Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
503,56 KB
Nội dung
Đại học kiến trúc hà nội Tài liệu lưu hành nội bộ! By : mrquangbro Mail : mrquang_kt@yahoo.com LỚP : 08x5 Câu 5: Pháp luật XD quy định xin giấy phép xây dựng nhà ở thì cần phải làm gì ? Hãy nêu điều kiện cấp giấy phép xây dựng công trình trong đô thị. Các bước của qui trình cấp phép xây dựng, chúng tôi xin giới thiệu tiếp một số nội dung liên quan đến thành phần hồ sơ, thời gian, thẩm quyền cấp phép xây dựng đối với các công trình cụ thể. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng gồm những gì? - Đơn xin cấp phép xây dựng (theo mẫu). - Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất theo qui định của Luật đất đai. - Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình. Trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình mà theo qui định phải có giấy phép xây dựng hoặc phá dỡ công trình cũ để xây dựng công trình mới thì trong hồ sơ còn phải có ảnh chụp mặt đứng chính hiện trạng công trình cũ, các bản vẽ hiện trạng thể hiện được mặt bằng, mặt cắt các tầng, mặt đứng và phương án phá dỡ công trình cũ (nếu có) do đơn vị tư vấn thiết kế có tư cách pháp nhân thành lập. Trong trường hợp xây dựng nâng tầng phải có hồ sơ khảo sát hiện trạng công trình đủ điều kiện nâng tầng hoặc biện pháp gia cố của tổ chức có tư cách pháp nhân. Ngoài ra, tùy theo tính chất công trình, chủ đầu tư phải bổ sung thêm các giấy tờ như: giấy cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện qui hoạch xây dựng và bản vẽ hiện trạng công trình cũ nếu có công trình hiện hữu (trường hợp cấp phép xây dựng tạm); hợp đồng thuê đất và xác nhận của UBND quận huyện tại hợp đồng về vị trí xây dựng phù hợp qui hoạch các điểm quảng cáo (công trình quảng cáo) Điều kiện cấp giấy phép xây dựng công trình trong đô thị Việc cấp giấy phép xây dựng công trình trong đô thị phải đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt; 2. Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; thiết kế đô thị; các yêu cầu về an toàn đối với công trình xung quanh; bảo đảm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật; 3. Các công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường; Đại học kiến trúc hà nội Tài liệu lưu hành nội bộ! By : mrquangbro Mail : mrquang_kt@yahoo.com LỚP : 08x5 4. Công trình sửa chữa, cải tạo không được làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình xung quanh, cấp nước, thoát nước, thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ; 5. Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh; 6. Khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống tuy nen ngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; cốt xây dựng mặt đường phải tuân theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị; 7. Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp I phải có thiết kế tầng hầm, trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầng hầm; 8. Đối với công trình xây dựng tạm, việc cấp giấy phép xây dựng phải tuân theo quy định tại khoản 3 Điều 62 và khoản 2 Điều 63 của Luật này. Giấy tờ về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất mà người xin cấp phép xây dựng phải có bao gồm một trong các loại sau đây: 1. Giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (do Tổng cục Quản lý ruộng đất trước đây hoặc do Tổng cục địa chính hoặc do Bộ Tài nguyên - môi trường phát hành), kể cả GCN quyền sử dụng đất đã cấp cho hộ gia đình mà trong đó có ghi diện tích đo đạc tạm thời hoặc ghi nợ tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ. 2. Quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để xây dựng công trình, kèm theo giấy tờ xác định chủ đầu tư đã thực hiện các yêu cầu nêu tại quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nêu trên. Trừ trường hợp quyết định giao đất cho cá nhân, hộ gia đình để xây dựng nhà ở riêng lẻ. 3. Những giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích làm nhà ở và các công trình khác, trong quá trình thực hiện các chính sách về đất đai qua từng thời kỳ của nhà nước VN từ chế độ cũ tới nay mà người được giao đất, thuê đất vẫn liên tục sử dụng. 4. GCN quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ địa chính mà không có tranh chấp. 5. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất ở mà người đó vẫn liên tục sử dụng cho đến nay và không có tranh chấp gồm: bằng khoán điền thổ hoặc trích lục, trích sao bản đồ điền thổ, bản đồ phân chiết thửa, chứng thư đoạn mãi đã được thị thực, đăng tịch, sang tên tại Văn phòng chưởng khế, Ty điền địa, Nha trước bạ. 6. Giấy tờ về thừa kế nhà, đất phù hợp với qui định của pháp luật về thừa kế. Đại học kiến trúc hà nội Tài liệu lưu hành nội bộ! By : mrquangbro Mail : mrquang_kt@yahoo.com LỚP : 08x5 7. Bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước đã có hiệu lực pháp luật. 8. Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà ở kèm theo quyết định sử dụng đất được UBND phường, xã, thị trấn kiểm tra là đất đó không có tranh chấp và được UBND quận huyện xác nhận kết quả thẩm tra của UBND phường, xã, thị trấn. 9. Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở theo thông tư 47/BXD-XDCBĐT ngày 5-8-1989 và thông tư số 02/BXD-ĐT ngày 29-4-1992 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện ý kiến của thường trực Hội đồng Bộ trưởng về việc hóa giá nhà cấp 3, cấp 4 tại các đô thị từ trước ngày 15-10-1993 hoặc từ ngày 15-10-1993 đến trước ngày 5-7-1994 mà trong giá nhà đã tính đến giá đất ở của nhà đó. 10. Giấy tờ hợp lệ về nhà ở đất ở theo các qui định của pháp luật. Trong trường hợp không có các loại giấy tờ trên: - Đối với nhà ở riêng lẻ nằm trong khu dân cư hiện hữu, ổn định, sử dụng trước ngày 15-10-1993 (thời điểm thực hiện chính sách về đất đai của Nhà nước), phù hợp với qui hoạch xây dựng là đất ở: chủ đầu tư phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về ranh giới thửa đất đang sử dụng không có tranh chấp, được UBND phường, xã xác nhận. - Đối với công trình tôn giáo: phải được UBND phường, xã, thị trấn thẩm tra về đất không có tranh chấp, khiếu nại và được UBND quận, huyện xác nhận kết quả thẩm tra đó. Yêu cầu đối với bản vẽ thiết kế để xin cấp phép xây dựng: Bản vẽ phải xác định rõ vị trí xây dựng, lộ giới, ranh giới thửa đất, cấp công trình, tuổi thọ công trình, phải do tổ chức có đăng ký hoạt động và có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình hoặc cá nhân có năng lực hành nghề, có chứng chỉ hành nghề và có đăng ký hoạt động thiết kế xây dựng công trình. - Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn lớn hơn 250m2, từ ba tầng trở lên hoặc nhà ở trong các khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa thì việc thiết kế phải do tổ chức, cá nhân thiết kế có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng, hành nghề xây dựng thực hiện. - Nhà ở riêng lẻ có qui mô nhỏ: (dưới 250m2, dưới ba tầng): cá nhân, hộ gia đình được tự tổ chức thiết kế nhưng phải phù hợp với qui hoạch và chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế, độ an toàn và tác động của công trình đến môi trường. Nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng ở đâu? - Tại Sở Xây dựng: đối với những công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp 1, công trình tôn giáo, di tích lịch sử, miếu đình, tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng, công trình trên các tuyến, trục đường chính TP do UBND TP qui định. Đại học kiến trúc hà nội Tài liệu lưu hành nội bộ! By : mrquangbro Mail : mrquang_kt@yahoo.com LỚP : 08x5 - Tại UBND quận, huyện: nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện. - Ban quản lý đầu tư và xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao: tất cả trường hợp xây dựng mới, công trình xây dựng tạm, sửa chữa cải tạo mà theo qui định phải xin giấy phép xây dựng trên phạm vi ranh giới khu đô thị, chế xuất, công nghiệp đó. - UBND xã: nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có qui hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã. Thời hạn cấp phép xây dựng: - Đối với nhà ở riêng lẻ: không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. - Các công trình còn lại: không quá 20 ngày. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp phép mà chủ đầu tư không khởi công công trình thì phải xin gia hạn. Giấy phép xây dựng có thể được gia hạn nhiều lần, mỗi lần 12 tháng. Thời gian giải quyết hồ sơ gia hạn giấy phép xây dựng không quá năm ngày làm việc. Khi giấy phép xây dựng được cấp có sai sót, chủ đầu tư có quyền xin điều chỉnh giấy phép. Thời hạn điều chỉnh trong vòng năm ngày làm việc. Chủ đầu tư cũng có thể xin thay đổi thiết kế đã được duyệt kèm theo giấy phép xây dựng bằng việc nộp hồ sơ xin thay đổi. Thời gian cấp phép xây dựng thay thế cũng không quá thời hạn cấp phép mới trên đây. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng phải cử cán bộ có năng lực để tiếp nhận hồ sơ. Đối với hồ sơ chưa đúng qui định, người tiếp nhận phải hướng dẫn cụ thể, đầy đủ bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ đã được tiếp nhận nhưng qua thẩm tra thấy không cấp giấy phép xây dựng được hoặc có hướng dẫn bổ sung, cơ quan cấp phép phải có văn bản hướng dẫn đầy đủ một lần cho chủ đầu tư. Thời hạn trả lời phải trước thời hạn cấp phép. Sau khi chủ đầu tư bổ túc hồ sơ, cơ quan cấp phép phải giải quyết cấp phép trong đúng thời hạn qui định 10/ C«ng tr×nh ®· ®-îc bµn giao ®-a vµo sö dông nh-ng vÉn trong thêi h¹n b¶o hµnh. NÕu x¶y ra mét trong c¸c t×nh huèng sù cè (lấy ví dụ thực tế minh họa) sẽ ®îc gi¶i quyÕt nh- thÕ nµo theo PLXD ? Khoản 3 Điều 30 nghị định 209 “nhà thầu thi công xây dựng công trình…, nhà phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra hư hỏng công trình xây dựng, sự cố công trình xây dựng kể cả sau thời gian bảo hành, tuỳ theo mức độ vi phạm còn bị xử lý theo quy định của pháp luật Và Điều 20, thông tư 27/2009/TT-BXD quy định Giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng Đại học kiến trúc hà nội Tài liệu lưu hành nội bộ! By : mrquangbro Mail : mrquang_kt@yahoo.com LỚP : 08x5 1. Tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng xảy ra khi có ý kiến đánh giá khác nhau về chất lượng sản phẩm, chất lượng bộ phận công trình và chất lượng công trình xây dựng. Tranh chấp về chất lượng có thể xảy ra giữa các chủ thể tham gia xây dựng công trình và giữa các chủ thể này với chủ sở hữu, chủ quản lý, chủ sử dụng các công trình xây dựng lân cận và các bên có liên quan khác. 2. Trình tự giải quyết tranh chấp về chất lượng Việc giải quyết tranh chấp về chất lượng được tiến hành theo trình tự từng bước như sau: a) Tự thương lượng giữa các bên có tranh chấp. b) Thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định tiến hành kiểm định chất lượng công trình xây dựng. Theo quy định tại Điểm k, Khoản 2, Điều 76, Luật Xây dựng và Khoản 2, Điều 19, Nghị định số 209/2004, nhà thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thi công xây dựng công trình do mình đảm nhận, bồi thường thiệt hại khi thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng. c) Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp đánh giá, kết luận về chất lượng hoặc đề nghị cơ quan này tổ chức giám định chất lượng công trình xây dựng. d) Khởi kiện và giải quyết tranh chấp thông qua toà án. Thủ tục tiến hành theo quy định của pháp luật có liên quan. Như vậy, căn cứ vào các quy định này, chủ đầu tư có đủ đồ chơi để trói buộc trách nhiệm của nhà thầu. khi công trình bị xuống cấp do chất lượng thi công kém, kể cả khi đã hết thời gian bảo hành. Ngoài ra xin lưu ý là NĐ 48 chỉ áp dụng cho các công trình sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên thồi, cho nên tuỳ từng trường hợp nên hay không nên viện dẫn áp dụng nghị định này. Theo tôi, người hỏi hình như có ty hiểu biết về cách thức vận dụng pháp luật nên viện dẫn một số văn bản để chơi khó LS, như cũng xin lưu ý là các văn bản Quyết định 449/QĐ/BXD-GD, QĐ35/1999/QĐ-BXD, QĐ17/2000/QĐ-BXD, QĐ18/2003/QĐ-BXD, đã hết hiệu lực và bỏ vào sọt rác hết rồi thì phải. Việc áp dụng pháp luật nó có nguyên tắc của nó không thể việc dẫn linh tinh các quy định như mấy ông ở Huyện Tiên Lãnh – Hải Phòng được, để làm khó người khác 4: Pháp luật XD quy định những trường hợp nào trước khi khởi công xây dựng công trình chủ đầu tư không cần phải có giấy phép xây dựng? Trường hợp xây dựng các công trình không cần giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Xây dựng Bộ Xây dựng ban hành thông tư hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng, trong đó liệt kê 10 loại công trình được xây dựng mà không cần giấy phép. 6 loại công trình của Nhà nước hoặc các đơn vị bao gồm các công trình thuộc bí mật Nhà nước, được xác định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền; công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp được xác định bằng lệnh của các cấp có thẩm quyền; công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính; công trình đã có thiết kế cơ sở được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế; công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh Đại học kiến trúc hà nội Tài liệu lưu hành nội bộ! By : mrquangbro Mail : mrquang_kt@yahoo.com LỚP : 08x5 tế - kỹ thuật xây dựng đã có thiết kế bản vẽ thi công và công trình hạ tầng kỹ thuật (nhà máy xử lý rác, cấp thoát nước) có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng tại vùng sâu vùng xa. Có 4 loại công trình có liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân cũng không phải xin giấy phép khi xây dựng là nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng; các công trình sửa chữa, cải tạo lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu công trình; công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị, phù hợp với quy hoạch xây dựng được phê duyệt và các công trình thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. Cũng theo thông tư, việc xin giấy phép xây dựng tạm thời chỉ được áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện. Trong nội dung giấy phép xây dựng tạm phải ghi rõ hiệu lực của giấy phép. Hết thời hạn của giấy phép, nếu Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ công trình phải tự tiến hành phá dỡ. 6. Pháp luật XD quy định: Để thực hiện việc giải phóng mặt bằng xây dựng công trình cần phải đáp ứng các yêu cầu nào? Hãy nêu các nguyên tắc đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng đã quy định theo PLXD. GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Điều 69. Yêu cầu đối với giải phóng mặt bằng xây dựng công trình Việc giải phóng mặt bằng xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: 1. Việc giải phóng mặt bằng xây dựng phải được lập thành phương án. Phương án giải phóng mặt bằng xây dựng được thể hiện trong dự án đầu tư xây dựng công trình và được phê duyệt đồng thời với phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; 2. Đối với dự án có nhu cầu tái định cư thì phải lập phương án hoặc dự án tái định cư và phải thực hiện trước khi giải phóng mặt bằng xây dựng; 3. Phạm vi giải phóng mặt bằng xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng và dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt; 4. Thời hạn giải phóng mặt bằng xây dựngphải đáp ứng theo yêu cầu tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt hoặc quyết định của người có thẩm quyền. Điều 70. Nguyên tắc đền bù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình 1. Việc đền bù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng phải bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan. Đối với nhà ở của tổ chức, cá nhân phải giải quyết chỗ ở mới ổn định, có điều kiện chỗ ở bằng hoặc tốt hơn chỗ ở cũ, hỗ trợ tạo việc Đại học kiến trúc hà nội Tài liệu lưu hành nội bộ! By : mrquangbro Mail : mrquang_kt@yahoo.com LỚP : 08x5 làm, ổn định cuộc sống cho người phải di chuyển, trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa các bên liên quan. 2. Việc đền bù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện thông qua một hoặc kết hợp các hình thức bằng tiền, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và phải bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật. 3. Trong trường hợp đền bù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị thì phương án giải phóng mặt bằng phải bảo đảm vừa xây dựng được công trình mới, vừa chỉnh trang được các công trình mặt phố theo quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; bảo đảm Nhà nước điều tiết được giá trị chênh lệch về đất sau khi giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng công trình. 4. Không đền bù trong các trường hợp sau đây: a) Đất lấn chiếm; b) Công trình xây dựng trái phép, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu và tài sản khác xuất hiện hoặc phát sinh trong phạm vi mặt bằng quy hoạch xây dựng sau thời điểm công bố quy hoạch xây dựng; c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về đất đai. Điều 71. Tổ chức giải phóng mặt bằng xây dựng công trình 1. Khi tổ chức giải phóng mặt bằng xây dựng phải thành lập Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng. 2. Trường hợp giải phóng mặt bằng xây dựng theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt mà chưa có dự án đầu tư xây dựng công trình thì việc đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện như sau: a) Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền chủ trì tổ chức giải phóng mặt bằng thông qua Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng do mình thành lập, hoặc giao cho doanh nghiệp chuyên về giải phóng mặt bằng đảm nhận; b) Kinh phí để giải phóng mặt bằng lấy từ ngân sách hoặc huy động và được thu hồi lại khi giao đất, cho thuê đất cho chủ đầu tư xây dựng công trình có dự án trên mặt bằng đã được giải phóng; c) Thời gian giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quyết định của người có thẩm quyền. 3. Trường hợp giải phóng mặt bằng xây dựng theo dự án đầu tư xây dựng công trình thì việc đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện như sau: Đại học kiến trúc hà nội Tài liệu lưu hành nội bộ! By : mrquangbro Mail : mrquang_kt@yahoo.com LỚP : 08x5 a) Đối với dự án đầu tư có mục đích kinh doanh thì Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng do chủ đầu tư xây dựng công trình chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tổ chức giải phóng mặt bằng; đối với dự án đầu tư xây dựng công trình không có mục đích kinh doanh, phục vụ cho cộng đồng thì Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng do Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền chủ trì phối hợp với chủ đầu tư xây dựng công trình tổ chức giải phóng mặt bằng; b) Kinh phí giải phóng mặt bằng được lấy trực tiếp từ dự án đầu tư xây dựng công trình; c) Thời gian giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng tiến độ thực hiện của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt. 4. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp và khung giá đền bù tài sản khi giải phóng mặt bằng xây dựng làm cơ sở cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xác định giá đền bù của địa phương mình. 5. Tổ chức, cá nhân có tài sản trong phạm vi mặt bằng xây dựng đã được giải quyết đền bù theo đúng quy định mà không thực hiện thì bị cưỡng chế và chịu hoàn toàn chi phí cho việc cưỡng chế. 6. Người nào cố ý làm sai quy định về đền bù tài sản khi giải phóng mặt bằng xây dựng để vụ lợi hoặc gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 7: Pháp luật XD quy định các điều kiện để khởi công công trình xây dựng và các yêu cầu đối với công trường xây dựng như thế nào? Điều kiện để khởi công xây dựng công trình Công trình xây dựng chỉ được khởi công khi đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng do chủ đầu tư xây dựng công trình và nhà thầu thi công xây dựng thoả thuận; 2. Có giấy phép xây dựng đối với những công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 68 của Luật này; 3. Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục, công trình đã được phê duyệt; 4. Có hợp đồng xây dựng; 5. Có đủ nguồn vốn để bảo đảm tiến độ xây dựng công trình theo tiến độ đã được phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng công trình; 6. Có biện pháp để bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng; 7. Đối với khu đô thị mới, tuỳ theo tính chất, quy mô phải xây dựng xong toàn bộ hoặc từng phần các công trình hạ tầng kỹ thuật thì mới được khởi công xây dựng công trình. Điều 73. Điều kiện thi công xây dựng công trình 1. Nhà thầu khi hoạt động thi công xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có đăng ký hoạt động thi công xây dựng công trình; b) Có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng với loại, cấp công trình; Đại học kiến trúc hà nội Tài liệu lưu hành nội bộ! By : mrquangbro Mail : mrquang_kt@yahoo.com LỚP : 08x5 c) Chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình phù hợp; d) Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng công trình. 2. Cá nhân tự tổ chức xây dựng nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn nhỏ hơn 250m 2 hoặc dưới 3 tầng thì phải có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn và vệ sinh môi trường. Điều 74. Yêu cầu đối với công trường xây dựng Tất cả các công trình xây dựng phải được treo biển báo tại công trường thi công. Nội dung biển báo bao gồm: 1. Tên chủ đầu tư xây dựng công trình, tổng vốn đầu tư, ngày khởi công, ngày hoàn thành; 2. Tên đơn vị thi công, tên người chỉ huy trưởng công trường; 3. Tên đơn vị thiết kế, tên chủ nhiệm thiết kế; 4. Tên tổ chức hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình; 5. Chủ đầu tư xây dựng công trình, chỉ huy trưởng công trường, chủ nhiệm thiết kế, tổ chức hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình ngoài việc ghi rõ tên, chức danh còn phải ghi địa chỉ liên lạc, số điện thoại. 1/ Hãy nêu những mục tiêu, nội dung cơ bản của công tác quản lý Nhà nước về xây dựng và sau đó lấy ví dụ thực tiễn để minh họa. Nêu thêm 1 ví dụ minh họa từ hệ thống Pháp luật XD hiện hành của Việt Nam Điều 111. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng 1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây dựng. 2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng. 3. Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. 4. Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng. 5. Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng. 6. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng. 7. Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng. 8. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng. 9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng VD theo Điều 112. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả nước. Đại học kiến trúc hà nội Tài liệu lưu hành nội bộ! By : mrquangbro Mail : mrquang_kt@yahoo.com LỚP : 08x5 2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng. 3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng. 4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ. 3: Trong quá trình thi công các công trình xây dựng, có nơi đã xảy ra tình trạng mất an toàn, dẫn đến tai nạn lao động. Pháp luật XD quy định trách nhiệm về đảm bảo các điều kiện an toàn lao động trên công trường của các nhà thầu khi thi công xây dựng các công trình như thế nào? Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan khác như thế nào (chủ đầu tư, tư vấn khảo sát, thiết kế, thẩm định hồ sơ, giám sát A, B, thanh tra XD…)? THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (Số: 22/2010/TT-BXD) Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình bao gồm: xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình. 2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài là chủ đầu tư xây dựng công trình; nhà thầu xây dựng và người lao động tại công trường xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Điều 3. Yêu cầu chung đối với công trường xây dựng Công trường xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Tổng mặt bằng công trường xây dựng phải được thiết kế và phê duyệt theo quy định, phù hợp với địa điểm xây dựng, diện tích mặt bằng công trường, điều kiện khí hậu tự nhiên nơi xây dựng, đảm bảo thuận lợi cho công tác thi công, an toàn cho người, máy và thiết bị trên công trường và khu vực xung quanh chịu ảnh hưởng của thi công xây dựng. 2. Vật tư, vật liệu phải được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp đúng theo thiết kế tổng mặt bằng được phê duyệt. Không được để các vật tư, vật liệu và các chướng ngại vật cản trở đường giao thông, đường thoát hiểm, lối ra vào chữa cháy. Kho chứa vật liệu dễ cháy, nổ không được bố trí gần nơi thi công và lán trại. Vật liệu thải phải được dọn sạch, đổ đúng nơi quy định. Hệ thống thoát nước phải thường xuyên được thông thoát bảo đảm mặt bằng công trường luôn khô ráo. 3. Trên công trường phải có biển báo theo quy định tại Điều 74 Luật Xây dựng. Tại cổng chính ra vào phải có sơ đồ tổng mặt bằng công trường, treo nội quy làm việc. Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn phải được phổ biến và công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường như đường hào, hố móng, hố ga phải có rào chắn, biển cảnh báo và hướng dẫn đề phòng tai nạn; ban đêm phải có đèn tín hiệu. 4. An toàn về điện: [...]... 1 Chủ đầu t- tổ chức xây dựng bộ phận công trình, công trình trên đất không đ-ợc xây dựng a) Vi phạm quy hoạch xây dựng đã đ-ợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố; b) Xây dựng trên đất ch-a chuyển đổi mục đích sử dụng c) Xây dựng trên đất lấn chiếm; d) Xây dựng vi phạm chỉ giới đ-ờng đỏ; e) Vi phạm chỉ giới xây dựng g) XD trong khu vực cấm xây dựng 2 Chủ đầu t- tổ chức xây dựng bộ phận công trình,... h ni Ti liu lu hnh ni b! 11/ Vn dng PLXD trong Qun lý ụ th: Lm th no x lý cỏc trng hp công trình xây dựng đang tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam nh-ng không phù hợp với quy định của Luật Xây dựng nh sau: 1 công trình xây dựng đang tồn tại phù hợp với quy hoạch xây dựng đ-ợc duyệt nh-ng ch-a phù hợp về kiến trúc; 1 Cụng trỡnh xõy dng ang tn ti phự hp vi quy hoch nhng cha phự hp v kin trỳc c phộp tn ti theo... Chủ đầu t- tổ chức xây dựng bộ phận công trình, công trình mới; cải tạo, mở rộng, sửa chữa lớn, trùng tu, tôn tạo công trình không có giấy phép xây dựng theo quy định hoặc sai giấy phép xây dựng 3 Chủ đầu t- có hành vi vi phạm các quy định về thiết kế xây dựng công trình CC HNH VI VI PHM HNH CHNH HèNH THC V MC X PHT MC I: VI PHM QUN Lí XY DNG By : mrquangbro Mail : mrquang_kt@yahoo.com LP : 08x5 i... ho xó hi ch ngha Vit Nam nm 1992 ó c sa i, b sung theo Ngh quyt s 51/2001/QH10 ngy 25 thỏng 12 nm 2001 ca Quc hi khoỏ X, k hp th 10 vn bn quc hi S: 16/2003/QH11 2 công trình xây dựng đang tồn tại không phù hợp với quy hoạch xây dựng đ-ợc duyệt Cụng trỡnh xõy dng ang tn ti nhng khụng phự hp vi quy hoch thỡ c x lý nh sau: a) Ch cụng trỡnh c c quan nh nc cú thm quyn xem xột, cp giy phộp xõy dng tm cú thi... c; ng thi kim tra, ỏnh giỏ mc n nh ca cụng trỡnh hoc cụng vic ang thi cụng theo quy nh, nu m bo an ton thỡ bỏo cỏo ch u t cho phộp tip tc thi cụng 12 Khái niệm về Vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà NGH NH CA CHNH PH S 48/CP NGY 5 THNG 5 NM 1997 V X PHT VI PHM HNH CHNH TRONG QUN Lí XY DNG, QUN Lí NH V CễNG TRèNH K THUT H TNG I VI ễ TH