Chuyên đề bồi dưỡng BCH liên chi đội

4 559 3
Chuyên đề bồi dưỡng BCH liên chi đội

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với nhiệm vụ phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, thông qua Ban Chấp hành Đoàn các cấp, Đoàn có trách nhiệm lựa chọn, bố trí cán bộ, phân công đoàn viên có năng lực làm công tác Đội, phụ trách Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phụ trách Đội, cán bộ Ban chỉ huy chi đội, liên đội. Trong đó việc thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo ban chi huy chi đội, liên đội góp phần tạo nguồn cán bộ cho Đoàn, Hội, Đội không chỉ là chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn, Hội đồng Đội các cấp mà còn là cơ sở thực tiễn để tổ chức Đoàn các cấp triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết 25 NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH” và Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng”. Xuất phát từ thực tiễn công tác Đội và phong trào thiếu nhi của tỉnh Cà Mau, trong những năm qua công tác bồi dưỡng, đào tạo Ban chi huy chi đội, liên đội là một trong những nội dung rất quan trọng và được Ban Thường vụ, Hội đồng Đội các cấp trong tỉnh quan tâm chỉ đạo, đặt biệt là ở cấp cơ sở của Đội, các chi đội và liên đội duy trì thường xuyên việc sinh hoạt và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội. Năm học 2009-2010, tỉnh Cà Mau có 379 liên đội với 3.638 chi đội, 101.195 đội viên và69.192 nhi đồng trong đó có 1.845 đội viên là thành viên ban chỉ huy liên đội và 11.662đội viên là thành viên ban chỉ huy chi đội. - Ngay từ đầu năm học thông qua việc tổ chức Đại hội Đội, Ban chỉ huy chi đội, liên đội được thành lập và đi vào hoạt động. Giáo viên Tổng phụ trách cùng Ban chỉ huy liên đội bàn bạc thống nhất và triển khai chương trình hoạt động theo kế hoạch chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi gắn với chương trình năm học của nhà trường, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban chỉ huy liên đội và phụ trách theo từng khối lớp. Các liên đội tổ chức sinh hoạt, thực hành Điều lệ Nghi thức Đội, kỹ năng, nghiệp vụ công tác chỉ huy Đội dưới sự hướng dẫn và cùng tham gia của GV-TPT và Ban chỉ huy liên đội. - Bên cạnh việc duy trì thường xuyên các buổi sinh hoạt ban chỉ huy chi đội, liên đội định kỳ hàng tháng, Hội đồng Đội cấp tổ chức kiểm tra chéo tại các liên đội, ngoài những nội dung trao đổi qua báo cáo kết quả tổ chức hoạt động Đội các anh chị TPT, các đồng chí cán bộ Đoàn - Đội cấp huyện và cơ sở, còn dành thời gian để trực tiếp sinh hoạt cùng Ban chỉ huy các liên đội với nhiều nội dung như hát múa tập thể, quản trò, trò chơi dân gian, kỹ năng sinh hoạt nhóm…thông qua các hoạt động trên các anh chị Tổng phụ trách, Hội đồng Đội, cán bộ đoàn chuyên trách nắm bắt kịp thời những nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của các em trong ban chỉ huy liên đội để từ đó xây dựng những mô hình, định hướng nội dung cho phù hợp với từng đơn vị trong công tác bồi dưỡng, đào tạo Ban chỉ huy Đội. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong chuyên đề này đó là “Bồi dưỡng, đào tạo Ban chi huy chi đội, liên đội góp phần tạo nguồn cán bộ cho Đoàn, Hội”. vì vậy, không chỉ riêng một liên đội hay đơn vị nào mà ở mỗi huyện, thành phố trong tỉnh Cà Mau đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định khi triển khai nội dung này. Bởi lẽ, việc đào tạo, bồi dưỡng cho bất kỳ một đối tượng nào cũng cần đến những yếu tố cơ bản như: nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất và kể cả những yêu cầu về chủ thể và khách thể trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng… Xuất phát từ những nội dung cụ thể nêu trên, tôi thiết nghĩ công tác bồi dưỡng nghiêp ngũ Ban Chỉ huy liên, chi đội trong thời gian tới cần tập trung vào một số nội dung và giải pháp như sau: Một là: Để bồi dưỡng, đào tạo ban chỉ huy đội trở thành nguồn cán bộ cho Đoàn, Hội, Đội, trước hết cần chú trọng đến việc lựa chọn đội ngũ cán bộ Ban chỉ huy chi đội, liên đội: sự lưa chọn ở đây không mang tính áp đặt, hình thức mà cần dựa trên nguyên tắc tự nguyện, phát huy tinh thần tập thể và tính tự giác của mỗi đội viên khi tham gia vào ban chỉ huy, thông thường các đối tượng được bồi dưỡng, đào tạo chủ yếu tập trung vào ban chỉ huy Đội được các tập thể chi đội, liên đội bầu ra sau khi tổ chức Đại hội Đội. song sự lựa chọn đối tượng để bồi dưỡng, đào tạo cũng cần chú ý mở rộng đến các yếu tố khác như: học lực, hạnh kiểm, năng khiếu và sự tự nguyện tham gia của các đội viên. Hai là: Thường xuyên đổi mới nội dung và phương pháp bồi dưỡng, đào tạo ban chỉ huy chi đội, liên đội; chú trọng tập trung bồi dưỡng về nhận thức, thái độ, tình cảm, tinh thần trách nhiệm đặt biệt là rèn luyện kỹ năng cho các em cụ thể tập trung vào một số nội dung như: hoạt động chính trị xã hội; hoạt động tiếp cận khoa học - công nghệ và hướng nghiệp, hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động lao động công ích và thực hành nghi thức Đội…các nội dung này được lồng ghép trong sinh hoạt Đội và hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần thúc đẩy kết quả học tập của các em, chú ý triển khai các nội dung hoạt động phù hợp theo từng khối lớp, toàn liên đội và cả trên địa bàn dân cư. Ba là: Nội dung và phương pháp bồi dưỡng, đào tạo ban chỉ huy chi đội, liên đội phải theo hướng mềm dẽo, phát huy tính vận động, thuyết phục trên cơ sở hoạt động của các em, chính các em, vì các em và dưới sự điều hành của ban chỉ huy chi đội, liên đội do các em bầu ra và sự phụ trách định hướng của tổ chức Đoàn, sự hướng dẫn sư phạm của giáo viên Tổng phụ trách. Bốn là: Thường xuyên chú trọng và quan tâm đến đội ngũ cán bộ phụ trách, những cán bộ chuyên trách và cộng tác viên; bởi vì đội ngũ cán bộ làm công tác bồi dưỡng, đào tạo ban chỉ huy đội không chỉ dừng lại ở mức độ là cán bộ chuyên trách thông thường, hay sự kinh nghiệm qua thời gian dài thâm niên công tác Đoàn - Đội mà đội ngũ này cần được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, về lý luận và thực tiễn hay một phương pháp sư phạm đặc thù. Năm là: Trong bồi dưỡng, đào tạo cần chú trọng việc xây dựng và hoàn thiện các thiết chế như: các trung tâm hoạt động Văn hóa - Thể thao cấp huyện và cơ sở, nhà thiếu nhi cấp tỉnh - cấp huyện, các công viên văn hóa cộng đồng… tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và tổ chức nhiều mô hình hoạt động để thu hút đông đảo các em trong ban chỉ huy chi đội, liên đội và các đối tượng khác tham gia. Sáu là: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ban chỉ huy Đội cần kết hợp chặt chẽ với việc sử dụng và tạo ra môi trường để các em thể hiện chính mình như: tổ chức nhiều hoạt động bổ ích để các em tham gia, phát huy tính chủ động sáng tạo của tập thể ban chi huy Đội và mỗi cá nhân trong các buổi sinh hoạt Đội và hoạt động ngoài giờ lên lớp; phát huy tính tự quản và tinh thần trách nhiệm, tính gương mẫu của các thành viên trong tập thể ban chỉ huy; gắn công tác bồi dưỡng, đào tạo với công tác động viên, thi đua khen thưởng và tuyên dương kịp thời tại các chi đội và liên đội. Bảy là: Chương trình, nội dung bồi dưỡng, đào tạo phải được xác định là phương tiện chứ không phải là đích cuối cùng của tổ chức Đoàn, Đội. Bởi lẽ, thông qua việc tổ chức cho các em tham gia rèn luyện là cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản, những kỹ năng, thái độ, tình cảm, tinh thần trách nhiệm trong quá trình tham gia hoạt động Đội, để hướng tới mục đích cao hơn đó là giúp các em hoàn thiện nhân cách, trưởng thành trong học tập và rèn luyện, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cán bộ chỉ huy Đội tốt, để từ đó công tác bồi dưỡng, đào tạo ban chỉ huy chi đội, liên đội trở thành chiếc cầu nối vững chắc cho việc góp phần tạo nguồn cán bộ cho Đoàn, Hội, Đội và công dân tốt cho đất nước mai sau.

Ngày đăng: 01/04/2015, 19:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan