Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn chính tả 4

26 294 1
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn chính tả 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PGD Phước Long Trường Tiểu học Phước Tín A PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU I. LỜI NÓI ĐẦU: Chính tả (chính: đúng, tả:viết, kể) theo cách hiểu trực tiếp là cách viết hợp chuẩn (lối viết dúng duy nhất). Theo đó chính tả là hành động tiêu chuẩn hóa chữ viết của một ngôn ngữ va øpho biến duy trì chuẩn mực này trong cộng đồng xã hội. Chuẩn sẽ bao gồm tất cả các biểu hiện của chữ viết như: đường nét của các con chữ biểu thò nguyên âm và phụ âm, cách đặt dấu thanh điệu, cách viết hoa, viết tắt, cách thể hiện từ phiên âm tiếng nước ngoài. Chính tả là một trong các phân môn của môn Tiếng Việt mang một ý nghóa quan trọng đối với việc học tốt môn chính tả cũng như các môn học khác ở tiểu học nói riêng và các cấp học khác nói chung. Do đó, việc nói và viết theo đúng nguyên tắc chính tả,theo đúng đặc điểm chính tả mang một ý nghóa hết sức quan trọng và cần thiết. II. Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG: Vấn đề tìm hiểu nguyên nhân cũng như đưa ra một số biện pháp giúp học sinh khắc phục các lỗi chính tả thường gặp mang một ý nghóa hết sức quan trọng. Thật vậy, trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng, xây dựng và phát triển trí tuệ, tình cảm đạo đức, thẩm mó, thể chất cho trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu vững chắc cho sự phát triển toàn diện vềå nhân cách cũng như trí tuệ của một con người. Trong đó Tiếng Việt (phân môn Chính tả) góp một phần lớn trong sự hình thành và phát triển một cá nhân hoàn thiện. Việc đưa ra một số biện pháp giúp học sinh tránh một số lỗi thường gặp giúp giáo Người soạn: Lê Thò Hương Trang 1 PGD Phước Long Trường Tiểu học Phước Tín A viên vận dụng vào công việc giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn trong các tiết dạy cũng như học sinh (viết đúng hơn) học tốt hơn trong tiết học. III. LÍ DO CHỌN ĐỀØ TÀI: Về khách quan: Hiện nay trong trường Tiểu học, vấn đề sai lỗi chính tả của học sinh là vấn đề cấùp thiết cần được quan tâm và đưa ra các biện pháp khắc phục. Tại sao vậy? Chính tả là một phân môn của Tiếng Việt, góp một phần quan trọng để học môn Tiếng Việt nói riêng và tất cả các môn học khác nói chung ở Tiểu học cũng như ở các cấp học khác cao hơn. Học tốt môn Chính tả, các em sẽ đọc đúng, viết đúng từ, câu từ đó em sẽ hiểu đúng văn bản cũng như để người khác hiểu đúng văn bản do các em trình bày. Phân môn Chính tả nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung là môn học cơ sở để các em học tốt các môn học khác. Chẳng hạn, với môn Toán : kó năng đọc đúng sẽ giúp các em hiểu đúng yêu cầu của bài toán, tiếp đó khi trình bày bài giải các em phải có kó năng viết đúng, chính xác điều mình hiểu, trình bày. Như vậy việc học tốt môn Tiếng Việt (chính tả) tạo điều kiện để các em học tốt các môn học khác. Đối tượng cần khắc phục lỗi chính tả là học sinh tiểu học(lớp 4). Bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng, tạo cơ sở ban đầu vững chắc cho các bậc học cao hơn. Việc đọc đúng một văn bản, hiểu và trình bày đúng ý hiểu của mình thành văn bản là nhiệm vụ của một học sinh khi còn ngồi trong mái trường Tiểu học. Nếu học sinh không có được những kó năng đó sẽ gây hậu quả rất lớn về sau mà việc khắc phục là cực kỳ khó khăn. Người soạn: Lê Thò Hương Trang 2 PGD Phước Long Trường Tiểu học Phước Tín A Bản thân tôi hiện là một giáo viên trực tiếp giảng dạy cho học sinh lớp 4, vấn đề khắc phục lỗi chính tả cho học sinh để học sinh có thể viết đúng, trình bày đúng, đẹp bài làm của mình là vấn đề tôi hết sức quan tâm và chú trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của nó, bản thân tôi luôn ý thức dạy thế nào, sử dụng phương pháp, hình thức cũng như cung cấp cho học sinh những quy luật, quy tắc chính tả với mong muốn giúp học sinh đạt kết quả cao trong tiết dạy của mình. Bản thân là một giáo viên mới ra trường và cũng là năm đầu tiên trực tiếp giảng dạy khối 4 nên tôi chưa có nhiều kinh nghiệm như những giáo viên lâu năm. Nhưng tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số viện pháp giúp học sinh khắc phục một số lỗi chính tả thường gặp với mong muốn tạo nên một cơ sở cho bản thân và chia sẻ một phần nhỏ nào đó với đồng nghiệp của mình. IV ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU : Đối tượng: học sinh lớp 4 Phạm vi : môn chính tả của học sinh lớp 4 1 Trường tiểu học Phước Tín A – Phước Long – Bình Phước . Thời gian: từ tháng 9 đến tháng 1 năm 2009 V. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Nghiên cứu đề tài này để tạo cơ sở cho bản thân dạy tốt hơn môn Chính tả cũng như học sinh học tốt hơn môn Chính tả. PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG (GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ) I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả" tạo cơ sở ban đầu cho giáo viên trong quá trình dạy học và theo đó giúp học simh học tốt hơn phân môn Chính tả. Người soạn: Lê Thò Hương Trang 3 PGD Phước Long Trường Tiểu học Phước Tín A Qua đề tài này, bản thân tôi mong muốn góp một phần nhỏ kinh nghiệm của mình chia sẻ cùng đồng nghiệp đồâng thời muốn mhận được sự chia sẻ góp ý chân thành từ các bạn đồng nghiệp để có thể có thêm kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. II. THỰC TRẠNG : Trong quá trình giảng dạy, được sự quan tâm tạo điều kiện của Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Phước Tín A, giáo viên có tài liệu hỗ trợ cho việc dạy môn Chính tả. Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy cũng gặp rất nhiều khó khăn : Học sinh viết sai lỗi chính tả nhiều, chưa có ý thức cao về viết chính tả và chưa được sự quan tâm nhiều của gia đình cũng như do ảnh hưởng rất lớn của phương ngữ (nói sao – viết vậy) III. CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG Trong quá trình giảng dạy chính tả nói riêng và các môn học khác nói chung, để khắc phục một thực trạng nào đó cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Theo đó để đưa ra các biện pháp giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả, trước hết giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân học sinh viết sai lỗi chính tả (sai chỗ nào và do đâu). 1. Nguyên nhân học sinh sai lỗi chính tả ở Tiểu học .  Xét về nguyên tắc xây dựng chính tả : Nguyên tắc ngữ âm học : Đây là những nội dung đònh hướng cơ bản cho việc viết. Nó xuất phát từ thói quen tự nhiên của con người trong quá trình tiến hành các thao tác với chữ viết. Nội dung của nguyên tắc này là phát âm như thế nào thì phiên âm ra chữ viết đúng như vậy. Hệ quả là nguyên tắc chỉ được thực thi với một điều kiện bắt buộc kèm theo : yêu cầu sự tương ứng 1: 1giữa con chữ và âm vò và ngược lại. Mỗi khi điều kiện này không được đảm bảo và tuân thủ triệt để sẽ dẫn đến việc sai lỗi chính tả. Người soạn: Lê Thò Hương Trang 4 PGD Phước Long Trường Tiểu học Phước Tín A  Xét về đặc điểm của chính tả: Tính chất bắt buộc tuyệt đối: Mặc dù chữ viết có thể chưa thật hợp lí về mặt khoa học nhưng khi đã thừa nhận là chuẩn chính tả thì không một cá nhân nào được tự ý viết khác đi. Chuẩn yêu cầu một cách viết thống nhất ở tất cả mọi người, mọi đòa phương và trong mọi loại hình văn bản viết. Nói khác đi, chuẩn chính tả luôn có tíùnh pháp lệnh, pháp quy nhà nước. Trong việc xác lập nó, tiêu chuẩn đúng sai được đặt lên hàng đầu còn tiêu chuẩn hợp lí hay chưa hợp lí bò đẩy xuống hàng thứ yếu. Tính chất ổn đònh cao: Những chuẩn mực được quy đònh thường tồn tại lâu dài và ít thay đổi theo thời gian. Đặc điểm này của chính tả tạo ra một thói quen tiếp nhận có tính hai mặt: Vừa có tính lâu dài vừa tiềm tàng khả năng trở thành nhân tố lạc hậu so với thực tế nói năng. Đời sống giao tiếp với những quy luật riêng của nó sẽ làm cho âm thanh, lời nói luôn luôn phải phát triển năng động, biến đổi nhằm thích ứng. Sự phát triển này đến một lúc nào đó tất yếu sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn : Mẫu thuẫn giữa một ngữ âm hiện đại mới mẻ với một chữ viết và chính tả không thay đổi. Chính sự mâu thuẫn này là một trong những đầu mối dẫn đến sự phức tạp của chính tả hiện nay. Như vậy nguyên nhân của việc sai lỗi chính tả tièâm tàng ngay ở trong bản thân nguyên tắc xây dựng và đặc điểm của chính tả. Về lỗi chính tả trên đại thể có các loại lỗi : - Lỗi do ảnh hưởng của thói quen phát âm tiếng đòa phương. - Lỗi do chưa nắm vững các quy luật cấu tạo âm tiết vào quy tắc phối hợp chữ viết . Người soạn: Lê Thò Hương Trang 5 PGD Phước Long Trường Tiểu học Phước Tín A - Lỗi do chưa được cung cấp hoặc hiểu biết không đầy đủ về những quy đònh chính tả mang tính pháp lệnh Nhà nước. - Do hạn chế và bất hợp lí của chính bản thân chữ Quốc ngữ. Với những nét riêng trong nguồn gốc lòch sử hình thành mà chữ viết hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều biểu hiện gây khó khăn cho người viết. Điển hình là do cảm nhận ngữ âm không chính xác nên một âm thanh (âm vò) đã được biểu thò bằng nhiều hình thức con chữ khác nhau. Qua đó tạo ra sự bất cập cho chính chữ viết : đọc giống nhau, viết khác nhau. Các trường hợp một âm nhiều chữ viết : a) Âm đầu : c d /k / q / z / gi ng g / / / / ngh gh o b. m đệm : / w / u c. m chính : i a a Người soạn: Lê Thò Hương Trang 6 PGD Phước Long Trường Tiểu học Phước Tín A /i/ /ă/ / / y ă e â Có 3 nguyên âm đôi: uô iê ươ / uo / / / / / ua yê ưa i ng o / i / / / d. Âm cuối: / u / y nh u c / k / ch Việc khắc phục lỗi chính tả có liên quan đến hàng loạt nội dung và công việc như : rèn luyện phát âm theo chính âm, cải tiến chữ viết theo hướng đơn giản hợp lí hoá, giới thiệu và phổ biến các quy luật quy đònh chính tả. Trong đó, công việc được ưu tiên hàng đầu là trình bày về quy luật kết hợp của các thành phần cấu tạo âm tiết. Việc nhận biết quy luật sẽ giúp người viết chủ động lựa chọn cũng như kiểm tra xác đònh cách viết đúng đắn. 2 . Một số cách khắc phục lỗi chính tả cho học sinh. Người soạn: Lê Thò Hương Trang 7 PGD Phước Long Trường Tiểu học Phước Tín A Trong quá trình dạy học một trong những biện pháp giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là người giáo viên phải biết vận dụng các nguyên tắc dạy học chính tả trong quá trình giảng dạy. Có 3 nguyên tắc cần chú ý : a. Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức và chính tả không có ý thức. Trong dạy học không có một phương pháp nào là vạn năng vì vậy để quá trình dạy học đạt kết quả cao cần phối hợp nhiều phương pháp. Trong quá trình dạy chính tả cho học sinh, giáo viên cần phối hợp hai phương pháp này một cách hợp lí nhằm đạt tối hiệu quả cao. Trong điều kiện nhà trường, việc sử dụng phương pháp có ý thức vẫn được coi là chủ yếu. Phương pháp không có ý thức cần được kết hợp sử dụng một cách hợp lí các lớp đầu cấp tiểu học chủ yếu là lớp 1; 2. gắn liền với các kiểu bài như tập chép tập viết … các kiểu bài này giúp học sinh nhanh chóng làm quen với hình thức của con chữ, hình thức chữ viết của các từ. Đây là những tiền đề, những xuất phát điểm rất cần thiết đối với học sinh mới làm quen với hệ thống chữ viết của tiếng Việt. Phương pháp không ý thức còn phát huy tác dụng khi giáo viên hướng dẫn học sinh ghi nhớ các hiện tượng chính tả có tính chất võ đoán, không gắn với một quy luật quy tắc nào như phân biệt d/gi, ch / tr, l / n … Trong nhà trường, giáo viên cần sử dụng khai thác tối đa phương pháp có ý thức. Muốn vậy, giáo viên cần phải trang bò những kiến thức về ngữ âm học, từ vựng – ngữ nghóa có liên quan đến chính tả. Cụ thể, giáo viên phải biết vận dụng những kiến thức về ngữ âm học Tiếng Việt vào việc phân biệt loại lỗi chính tả, phát hiện đặc điểm của từng loại lỗi nhất là xây dựng các quy tắc chính tả, các mẹo chính tả giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái quát có hệ thống. Người soạn: Lê Thò Hương Trang 8 PGD Phước Long Trường Tiểu học Phước Tín A Tóm lại, phát huy tính có ý thức trong dạy học chính tả sẽ tiết kiệm được thì giờ và mang lại kết quả nhanh chóng, chắc chắn, cụ thể (có thể kiểm tra ngay) hơn nữa còn gây được hứng thú cho học sinh. b . Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực và phương pháp tiêu cực (xây dựng cái đúng loại bỏ cái sai ). Bên cạnh phương pháp tích cực (cung cấp cho học sinh các quy tắc chính tả, hướng dẵn học sinh luyện tập nhằm hình thành các kó xảo chính tả) cần phối hợp phương pháp tiêu cực (đưa ra những trường hợp viết sai chính tả, hương dẫn học sinh phát hiện sửa lỗi, rồi từ đó hướng học sinh đi đến cái đúng). Nói cách khác, việc hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả cần tiến hành đồng thời với việc hướng dẫn học sinh loại bỏ các lỗi chính tả trong các bài viết. c. Nguyên tắc dạy học chính tả theo vùng phương ngữ : Đây là nội dung giảng dạy chính tả phải sát hợp với phương ngữ. Nói cách khác phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng khu vực, từng vùng miền để hình thành nội dung giảng dạy, phải xacù đònh được trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh ở từng khu vực. Bên cạnh việc áp dụng các nguyên tắùc dạy học chính tả trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần đưa ra một số phương pháp giúp học sinh viết đúng chính tả trong từng tiết học. Cụ thể : 2.1. Ghi nhớ mặt chữ của từ : Đây là một biện pháp đòi hỏi người học phải có tính kiên trì bền bỉ bởi nó yêu cầu nhiều thời gian công sức nhưng kết quả nó hình thành biểu tượng vững chắc về chữ viết cho học sinh. Với phương pháp này đòi hỏi người học phải đọc nhiều viết nhiều để nhớ được chính xác hình thức con chữ trong từng trường hợp Người soạn: Lê Thò Hương Trang 9 PGD Phước Long Trường Tiểu học Phước Tín A cụ thể. Muốn vậy, giáo viên cần động viên học sinh dành nhiều thời gian hơn cho việc viết cũng như đọc thêm sách báo để cho các em tiếp xúc nhiều với chữ viết từ đó tạo cơ sở để nói đúng viết đúng đặc biệt là các tiếng có vần khó như : quét , quanh, khúc khuỷu, ngoèo… 2.2. Cung cấp cho học sinh đầy đủ qui đònh chính tả mang tính pháp lệnh Nhà nước, qui luật cấu tạo âm tiết cũng như qui tắc phối hợp chữ viết. 2.2.1. Một số quy đònh chính tả : Được thể hiện trong hai văn bản: - Những quy đònh chính tả sử dụng trong sách giáo khoa cải cách giáo dục do Bộ Giáo dục và Uỷ ban Khoa học xã hội Nhà nước ban hành năm 1983. - Quy đònh tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa chương trình mới của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 3 / 2003. Cụ thể: a. Về cách viết các âm tiết, tiếng : - Theo truyền thống viết rời rạc các âm tiết (biểu hiện loại hình đơn lập của tiếng việt : đọc rời viết rời). - Riêng các từ có nguồn gốc là tiếng nước ngoài : Ở mức độ thấp (cấp tiểu học và chưa được trang bò về ngoại ngữ ): chủ trương viết rời các âm tiết và có sử dụng dấu ngang nối. Ví dụ: I -ta-li-a,Hy-ma –lay-a… Ở mức độ cao (đại học và sau đại học , các trường hợp sử dụng từ ngữ chuyên ngành ) chủ trương viết liền các âm tiết để biểu thò nguồn gốc ngoại lai của nó. Ví dụ : Australia,Thailand… b. Giải pháp viết âm “ i”: - m (i) xuất hiện trong cấu tạo trước nó cóa phụ âm đầu sau nó không có phụ âm cuối thì nhất loạt viết là “ i” . VD : tỉ, lí , kó , đi , ghi… Người soạn: Lê Thò Hương Trang 10 [...]... và chính tả không có ý thức, nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực và phương pháp tiêu cực, nguyên tắc dạy học chính tả theo vùng phương ngữ ) các từ cụ thể với nghóa tương ứng IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC Qua quá trình áp dụng các biện phát như trên, học sinh đã có nhiều tiến bộ so với trước Kết quả từ các bài chính tả của học sinh cho thấy: Lỗi Đầu năm Hiện nay Số lượng/ Tổng số % Số lượng/ Tổng số. .. tươi vui để các em ngày càng hào hứng, yêu thiùch học môn chính tả hơn - Khuyến khích cho học sinh giúp nhau sửa lỗi chính tả trong từng bài viết của từng tiết học T rên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong việc rèn luyện và sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4 mà tôi đã áp dụng và thấy đem lại hiệu quả nhất đònh trong quá trình dạy học của mình Kính mong Ban lãnh đạo các cấp và các... và hướng cho học sinh có thói quen phát âm theo chuẩn phát âm Đây là một trong những biện pháp được tôi áp dụng thường xuyên, liên tục trong quá trình lên lớp Trong biện pháp này, đòi hỏi một thời gian dài và sự kiên trì nỗ lực cố gắng của cả giáo viên lẫn học sinh Nói viết theo chuẩn ngôn ngữ không chỉ trong giờ học chính tả Người soạn: Lê 19 Thò Hương Trang PGD Phước Long Trường Tiểu học Phước Tín... học Phước Tín A nên trong đề tài này tôi chỉ tập trung 1 số biện pháp sửa lỗi cho học sinh lớp 4 Trong quá trình giảng dạy, tôi phát hiện một số lỗi mà học sinh thường hay mắc phải như: sai phụ âm đầu (v/d/gi); sai âm chính (o/ô); sai âm cuối (n/ng; n/nh; t/c); sai dấu thanh (hỏi/ngã) Các lỗi mà học sinh mắc phải trong quá trình viết chính tả hầu hết là do ảnh hưởng của phương ngữ Ngay từ ban đầu, bản... trên cơ sở đó viết đúng chính tả và vận dụng các mẹo luật chính tả Muốn viết đúng chính tả cần phát âm đúng Khắc phục và sửa chửa cách phát âm cho cá nhân do ảnh hưởng của phát âm đòa phương Để thay đổi một thói quen phát âm của một cái nhân là vô cùng khó khăn tuy nhiên cả giáo viên và học sinh cần kiên trì và rèn luyện trong một thời gian dài Để luyện phát âm có hiệu quả, học sinh cần khắc phục tư... thậït tốt để hướng dẫn cho học sinh cách cấu âm của âm vò mắc lỗi so sánh với cách cấu âm chuẩn từ đó viết đúng chính tả - Phát âm theo đúng chữ viết chính tả - Để rèn luyện phát âm hiệu quả, giáo viên cần khắc phục tư tưởng tự ti ngại khó cho học sinh tạo cho học sinh ý thức rèn luyện thường xuyên và lâu dài.Người giáo viên phải kiên trì mềm dẻo, không nóng vội, cần phải xây dựng không khí lớp học sôi... Phước Long Trường Tiểu học Phước Tín A Ngoài việc cung cấp một cách đầy đủ các quy luật quy tắc chính tả, đối với học sinh của mình ( chủ yếu phát âm theo phương ngữ Nam Bộ ) trong các bài tập chính tả lựa chọn, tôi lựa chọn những kiểu bài mà học sinh dễ sai, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ mình */ Đối với các loại lỗi: o/ô; n/nh: cho học sinh làm các bài tập dạng điền tiếng chứa âm vần đó vào đoạn... nguyên tắc ghi âm vò (mỗi chữ ghi một âm vò ) nên phát âm thế nào thì ghi ra con chữ như thế ấy Trong thực tế, theo quan niệm truyền thống Việt Nam, việc phát âm ở nước ta được chia thành 3 vùng phương ngữ : Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ Giáo viên tuỳ theo tình hình thực tế học sinh lớp mình lựa chọn bài tập chính tả phù hợp cho học sinh làm  Một số mẹo khắc phục một số lỗi do ảnh hưởng của phát âm đòa... trong bài chính tả của em Ghi các lỗi và cách sửa từng lỗi vào sổ tay chính tả của : M: Lỗi nhầm lẫn s/x Viết sai Viết đúng xắp lên xe sắp lên xe Lỗi nhầm lẫn hỏi/ngã: Viết sai Viết đúng tưỡng tượng tưởng tượng Người soạn: Lê 22 Thò Hương Trang PGD Phước Long Trường Tiểu học Phước Tín A Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy cần chú ý đến các nguyên tắc dạy học chính tả (nguyên tắc kết hợp chính tả có ý... Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn …… thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê - Diều bay, diều lá tre bay lưng trời Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời… … đưa tiếng sáo, ,… ……nâng cánh…… ( TV4 Tập 1, T38 ) Trong trường hợp này, học sinh dễ lẫn sự xuất hiện của các âm trong từ do đó ngoài việc cho học sinh làm nhiều dạng bài tập như trên cần chú ý đến biện pháp chuẩn phát âm cho học sinh . cực kỳ khó khăn. Người so n: Lê Thò Hương Trang 2 PGD Phước Long Trường Tiểu học Phước Tín A Bản thân tôi hiện là một giáo viên trực tiếp giảng dạy cho học sinh lớp 4, vấn đề khắc phục lỗi. quy tắc chính tả với mong muốn giúp học sinh đạt kết quả cao trong tiết dạy của mình. Bản thân là một giáo viên mới ra trường và cũng là năm đầu tiên trực tiếp giảng dạy khối 4 nên tôi chưa có nhiều. thường gặp với mong muốn tạo nên một cơ sở cho bản thân và chia sẻ một phần nhỏ nào đó với đồng nghiệp của mình. IV ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU : Đối tượng: học sinh lớp 4 Phạm vi : môn

Ngày đăng: 01/04/2015, 20:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan