1.2 Lý do chủ quan Qua quá trình công tác tại trường CĐ nghề Cần Thơ, với việc trao đổi, tiếp xúc và tìm hiểu nhu cầu của người học cũng như các doanh nghiệp DN may cho thấy học viên có
Trang 11
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Lý do khách quan
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, việc đào tạo một đội ngũ lao động (LĐ) có chất lượng cao, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và trình độ đang trở thành một vấn đề cấp bách hiện nay
Theo số liệu của Tổng cục dạy nghề, cơ cấu LĐ qua đào tạo của Việt Nam hiện nay là 1:3 nghĩa là cứ một sinh viên (SV) tốt nghiệp đại học thì có
ba học viên tốt nghiệp trường nghề, trong khi đó, cơ cấu ở các nước tiên tiến trong khu vực là 1:10, nghĩa là cứ một SV tốt nghiệp đại học thì có 10 học viên tốt nghiệp trường nghề Như vậy, để phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, lực lượng “thợ kỹ thuật” của nước ta còn thiếu trầm trọng Trước tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” như hiện nay thì chương trình đào tạo tại các trường nghề và các trung tâm dạy nghề đã góp phần giải quyết những vấn đề này một cách hợp lý và mang hiệu quả cao, vừa trang bị cho người học một nghề nghiệp ổn định, vừa cung cấp cho xã hội một lực lượng LĐ dồi dào, có trình độ chuyên môn và đồng bộ
Tuy nhiên, trong tình hình thực tế thì việc dạy nghề vừa tạo thời cơ lớn, vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục dạy nghề nước ta Do
đó, đòi hỏi các trường dạy nghề phải luôn phát triển không ngừng, nắm bắt nhu cầu xã hội và đưa ra những phương hướng phù hợp với nhu cầu của xã hội và của người học để góp phần phát triển xã hội, đào tạo cho người học sau khi ra trường có khả năng tự học để học tập suốt đời, cung cấp cho xã hội một lực lượng LĐ có chất lượng cao về kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc tốt Cũng không nằm ngoài sự vận động và phát triển kinh tế-xã hội, nghề
“May & Thiết kế thời trang” (“M & TKTT”) đang được xem là một trong những nghề thiết yếu đối với xã hội hiện nay vì được quan tâm và yêu thích của nhiều người LĐ,đặc biệt là giới trẻ, của cộng đồng và của các nhà doanh nghiệp; đồng thời cũng được xem là ngành tiềm năng lớn của Việt Nam nói chung và ở tại các địa phương nói riêng Để lĩnh vực “M & TKTT” phát triển đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực có chuyên môn nhất định làm nền tảng và
có điều kiện để không ngừng nâng cao trình độ để có thể hòa nhập với tốc độ phát triển của thời trang trên thế giới
Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện, khả năng theo học các khóa dài hạn (hệ Đại học, cao đẳng hay trung cấp) Trong hoàn cảnh đó, học nghề ngắn hạn là một hướng đi ngắn nhất để lực lượng LĐ, nhất là những đối tượng người học không có nhiều điều kiện về thời gian và tài chính để trở thành kỹ thuật viên với nhiều cơ hội việc làm Học nghề ngắn hạn là một biện pháp hữu hiệu để giảm thất nghiệp, tự tạo thêm việc làm, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển đất nước Đại hội Đảng lần thứ X đã một lần nữa khẳng định: “Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, khoa học và
Trang 22
công nghệ, phát triển nguồn nhân lực cần đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt tạo điều kiện cho người LĐ học nghề, lập nghiệp
1.2 Lý do chủ quan
Qua quá trình công tác tại trường CĐ nghề Cần Thơ, với việc trao đổi, tiếp xúc và tìm hiểu nhu cầu của người học cũng như các doanh nghiệp (DN) may cho thấy học viên có rất nhiều những khó khăn (về thời gian và kinh phí) khi tham gia các khoá học và trong thời gian học cũng như sau khi tốt nghiệp, các DN thì gặp các vấn đề về tuyển dụng và sử dụng LĐ Phần lớn các chương trình đào tạo dài hạn, còn chương trình ngắn hạn thì tập trung vào lĩnh vực May Công Nghiệp (MCN) mà chưa kết hợp với lĩnh vực thời trang Việc tập trung đào tạo chủ yếu MCN nhằm đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các DN may nên học viên sau khi học xong chỉ có thể làm việc tại các
xí nghiệp MCN Với tình hình thực tế ở các địa phương nói chung và thành phố (TP) Cần Thơ nói riêng, thì có một số lượng lớn học viên sau khi ra trường không có điều kiện xa nhà nên không thể làm việc đúng như chuyên môn đã học và cũng rất khó khăn trong quá trình tìm việc làm hoặc việc làm không ổn định
Với trình độ sơ cấp nghề “M & TKTT” có tính chất là sau khi tốt nghiệp, học viên hoặc có thể xin vào làm trong DN, công ty, hoặc có thể tự mở cửa hàng để kinh doanh Học viên không mất nhiều thời gian và chi phí, chỉ trong vài tháng người học nghề sẽ được trang bị một nghề có thể đảm bảo cuộc sống của mình Hơn nữa đây là một con đường tạo cơ hội có việc làm ổn định, thu nhập cao và có thể phát triển lâu dài cho người học yêu nghề Đồng thời đào tạo nghề “M & TKTT” trình độ sơ cấp cũng phù hợp với tình hình thực tế tại Cần Thơ, khi có một lực lượng lớn LĐ nông thôn cần việc làm với các hạn chế về thời gian, chi phí đào tạo và khả năng không thể làm việc xa nhà
Với những lý do đó, người nghiên cứu mạnh dạn vận dụng kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tiễncùng với việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước là đào tạo nhà trường gắn liền nhu cầu của xã hội để thực hiện đề
tài : “XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƠ CẤP NGHỀ MAY & THIẾT KẾ THỜI TRANG THEO HƯỚNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ ”
2 Mục đích, khách thể và đối tượng nghiên cứu
2.1 Mục đích
- Xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề “M & TKTT” cho trường
CĐ nghề Cần Thơ
Trang 33
- Xây dựng chương trình đào tạo nghề “M & TKTT” làm nền tảng giúp các cơ sở đào tạo nghề có thể áp dụng để sáng tạo, thiết kế các mẫu thời trang, đào tạo nghề cho người học để nâng cao hiệu quả việc làm cho nguồn nhân lực thành phố Cần Thơ
2.2 Khách thể nghiên cứu
- Các yếu tố của thị trường LĐ tại Cần Thơ
- Lý luận về giáo dục nghề nghiệp
- Chương trình đào tạo nghề “M & TKTT”
- Giáo viên và học sinh đang dạy và học ngành “M & TKTT”
- Cán bộ quản lý trường CĐ nghề Cần Thơ
- Các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực “M & TKTT”
2.3 Đối tượng nghiên cứu
Chương trình đào tạo sơ cấp nghề “M & TKTT” tại trường CĐ nghề Cần Thơ
3 Giả thuyết nghiên cứu
Thực trạng hiện nay việc đào tạo nghề “M & TKTT” chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường LĐ trên địa bàn TP Cần Thơ Nếu xây dựng được chương trình đào tạo sơ cấp nghề “M & TKTT” phù hợp nhu cầu học nghề và điều kiện người học nghề thì sẽ góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường LĐ ngành “M & TKTT” tại TP Cần Thơ, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
TP Cần Thơ nói riêng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung
4 Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng chương trình đào tạo nghề
- Khảo sát và đánh giá nhu cầu nghề “M & TKTT” hiện nay tại TP Cần Thơ
- Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng đào tạo nghề “M & TKTT”, từ đó
đề xuất xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề “M & TKTT” cho Trường
CĐ nghề Cần Thơ
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong điều kiện thực tế nghiên cứu, luận văn chỉ thực hiện một số nội dung trong phạm vi như sau:
- Khảo sát nhu cầu nghề “M & TKTT” trên khu vực TP Cần Thơ
- Khảo sát một số chương trình đào tạo có liên quan đến nghề “M & TKTT” tại các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn TP Cần Thơ
Trang 44
- Xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo nghề “M & TKTT” trình độ sơ cấp (không qua thực nghiệm)
- Khảo sát ý kiến chuyên gia nhằm đánh giá về tính khả thi và tính hiệu quả của chương trình đã được xây dựng
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp thống kê toán học
6 Tóm tắt nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường
Nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận nhằm xác định nền tảng cho việc xây dựng chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu thị trường, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, đáp ứng được
những mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 Do đó, khi xây dựng chương trình đào tạo nghề “M &
TKTT”, người nghiên cứu tìm hiểu và tiếp cận một số lý thuyết về đặc điểm của việc xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường như sau:
1.1 Các khái niệm cơ bản về xây dựng chương trình, giáo dục nghề nghiệp, nghề “M & TKTT” và việc đáp ứng nhu cầu thị trường
1.2 Một số quan điểm về xây dựng chương trình như: xây dựng chương trình theo hướng tiếp cận, trên cơ sở phân tích nghề, theo phương pháp Dacum
1.3 Một số mô hình xây dựng chương trình đào tạo nghề
1.4 Qui trình đào tạo nghề theo mô-đun: bao gồm nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo nghề ngắn hạn, quy trình xây dựng chương trình đào tạo nghề “M & TKTT” và đánh giá đào tạo nghề
Qua đó, người nghiên cứu đã vận dụng một số vấn đề để làm cơ sở cho luận văn nghiên cứu như sau:
- Thứ nhất, người nghiên cứu tham khảo và kế thừa một số mô hình đào
tạo nghề của các tác giả trên thế giới để rút ra cách thức tiến hành xây dựng
một chương trình đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, nhân lực, tình hình kinh
tế, xã hội, văn hóa của địa phương là: khảo sát thực trạng hoặc nhu cầu, phân tích, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và đánh giá
- Thứ hai, người nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo nghề theo hướng tiếp cận mục tiêu, coi mục tiêu đào tạo là tiêu chí để lựa chọn nội dung
Trang 55
đào tạo, cách thức thực hiện và đánh giá kết quả đào tạo Từ đó định ra phương pháp tiến hành xây dựng chương trình đào tạo nghề “M & TKTT” Với mục tiêu của chương trình đào tạo nghề này là người học sau khi ra trường có khả năng làm việc trong các cơ sở sản xuất may mặc, các DN, các công ty thiết kế trang phục, hay tự tạo việc làm bằng cách mở cơ sở sản xuất may mặc tư nhân
- Thứ ba, với những mục tiêu như trên, và trong bối cảnh thách thức về khủng hoảng kinh tế như hiện nay và để kịp đáp ứng với nhu cầu của người học, chương trình đào tạo nghề này phù hợp với thời gian ngắn hạn, cách thức đào tạo nghề ngắn hạn và hiệu quả nhất là đào tạo nghề theo mô-đun, trong đó thời gian thực hành chiếm số lượng đáng kể
- Thứ tư, qua sơ đồ DACUM người học tự do lựa chọn mô-đun cần thiết cho mình Qua phương pháp này bảng danh mục các nhiệm vụ và công việc của nghề xuất hiện, và từ việc cập nhật thông tin từ nhu cầu xã hội, DN may mặc, các cơ sở thiết kế thời trang, nhằm xác định năng lực hành nghề cho người học Từ bảng danh mục nhiệm vụ và công việc, người nghiên cứu
sẽ xây dựng chương trình đào tạo nghề theo các mô-đun, với các công việc phù hợp Mỗi công việc sẽ được xác định với kiến thức cần thiết, để quy định các kỹ năng cụ thể của nghề Người học có thể tự do lựa chọn mô-đun, qua đó các kỹ năng sẽ được đào tạo và người học sẽ tự tin hơn khi bước vào xã hội nghề nghiệp
Tóm lại, người nghiên cứu xét thấy: “Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp, để đáp ứng được các nhu cầu cá nhân người học, yêu cầu của nhà sử dụng LĐ và xã hội, cũng như đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội hội nhập như hiện nay, thì người nghiên cứu chọn phương thức đào tạo nghề theo mô-đun Đây là phương thức mà nội dung chương trình đào tạo được xây dựng thực hiện tốt nguyên lý “Học đi đôi với hành”, đảm bảo được cho người học có đủ năng lực và cơ hội để hành nghề sau khi tốt nghiệp Đặc biệt trong điều kiện kinh tế nước ta như hiện nay, với thời gian đào tạo ngắn
và mục tiêu, cấu trúc nội dung đào tạo đa dạng, phương thức này thực sự đã góp phần rất hiệu quả trong việc đào tạo nghề cho thanh thiếu niên và người dân LĐ, giúp họ nhanh chóng giải quyết được việc làm theo khả năng và điều kiện của mình để ổn định cuộc sống, góp phần tích cực trong việc xây dựng một xã hội ổn định, bền vững và không ngừng phát triển”
Chương 2: Thực trạng về chương trình đào tạo sơ cấp nghề “M & TKTT” tại trường CĐ Nghề Cần Thơ theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường
2.1 Tổng quan về tình hình lao động và đào tạo nghề Dệt May ở Việt Nam nói chung và tại thành phố Cần Thơ nói riêng
Trang 66
- Thực trạng ngành dệt may trong những năm gần đây, lực lượng lao động, hệ thống đào tạo nghề, và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho ngành dệt may
- Giới thiệu về trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ: nguồn gốc xuất thân của trường, chức năng-nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức nhân sự, cơ sở vật chất Những thuận lợi và khó khăn và phương hướng phát triển đào tạo tại trường 2.2 Thực trạng về đào tạo nghề “M & TKTT” đáp ứng nhu cầu thị trường LĐ tại trường CĐ Nghề Cần Thơ
- Xác định cơ sở và xây dựng bộ phiếu khảo sát, tiến trình khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu của đề tài, thu thập các số liệu và xử lý, phân tích số liệu về các nội dung khảo sát Cuối cùng, đi đến kết luận về thực trạng về chương trình đào tạo sơ cấp nghề “M & TKTT” tại trường CĐ Nghề Cần Thơ theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường thể hiện như sau:
+ Thứ nhất, chương trình đào tạo nghề “M & TKTT” tại trường CĐ nghề Cần Thơ là chương trình đào tạo dài hạn (chưa có chương trình đào tạo ngắn hạn), và chương trình đào tạo, nội dung, thời lượng đào tạo, tỷ lệ kiến thức giữa lý thuyết-thực hành còn nhiều bất cập, rất cần xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn
+ Thứ hai, nhu cầu học nghề của người học rất cao nhưng họ gặp khó khăn về thời gian và tài chính nên không thể tham gia các chương trình đào tạo dài hạn
+ Thứ ba, sự phân bổ nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết trong khi kiến thức về thiết kế thời trang chưa thật sự đáp ứng, chưa chú trọng việc cho người học thực hành thành thạo các kỹ năng Người lao động đã qua đào tạo nhưng vào làm việc tại các xí nghiệp đều phải qua đào tạo lại Chương trình đào tạo chưa sát với yêu cầu của doanh nghiệp
20%
40%
40%
Hình 2.1: Đánh giá của doanh nghiệp về mục tiêu và nội dung chương trình đào
tạo nghề May hiện nay của các CSĐTN thông qua người học
Trang 77
+ Thứ tư, sự liên kết giữa CSĐTN và các DN chưa chặt chẽ, các DN chưa thực sự hỗ trợ, tạo điều kiện cho người học tiếp cận thực tế, cũng như chưa thường xuyên cung cấp những thông tin về nhu cầu của DN, nhưng thông tin về khoa học kỹ thuật hiện đại để các CSĐTN cập nhật thường xuyên vào chương trình, từ đó mới tạo được đội ngũ LĐ có chất lượng Theo đánh giá của DN về mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo nghề May hiện nay của các CSĐTN thông qua người học cho thấy: Lực lượng LĐ đã qua đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu, phù hợp với DN chỉ chiếm một tỉ lệ tương đối cao 40% (Hình 2.1)
+ Thứ năm, hình thức đào tạo theo mô-đun, thời gian đào tạo ngắn hạn có thể áp dụng linh hoạt và phù hợp với đối tượng người học không có nhiều quỹ thời gian và tiền bạc
Và khi tìm hiểu về nhu cầu học và mức độ cần thiết về việc xây dựng chương trình sơ cấp nghề “M & TKTT” thì cũng nhận được sự phản hồi khá khả thi với ý kiến cho là rất cần thiết và cần thiết chiếm một tỷ lệ tương đối cao từ 35% đến 54% trên 4 đối tượng khảo sát (Hình 2.2) Kết quả nhận định trên sẽ làm cơ sở thực tiễn cho CSĐTN nghiên cứu thực hiện
Như vậy, kết quả khảo sát thực trạng được phân tích ở chương này cho thấy sự cần thiết trong việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo ngắn hạn nghề “M & TKTT” Sự thành công của việc xây dựng chương trình đào tạo nghề này sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành May Từ
Người lao
động
Sinh viên tốt nghiệp
Sinh viên đang học
Giáo viên
38,0%
50,0%
45,0%
40,0%
17,0%
13,3%
30,0%
10,0%
Rất cần thiết
Cần thiết
Chưa cân thiết
Hình 2.2: Sự cần thiết để xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề “M &
TKTT” đáp ứng nhu cầu của người học nếu người học có quỹ thời gian ít và
không có điều kiện làm việc xa nhà
Trang 88
những kết quả khảo sát thực tiễn, người nghiên cứu mạnh dạn tiến hành xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề “M & TKTT” cho trường CĐ nghề Cần Thơ
Chương 3: Xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề “M & TKTT” theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường tại trường CĐ Nghề Cần Thơ
3.1 Những căn cứ pháp lý để xây dựng chương trình: Ngoài khảo sát về thực trạng thị trường thì người nghiên cứu còn căn cứ trên những văn bản qui định của Nhà Nước về việc xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề theo đúng qui định
3.2 Qui trình xây dựng chương trình: Sau khi khảo sát và thống kê kết quả nhu cầu về nghề “M & TKTT” cũng như sự cần thiết của chương trình đào tạo nghề “M & TKTT”, người nghiên cứu tiến hành xây dựng
- Biểu đồ phân tích nghề “M & TKTT” Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, người nghiên cứu sử dụng phương pháp Dacum để phân tích nghề “M & TKTT” Sau khi hoàn tất sơ đồ phân tích nghề “M & TKTT” để xác định rõ hơn về tính khả thi và tính hiệu quả của chương trình nên người nghiên cứu
đã dùng phương pháp chuyên gia để thu thập ý kiến đánh giá về sơ đồ Dacum nghề “M & TKTT” Người nghiên cứu đã xây dựng phiếu khảo sát ý kiến đánh giá về sơ đồ phân tích nghề nghề “M & TKTT” với sự cần thiết của các nhiệm vụ và công việc Kết quả: Sau khi thu nhận kết quả khảo sát, thống kê
và phân tích người nghiên cứu thống kê cho thấy đối với mỗi công việc trong
sơ đồ phân tích nghề “M & TKTT” đều nhận được sự đồng ý là quan trọng chiếm tỉ lệ khá cao
- Sau khi phân tích nghề, cùng với việc xác định được nhu cầu của người học, của DN về các công việc cần thiết, người nghiên cứu soạn phiếu phân tích công việc, và từ đó tham khảo ý kiến của các công nhân lành nghề tại các DN và các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành may
- Người nghiên cứu đã thực hiện xây dựng bảng mức độ khó của từng công việc, qua đó giúp người nghiên cứu có cơ sở để đánh giá các công việc
và dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các công việc và mức độ yêu cầu cho việc xây dựng chương trình đào tạo
3.3 Nội dung chương trình: Dựa trên kinh nghiệm và phân phối chương trình nghề “M & TKTT” trình độ cao đẳng và trung cấp của tổng cục dạy nghề Nngười nghiên cứu đề xuất chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề
“M & TKTT” gồm 9 mô-đun:
- Chương trình 1: Căn bản
Mô-đun 1 Vẽ mỹ thuật Mô-đun 2 An toàn lao động Mô-đun 3 Cơ sở thiết kế trang phục
Trang 99
Mô-đun 4 Thiết kế trang phục căn bản Mô-đun 5 May trang phục căn bản
- Chương trình 2: Nâng cao
Mô-đun 6 Thiết kế trang phục biến kiểu Mô-đun 7 May công nghiệp
Mô-đun 8 Sáng tác mẫu Mô-đun 9 Quản lý sản xuất và kinh doanh
- Nội dung chương trình đào tạo được chia làm 2 chương trình lớn: căn bản và nâng cao: Chương trình căn bản bao gồm 5 mô-đun ( Mô-đun: 1,
2, 3, 4, 5) nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất cho người học về nghề “M & TKTT” Sau khi học xong chương trình 1, học viên sẽ tiếp tục học chương trình 2: Chương trình nâng cao, bao gồm 4 mô-đun ( Mô-đun: 6, 7, 8, 9) dựa trên những kiến thức căn bản giúp người học nâng cao trình độ chuyên môn nghề Mỗi mô-đun đào tạo các công việc mà doanh nghiệp và người học nghề tại Cần Thơ đang cần, thời gian học ngắn được thiết kế phần lớn cho thực hành và trong các chương trình thì người học được rèn luyện kỹ năng, rèn luyện một tác phong công nghiệp nhanh nhẹn và chính xác trong sản xuất, rèn luyện về kỹ luật lao động
- Đồng thời chương trình cũng rất linh hoạt, thể hiện ở chỗ người học
có thể lựa chọn bất kỳ mô-đun nào trong chương trình đào tạo, không nhất thiết phải học hết toàn bộ chương trình Sau khi học xong một mô-đun nào đó trong chương trình thì người học có thể làm việc tại vị trí tay nghề đã học ở các cơ sở tuyển dụng LĐ cho đến khi nào người học có nhu cầu học thêm các công việc khác hoặc chuyển đổi vị trí làm việc thì có thể trở lại học thêm mô-đun khác Đến khi nào học hết các mô-mô-đun trong chương trình thì sẽ được cấp chứng chỉ nghề Ngoài ra, chương trình học, thời gian học có sự linh động cao, người học có thể học liên tục theo chương trình, hoặc có thể đăng ký học theo từng mô-đun riêng lẻ tùy thuộc vào điều kiện của người học (như thứ bảy, chủ nhât v.v.) đến khi nào người học thành thạo và vượt qua kỳ kiểm tra thì sẽ được nhận chứng nhận hoàn thành mô-đun hay chứng chỉ nghề
- Yêu cầu tối thiểu khi tổ chức đào tạo
+ Quy mô lớp học 20 học sinh/ 1 lớp
+ Số lượng học sinh: 20
+ Tỷ lệ giáo viên/học viên: 1/20
- Thông tin chương trình
Trang 1010
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH
TÊN
CHƯƠNG
TRÌNH
MAY VÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG
MÔ TẢ
CHƯƠNG
TRÌNH
- Nghề “M & TKTT” là nghề thiết kế, cắt và may các kiểu sản phẩm may thời trang từ cơ bản đến phức tạp, thực hiện chuyên sâu ở lĩnh vực may các sản phẩm trong ngành may công nghiệp và may các sản phẩm thời trang đáp ứng nhu cầu của thị trường
- Nghề “M & TKTT” đòi hỏi tính sáng tạo, kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ, khéo léo Ngoài ra người học và làm nghề “M & TKTT” cần phải có kiến thức về tính chất của nguyên vật liệu thường được sử dụng trong ngành may, sử dụng thành thạo các loại trang thiết bị dụng cụ chuyên ngành
- Người học nghề “M & TKTT” có khả năng làm việc độc lập tại các cửa hiệu may đo hoặc tổ chức làm việc theo nhóm, có khả năng quản lý và điều hành dây chuyền sản xuất MCN, làm kỹ thuật viên tại các phòng
kỹ thuật của các DN may hoặc mở sản xuất kinh doanh
về thời trang Có đủ sức khoẻ và ý thức trách nhiệm để đáp ứng yêu cầu công việc
THỜI LƯỢNG
CHƯƠNG
TRÌNH
- Lý thuyết:195 giờ
- Thực hành và kiểm tra: 765giờ
- Tổng cộng: 960 giờ
CẤU TRÚC
CHƯƠNG
TRÌNH
- Tên các môđun của chương trình:
+ Chương trình 1: May và thiết kế thời trang căn bản
Mô-đun 1: Vẽ mỹ thuật
Mô-đun 2: An toàn lao động
Mô-đun 3: Cơ sở thiết kế trang phục
Mô-đun 4: Thiết kế trang phục căn bản
Mô-đun 5: May trang phục căn bản + Chương trình 2: May và thiết kế thời trang nâng cao
Mô-đun 6: Thiết kế trang phục biến kiểu
Mô-đun 7: May công nghiệp
Mô-đun 8: Sáng tác mẫu
Mô-đun 9: Quản lý sản xuất và kinh doanh
- Sơ đồ cấu trúc mô-đun của chương trình: