1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân

9 19,1K 176
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 122 KB

Nội dung

các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân

Trang 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ.

Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bộ máy nhà nước được tổchức theo nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân công và có sự phối hợpchặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp,hành pháp, tư pháp Thực hiện quyền tư pháp mà chủ yếu là quyền xét xử làmột trong những chức năng rất quan trọng của Nhà nước Việt Nam và đượcgiao cho Tòa án nhân dân Để bảo đảm cho tòa án xét xử khách quan, đúngngười, đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo cho các bị cáo và đương sự bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của họ thì nhà nước cần phải đưa ra các nguyên tắctổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân sao cho phù hợp với thiết chế xã hộichủ nghĩa.

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

1.Vị trí của tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước.

Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án dân sựvà các Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Công hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam Tòa án xét sử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhânvà gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theoquy định của pháp luật.

Trong phạm vi chức năng của mình, Toà án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xãhội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân;bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danhdự và nhân phẩm của công dân Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phầngiáo dục công dân trung thành với tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật,tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa vàchống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

2 Những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhândân.

Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân có thể được xemxét dưới những góc độ khác nhau và có thể được phân chia thành nhiều loạikhác nhau theo những tiêu chuẩn, dấu hiệu khác nhau Vậy những nguyên tắcchủ yếu cho việc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân bao gồm nhữngnguyên tắc nào?

a) Nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán và bầu hội thẩm nhân dân

Ở Việt Nam, trước đây chúng ta thực hiện chế độ bổ nhiệm thẩm phán.Nhưng từ năm 1960 đến trước khi có Hiến pháp năm 1992 chế độ bầu cử thẩmphán đã được thực hiện ở các cấp Tòa án nhân dân

Nguyên tắc này đã được quy định ngay từ Hiến pháp 1946: “Các viên thẩmphán đều do Chính phủ bổ nhiệm” (Điều 64)

Theo chế độ bầu cử thẩm phán có những ưu điểm là đảm bảo cho nhân dânlao động trực tiếp thực hiện quyền dân chủ trong việc lựa chọn những người có

Trang 2

trình độ chuyên môn, pháp lý, đạo đức thay mặt mình xét xử được công minh,bảo vệ được lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể, lợi ích chính đáng của công dân.Tuy nhiên, hơn 30 năm thực hiện nguyên tắc bầu thẩm phán đã bộc lộ nhữngnhược điểm là do lệ thuộc về tổ chức nên hoạt động xét xử của các tòa án cũngchịu sự áp đặt từ phía địa phương làm cho tính độc lập khi xét xử của toà án bịhạn chế Do đó để các tòa án thực hiện được nguyên tắc độc lập khi xét xử, sựcần thiết phải được độc lập trong tổ chức Vì vậy, Hiến pháp 1992 tại Điều 128quy định: Chế độ bộ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kì của thẩm phándo luật định Theo quy định của “Luật tổ chức tòa án nhân dân” năm 2002 thì:Chủ tịch nước bãi nhiệm, miễn nhiệm cách chức đối với thẩm phán Tòa ánnhân dân tối cao (kể cả tòa án quân sự Trung ương) còn chánh án, phó chánhán, thẩm phán của Tòa án nhân dân địa phương và Tòa án quân sự từ cấp quânkhu trở xuống do chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức.

Nhiệm kỳ của Chánh án, Phó chánh án và thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,chánh án, phó chánh án và thẩm phán tòa án nhân dân địa phương, tòa án quânsự là 5 năm.

Đối với hội thẩm nhân dân được thực hiện theo chế độ bầu hoặc cử Hộithẩm toà án nhân dân địa phương do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sựgiới thiệu của uỷ ban Măt trận Tổ quốc cùng cấp và do hội đồng nhân dân cùngcấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của cơ quan chánh án tòa án nhân dân.Hội thẩm quân nhân tòa án quân sự quân khu và tương đương do Chủ nhiệmTổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử theo sự giới thiệu của cơquan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, Tổng cục hoặc cấp tươngđương và do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam miễnnhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của chánh án tòa án quân sự quân khu và tươngđương sau khi thống nhất với cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quânchủng, tổng cục hoặc cấp tương đương.

Hội thẩm quân nhân tòa án quân sự khu vực do chủ nhiệm chính trị quân khu,quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử theo sự giới thiệucủa cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương và do chủ nhiệm chính trịquân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương miễn nhiệm,bãi nhiệm theo đề nghị của chánh án tòa án quân sự khu vực sau khi thống nhấtvới cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương.

Nhiệm kỳ của hội thẩm nhân dân tòa án nhân dân địa phương, hội thẩm quânnhân là 5 năm.

b) Nguyên tắc khi xét xử có hội thẩm nhân dân ( hội thẩm quân nhân )tham gia, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán

Từ năm 1946 đến nay trong các bản Hiến pháp của nước ta và trong cácLuật tổ chức Tòa án năm 1960, 1981, 1992 đều quy định về sự tham gia của hộithẩm trong quá trình xét xử của Tòa án và khi xét xử hội thẩm ngang quyền với

Trang 3

thẩm phán Đối với những hội thẩm nhân dân theo luật tổ chức Tòa án nhândân năm1992 vẫn theo chế độ tuyển cử như trước Các hội thẩm nhân dân, Tòaán nhân dân tối cao, các hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự được cử, còn cáchội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân địa phương do hội đồng nhân dân cùng cấpbầu ra, miễn nhiệm, bãi nhiệm.

Luật quy định hội thẩm chỉ được tham gia hội đồng xét xử sơ thẩm chứ khôngđược tham gia hội đồng xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm.

Khi tham gia xét xử, hội thẩm bình đẳng với thẩm phán trong việc giải quyếtcác vấn đề phát sinh khi xét xử Có quyền ngang với thẩm phán Khi xét xử cácthành viên trong hội đồng xét xử đều có quyền đưa ra thảo luận tất cả nhữngvấn đề quan trọng cần giải quyết tại phiên tòa, có quyền tham gia xét hỏi vànghị án, mọi quyết định đều được biểu quyết theo đa số.

Để đảm bảo tính công bằng, bình đẳng của pháp luật việc xét xử không chỉ cónhững người chuyên môn mà còn có cả đại diện từ phía nhân dân, Hiến phápquy định: “ Việc xét xử của Tòa án nhân dân có hội thẩm nhân dân, của Tòa ánquan sự có hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật Khi xétxử hội thẩm ngang quyền với thẩm phán ” ( Theo điều 129 ).

Hội thẩm nhân dân là những người lao động, công tác ở cơ sở, thay mặt nhândân lao động tham gia hoạt động xét xử của Tòa án, đảm bảo cho việc xét xửđúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, phù hợp vớinguyện vọng và quan điểm của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củahọ.

Hiện nay điều 37 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 và pháp lệnh vềthẩm phán và hội thẩm đã quy định rõ tiêu chuẩn của hội thẩm, nhưng trongthực tế sự tham gia xét sử của hội thẩm còn mang tính hình thức, làm hạn chếhiệu quả công tác xét xử của Tòa án Cho nên, môt vấn đề đặt ra hiện nay làphải nâng cao trình độ nghiệp vụ của hội thẩm để đảm bảo cho hội thẩm bằngchính năng lực của mình có thẻ ngang quyền với thẩm phán khi xét xử.

c) Nguyên tắc khi xét xử thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ tuântheo pháp luật.

Nguyên tắc này đều được quy định trong bốn bản Hiến pháp của nước ta (điều 69 Hiến pháp 1946, điều 100 Hiến pháp 1959, điều 131 Hiến pháp 1980,điều 130 Hiến pháp 1992) Trong sắc lệnh số 13 ngày 24 tháng 1 năm 1946 vàcác luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960, 1981, 1992 cũng đều ghi nhậnnguyên tắc này Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc pháp chế xã hội chủnghĩa, nó bảo đảm cho tòa án nhân dân xét xử khách quan, đúng pháp luật đểbảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa Nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất: Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm không bị ràng buộc bởi kết

luận của Viện kiểm sát; không bị chi phối bởi ý kiến của nhau Thẩm phán, hộithẩm phải chịu trách nhiệm đối với ý kiến của mình về từng vấn đề của vụ án.

Trang 4

Thứ hai: Khi xét xử, các thành viên trong hội đồng xét xử cũng độc lập với

nhau trong việc xác định chứng cứ, lựa chọn các quy phạm pháp luật cần đượcáp dụng để định tội và lượng hình đối với các vụ án hình sự, quyết định quyềnvà nghĩa vụ của đương sự trong các vụ án khác.

Thứ ba: Đối với một bản án có thể phải xét xử nhiều lần theo các thủ tục sơ

thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm Đối với các bản án xét xử sơthẩm thì không phải xin ý kiến chỉ đạo của tòa án cấp trên Ngược lại khi xét xửphúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm không lệ thuộc vào chứng cứ, kết luậnvà quyết định tòa án đã xét xử sơ thẩm mà phải tự mình xác định chứng cứ, quyphạm pháp luật cần được áp dụng để có quyết định cụ thể.

Sự độc lập của thẩm phán và hội thẩm khi xét xử phải gắn liền với việc tuânthủ pháp luật điếu đó có nghĩa là khi xét xử thẩm phán và hội thẩm phán phảicăn cứ vào các quy định của pháp luật để đưa ra ý kiến, quyết định của mình vềtừng vấn đề của vụ án, chứ không được tùy tiện hay bằng cảm tính.

d) Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

Nguyên tắc này được quy định tại điều 131 Hiến pháp năm 1992 và bắtnguồn từ nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máyNhà nước.

Xét xử là hoạt động đặc thù do tòa án nhân dân thực hiện nhằm bảo vệ phápchế xã hội chủ nghĩa, lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cáctổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân Bằng bản án, quyết định của tòa ánmà các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được hưởng các quyền hoặc phải thựchiện các nghĩa vụ nhất định Vì vậy, việc xét xử của tòa án phải khách quan,đúng pháp luật Muốn có bản án, quyết định khách quan, đúng pháp luật đòi hỏiphải phát huy trí tuệ tập thể Do đó khi xét xử tất cả các vụ án, ở tất cả các trìnhtự tố tụng đều phải thành lập hội đồng xét xử.

Các văn bản pháp luật về tố tụng đã quy định cụ thể thành phần của hộiđồng xét xử ở từng cấp xét xử:

- Theo luật định thì hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một thẩm phán và haihội thẩm nhân dân, trường hơp đặc biệt hội đồng xét xử có hai thẩm phán vàba hội thẩm Tòa chuyên trách Tòa án tối cao xét xử thì thành phần hội đồngxét xử là ba thẩm phán và hai hội thẩm.

- Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán, trường hợp đặc biệt có thêmhai hội thẩm nhân dân.

- Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm Tòa chuyên trách Tòa ánnhân dân tối cao hoặc Tòa án quân sự Trung ương gồm có ba thẩm phán.Nếu Uỷ ban thẩm phán hoặc hội đồng thẩm phán giám đốc thẩm hoặc táithẩm thì số thành viên tham gia xét xử phải chiếm hai phần ba tổng số cácthành viên của Uỷ ban thẩm phán hoặc hội đồng thẩm phán.

Nguyên tắc này phát huy được trí tuệ tập thể và đảm bảo cho việc xét xử củaTòa án thận trọng, khách quan, toàn diện, chống độc đoán Hội đồng xét xử làm

Trang 5

việc tập thể và chịu trách nhiệm phán quyết của mình Mọi thành viên hội đồngxét xử ngang quyền nhau khi giải quyết những vấn đề phát sinh tại phiên tòa.Khi quyết định bản án bằng cách biểu quyết theo đa số từng vấn đề một Tronghội đồng xét xử sơ thẩm, thẩm phán biểu quyết sau cùng Người có ý kiến thiểusố có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ vụán.

đ) Nguyên tắc tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định.

Nguyên tắc này được quy định từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến phápnăm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001 ) và các Luật tổ chức tòa án nhândân năm 1960, 1981, 1992,2002.

Nguyên tắc xét xử công khai là một trong những nguyên tắc dân chủ củahoạt động xét xử xã hội chủ nghĩa.Nguyên tắc này góp phần vào việc giáodục và nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xãhội, thu hút đông đảo nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chốngtội phạm và các vi phạm Mặt khác nguyên tắc này thu hút nhân dân thamdự phiên tòa, tạo điều kiện cho nhân dân lao động giám sát hoạt động củaTòa án cũng như của các cơ quan cơ quan chức năng khác, nâng cao ý thứctrách nhiệm của những người tiến hành tố tụng và do đó nguyên tắc này làmột trong những nguyên tắc đảm bảo cho hoạt động xét xử được thực hiệntheo pháp luật.

Tính công khai trong hoạt động xét xử được hiểu là việc xét xử các vụ ánhình sự, dân sự, kinh tế… được tiến hành công khai tại phiên tòa, mọi côngdân từ 16 tuổi trở lên đều có quyền tham dự và theo dõi diễn biến của phiêntòa Tòa án có thể niêm yết kế hoạch xét xử tại trụ sở Tòa án hoặc thông báoviệc xét xử trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết, thamdự hoặc Tòa án tổ chức các phiên tòa lưu động để xét xử lưu động ở dướiđịa phương.

Tuy nhiên không phải mọi phiên tòa của Tòa án đều phải tiến hành côngkhai, mà Hiến pháp năm 1992 còn quy định là trong những trường hợpngoại lệ do luật định, Tòa án có thể xét xử kín Theo Luật tổ chức Tòa ánnhân dân năm 1992 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật tổ chứcTòa án nhân dân được quốc hội thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1993, thìTòa án có thể xét xử kín khi: Để giữ gìn bí mật Nhà nước; Để giữ gìn thuầnphong, mĩ tục của dân tộc; Để giữ bí mật của các đương sự theo yêu cầuchính đáng của họ.

e) Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là một nguyêntắc cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, được quy định tại điều 8 Luậttổ chức tòa án nhân dân năm 2002: “ Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọicông dân đếu bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc,tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội; cá nhân, cơ quan, tổ

Trang 6

chức, địa vị vũ trang nhân dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọithành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật ”.

Nội dung nguyên tắc này thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Mọi hành vi phạm tội, tranh chấp pháp lí do bất cứ ai thực hiện đều đượcTòa án xét xử nghiêm minh, công bằng, không thiên vị.

- Pháp luật quy định những quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tốtụng, cho nên bất cứ ai tham gia tố tụng cũng được hưởng những quyền vàphải thực hiện những nghĩa vụ tố tụng đó.

Vi phạm nguyên tắc này là vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, làm cho việcxét xử không công minh, không đúng pháp luật Báo cáo chính trị của Ban chấphành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã chỉ rõ “ không chophép ai dụa vào quyền thế để làm trái pháp luật Mọi vi phạm đều phải được xửlí Bất cứ ai phạm pháp đều đưa ra xét xử, không được giữ lai để xử lí nội bộ.Không được làm theo phong kiến: dân thì chịu hình pháp, quan thì xử theo lễ.

f) Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của đương sự.

Nguyên tắc này được thực hiện từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001 ) và các Luật tổ chức tòa án nhân dân năm1960, 1981, 1992, 2002.

Bằng việc khẳng định là quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm, Hiếnpháp năm 1992 còn quy định: “Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khácbào chữa cho mình Tổ chức luật sư được được thành lập để giúp bị cáo và cácđương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệpháp chế xã hội chủ nghĩa” Bằng quy định là “quyền bào chữa của bị cáo đượcbảo đảm” Hiến pháp năm 1992 quy định một cách gián tiếp rằng trong hoạtđộng xét xử của mình Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo,quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Theo quy định của Phápluật tố tụng, trong một số trường hợp nhất định, nếu bị can hoặc người đại diệnhợp pháp của họ không mời người bào chữa, thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sáthoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho họ Đó là nhữngtrường hợp sau:

- Bị cáo có nhược điểm về thể chất và tinh thần.

- Bị cáo phạm tội nghiêm trọng mà hình phạt cao nhất là tử hình.- Bị cáo là thành niên phạm tội.

Cũng bằng quy định “ Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và cácđương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”, Hiến pháp năm1992 quy định một cách gián tiếp về nhiệm vụ của các cơ quan Đảng, Nhànước có thẩm quyền cũng như các tổ chức xã hội và các cơ quan khác trongviệc hành lập Đoàn luật sư.

g) Nguyên tắc công dân Việt Nam có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dântộc mình trước tòa án.

Trang 7

Nguyên tắc này được quy định từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001) và các Luật tổ chức tòa án nhân dân năm1960, 1981, 1992, 2002 Tại điều 10 luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002quy định: “Tòa án bảo đảm cho những người tham gia tố tụng quyền dùng tiếngnói, chữ viết của mình trước tòa án”.

Nguyên tắc này thể hiện rõ chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.Nhà nước ta thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dântộc, các dân tộc có quyền dung tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc vàphát huy những phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình(điều 5 Hiến pháp).

Bảo đảm cho những người tham gia tố tụng quyền dùng tiếng nói, chữ viếtcủa dân tộc mình trước Tòa án, là điều kiện để bảo đảm cho việc xét xử đượcchính xác, đúng sự thật khách quan của sự việc, hiệu quả xet xử được nâng cao.Bởi lẽ điều đó tạo cho người tham gia tố tụng có điều kiện trình bày một cáchdễ dàng, chính xác, đầy đủ về sự thật một vụ án Trong những trường hợpngười tham gia tố tụng trình bày bằng ngôn ngữ dân tộc họ thì Tòa án phải chỉđịnh người phiên dịch.

h) Nguyên tắc tòa án nhân dân chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhànước.

Đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm không chỉ là nhiệm vụ củacác cơ quan chức năng mà còn là nhiệm vụ của các cơ quan khác, các tổ chứcvà công dân.Cho nên việc phối hợp giữa Tòa án nhân dân với các cơ quan nhànước, các tổ chức xã hội là rất cần thiết Tòa án cần phối hợp với các cơ quanvà tổ chức trong việc phát huy tác dụng giáo dục của phiên tòa và tạo điều kiệnthuận lợi cho việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án Tóa án cùng vớiViện kiểm sát, Công an, Thanh tra, Tư pháp, cơ quan hữu quan khác, tổ chứcxã hội nghiên cứu và thực hiện những chủ trương, biện pháp nhằm ngăn ngừavà chống các loại tội phạm cũng như các việc vi phạm pháp luật khác, nâng caoý thức pháp luật và văn hóa pháp lí trong quần chúng nhân nhân dân lao độngđồng thời động viên họ tham gia đấu tranh, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cựctrong xã hội, góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà nước đãđặt ra trong giai đoạn hiện nay.

i) Nguyên tắc tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử.

Nội dung nguyên tắc này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 1 Luật tổchức tòa án nhân dân năm 2002:

Nội dung nguyên tắc này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 1 Luật tổchức tòa án nhân dân năm 2002: “Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử” Bảnán, quyết định sơ thẩm của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị trong thờihạn do pháp luật quy định thì có hiệu lực pháp luật, đối với bản án, quyết địnhsơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm Bảnán, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.

Trang 8

Luật tổ chức tòa án nhân dân đã bảo đảm việc thực hiện quyền tố tụng củabị cáo và các đương sự được xét xử qua hai cấp: cấp xét xử sơ thẩm và cấp xétxử phúc thẩm.

- Cấp xét xử sơ thẩm tiến hành trình tự, thủ tục giải quyết vụ án lần thứ nhất.Tất cả các vụ án nếu đưa ra xét xử thì đều phải tiến hành qua cấp sơ thẩm Đâylà cấp xét xử không thể thiếu và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trìnhgiải quyết vụ án Lý luận và thực tiễn đều cho thấy, nếu cấp sơ thẩm xét xửchính xác, nghiêm túc thì bản án sẽ ít bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo thủtục phúc thẩm, từ đó vụ án sẽ không bị kéo dài Hoặc giả sử, nếu bản án bịkháng cáo hoặc kháng nghị để xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm thì cũng khôngmất nhiều công sức, thời gian và tiền của của Nhà nước cũng như của nhữngngười tham gia tố tụng.

- Cấp xét xử phúc thẩm tiến hành trình tự, thủ tục giải quyết vụ án lần thứhai Không phải tất cả các vụ án đã xét xử sơ thẩm đều phải tiến hành qua cấpphúc thẩm, chỉ những vụ án đã xét xử sơ thẩm mà bản án, quyết định chưa cóhiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị để xét xử lại theo thủ tục phúcthẩm thì mới phải tiến hành qua cấp phúc thẩm Pháp luật quy định có cấp phúcthẩm là xuất phát từ việc tôn trọng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp củanhững người tham gia tố tụng Mặt khác, xuất phát từ việc các phán quyết củaTòa án trước khi có hiệu lực pháp luật phải được xem xét một cách thận trọng Điều này thể hiện sự đoạn tuyệt với thủ tục sơ thẩm đồng thời chung thẩmđược áp dụng suốt mấy chục năm qua; nhằm bảo vệ quyền lợi cho những ngườitham gia tố tụng, tránh những sai lầm đáng tiếc dẫn đến số lượng án bị cải sửa,bị hủy hang năm của các tòa án Đồng thời khi thực hiện chế độ hai cấp xét xửsẽ đưa thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm về đúng bản chất là giai đoạn xét lại bảnán, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải là cấp xét xửthứ ba.

III KẾT BÀI.

Có thể nói, trong nhiều giai đoạn lịch sử của Nhà nước ta, Tòa án nhân dânđã trải qua những cuộc cải cách và đổi mới về tổ chức cũng như phương thứchoạt động để đáp ứng nhiệm vụ ngày càng nặng nề của nền tư pháp, nhất làtrong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Kết quả pháttriển và lớn mạnh của Tòa án nhân dân ngày nay thể hiện đậm nét sự vận dụngđường lối lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Tòa án nhândân.

Trang 9

MỤC LỤC

I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1

1.Vị trí của tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước 1

2 Những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân 1

III KẾT BÀI 8

Ngày đăng: 03/04/2013, 10:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w