Vận hành sử dụng trạm điện tại Công Ty CP môi trường đô thị Hà Đông

58 269 0
Vận hành sử dụng trạm điện tại Công Ty CP môi trường đô thị Hà Đông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

2 Lời mở đầu. Điện lực là một bộ phận cấu thành của kết cấu hạ tầng nền kinh tế. Nó là công cụ phục vụ đắc lực cho việc quản lý điều hành Đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, góp phần nâng cao đời sống xã hội của nhân dân đồng thời là một nghành kinh doanh dịch vụ. Những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển và đổi mới kinh tế và sự quan tâm của nhà nước điện lực đã có những bước tiến nhanh. Là một sinh viên năm cuối của Khoa Điện - Điện Tử Trường Đại Học Kinh Tế - Kỹ Thuật Công Nghiệp, em đã được trang bị một số kiến thức cơ bản của một cử nhân cần có. Tuy nhiên những kiến thức và kinh nghiệm thực tế đối với em còn rất nhiều hạn chế. Chính vì vậy đợt thực tập tốt nghiệp này là điều kiện tốt để sinh viên củng cố lại những kiến thức đã học vận dụng lý thuyết một cách cụ thể vào thực tiễn để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. Được sự giúp đỡ của Khoa Điện và Công Ty CP môi trường đô thị Hà Đông, cùng thầy giáo chủ nhiệm, em đã hoàn thành chương trình thực tập của mình và củng cố lại những kiến thức đã học và học hỏi được một số kiến thức thực tế vô cùng bổ ích. Em vô cùng biết ơn cô giáo hướng dẫn Nguyễn Hải Bình và các thầy, cô giáo trong bộ môn đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em được đi thực tập. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn Trạm trưởng trạm điện Hà Đông và các cô chú trong Trạm cũng như trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo để em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Do thời gian thực tập có hạn nên sau đây chỉ là những nội dung chung nhất. Em xin chân thành cảm ơn! 2 CHƯƠNG I CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HÀ ĐÔNG Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty CP môi trường đô thị Hà Đông được thành lập vào tháng 9 năm 2007 theo quyết định số 0303000840 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 04/09/2007. Công ty CP môi trường đô thị Hà Đông được thành lập dựa trên sự thừa kế chuyên môn của các kỹ sư và CBCNV đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành điện và các công trình điện dân dụng, điện chiếu sáng.Trong các lĩnh vực thuộc nghành điện, thiệt bị điện, máy biến áp, trạm điện dân dụng, đường dây truyền tải điện năng, thiết kế đèn chiếu sáng đô thị. Cùng với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, đã từng làm việc trong các nhà máy và các công ty lớn trong ngành. Công ty Công ty CP môi trường đô thị Hà Đông là một công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập có con dấu riêng, trụ sở riêng, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản, các cơ quan giám sát của nhà nước, cũng như các bên có liên quan hoạt động của mình. Một số thông tin về công ty - Tên công ty: Công ty CP môi trường đô thị Hà Đông - Địa chỉ trụ sở: Số 121 Đường Tô Hiệu – Q.Hà Đông – TP Hà Nội - Số điện thoại: 04.3355 2070 Fax: 04.3351 5843 - Mã số thuế: 0500332500 - Tài khoản giao dịch:120143.986754_Ngân hàng AGRIBANK Hà Nội Chi Nhánh Hà Đông. - Giám đốc công ty: Đinh Văn Tiến. Công ty CP môi trường đô thị Hà Đông hoạt động chủ yếu là đáp ứng nhu cầu về sửa chữa tân trang, bảo hành, bảo dưỡng, lắp đặt và huớng dẫn kỹ thuật về 2 các trạm biến áp, điện dân dụng, hệ thống chiếu sáng đô thị và kinh doanh phục vụ cho mọi đối tượng theo nhu cầu của thị truờng, tạo được việc làm cho mọi người lao động, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. *Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty* Dẫn giải về sơ đồ( trang sau) 2 • Phòng Hành chính – TCLĐTL - Lập kế hoạch về công tác hành chính, quản trị của Công ty báo cáo Giám đốc phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện; - Theo dõi tổng hợp và lập báo cáo tình hình hoạt động của Công ty định kỳ và đột xuất; - Quản lý con dấu, tiếp nhận và quản lý công văn đi, đến theo quy định và bảo mật tài liệu; - Quản lý cơ sở vật chất, trang bị của công ty, sửa chữa bảo trì trang thiết bị. Hàng năm lập kế hoạch và tổ chức việc mua sắm bổ sung các trang bị, vật tư văn phòng phẩm của Công ty; - Quản lý và duy trì chế độ quy định, chấp hành kỷ luật, nề nếp làm việc của cán bộ, nhân viên trong Công ty; - Tổ chức lao động tiền lương, tham mưu đề xuất kế hoạch sử dụng lao động, lao động hợp đồng theo Luật lao động và bảo đảm các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo đúng luật hiện hành; - Công tác nhân sự, quản lý lao động. - Công tác chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý cho người lao động (lương, thưởng, bảo hiểm y tế, BHXH) - Xây dựng đơn giá tiền lương và kế hoạch tiền lương. - Công tác đào tạo , bồi dưỡng cán bộ . - Xây dựng nội qui quản lý lao động . - Thực hiện nhiệm vụ lễ tân, đón, tiếp và huớng dẫn khách đến làm việc với cơ quan; - Định kỳ, đột xuất báo cáo kịp thời với Giám đốc những vấn đề liên quan đến công tác hành chính, quản trị của Công ty. • Phòng Kế toán – Tài vụ - Thực hiện các hoạt động về nghiệp vụ kế toán theo đúng các quy định của Công ty và chế độ kế toán mà Bộ Tài chính ban hành; - Tổ chức quản lý vốn và tài sản trong Công ty; 2 - Lập các báo cáo kế toán, báo cáo quản trị định kỳ theo yêu cầu của Ban giám đốc và nhà nước; - Quản lý việc chi tiêu và thanh quyết toán các nội dung chi tiêu của Công ty theo quy định hiện hành; - Thực hiện các nhiệm khác theo sự phân công của Giám đốc. • Phòng Kinh doanh - Tham mưu cho Ban giám đốc mọi hoạt động và SXKD của Công ty. - Hàng năm, kết hợp với các phòng ban nghiệp vụ khác, lập hồ sơ đặt hàng SXKD dịch vụ công ích. - Xây dựng hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật cho các khâu Sản xuất của Công ty. - Xây dựng định mức khoán quản cho các đội sản xuất. - Tổng hợp khối lượng dịch vụ công ích hàng tháng để làm cơ sở nghiệm thu với ban A. - Tổng hợp tiến độ thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch SXKD hàng quý, 6 tháng, năm. - Tham gia thực hiện các dự án của Công ty. • Ban Quản lý dự án - Hàng năm lập kế hoạch duy tu, sửa chữa nhỏ các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị theo đúng chức năng nhiệm vụ của Công ty. - Lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư và thực hiện đúng thủ tục, nguyên tắc của Nhà nước về XDCB. - Theo dõi, giám sát, thi công các công trình, đảm bảo đúng tiến độ do Công ty giao cho. • 5 Đội Môi trường: - Hàng ngày, anh chị em công nhân tích cực lao động, không quản nắng mưa, ngày lễ, ngày tết đã cần mẫn thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt ra khỏi địa bàn Quận Hà Đông, đảm bảo không để tồn đọng rác thải trên địa bàn, góp phần làm cho đường phố Hà Đông luôn văn minh sạch đẹp. Công tác thu phí VSMT đã cơ bản thực hiện được chủ trương xã hội hóa công tác VSMT. Hàng năm, đã tiến 2 hành ký hợp đồng với các đơn vị tập thể và cá nhân thụ hưởng các dịch vụ VSMT. • Đội Vận tải và xử lý bãi: - Bộ phận vận chuyển xử lý rác: đã quản lý và vận hành an toàn các đầu xe, ngày đêm vận chuyển hết rác thải tới nơi quy định góp phần làm cho Quận Hà Đông sạch đẹp đảm bảo ATGT. - Bộ phận cơ khí sửa chữa: Mặc dù tổ được biên chế ít người, nhiều khi công việc sữa chữa các phương tiện dồn dập cần đáp ứng ngay. Song anh em đã tận tụy, miệt mài với công việc của mình, sửa chữa kịp thời công cụ LĐ, đảm bảo thời gian để nhanh để anh em có xe thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình. • Đội Quản lý Vườn hoa- Nghĩa trang: - Bộ phận Vườn hoa cây xanh: Hàng ngày, anh chị em công nhân chăm sóc vương hoa, cây xanh, thảm cỏ được xanh tốt, thường xuyên bấm cỏ, tỉa cành, trồng và chăm sóc 3.300 cây phấn tán và 39.790m2 thảm cỏ trong vờn hoa và các trục đường Quốc lộ 6 và đường 430 đem lại màu xanh cho Quận. - Bộ phận tang lễ: đã quản lý và bảo vệ tốt 2 nghĩa trang liệt sỹ và nghĩa trang nhân dân Vạn phúc, tận tình phục vụ nhân dân với tinh thần cao. Thường xuyên duy trì, quét vôi, dọn cỏ trong nghĩa trang liệt sỹ để tỏ lòng biết ơn đến các đ/c liệt sỹ đẫ bảo vệ Tổ quốc, phục vụ tốt đặt vòng hoa tưởng niệm trong các ngày lễ lớn và ngày tết trong năm. • Đội Thoát nước đô thị: - Bộ phận ga cống: Hàng ngày, anh chị em công nhân đã khơi thông cống rãnh được thông thoát, hạn chế thấp nhất tình trạng ngập úng khi mưa to. - Bộ phận trạm bơm: Thường xuyên quản lý, duy trì, bảo dưỡng máy móc ở các trạm bơm tiêu úng, sẵn sàng phục vụ bơm nước trong nội Quận khi có lệnh của UBND Quận và công ty. 2 • Đội Điện kỹ thuật (quản lý trạm, đường dây và hệ thống chiếu sáng): - Quản lý vận hành tốt hệ thống chiéu sáng, điều phối điện đến các khu dân cư, có kế hoạch sửa chữa, giải quyết kịp thời các sự cố sảy ra. Ngày lễ, ngày tết , đèn trang trí, pháo hoa điện tử được thắp sáng làm tăng thêm cảnh quan đô thị. 2 CHƯƠNG II NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY Nội quy thực hiện của Công ty Cán bộ công nhân viên của Công ty (kể cả học sinh – sinh viên thực tập tại các đơn vị sản xuất trong Công ty) đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy và quy định về kỷ luật lao động do Công ty đề ra, cụ thể là: Học sinh đang thực tập tại đơn vị nào, vị trí sản xuất nào thì chỉ được ở vị trí đó trong suốt quá trình làm việc tại Công ty. Không được đi lung tung từ đơn vị này sang vị trí khác. Nếu không có nhiệm vụ hoặc sự điều động của Thủ trưởng đơn vị , nếu đị thăm quan thì phải có nhiều hướng dẫn và được sự đồng ý của Giám đốc Công ty. Không được tự ý rời bỏ vị trí làm việc để làm việc khác. Chấp hành nghiêm chỉnh về giờ giấc làm việc của Công ty: Sáng: 8 h – 11h30’ và Chiều: 12 h 30 – 16 h 30’ Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy sử dụng an toàn thiết bị có treo tại các thiết bị ở từng đơn vị sản xuất. Nghiêm cấm tự ý vận hành thiết bị khi cha được hớng dẫn thao tác vận hành. Không làm việc riêng trong giờ sản xuất. Khi làm việc phải trang bị đầy đủ và đúng quy cách, các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát phù hợp với từng ngành nghề. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình công nghệ đã được hướng dẫn và đào tạo đối với từng ngành nghề. Quy tắc an toàn trong nơi làm việc. Không được cất giữ chất độc, chất dễ cháy, chất nổ nơi làm việc. 2 Khi làm việc trên cao cấm ngời đi qua lại phía dưới, không ném đồ đạc, dụng cụ từ trên cao xuống. Nơi làm việc phải luôn được giữ sạch sẽ, dụng cụ, đồ nghề phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, dễ tìm, dễ thấy. Nghiêm túc thực hiện theo các biển báo, các quy tắc an toàn đối với máy, thiết bị. Chỉ đưuợc đi ở các lối đi đã giành riêng cho người. Khi làm việc ở trên cao phải đeo dây an toàn. Không được nhảy từ trên cao xuống đất. Không được bước, dẫm qua máy, thiết bị vật liệu đồ gá và đường đã giành riêng cho vận chuyển. Không được đi lại trong khu vực có người đang làm việc trên cao hoặc đang có vật treo trên cao. Không được đi vào khu vực đang có cầu trục và máy trục làm việc. Điều kiện lao động và các yếu tố có hại, nguy hiểm trong sản xuất. * Điều kiện lao động: là các yếu tố có tại nơi làm việc, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến người lao động làm ảnh hưởng đến khả năng lao động, năng xuất lao động, sức khoẻ và tính mạng của người lao động. * Các yếu tố có hại trong sản xuất: Máy móc thiết bị, máy công cụ Vật nặng, vật bắn. Vật rơi, vật đổ. Dòng điện. * Các nguồn nhiệt: Hàn (hơi, điện). Khoan. Cháy nổ ( bình sơn, bình khí). Khí độc, tiếng ồn, bụi công nghiệp, chấn động. 2 Quyền và nghĩa vụ của người lao động trong công ty. * Quyền của người lao động: Người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động phải đảm bảo các điều kiện lao động làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động, trang bị cấp phát đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động. Người lao động có quyền từ chối làm việc, hoặc rời bỏ vị trí lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ chối trở lại nơi làm việc nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục. Người lao động có quyền khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thấy người sử dụng lao động vi phạm các quy định của nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động. * Nghĩa vụ người lao động: Người lao động chấp hành các quy định, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc và nhiệm vụ được giao. Người lao động phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị và cấp phát, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc. Nếu làm mất, làm hư hỏng phải bồi thường. Người lao động phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm. Tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh người sử dụng lao động. Quy tắc an toàn điện Không ai được sửa chữa điện ngoài người đã có chứng chỉ về nghề điện. Khi phát hiện có sự cố về điện cần báo ngay cho người có trách nhiệm biết. Không sờ mó vào dây dẫn điện hoặc thiết bị điện khi dây đang ướt. [...]... 220/110kV Hà Đông Tầm quan trọng của trạm trong hệ thống điện: Trạm biến áp 220/110kV Hà Đông là trạm trung gian liên kết giữa nhà máy Thuỷ Điện Hoà Bình với nhà máy điện Phả Lại – những nguồn phát chính hiện nay của hệ thống điện 1 nói riêng và hệ thống điện Việt Nam nói chung Trạm Hà Đông còn có các xuất tuyến quan trọng 110, 35, 22 kV cung cấp cho khu công nghiệp phía bắc của Thủ Đô *Sơ đồ trạm Hà Đông* ... của Công ty truyền tải điện 1 có trách nhiệm thay mặt Công ty, làm việc với A1 về công tác sửa chữa, thí nghiệm thiết bị đang thuộc hệ thống vận hành B0 có trách nhiệm điều hành đôn đốc các đơn vị trong công ty sửa chữa thiết bị, xử lí sự cố khi A1 yêu cầu nhằm nhanh chóng tách một thiết bị ra hoặc đưa một thiết bị vào vận hành cho hệ thống A0 là trung tâm điều độ quốc gia 2 CHƯƠNG III Giới thiệu về trạm. .. quản lí trạm Trạm biến áp 220/110kV Hà Đông gồm 40 người, phân bổ trong các tổ chức năng: tổ vận hành, tổ sửa chữa, tổ nghiệp vụ, tổ bảo vệ; tất cả các tổ này đều dưới sự chỉ đạo chung của trưởng trạm- ngoài ra cùng với trưởng trạm còn có phó trạm( kiêm kĩ thuật viên) cũng chịu trách nhiệm quản lí vận hành trạm khi trưởng trạm vắng mặt Mối quan hệ công tác giữa trực phụ, trực chính, trưởng kíp, trạm trưởng,... hành của trưởng kíp Trạm trưởng là người lãnh đạo cao nhất của trạm về hành chính và các công tác sự vụ, sửa chữa thay thế thiết bị trong trạm A1 là trung tâm điều độ hệ thống điện I, là người chỉ huy thao tác vận hành cao nhất đối với các thiết bị đang nằm trong hệ thống vận hành thuộc cấp điện áp 2 A1 quản lí(220kV, 110kV, 35kV) trong ca vận hành các trưởng kíp, trực chính các trạm có trách nhiệm... bằng trạm 220/110kv Hà Đông Bể cứu hoả Bể cứu hoả AT3 AT4 OPY 35kV Nhà điều khiển OPY 110kV T1 T3 OPY 220kV T4 T2 Nhà điều khiển OPY 110kV OPY 110kV Sơ đồ nối điện trạm Trạm có 02 lộ đường dây 220kV: - 274 đi 273 KTT sông nhuệ - 273 đi 274 Ba La Hà Đông Trạm có 08 lộ đường dây 110kV: - 02 đường dây đi Ba La - 02 đường dây đi trạm Nguyễn Trãi - 02 đường dây đi trạm Bùi Bằng Đoàn - 02 đường dây đi trạm. .. xuất, tại phòng điều khiển trung tâm có 2 người: 1 trực chính, 1 trực phụ Ngoài ra còn có trực bảo vệ Trạm Hà Đông có 2 phòng điều khiển trung tâm riêng rẽ: 1 trực chính ở phòng điều khiển 220kV sẽ kiêm luôn nhiệm vụ trưởng kíp quán xuyến chung công việc hai trạm Như vậy trưởng kíp là người chỉ huy cao nhất trong một ca vận hành Các thành viên khác có trách nhiệm tuân thủ mọi mệnh lệnh thao tác vận hành. ..Khi lắp đặt các thiết bị như cầu dao, công tắc, phải có nắp đậy Không được phun hoặc để rớt chất lỏng lên thiết bị điện như cầu dao, công tắc, môtơ, tủ phân phối điện Kiểm tra định kỳ độ an toàn của dây dẫn vào các thiết bị điện, độ cách điện của các thiết bị điện Không được treo móc đồ vật , quần áo lên dây dẫn điện hoặc thiết bị điện Không để dây dẫn điện chạy vắt qua kết cấu thép hoặc cạnh sắc... trạm Đinh Tiên Hoàng và KTT Sông nhuệ 2 Ngoài ra lộ 172 của trạm Hà Đông còn được khép vòng với 175 Ba La qua thạch thất * Sơ đồ phía 220kV: Là sơ đồ 1 hệ thống thanh góp có phân đoạn, có thanh góp vòng(thanh góp vòng C9 bình thường không có điện, được dùng để dự phòng khi sửa chữa máy cắt, dao cách ly) Sơ đồ kết dây nhất thứ: Phía 220kV trạm Hà Đông có 6 ngăn lộ máy cắt trong đó: - 2 ngăn lộ máy cắt tổng:... của phương thức lưới sơ đồ vận hành có thể thay đổi: - Các máy cắt có thể thay đổi đấu nối vào thanh cái C11 hoặc C12 - Có thể vận hành 1 thanh cái C11 hoặc C12 hoặc cả 2 thanh cái - Máy cắt vòng 100 có thể thay thế cho một trong các máy cắt khác trừ máy cắt 112, 177, 178 Sơ đồ nối điện tự dùng và sơ đồ nguồn cấp 1 chiều Sơ đồ nối điện tự dùng: Phần điện tự dùng chính của trạm được cấp từ máy biến... hành có thể thay đổi: - Có thể vận hành 1 thanh cái C21 hoặc C22 - Có thể vận hành cả 2 thanh cái C21, C22 với các trường hợp đóng và cắt máy cắt 212 - Máy cắt vòng 200 có thể thay thế cho một trong các máy cắt khác, trừ máy cắt 212 2 * Sơ đồ phía 110kV: Là sơ đồ 2 hệ thống thanh góp có thanh góp vòng(thanh góp vòng C9 bình thường không có điện, được dùng để dự phòng khi sửa chữa máy cắt, dao cách ly) . chân thành cảm ơn! 2 CHƯƠNG I CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HÀ ĐÔNG Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty CP môi trường đô thị Hà Đông được thành lập. của nhà nước, cũng như các bên có liên quan hoạt động của mình. Một số thông tin về công ty - Tên công ty: Công ty CP môi trường đô thị Hà Đông - Địa chỉ trụ sở: Số 121 Đường Tô Hiệu – Q .Hà Đông. viên chuyên nghiệp, đã từng làm việc trong các nhà máy và các công ty lớn trong ngành. Công ty Công ty CP môi trường đô thị Hà Đông là một công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan