào các vị trí và tiến hành chạy mẫu

Trong các máy xét nghiệm có đầu đọc barcode (các máy có thể giao tiếp 2 chiều giữa máy và máy tính điều khiển), máy sẽ truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu và lấy các yêu cầu xét nghiệm của bệnh nhân tương ứng với barcode, chạy các mẫu được nhân viên đưa vào Trong trường hợp không đọc được barcode do lỗi nào đó xuất hiện, máy sẽ gửi một thông báo tới người phụ trách thông qua hệ thống

Khi máy chạy xong xét nghiệm thì các dữ liệu kết quả sẽ được gửi ra máy tính chủ tương ứng với từng barcode thông qua các interface giao tiếp được cài đặt Nhân viên phụ trách máy xét nghiệm tương ứng chuyển phiếu yêu cầu xét nghiệm ra cho bộ phận trả kết quả Với các máy không có kết nối đến LIS, chúng sẽ có giao diện để nhập thủ công

Nhân viên phụ trách việc trả kết quả sẽ nhận phiếu yêu cầu xét nghiệm, tiến hành quét barcode Chương trình quản lý thông tin phòng xét nghiệm sẽ tự động tìm

và đưa ra kết quả tương ứng với từng bệnh nhân Đồng thời hiểu thị tên bệnh nhân này trên màn hình phía ngoài để bệnh nhân biết là mình đã có kết quả xét nghiệm

Nhân viên phụ trách trả kết quả in phiếu kết quả, gọi và trả kết quả cho bệnh nhân

Lưu ý: Với các xét nghiệm được quy định giữ bí mật theo pháp luật, nhân viên trả kết quả sẽ phải liên hệ trực tiếp với bệnh nhân và tư vấn, đảm bảo giữ bí mật các thông tin cá nhân này

Nếu bác sỹ điều trị yêu cầu tiến hành thêm các xét nghiêm khác hay các kết quả có giá trị quá bất thường thì quy trình này sẽ được lặp lại để kiểm tra Nếu cần

Trang 29

thiết, các máy xét nghiệm sẽ được yêu cầu chuẩn lại và chạy lại các xét nghiệm này thêm một lần nữa

Kết thúc ngày làm việc, các nhân viên sẽ log out ra khỏi username của mình Với nhân viên phòng xét nghiệm sẽ tiến hành các yêu cầu của nhà sản xuất theo từng máy để đảm bảo an toàn và chất lượng của máy(rửa máy, tắt máy theo đúng các quy trình…)

Hình 2-7: Một sơ đồ kết nối vật lý hệ thống LIS

2.2.2 Cách quản lý mã SID, PID

PID là viết tắt của Patient Identification Đây là mã số riêng của bệnh nhân, được lưu trong cơ sở dữ liệu của bệnh viện Mã số này cho ta biết tất cả các yêu cầu khám, chữa bệnh cũng như các thông tin của bệnh nhân Mã PID được cấp phát ngay khi bệnh nhân nhập viện

SID là viết tắt của Sample Identification Đây là mã số của mẫu xét nghiệm dùng trong phòng xét nghiệm mà ta đã đề cập ở trên SID gồm 12 chữ số, thông thường được quản lý bằng cách kết hợp ngày XN và số thứ tự mẫu xét nghiệm trong ngày Do số thứ tự là duy nhất trong ngày và ngày là duy nhất trong năm nên SID là duy nhất Ví dụ mẩu thử có số thứ tự 31 trong ngày 20/02/2006 có SID là 200206 –

000031

Trang 30

Tuy nhiên, mỗi khoa XN có thể có cách quản lý SID riêng và chức năng này sẽ

được chỉnh sửa cho phù hợp

Mẫu phiếu yêu cầu xét nghiêm sẽ như sau:

Phiếu tham gia dịch vụ

Mã vạch Bệnh nhân Ngày lập phiếu

(Mã SID) Người viết phiếu

Mẫu phiếu trả lời kết quả:

Bảng 2-2: Mẫu phiếu trả lời kết quả Phiếu kết quả xét nghiệm

Trang 31

Chương 3: Tổng quan chung về máy xét nghiệm huyết học

tự động SYSMEX

3.1 Chức năng

Máy xét nghiệm huyết học tự động SYSMEX của hãng ROCHE (Thụy Sỹ) có thể phân tích và báo cáo tự động 18 thông số huyết học khác nhau: WBC, RBC, HGB, HCT, MCV, MCH, MCHC, PLT, PCT, MPV, PDW, RDW, Lymph%, Lymph#, Mono

%, Mono #, Gran %, Gran # và 3 biểu đồ: RBC, PLT, LMG

3.2 Tính năng kỹ thuật

Thể tích mẫu máu toàn phần cho xét nghiệm rất nhỏ, chỉ 10 µL , do đó giảm tiêu hao hoá chất

Công nghệ hoá chất giảm bớt lượng chất thải hoá chát xét nghiệm

Kiểm soát chất lượng tự động bằng Smartcard giảm thời gian người vận hành, nhu cầu đào tạo và khả năng mắc lỗi

Sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001

Hiệu quả chi phí: Trang bị cho phòng xét nghiệm cùng với các hệ thống xét nghiệm về huyết học, sinh hoá và phân tích nước tiểu

SYSMEX được thiết kế để hoạt động một cách hiệu quả trong bất cứ phòng xét nghiệm lâm sàng nào SYSMEX được sử dụng để đưa ra những kết quả chính xác, chất lượng, độ tin cậy về phân tích huyết học

Tốc độ xét nghiệm: 60 mẫu bệnh phẩm/giờ (tuýp mở)

55 mẫu bệnh phẩm/giờ (tuýp đóng)

Mã hoá: Mã hoá bệnh nhân dưới dạng kí tự số

Trang 32

Sử dụng bình Snapact (hoá chất được đóng kín trong 1 bình duy nhất đặt trong máy), hoặc có thể dùng 3 hoá chất riêng đặt bên ngoài máy

Có thể sử dụng hoá chất do nhiều hãng khác sản xuất

Bình hoá chất SNAPACT Tiết kiệm thời gian cho người vận hành, giảm chi phí và đơn giản xử lý chất thải

Thuốc thử được đóng kín trong 1 bình duy nhất SNAPACT (3 trong 1) ( bao gồm 3 hoá chất: chất pha loãng, chất phá vỡ màng hồng cầu ( lysing agent), dung dịch rửa và một ngăn chứa chất thải)

Các chất thải sau khi xét nghiệm tự động quay lại bình SNAPACT giảm bớt nguy cơ độc hại, nên rất tiện lợi trong việc sử dụng, thay thế hay bảo vệ thuốc thử

Một bình SNAPACT làm được 210 mẫu xét nghiệm cho cả 18 thông số

Bảo dưỡng Qúa trình khởi động và tự động rửa được đặt sẵn chương trình

Với thẻ từ SMART CARD chọn thêm cho phép lưu được tới 60 bệnh nhân

Chuẩn: Chuẩn tự động

Dùng thẻ từ SMART CARD để chuẩn

Kiểm tra chất lượng: Dùng thẻ từ SMART CARD để kiểm tra (31 control x 3

level)

Ghép nối với máy tính qua cổng RS 232

Lựa chọn BAR CODE

Kích thước 32 x 36 x 32 cm (Cao x Rộng x Sâu)

Nguồn điện 90 V đến 230 V - 50 Hz tới 60 Hz

Trang 33

- Kiểm tra chất lượng

- Tự động phân tích và báo cáo 18 thông số

- Màn hình màu tinh thể lỏng( LCD)

- Máy in EPSION LX 300 hay tương đương

3.4 Yêu cầu chung khi cài đặt

- Nguồn điện 220 V, 50/60 Hz ổn định, tiếp xúc tốt

- Dây đất được cố định, đảm bảo tiếp đất tốt

- Kiểm tra hoá chất trước khi sử dụng máy Đảm bảo không dò rỉ, không hở Máy phải hút được dịch

- Nếu hết hoá chất phải thay mới Không được bổ sung dịch vào bình cũ đang chạy

- Máy in và giấy phải được chuẩn bị sẵn sàng khi xong kết quả

3.5 Quy trình hoạt động

3.5.1 Khởi động máy

Bật công tắc đen phía sau về vị trí (1 = mở; 0 = tắt)

Máy sẽ tự khởi động, sau 3 phút chờ đợi trên màn hình sẽ xuất hiện

Sau ba phút chờ, máy chạy vòng " Start up " để cân bằng trắng

Vòng này thành công khi các kêt quả bằng không hoặc ở lân cận mức không cho phép.Trên màn hình sẽ hiện ra kết quả:

Kiểm tra xem kết quả đo điểm không có vượt qua giới hạn sau không:

Trang 34

Nếu kết quả đo vượt quá giới hạn trên máy sẽ thực hiện một chu kỳ STARTUP

khác Nếu lỗi vẫn chưa được loại trừ sau ba chu kỳ STARTUP , một thông báo

"STARTUP FAILED , CHECK REAGENTS " hãy kiểm tra hoá chất

Nếu quá trình startup bị lỗi thông báo " STARTUP FAILED " sẽ được in ra cùng với tất cả các kết quả cho đến khi quá trình mới được thực hiện

Nếu hệ thống không được sử dụng liên tục trong bốn giờ , trứơc khi sử dụng lại máy cần phải chạy trương trình STARTUP

Nếu thực hiện các phân tích trên máy trước khi startup chưa hoàn thành, thông báo " START UP NOT INITIATED" sẽ hiển thị trên màn hình và được in ra

3.5.2 Hoạt động

Kim lấy mẫu sẽ đưa xuống sau 1 phút chuẩn bị

Đưa mẫu máu đã được chống đông bằng EDTA vào và ấn công tắc phía sau kim hút hoặc bấm nút "Start" một lần nữa.Máy tự hút mẫu và thực hiện phép đo trong vòng 1 phút.Kết quả sẽ hiển thị trên màn hình và được máy in tự động in ra giấy

Chú ý: Phải đảm bảo mẫu được lắc đều Kim lấy mẫu ngập trong mẫu và đảm bảo thời gian hút mẫu

Kết thúc máy tự động đưa kim xuống.Đèn phía trước bật xanh sẵn sàng làm mẫu tiếp theo

3.5.3 Tắt máy

Kết thúc công việc máy được tắt khi đã chạy xong vòng "Standby"

Để chạy vòng "Standby" ta làm như sau:

Ấn nút Stanby.Máy sẽ hỏi trên màn hình:" Standby?"

Để khẳng định nhấn nút Enter = Yes

Để từ chối nhấn vào ESC = No

Máy sẽ chạy vòng Standby để rửa máy sau khi chạy xong vòng này, có thể tắt máy

Trang 35

3.5.4 Thay bình hóa chất mới

Từ menu chính di chuyển con trỏ tới mục SERVICE và nhấn ENTER chọn

PRIM REAGENTS và nhấn ENTER chọn chức năng CHANGE PACK và làm

theo các chỉ dẫn trên màn hình LCD

Máy sẽ hỏi "Change Pack Yes or No"

Để khẳng định nhấn phím YES = ENTER

Máy sẽ thông báo: "Remove the old pack?"- Hãy tháo hộp hoá chất đã hết ra

khỏi máy và nhấn vào phím Enter

Máy thông báo" Install the new pack?" Hãy lắp hộp hoá chất Snapactk mới vào

3.6.1 Bảo dưỡng hàng ngày

Khi bắt đầu làm việc máy phải tự động chạy startup và sau một ngày làm việc,trước khi tắt máy , nhấn phím stanby máy sẽ chuyển sang chế độ standby trong khoảng thời gian 1 phút ,sau đó tắt máy

Sau khi phân tích một số mẫu ( số lượng được lập trình bởi người sử dụng) máy sẽ tự động chạy chế độ rửa tự động

Trang 36

3.6.1.3 Vệ sinh hệ thống

Ngắt nguồn điện cấp cho máy

Lau máy bằng một miếng vải ướt ,dùng nước hoặc dung dịch kiềm để lau rửa bên ngoài máy Không bao giờ được dùng các hoá chất có tính ăn mòn để lau rửa máy Sau khi lau sạch và làm khô ,cấp nguồn cho máy

Trang 37

Trong mục SERRVICE di chuyển con trỏ đến Concentrated cleaning và làm theo các chỉ dẫn trên màn hình

Màn hình sẽ hiển thị:"Open the cover door" - Hãy dùng chìa khoá mở mở cửa phía trước mặt máy.Nhấn Enter

Màn hình sẽ hiển thị "poor 3ml of cleaning reagent into WBC"- Hãy đổ 3 ml dung dịch rửa vào buồng đếm bạch cầu và nhấn ENTER

Màn hình sẽ hiển thị "poor 3ml of cleaning reagent into RBC"- Hãy đổ 3 ml dung dịch rửa vào buồng đếm hồng cầu và nhấn ENTER

Máy sẽ thông báo: "Concentrate cleaning wait for 10 mn".Máy sẽ thực hiện rửa sạch các buồng đếm trong 10 phút

3.6.3 Bảo quản thiết bị

Hàng ngày trước khi tắt máy phải kiểm tra:

+ Nguồn điện sử dụng, cáp nối điện vvv

+ Hoá chất cung cấp

+ Mở khoá xem ở khay chứa có hoá chất không,nếu có, hệ thống

bị rò rỉ phải báo ngay cho cơ sở bảo hành

+ Không tuỳ tiện hoặc nhờ người khác không thuộc hãng sửa chữa.Cơ sở bảo hành sẽ không chịu trách nhiệm về các thiệt hại

+ Máy phải được đặt ở nơi kho ráo mát mẻ Nhiệt độ trung bình

từ 18- 2 độ C

+ Những nơi hay có hiện tượng sét đánh cần thiết phải tháo dây nguồn ra khỏi ổ cắm trước khi ra về hoặc không sử dụng nữa

3.7 Sửa chữa

3.7.1 Một số lỗi cần được sửa chữa

Hệ thống SYSMEX được sửa chữa trong các trường hợp sau:

-Sự hoạt động của hệ thống bị lỗi, máy không hoạt động

-Mức đếm background quá cao, không chấp nhận được -Độ chính xác kém

Trang 38

-Các giá trị chuẩn bị trôi

-Các giá trị điều khiển nằm ngoài khoảng xác định, các kết quả phân tích không chính xác

3.7.2 Phương pháp xác định lỗi

Đầu tiên phải xác định được nguyên nhân gây lỗi ,phần nào của hệ thống bị lỗi :sự vận hành của hệ thông , hoá chất , độ chính xác hay chuẩn hoá Hãy làm theo các bước sau đây:

Nhấn các phím và kiểm tra sự hoạt động của hệ thống dưới tác động của việc nhấn phím Nếu hệ thống bị lỗi, xác dịnh phần nào bị lỗi và nguyên nhân gây lỗi

- Quan sát sự hoạt động của bơm hoá chất, pit-tông lên xuống, xem có bọt khí trong các ống nối với bơm không? Nếu bơm bị lỗi pit-tông lên xuông không nhẹ nhàng hoặc có bọt khí trong ống dẫn hoá chất

Trang 39

Nếu kết quả đếm WBC thiếu chính xác cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Chạy chế độ concentrated cleaning

- Nếu kết quả WBC vẫn thiếu chính xác ,thực hiện quá trình chuẩn hoá thông số này

- Tiến hành phân tích mẫu máu và quan sát sự vận hành của van

số sáu.Van này đống mở trong quá trình phân tích Nếu van này đóng

mở không tốt ,thay van mới

Nếu các kết quả HGB thiếu chính xác thực hiện một số biện pháp sau:

- Chạy chế độ CONCENTRETED CLEANING

- Nếu kết quả HGB vẫn thiếu chính xác ,thực hiện quá trình chuẩn hoá thông số này

- Kiểm tra bơm hoá chất lyse:pit-tông lên,xuống phải nhẹ nhàng,không có bọt khí trong ống dẫn hoá chất

-Kiểm tra HGB LED

Nếu các kết quả này thiếu chính xác kiểmtra các phần sau:

- Chạy chế độ concentreted cleaning

- Nhấn phím start và quan sát sự hoạt động của các bộ phận sau:

1.Bơm hút mẫu máu (sampling syringe)

2.Bơm hoá chất diluent : pit-tông lên xuống,xem có bọt khí trong các ống nối với bơm không.? Nếu bơm bị lỗi pit-tông lên xuông không nhẹ nhàng hoặc có bọt khí trong ống dẫn hoá chất

3.Kiểm tra hoạt động của van số 12 ,nếu van này hỏng thay van mới

Nếu chỉ thông số này bị lỗi ,thực hiện các biện pháp kiểm tra sau:

Trang 40

- Kiểm tra van số 6 : van này đóng mở trong khi phân tích mẫu, nếu van này hỏng ,thay van mới Nếu van này hoạt động tốt kiểm tra tiếp các phần sau

- Kiểm tra hoạt động của bơm hút chất lỏng ,bơm hut chân không(hoạt động lên xuống của các pit-tong,xem có bọt khí trong ống dẫn hoá chất không)

- Nếu các bơm này tốt kiểm tra tiếp các phần sau : -Van số 8và 11các van này đóng mở trong quá trình phân tích mẫu máu.Nếu van này hỏng thay mới

Nếu chỉ thông số này thiếu chính xác ,thực hiện chuẩn hoá thông số này

Nếu chỉ thông số này bị lỗi Thực hiện các kiểm tra sau:

-Sample flags: Nếu trong bảng kết quả phân tích cạnh các giá trị

PLT xuất hiện các cờ $ (bất bình thường) hãy thay hoá chất mới và tiến hành chạy chương trình CONCENTRATED CLEANING

-Nếu không xuất hiện cờ $ ,thực hiện chuẩn hoá thông số này

3.7.4 Một số thông báo lỗi

Nếu gặp một số lỗi thông thường sau đấy, hãy làm theo các chỉ dẫn sau để khắc phục

Thông báo này có thể xuất hiện trong khi máy chạy startup SYRINGE MOTOR bị lỗi, hãy kiểm tra kết nối giữa motor và bảng mạch điện tử

Thông báo này chỉ ra rằng motor của bơm hút bị lỗi Kiểm tra jack cắm giữa motor và bảng mạch điện tử

Thông báo này có thể xuất hiện trong khi máy chạy startup TRANFER MOTOR bị lỗi, hãy kiểm tra kết nối giữa motor và bảng mạch điện tử

Ngày đăng: 22/07/2017, 23:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Thái Hà, Vũ Duy Hải, Đinh Thị Nhung, Phạm Đức Hiền và Bùi Xuân Vinh, “Bài giảng Thiết bị điện tử Y tế - Tập 3”, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Thiết bị điện tử Y tế - Tập 3”
[2] Nguyễn Đức Thuận, Vũ Duy Hải và Trần Anh Vũ, “Hệ thống thông tin y tế”, Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hệ thống thông tin y tế”
Nhà XB: Nhà xuất bản Bách Khoa
[3] Nguyễn Thế Khánh và Phạm Tử Dương, “Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng”, Nhà xuất bản Xã hội, Hà Nội 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng”
Nhà XB: Nhà xuất bản Xã hội
[5] John Leslie King and Kalle Lyytinen, “Information Systems – the state of the Field”, John Wiley &amp; Son, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Information Systems – the state of the Field”
[6] Douglas Bell and Mike Parr, “Visual Basic .NET for Students”, Addison Wesley, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Visual Basic .NET for Students”

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w