Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
338 KB
Nội dung
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán MỤC LỤC GVHD: TS. Tạ Quang Bình SV: Vương Thị Nga i Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán LỜI MỞ ĐẦU Trong công cuộc đổi mới của đất nước, trong nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh ở bất kỳ ngành nghề nào cũng ngày càng cạnh tranh quyết liệt. Mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp đều tự tìm cho mình một hướng đi, một chiến lược phát triển riêng. Xong cho dù áp dụng bất kỳ chiến lược nào thì hạch toán kế toán luôn là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế trong các công ty hoặc doanh nghiệp. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế, tài chính, đảm nhiệm hệ thống tổ chức thông tin có ích cho các quyết định kinh tế. Việc học tập và nghiên cứu trong quá trình đào tạo tại trường là tổng hợp,thực tập là việc kết hợp giữa lý luận và thưc tiễn, là thời gian để sinh viên xâm nhập vào thực tế, tìm hiểu thực tế. Đồng thời, quá trình thực tập tạo điều kiện cho sinh viên phát huy khả năng của mình để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, áp dụng những gì đã học để tập làm nghiệp vụ của một kế toán viên thực tế nghề nghiệp ban đầu, củng cố kiến thức đã học trong trường, tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm để sớm thích ứng với công tác kế toán sau khi tốt nghiệp ra trường. Em xin cảm ơn Trường Đại học Thương Mại và khoa Kế toán - Kiểm toán đã giúp em được hiểu rõ hơn về điều đó bằng việc đi thực tập. Em xin cảm ơn Công ty Cổ phần thép Việt Thanh và Phòng kế toán đã giúp đỡ và chỉ bảo cho em trong suốt thời gian thực tập tại quý công ty. Em xin cảm ơn sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Tạ Quang Bình trong quá trình thực tập và viết báo cáo thực tập tổng hợp đã giúp em hoàn thành Báo cáo thực tập tổng hợp này. Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Báo cáo của em gồm 4 phần: Phần I: Tổng quan về Công ty Cổ phần thép Việt Thanh. Phần II: Tổ chức công tác kế toán, phân tích kinh tế tại Công ty Cổ phần thép Việt Thanh. Phần III: Đánh giá về tình hình tổ chức công tác kế toán, phân tích kinh tế tại Công ty Cổ phần thép Việt Thanh. Phần IV: Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp. GVHD: TS. Tạ Quang Bình SV: Vương Thị Nga ii Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng biểu, sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty 4 Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2011 và 2012 7 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức phòng kế toán 9 Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 15 GVHD: TS. Tạ Quang Bình SV: Vương Thị Nga iii Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa TNHH Trách nhiệm hữu hạn HĐQT Hội đồng quản trị VND Việt Nam đồng DN Doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định TNDN Thu nhập doanh nghiệp GVHD: TS. Tạ Quang Bình SV: Vương Thị Nga iv Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỐ PHẦN THÉP VIỆT THANH 1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần thép Việt Thanh Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT THANH Địa chỉ: KCN Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Điện thoại: (04) 3818 2866 Fax: (04) 3818 2308 Email: vietthanh@vietthanhsteel.com Website: http://www.vietthanhsteel.com Đại diện được ủy quyền: Ông NGUYỄN HẢI LÝ Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị Giấy phép kinh doanh: Số 0103043219, do Phòng Đăng ký kinh doanh số 01 - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 06 tháng 01 năm 2010 và đăng ký thay đổi lần 1 ngày 21/01/2010. Tài khoản số: 42710000000125, tại Phòng giao dịch Quang Minh - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Tây Hà Nội. 1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thép (thép cán nguội và thép mạ kẽm), Công ty Cổ phần thép Việt Thanh có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau: Công ty có chức năng sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm về thép. Công ty có nhiệm vụ kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Công ty đã và đang thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, Công ty còn không ngừng phấn đấu và phát triển, khẳng định vai trò, vị thế của mình trên thị trường, góp phần phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng cũng như đảm bảo việc làm ổn định và thu nhập ngày càng tăng cho người lao động. 1.1.2. Ngành nghề kinh doanh Theo Giấy phép kinh doanh: Số 0103043219, do Phòng Đăng ký kinh doanh số 01 - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 06 tháng 01 năm 2010 và đăng ký thay đổi lần 1 ngày 21/01/2010, Công ty Cổ phần thép Việt Thanh hoạt động trong các ngành nghề như sau: Sản xuất và mua bán sắt thép, ống thép, kim loại màu (sản xuất, mua bán kết cấu thép, thép phối, thép xây dựng, ống kim loại, tôn và thép lá, dây kim loại, khung nhôm, khung đồng). GVHD: TS. Tạ Quang Bình SV: Vương Thị Nga 1 Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán Mua bán máy móc, thiết bị và phụ tùng thay thế. Sản xuất các sản phẩm từ kim loại (trừ máy móc, thiết bị). Sản xuất que hàn và cáp thép. Hoàn thiện công trình xây dựng. Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí. Lắp đặt hệ thống điện. Xây dựng công trình thủy lợi. Xây dựng công trình công nghiệp. Xây dựng công trình dân dụng. Chuẩn bị mặt bằng, san lấp mặt bằng. Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh theo quy định của Nhà nước. 1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần thép Việt Thanh Công ty TNHH Thép Việt Thanh được thành lập từ tháng 3 năm 2003, ngay từ khi mới hình thành khu Công nghiệp Quang Minh – huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc thành phố Hà Nội). Đến năm 2005, Công ty chính thức khởi công xây dựng nhà máy. Đến ngày 06/01/2010, sau 4 năm hoạt động và phát triển, Công ty TNHH Thép Việt Thanh chuyển đổi hình thức doanh nghiệp sang trở thành Công ty Cổ phần Thép Việt Thanh. Mục tiêu hoạt động của Công ty là sản xuất trong lĩnh vực cán, kéo thép. Ngay từ khi khởi công đến nay, Công ty đã ba (03) lần đầu tư nâng công suất sản xuất thép cuộn cán nguội. Lần thứ nhất (2005 - 2006): Sản xuất thép cuộn cán nguội dạng băng khổ rộng 400 mm và ống thép hàn với công suất thiết kế 30.000 tấn sản phẩm/năm. Lần thứ 2 (2006 - 2007): Đầu tư dây chuyền suất sản xuất thép cuộn cán nguội dạng băng với khổ rộng 600 mm. Công suất thiết kế 30.000 tấn/năm, nâng tổng công suất thiết kế lên 60.000 tấn/năm. Lần thứ ba (2007 - 2008): Đầu tư dây chuyền sản xuất thép cuộn cán nguội dạng cuộn khổ rộng 950mm. Công suất thiết kế 60.000 tấn/ năm, đưa tổng công suất thiết kế cả ba giai đoạn lên 120.000 tấn/năm. Quý I/2009, Công ty đã chạy thử dây chuyền sản xuất 950 mm thành công và bắt đầu đi vào hoạt động chính thức từ Quý II/ 2009. Quý I/2011, Công ty đã đầu tư dây chuyền mạ kẽm với tổng giá trị gần 25 tỷ đồng, dây chuyền sẽ bắt đầu đi vào hoạt động chính thức từ tháng 6/2011. Đây là dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế cao, dựa trên nhu cầu của thị trường và khả năng, uy tín của Công ty; theo tính toán nếu làm tốt thị trường, dây chuyền sẽ đem lại cho Công ty từ 650 tỷ đến 700 tỷ doanh thu từ mặt hàng thép mạ kẽm. GVHD: TS. Tạ Quang Bình SV: Vương Thị Nga 2 Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thép Việt Thanh Công ty Cổ phần thép Việt Thanh là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép với vốn điều lệ là 80 tỷ đồng, tổng tài sản cố định tính đến 31/05/2011 là 267.207.830.421 đồng với các nguồn vốn đầu tư như sau: Vay Ngân hàng BIDV: 36.155.537.259 đồng Thuê mua Tài chính BIDV: 57.293.281.872 đồng Nguồn vốn chủ sở hữu: 80.000.000.000 đồng Huy động khác: 120.814.865.056 đồng Công ty là đơn vị duy nhất trên thị trường miền Bắc và miền Trung cung cấp băng thép cán nguội cho thị trường sản xuất ống thép hàn (có một số đơn vị khác sản xuất nhưng mang tính tự cấp, công suất sản xuất nhỏ: Thép Việt Đức tham gia thị trường quý I/2009 nhưng sản lượng không đáng kể do mới sản xuất và không đủ sản lượng cho sản xuất ống trong nội bộ). Sản phẩm băng thép Việt Thanh được thị trường chấp nhận và đánh giá cao về chất lượng, giá bán và dịch vụ cung cấp. Ngoài ra, việc đưa dây chuyền sản xuất băng khổ rộng 950 mm vào hoạt động tạo điều kiện mở rộng thị trường cung cấp: mạ kẽm, thiết bị vỏ mỏng, thiết bị nội thất, văn phòng, Về thị trường sản phẩm chủ lực: Là doanh nghiệp đi đầu trong việc sản xuất băng thép cán nguội với sản lượng lớn, Công ty đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Với chất lượng tốt, giá cả hợp lý và khả năng đáp ứng cao, các doanh nghiệp phát triển sau khó khăn trong cạnh tranh trên thị trường cùng Công ty. Hiện nay Công ty có khoảng 60 khách hàng từ Bắc vào Nam, trong đó có nhiều khách hàng là khách hàng lớn như: Công ty ống thép Hòa Phát, Công ty ống thép Việt Nam Vinapipe, Công ty Ống thép 190, Công ty Ống thép Quang Minh, Công ty thép Chánh Nguyên,…. Công ty đã xây dựng được mối quan hệ bạn hàng tốt, truyền thống trong việc bán thành phẩm băng thép đen cho sản xuất ống thép. 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lí của Công ty Cổ phần thép Việt Thanh 1.3.1. Đặc điểm phân cấp quản lí hoạt động kinh doanh Một doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả, trước tiên cần phải có một cơ cấu tổ chức hiệu quả, linh hoạt và phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành. Là một doanh nghiệp cổ phần, Việt Thanh có cơ cấu tổ chức tuân thủ theo mô hình phân cấp quản lí của một Công ty cổ phần. Đồng thời để phù hợp với hoạt động GVHD: TS. Tạ Quang Bình SV: Vương Thị Nga 3 Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán sản xuất, kinh doanh của mình, Công ty đã sắp xếp cơ cấu tổ chức theo các chức năng hoạt động chính của mình. 1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí Sơ đồ tổ chức quản lí của Công ty Cổ phần thép Việt Thanh là mô hình quản lí của công ty cổ phần có kết hợp với mô hình quản lí theo chức năng như sau: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty (Nguồn: Phòng kế toán) Ghi chú: Quan hệ trực tiếp chỉ đạo Quan hệ giữa các phòng ban Vai trò, chức năng của các cá nhân, bộ phận trong cơ cấu tổ chức: GVHD: TS. Tạ Quang Bình SV: Vương Thị Nga Giám đốc sản xuất Trưởng phòng kế toán Giám đốc kỹ thuật Giám đốc tài chính Sản xuất Bán hàng Giám đốc kinh doanh Trưởng ban an toàn - KCS Ban kinh doanh Phòng quản lí sản xuất Phòng kế toán Phòng kỹ thuật Phòng tài chính Ban KCS Chủ tịch HĐQT Tổng giám đốc Giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc 4 Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán - Chủ tịch Hội đồng quản trị: Có vai trò quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và dài hạn của Công ty; Quyết định chào bán cổ phần mới, giá chào bán cổ phần và trái phiếu của Công ty quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn. - Tổng giám đốc: Quyết định kế hoạch kinh doanh hằng năm của Công ty; Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua bán, cho vay và hợp đồng; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng của Công ty sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Tổng công ty. - Phó Tổng giám đốc: Có nhiệm vụ giúp đỡ Tổng giám đốc trong việc ra các quyết định kinh doanh; Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động. - Giám đốc: Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các cán bộ quản lý quan trọng khác của Công ty thuộc thẩm quyền; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng công ty. Thực thi các quyết định của Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị. Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định lập, giải thể Chi nhánh, Văn phòng đại diện. - Giám đốc kinh doanh: Lập và tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh của Công ty; Tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá thông tin thị trường và đưa ra đề xuất, kiến nghị; Thực hiện chính sách kinh doanh của Công ty; Phê duyệt và kiểm soát các hợp đồng bán hàng cấp Công ty theo quy định của Công ty; Triển khai các hoạt động hỗ trợ khách hàng; Chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh trước Tổng Giám đốc và các cơ quan quản lý Nhà Nước khác. - Giám đốc sản xuất: Quản lý, điều hành hệ thống quản lý chất lượng và vấn đề kỹ thuật của nhà máy; Nghiên cứu phát triển các qui trình sản xuất của nhà máy; Chịu trách nhiệm đề xuất và quản lý ngân sách của nhà máy; Đảm bảo tiến độ sản xuất theo kế hoạch đã được hoạch định; Đảm bảo các thiết bị, máy móc được vận hành tốt; Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các vấn đề liên quan mọi hoạt động của nhà máy. - Trưởng phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức, quản lý nhân sự Phòng Tài chính Kế toán; Quản lý chứng từ, duyệt chứng từ, xử lý các văn bản hành chính liên quan đến công tác Tài chính – Kế toán đúng chế độ quy định của Nhà nước; Lập các kế GVHD: TS. Tạ Quang Bình SV: Vương Thị Nga 5 Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán hoạch thu - chi đúng chế độ, quy định của pháp luật và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; Xây dựng dự toán hoạt động tài chính hàng quý, hàng năm của Công ty và dự toán thu, chi các hoạt động khác có liên quan; Thực hiện công tác kiểm tra kế toán, kiểm toán nội bộ. - Giám đốc kỹ thuật: Phối hợp chặt chẽ với phòng sản xuất để xác định và cung cấp các sản phẩm mới cũng như cải tiến; Quản lý các quy trình quản lý dự án hỗ trợ tăng trưởng của công ty; Nhận xét và phê duyệt đề án phát triển; Phát triển, theo dõi và kiểm soát sự phát triển của hoạt động hệ thống doanh nghiệp hàng năm và xây dựng ngân sách vốn liên quan nhân sự, mua sắm đầu tư công nghệ thông tin; Quản lý và tối ưu hóa tài sản cơ sở hạ tầng để đáp ứng các mục tiêu tài chính nội bộ; Xác định, so sánh, lựa chọn và triển khai các giải pháp công nghệ để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai. - Giám đốc tài chính: Theo dõi lợi nhuận và chi phí; điều phối, củng cố và đánh giá dữ liệu tài chính; chuẩn bị các báo cáo đặc biệt; Dự báo những yêu cầu tài chính; chuẩn bị ngân sách hàng năm; lên kế hoạch chi tiêu; phân tích những sai biệt; thực hiện động tác sửa chữa; Phân tích đầu tư và quản lý danh mục đầu tư; Nắm bắt và theo dõi thị trường chứng khoán liên quan đến các hoạt động công ty; Thiết lập và duy trì các quan hệ với ngân hàng và các cơ quan hữu quan. - Trưởng ban an toàn - KCS: Xây dựng, quản lý và phát triển các quy trình chất lượng trong toàn nhà máy; Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên các phòng ban về hệ thống quản lý chất lượng; Tổ chức đánh giá nội bộ nhằm củng cố lại thiếu sót trong việc quản lý tại phòng ban; Phối hợp với các phòng ban khác nhằm đảm bảo việc tuân thủ nội dung các tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất một cách triệt để. GVHD: TS. Tạ Quang Bình SV: Vương Thị Nga 6 [...]... Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán II TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT THANH 2.1 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần thép Việt Thanh 2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần thép Việt Thanh 2.1.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán Một trong những công việc quan trọng của tổ chức công tác kế toán chính... máy kế toán Nếu doanh nghiệp có một bộ máy kế toán được tổ chức tốt, linh hoạt và hoạt động có hiệu quả sẽ giúp cho công việc kinh doanh phát triển rất nhiều Phòng kế toán của Công ty Cổ phần thép Việt Thanh được tổ chức theo mô hình tập trung Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức phòng kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán tài sản cố định Kế toán ngân hàng Kế toán kho và vật tư Kế toán tiền mặt và Công. .. TS Tạ Quang Bình 13 SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán 2.2 Tổ chức công tác phân tích kinh tế tại Công ty Cổ phần thép Việt Thanh 2.2.1 Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kế toán Bộ phận thực hiện: Công tác phân tích kinh tế cũng là một trong các công việc quan trọng của bộ phận kế toán trong một công ty Việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế... ngành thép gặp phải, vì vậy không thể đánh giá một cách chính xác về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp GVHD: TS Tạ Quang Bình 16 SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán III ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, CÔNG TÁC PHÂN TÍCH KINH TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT THANH 3.1 Đánh giá khái quát về công tác kế toán 3.1.1 Ưu điểm Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán. .. nhuận của công ty GVHD: TS Tạ Quang Bình 18 SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán IV ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trong thời gian quan sát và thực tập tại Công ty Cổ phần thép Việt Thanh, sau khi tiến hành nghiên cứu, phân tích công tác kế toán cũng như công tác phân tích kinh tế tại đây, em xin đề xuất hai hướng đề tài như sau: Hướng đề tài thứ nhất: "Kế toán bán.. .Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán 1.4 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần thép Việt Thanh năm 2011 và 2012 Trong năm 2012, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra bình thường và đạt một số kết quả khả quan Dưới đây là bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Bảng1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2011 và... vốn của Công ty, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn Công ty; Tham mưu giúp Tổng GVHD: TS Tạ Quang Bình 9 SV: Vương Thị Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn vị trực thuộc; Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty; Thực hiện... sinh; Kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu chi tiết và số liệu tổng hợp; Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và đúng với thực tế không; Tính giá thành, định khoản các nghiệp vụ về giá thành; Kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ; In sổ kế toán; Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thống kê; Lập các báo cáo thuế; Cùng kế toán trưởng giải trình, cung cấp tài liệu, số liệu cho các cơ quan như: thuế, kiểm. .. phù hợp Tại Công ty Cổ phần thép Việt Thanh, công tác phân tích kinh tế do Trưởng phòng kế toán đảm nhiệm, bao gồm các công việc phân tích doanh thu, lợi nhuận và chi phí Sau khi hoàn thành công việc phân tích, Kế toán trưởng sẽ nộp báo cáo lên Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban quản trị và Ngân hàng Thời điểm tiến hành: Công tác phân tích kinh tế thường được tiến hành vào cuối kì kế toán. .. Nga Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán KẾT LUẬN Trong thời gian được tiếp cận vào thực tế, cùng với sự giúp đỡ của các cô trong Phòng Kế toán, bản thân em đã học được nhiều điều mới, sự nhạy bén trong quá trình làm việc, giải đáp những câu hỏi còn thắc mắc khi còn ngồi trên ghế nhà trường Ngoài ra, trên cơ sở khảo sát thực tiễn tại doanh nghiệp em nhận thấy ngoài những điểm mạnh công ty . Nga iv Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỐ PHẦN THÉP VIỆT THANH 1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần thép Việt Thanh Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP. Nga 8 Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT THANH 2.1. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần thép. Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán MỤC LỤC GVHD: TS. Tạ Quang Bình SV: Vương Thị Nga i Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán LỜI MỞ ĐẦU Trong công cuộc